Các đề so sánh tràng giang vội vàng năm 2024

Đối với một bài văn, phần mở bài và kết bài có vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, nay chị tổng hợp cho các em những mở bài hay cho các tác phẩm thơ mới học kì 2 lớp 11 dễ đạt điểm cao nhất.

1. Mở bài nâng cao "Vội vàng" Đến với Thơ mới là đến với thế giới cảm xúc muôn cung nghìn bậc, thế giới nghệ thuật muôn hình vạn trạng. Một Thế Lữ “rộng mở”, một Lưu Trọng Lư “mơ màng”, một Nguyễn Bính “quê mùa”, một Hàn Mặc Tử “kì dị”… Họ đều là những cái tên không thể bỏ quên khi nhắc về Thơ mới. Nhưng sẽ thật thiếu sót nếu không có sự góp mặt của Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Tên gọi đầy trân trọng ấy đã xác lập một chỗ đứng riêng cho Xuân Diệu trong làng thơ, để đến tận hôm nay người đời vẫn không thôi nhắc đến và ngưỡng mộ. “Hồn thơ Xuân Diệu là nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”. [Hoài Thanh]. “Vội vàng” là một thi phẩm gói trọn hết thảy những cung bậc cảm xúc ấy, cũng có thể gọi đó như một bài thơ “rất Xuân Diệu”.

ĐỌC THÊM CÁCH TRÍCH DẪN NHẬN ĐỊNH KHÉO LÉO VÀ MƯỢT MÀ HƠN

2. Mở bài nâng cao "Tràng giang" Những dòng sông hiền hòa, thơ mộng hay hùng vĩ, mênh mang, chắt chiu phù sa nuôi bến bờ xứ sở. Những dòng sông tắm mát, vỗ về, an ủi, nâng đỡ tâm hồn bằng cái bao dung mở lòng ngọt ngào của nước. Và rồi, sông nuôi nấng tâm hồn thi sĩ. Sông dạo những bản tình ca êm đềm, những khúc nhạc mạnh mẽ kiêu hùng. Biết ơn những dòng sông để từ đó Trương Hán Siêu viết “Bạch đằng giang phú”, để Văn Cao làm “Trường ca sông Lô”, để nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tha thiết “Chảy đi, sông ơi!” Và để một chiều thu đã xa, Huy Cận đạp xe đến bờ nam bến Chèm, ngắm nhìn dòng sông miên man nước chảy mà thấy “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” và rồi vẽ nên một bức tranh quấn quyện, hài hòa giữa phong vị cổ điển và hiện đại của “Tràng giang”.

3. Mở bài nâng cao "Đây thôn Vĩ Dạ" Lẽ tự bao giờ mà thơ ca luôn mang dáng dấp của những bóng hình, nỗi nhớ thương và nỗi niềm đớn đau khao khát của một cuộc đời? Phải chăng là vì tình yêu, về những kỉ niệm đẹp nơi xứ xở mộng mơ gắn liền với người thương thuở ấy? Và thơ ca Việt Nam đã có cả một bầu trời dành cho nỗi nhớ thương. Chàng thi sĩ họ Hàn - Hàn Mặc Tử đã đánh rơi những giọt nước mắt của mình lên thơ, hòa cùng một dòng chảy nghệ thuật đầy ắp nỗi nhớ thương của mối tình “câm” hòa quyện trong làn khói mờ ảo của thiên nhiên xứ Huế. Và chính khoảnh khắc đó “Đây thôn Vĩ Dạ” ra đời như một đứa con tinh thần bù đắp những tổn thương lòng và phần nào an ủi một tâm hồn buồn đau u uất. Bài thơ thể hiện một cách đặc sắc nỗi lòng chàng thi sĩ họ Hàn mang trong mình căn bệnh sắp rời khỏi cõi đời vẫn vấn vương khung cảnh về một miền xứ sở tuyệt đẹp nơi có người thương – Vĩ Dạ.

ĐỒNG HÀNH CÙNG CHỊ TRONG KHÓA HỌC VĂN VIP LỚP 11 ĐỂ KHÔNG LO LẮNG TRƯỚC CHƯƠNG TRÌNH MỜI NHÉ!

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage: Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Sóng Hồng từng viết: “Thơ là nhạc, là họa, là chạm khắc theo một cách riêng.” Nếu âm nhạc là “kiến trúc của âm thanh”, hội họa là “khúc biến tấu của màu sắc”, thì phải chăng, thi ca chính là “vũ khúc của ngôn từ’? Ở nơi đó, những con chữ hiện thực đã được kẻ cầm bút tinh chọn kỹ càng, hòa quyện cùng nhịp điệu hồn thơ, thêm chút thăng trầm trong tâm tưởng tạo nên những kiệt tác duy mỹ độc nhất. Chẳng thể tách biệt khỏi chốn ngự trị của cái đẹp nơi trần thế, Xuân Diệu - người hồ hởi trong phong trào Thơ mới, là “nhà thơ mới của những nhà thơ mới” đã bầu lên từng con chữ của mình những rung cảm tinh vi để đắm say với dạ khúc cuộc đời. Ông miên man trong hình hài tháng năm hữu hạn với lòng yêu đời tha thiết níu giữ lấy tuổi trẻ chóng tàn. Nhận thức rõ sự băng hoại của thời gian, thế là thi phẩm thời đại “Vội vàng” ra đời. “Vội vàng” là một minh chứng điển hình cho tình yêu mê đắm và nồng nhiệt của ông với cuộc đời, với cái đẹp thuần khiết của thiên nhiên và đất trời. “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước Cách mạng, rút trong tập “Thơ Thơ” [1938]. Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt, khi vui cũng như khi buồn “người thơ” đều nồng nàn, tha thiết. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống. [Trích thơ] Bức thông điệp mà Xuân Diệu gửi đến cho người đọc được triển khai qua từng phần của bài thơ, theo mạch cảm xúc trong tâm hồn thi sĩ. Ngay từ đầu chúng ta đã bắt gặp một thái độ sống rất ngông, rất lạ: “Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi”. Ý tưởng tắt nắng, buộc gió quả thật táo bạo, độc đáo mà chỉ Xuân Diệu mới nghĩ ra, xuất phát từ lòng yêu cuộc sống, thèm sống. Xuân Diệu muốn tắt, buộc nắng và gió cũng là để giữ lại cái đẹp, cái tươi thắm của sự vật, của màu, của hương. Xuân Diệu muốn thời gian là tĩnh tại mặc dù ông không nhìn đời với con mắt tĩnh. Cái vô lí đó chính là sự khao khát đến vô biên và tột cùng. Nhà thơ muốn níu giữ thời gian, cuộc sống ấy cho riêng mình. Mọi chuyện đều có nguyên do của nó! Xuân Diệu thiết tha với cuộc sống như thế bởi ông đã tìm ra một thiên đường trên mặt đất-trần thế. Với Thế Lữ “thi nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiên, một giấc mộng rất xưa. Xuân Diệu đốt cảnh Bồng Lai và xua ai nấy về hạ giới” [Thi nhân Việt Nam]. Cuộc sống xung quanh ta đẹp nhất, vậy thì dại gì mà không hưởng. Nhà thơ nhìn mùa xuân với tất cả sự say mê, cuồng nhiệt vồ vập: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây là cửa cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si.” Này đây... Này đây..ày đây... Tất cả như đang phơi bày ra trước mắt nhà thơ Bức tranh thiên nhiên đang độ viên mãn, tràn đầy, chứa chan xuân tình, vừa gần gũi thân quen lại vừa mượt mà đầy sức sống. Xuân Diệu như vồ vập, ngấu nghiến, thâu tóm tất cả. Nhà thơ như con ong hút mật lạc vào vườn hoa đầy hương sắc. Với ông cái gì cũng hấp dẫn mới lạ. Và bằng cặp mắt xanh non của cái tôi cá nhân Xuân Diệu còn phát hiện ra thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất vẫn là vì có con người. Con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Nhà thơ lấy con người làm thước đo của cái đẹp. Cuộc sống

đẹp nhất vào lúc xuân. Và con người chỉ tận hưởng được lúc đang còn trẻ. Song tuổi trẻ thì tàn phai theo thời gian, vì thế mà ông phải sống vội vàng, gấp gáp. “Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.” Nhà thơ tận hưởng cuộc sống một cách gấp gáp, vồ vập bởi một phút giây ra đi vĩnh viễn không trở lại. Mất mát sẽ đến nếu ta không chớp thời cơ. Có lẽ thế mà Xuân Diệu không chờ mùa hạ đến mới nhớ xuân mà ôm riết mùa xuân lúc tràn đầy, tươi non. Ham sống, khát sống, Xuân Diệu càng băn khoăn hơn trước cuộc đời, thời gian. Ông đã nhận ra quy luật tuyến tính của thời gian, chống lại quy luật tuần hoàn của các cụ ngày xưa. Mỗi phút giây qua đi sẽ không bao giờ trở lại, tuổi trẻ cũng chỉ đến một lần. Nhà thơ mở lòng ra để yêu đời, yêu cuộc sống nhưng không được đời bù đắp, vì thế mà ông băn khoăn buồn chán cho thân phận của mình. Cảnh vật thiên nhiên giờ đây cũng mang đầy tâm trạng buồn bã, băn khoăn, lo sợ..

Nếu cho 1 trong 2 đoạn thì nối [Nếu phần đầu tiên của bài thơ là ước muốn táo bạo cùng vẻ đẹp đô ̣c đáo của mùa xuân thì sang phần thơ thứ hai, nhà thơ giải thích lí do phải sống vô ̣i vàng và quan niệm về thời gian tuyến tính của mình.] Tại sao thi nhân lại vội vàng, tiếc nuối mùa xuân ngay xuân còn đang thắm, có lẽ vì ông có quan niệm mới mẻ về thời gian: “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.” Xuân Diệu là người rất nhạy cảm với bước đi của thời giam, về sự chảy trôi của thời gian qua đó ông đã thể hiện một cách cảm nhận về thời gian thật mới mẻ. Đó là quan niệm thời gian tuyến tính: thời gian là một dòng chảy xuôi chiều lặng lẽ, mỗi phút giây đi qua sẽ không bao giờ quay lại. Thời gian vũ trụ chỉ thống nhất với thời gian của đời người chứ không đồng nhất với thời gian của đời người. Ông nhận thức sâu sắc được sự đối lập giữa dòng thời gian vô thủy, vô trung của vũ trụ với quỹ thời gian ngắn ngủi, hữu hạn của đời người. Vì thế mà với Xuân Diệu, mỗi giọt thời gian đều quý giá đến vô cùng. Bằng cấu trúc lặp với những điệp từ, điệp cú pháp cùng những cặp từ tương phản đã diễn tả sự tiếc nuối của nhà thơ khi cảm nhận bước đi của thời gian – cũng là sự mất đi của thời gian trong từng khoảnh khắc. Ở đây mùa xuân không chỉ là một hoán dụ cho dòng thời gian mà còn ẩn dụ cho tuổi trẻ của con người. Nếu ví tác phẩm là một hộ chiếu của tâm hồn thì đó không chỉ là nơi tác giả gửi gắm tâm hồn mình mà còn là một cách tâm hồn tác giả giao hòa với tâm hồn của bạn đọc. Đó có nghĩa rằng một nhà văn phải mở bung cả nhãn quan và tâm nhãn của mình để thấu tường cuộc đời và thấu tường lòng người. Nếu Xuân Diệu là một con người có tấm lòng khép kín thì sẽ chẳng bao giờ có những thi phẩm như “Vội Vàng” bởi: “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép kín.” [Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên] Bởi một nhà văn chân chính là người chấp nhận xóa nhòa các ranh giới để giao cảm, để liên tưởng, để trải nghiệm và khảo nghiệm. Huy Cận đã từng nói rằng: “Một trạng thái tâm hồn hoàn toàn yên tĩnh thì không sáng tạo gì cả, hoàn toàn yên tĩnh là ở điểm chết, là vô vị.” Do đó mà đọc thơ Xuân Diệu, đặc biệt là “Vội vàng” ta luôn thấy những cảm xúc mới, quan niệm mới, con người mới. Nhà thơ Xuân Diệu lấy sinh mệnh cá thể của mình làm thước đo thời gian. Thậm chí thi sĩ lấy quãng thời gian ngắn nhất, giàu ý nghĩa nhất trong sinh mệnh của con người là tuổi trẻ để làm thước đo: “Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian...”

cơn gió lo âu, thì thầm, hờn giận vì nỗi phải bay đi, chim chóc đang rộn ràng bống bạt im tiếng hót và cuộc sống đang náo nức bỗng thản thốt, ngưng lặng. Xuân Diệu không phải là một nhà văn tôn giáo nhưng ông đã biến văn chương thành tôn giáo. Ở thánh đường của cuộc sống ông đã chiêu mộ, dụ dỗ và chinh phục những bạn đọc của mình. Ông biến họ thành những môn đồ của cái đẹp mà cụ thể hơn là cái đẹp của cuộc sống. Xuân Diệu đã thể hiện uy thế của một kẻ cầm bút có tài, có tâm khi vượt thoát ngoạn mục khỏi những tư tưởng cố hữu. Có lẽ bởi vì khác với những nhà thơ cùng thời, Xuân Diệu chẳng bao giờ hồi cố quá khứ mà luôn luôn bám trụ với hiện tại. Có lẽ bởi vì chiêm nghiệm và trải nghiệm cuộc đời quá nhiều nên ông nhận ra con người và cuộc đời không có dải phân cách nào cả, một kẻ cầm bút vững tay đã đứng lên trên nền của cuộc sống để vẽ hoa, đơm lá trên trang viết của mình để từ đó người ta thấy được một tài năng bất khả hủy diệt, một tâm hồn tuy cô đơn nhưng ngự trị trong đó là tín ngưỡng và cái đẹp. Từ đó, Xuân Diệu đã được định danh bằng những cái tên: “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” hay “ông hoàng thơ tình.” Trước sự ly biệt của núi sông, thi nhân cũng cất lên một tiếng thở dài đầy nuối tiếc: “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa... Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.” Điệp ngữ “chẳng bao giờ” khiến câu thơ trên như một lời than tiếc nuối tựa như tiếng nức nở, nghẹn ngào vì mùa xuân sẽ chẳng bao giờ quay lại nữa, vì sự chia phôi với thời gian, tuổi trẻ, những khoảnh khắc quý giá sẽ chẳng bao giờ quay trở lại, không thể lấy lại của cuộc đời. Xuân Diệu đã đưa ra một giải pháp đó là: “Mau đi thôi!” đó là một cấu trúc cầu khiến mang sắc thái giục giã, cuống quýt rất quen thuộc của Xuân Diệu, ông đã chỉ ra cách để tận hưởng cuộc sống một cách cao nhất. Đó là sống nhiệt tình, sống say nổi say mê, sống nhiệt tình tâm huyết với đời với người, gấp gáp với “mùa chưa ngả chiều hôm”. Tác phẩm “Vội vàng” không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn đặc sắc về nghệ thuật, Xuân Diệu đã làm mãn nhãn người đọc. Thể thơ tự do đan xen với những câu văn dài như chính tấm lòng yêu đời mãnh liệt của thi nhân. Điệp ngữ “xuân” kết hợp với việc sử dụng cặp từ trái nghĩa “tới – qua”, “non – già” đã thể hiện sự nuối tiếc của thi nhân về kiếp người ngắn ngủi, hữu hạn. Ngôn ngữ giàu sức gợi cảm và gợi tả đã góp phần làm nên thành công của đoạn thơ. Đọc “Vội vàng” ta sẽ thấy được một quan niệm nhân sinh rất tiến bộ về thời gian, về mùa xuân và tuổi trẻ của Xuân Diệu. Vì vậy, Xuân Diệu xứng đáng là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.” Để viết được những tác phẩm chân chính, bao giờ nhà văn cũng phải lặn vào đời rồi lại ngoi lên, tinh chiết những chất liệu từ đời sống hiện thực. Xuân Diệu cũng đã có những ngày dài ngồi bên bàn đọc sách, có những phút chìm trong thinh lặng để có thể thanh lọc những ý tưởng để viết lên những tác phẩm có sức hút. Có lẽ rằng, văn học hay bất cứ loại hình nghệ thuật nào cũng vậy, nó cần những người nghệ sĩ có cái tâm, cái tầm, cần những người biết xây dựng một con mắt riêng, một cảm quan riêng. Và khi những tác phẩm mang giá trị Chân – Thiện – Mỹ ấy xuất hiện trên văn đàn, lẽ chăng cũng cần những người đọc có dôi mắt biết thẩm định và một tầm tiếp nhận lớn? Bởi những tác phẩm chân chính kia sẽ phí hoài nếu bạn đọc không thấu hiểu được hết những dụng ý của nhà văn, do đó bạn đọc cần có ý thức nâng cao tầm đón nhận của bản thân để có thể thực sự đồng cảm, tri âm và đồng sáng tạo với những tác phẩm nhân văn ấy, để cuối cùng những sáng tạo độc đáo kia có thể vượt khỏi sự bang hoại của thời gian góp phần định danh tên tuổi của những nhà văn trên văn đàn hiện thời và mọi thời.

Có thể thấy, Xuân Diê ̣u có cách cảm nhâ ̣n về thời gian khác lạ như vâ ̣y là nhờ vào “sự ý thức sâu xa về sự sống của cá thể”. Quan niê ̣m mới mẻ ấy của Xuân Diê ̣u đã khiến cho ta phải trân trọng từng phút giây của cuô ̣c đời, tâ ̣n hưởng mô ̣t cuô ̣c sống trọn vẹn và đầy ý nghĩa. Quan đoạn thơ, ta đã thấy được niềm khát khao sống mãnh liê ̣t, cháy bỏng của thi nhân. Từ đó, chúng ta thêm trân trọng quan niê ̣m nhân sinh, tích cực, tiến bô ̣. Cũng như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nói: “Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới mẻ chưa thấy trong thơ ca truyền thống”.

“Đây thôn Vĩ Dạ”

Không triền miên sầu mộng như Lưu Trọng Lư, không ấp ủ nhiều giấc mộng chinh phu như Thế Lữ hay những hoài vọng xa xăm như Huy Thông, hồn thơ của Hàn Mặc Tử là một hồn thơ khao khát sống đến mãnh liệt và đau đớn tột cùng. Hàn đến với thi đàn bằng những bài thơ mang khuynh hướng siêu thoát vào thế giới siêu nhiên, tôn giáo, nhưng chính nó cũng là hình chiếu ngược của khát vọng sống, khát vọng giao cảm với đời của ông. Bởi lẽ cuộc đời của Hàn đã nổi giông bão quá nhiều, đến nỗi ông trải nghiệm đau thương dường như bằng cả tâm hồn lẫn thể xác, bằng cả điên lẫn tỉnh, bằng cả mơ lẫn thực. Thơ Hàn được phóng xuất ra từ nỗi đau, nỗi trăn trở và khát vọng sống dạt dào. Không như Xuân Diệu hồ hởi với cuộc sống vì ham sống với sự tận hưởng và tận hiến, Hàn lúc nào cũng chìm trong trạng thái lâm lụy bởi tiếng kêu gào thống thiết từ trong cốt tủy, rằng mỗi ngày Hàn sống là một ngày Hàn chết. Từ trong nỗi cô đơn và thống khổ như thế, Hàn đã viết, viết để tha thiết hơn, viết để biết rằng mình còn sống, và viết để mong muốn mình được sống. Qua “Đây thôn Vĩ Dạ”, ông đã thể hiện rõ mộng ước của mình, đó là khát vọng được quay về “đường xưa lối cũ”, được một lần sống với tình yêu của mình, và có lẽ là cả tình yêu của đời. [Trích thơ] Huế được xem như là quê hương thứ hai của Hàn Mặc Tử, ông yêu Huế như cách những người con sinh ra từ xứ sở thơ mộng này yêu nó. Với Hàn Mặc Tử, Huế là nhà, Vĩ Dạ là nhà. Hơn cả, ở chốn thôn quê này, có hình bóng người ông yêu - người ông tâm niệm được tái ngộ, với ông, Vĩ Dạ hay Huế đều dường như đã trở thành ẩn ức, trở thành một phần máu thịt mà ông mang nặng suốt cả cuộc đời. Có lẽ vì vậy mà “Đây thôn Vĩ Dạ” đã trở thành tuyệt bút thi ca trong sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử, trở thành nét chấm phá để hậu thế mãi không bao giờ quên có một người thi sĩ đã yêu chân thành và dang dở đến thế, đã rút hồn cốt của mình để yêu Vĩ Dạ và yêu cả người thương nhiều đến thế. Có lẽ để lại ấn tượng nhiều nhất cho bạn đọc sau khi gấp lại thi phẩm này là cái tôi mặc cảm nhưng cũng đầy hoài nghi và khao khát thể hiện qua khổ thơ thứ hai và thứ ba của “Đây thôn Vĩ Dạ”. “Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?” Hai câu thơ đầu của khổ thơ thứ hai đã nói tới một thực tại đầy phiêu tán. Nhịp thơ 4/3 đã miêu tả sự chia lìa, tan tác. “Gió” và “mây” bỗng bị đẩy về hai đầu của câu thơ, gợi lên sự xa cách vời vợi, mà theo chiều hướng, xu thế chuyển động thì càng lúc càng xa, khoảng cách giữa “gió” và “mây” dường như đã không còn cân đong đo đếm được. Từ cặp hình ảnh sóng đôi, “gió” và “mây” đã trở thành hai hình ảnh đơn lẻ, xa cách nhau. Mỗi vật một đường, mỗi người một ngả. Tưởng chừng ở gần nhau, ở cạnh

giấy. Dường như kẻ tử tù này đã chờ trăng từ rất lâu, và hắn có thể thức nhận được rằng mình không còn nhiều thời gian để chờ được nữa. Bởi vì bất kì lúc nào hắn cũng có thể sẽ phải rời đi, đứt lìa ra khỏi đời sống, ngay cả khi chưa kịp tận hưởng vẻ đẹp của trăng, sự thơ mộng của cuộc đời. Qua đó Hàn Mặc Tử muốn cho bạn đọc thấy được tâm thế sống của mình, đấy là phải sống chạy đua với thời gian, tranh thủ không đánh rơi một khắc quý giá nào trong quỹ thời gian của mình xuống những điều vô ích, bởi vì thời gian đang vơi đi từng chút một, và điều đó cũng có nghĩa là cái chết lại thêm gần kề. “Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?” Tiếp nối mạch thơ, khổ cuối thể hiện một nỗi niềm canh cánh của thi nhân trong cái mênh mông, bao la của đất trời. Đó là sự chờ đợi, mong mỏi khôn nguôi và một niềm khắc khoải tràn đầy của người nghệ sĩ. Câu thơ đầu của khổ cuối chính là bản lề khép lại cõi thực, để mở ra một cõi mộng xa xăm. Từ những vần điệu có ý thức cho đến những hình ảnh vô thức, nỗi nhớ của Hàn Mặc Tử dường như theo ông xuyên suốt từ cõi thực đến cõi ảo. Người ta nói rằng khi chúng ta chìm vào giấc ngủ và mơ thì những gì xảy ra trong giấc mơ là những gì chân thực nhất, là những ẩn ức giấu kín trong bản thể của mỗi con người. Vậy hình ảnh “khách đường xa” là ai? Đấy có thể là người Hàn Mặc Tử thầm thương trộm nhớ, khách đường xa ấy vậy mà lại chỉ có thể xuất hiện trong giấc mơ, không thể trở thành hiện thực. Người khách đó cứ xa dần, xa mãi rồi chói lòa trong tâm trí của tác giả. Rồi đến khi “Áo em trắng quá nhìn không ra”, thì Hàn Mặc Tử đã lần nữa cực tả sắc trắng của áo em đến tột độ, đó là gam màu trắng đến mức không thực, đến hư ảo, đến nao lòng và xa xôi vời vợi đến mức không thể nắm bắt hay với tới. Và hình như, giai nhân áo trắng với thi nhân có khoảng cách nên khiến thi nhân không khỏi nghĩ ngợi, suy tư: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?” “Ở đây” là cái cách biệt với bên ngoài, cách biệt với xã hội xung quanh. Đó chính là không gian ảo mộng trong mơ, là không gian đầy đau thương và tuyệt vọng của Hàn. Không gian này khiến ta càng thấy rõ hơn con người này đang ở giữa hai ranh giới sống và chết, và thế giới nào cũng lờ mờ đáng sợ. Câu thơ diễn tả rất đắt nỗi đau của một con người đang phải đối đầu với “sinh, lão, bệnh, tử”. Trong làn sương khói ấy, con người bị làm nhòa đi, có lẽ Hàn sợ rằng trong không gian ấy không chỉ con người đang bị làm mờ nhạt, mà tình người cũng thế cho nên tác giả không dám khẳng định tình mình với người thương xứ Huế mà chỉ dám dùng đại từ phiếm chỉ “ai”. Ta có thể thấy rằng, điệp từ “ai” đã xuyên suốt “Đây thôn Vĩ Dạ”, ở khổ nào cũng có sự xuất hiện của nó. Nếu khổ một là “vườn ai”, khổ hai là “thuyền ai” thì khổ ba là “Ai biết tình ai có đậm đà?”. “Ai” trong câu thơ cuối rốt cuộc là chỉ đối tượng nào? Nếu như xét từ mạch của bài thơ, ta có thể thấy rằng “ai” thứ nhất là Hàn Mặc Tử, “ai” thứ hai chính là Hoàng Cúc, câu thơ viết ra như muốn nói rằng “Em biết tình anh có đậm đà?”. Âm điệu của câu thơ ngân xa như một tiếng than, nỗi đau của Hàn dường như đang trải ra đến mênh mông vô cùng. Dường như Hàn đang lâm vào tình thế tuyệt vọng, nói đúng hơn là sự thất vọng. Bởi vì thi nhân dù có cố gắng đến mấy cũng không thể “khuấy” tình thành một mối, dù có một trái tim tràn đầy khao khát yêu thương nhưng đến cuối vẫn không có được tình yêu trọn vẹn. Có ai đó đã nói rằng “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời để lại cái đuôi chói lòa, rực rỡ của mình.” Có gì đó ở một kẻ sống dưới lưỡi hái của tử thần khiến ta

phải ngưỡng vọng. Phải yêu thôn Vĩ, yêu người thương lắm thì những nét bút viết ra mới có hồn như vậy, mới thành công tái hiện - dựng cảnh tuyệt vời đến như vậy. Cho đến cuối cùng, thôn Vĩ và Hoàng Cúc vẫn sống trong tiềm thức của Hàn Mặc Tử cho đến ngày ông lìa xa nhân thế. Tuy “Đây thôn Vĩ Dạ” có một màu thơ đượm buồn, nhưng qua đó bạn đọc không chỉ nhìn thấy sự phiêu tán, chia lìa mà còn thấy được những khao khát và hoài nghi của một đời kẻ sĩ. Đấy là ước vọng được sống mãnh liệt đến khôn cùng, đến chao đảo cả trời đất.

“Tràng Giang”

Cũng như các nhà thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp. Huy Cận chọn cho mình đề tài vũ trụ, về không gian bao la. Có điều vũ trụ không gian trong thơ ông thường đượm nỗi buồn, gây cảm giác bâng khuâng cho người đọc. Huy Cận làm thơ từ lúc 15 tuổi và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học lãng mạn Pháp và thơ Đường. Nhắc đến Huy Cận trước cách mạng, người ta nhớ tới tập thơ nổi tiếng: Lửa thiêng [1940], Vũ trụ ca [1942], sau cách mạng người ta nhắc đến ông với những tập thơ như Trời mỗi ngày lại sáng [1958], Đất nở hoa [1960]. Nói như Xuân Diệu: “Lửa thiêng là một bản ngậm ngùi dài” thì Tràng giang là tất cả tinh túy của tập thơ với những âm hưởng mới mẻ, không khí cổ kính, trầm mặc và một tình yêu quê hương tha thiết. “Tràng Giang” là một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận. Nhan đề bài thơ ‘Tràng giang’ đã mang không khí và âm hưởng của thơ ca cổ điển. "Tràng” có nghĩa là dài nhưng từ "tràng" còn là một từ cổ. Hai từ tràng giang đều mang âm “ang”, cùng gợi lên cảnh sông dài, nước rộng, không gian vô tận, vũ trụ mênh mông. Nói tới vũ trụ, tới sông nước chính là chạm đến một đề tài thường xuất hiện trong thơ cổ. Bài thơ được trích từ tập “Lửa thiêng”. Sáng tác năm 1939, khi Huy Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng, nhìn cảnh mênh mông sóng nước, lòng vời vợi buồn, cám cảnh cho kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định. Mang nỗi u buồn hoài như thế nên bài thơ vừa có nét đẹp cổ điển lại vừa đượm nét hiện đại, đem đến sự thích thú, yêu mến cho người đọc. [Trích thơ] Mới đọc, có khi nhầm Tràng giang là một bài thơ thuần tuý tả cảnh thiên nhiên. Nhưng nghiền ngẫm cho kỹ mới thấy điều tác giả muốn nói đến trong bài thơ này tuyệt nhiên không phải là cái hữu hình, nhất thời, mà là cái vô hình, cái vĩnh viễn. Đúng như Hoài Thanh đã khẳng định: Huy Cận có lẽ đã sống một cuộc đời rất bình thường, nhưng người luân luân lắng nghe mình sống để ghi lại cái nhịp nhàng lặng lẽ của thế giới bên trong. Cái thế giới bên trong, cái linh hồn của tạo vật trong bài Tràng giang là nỗi buồn xa vắng mênh mông. Dòng sông và con người, không gian bao la và tâm trạng cụ thể; đó là một tứ thơ cổ điển: “Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song.” Bài thơ có tựa đề Tràng Giang, câu thơ đầu tiên cũng nhắc lại tựa đề. Tràng Giang chứ không phải trường giang. Tràng giang góp phần tạo nên dư âm vang xa, trầm lắng của câu thơ mở đầu, tạo nên âm hưởng chung cho toàn bộ giọng điệu của cả bài thơ. Mặt khác. Tràng giang còn gợi nên được hình ảnh một con sông dài và rộng, vừa là tràng giang, vừa là đại giang. Phải chăng, đấy là sông Hồng, bền bỉ muôn đời, đã từng chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử? Và suy cho cùng sức mạnh của hai câu thơ trên không phải là nghệ

Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.” Vẫn trong mạch cảm xúc ở hai khổ đầu, nỗi buồn càng được khắc sầu qua hình ảnh những cánh bèo dạt lênh đênh. Bên cạnh những hình ảnh thuyền và nước cùng trôi về cõi vô biên, hình ảnh cành củi khô bập bềnh trên sông nước ở khổ một, đến khổ thơ này, ấn tượng về sự chia li lán, tan tác được láy lại một lần nữa, càng gợi thêm một nỗi buồn mênh mông. Toàn cảnh sông dài, trời rộng tuyệt nhiên không có bóng con người; không một chuyến đò, đồng thời cũng không có lấy một cây cầu - nhờ chúng có thể tạo nên sự gần gũi giữa con người với con người, mà chỉ có thiên nhiên [bờ xanh] nối tiếp với thiên nhiên [bãi vàng] xa vắng, hoang sơ. Như vậy, sự cô quạnh đã được thi sĩ đặc tả độc đáo bằng chính cái không tồn tại. Thực ra điều này còn có thể nhận thấy ở khổ bốn [Không khói hoàng hôn...] nhưng rõ nhất vẫn là ở khổ ba. Bởi vậy, có thể nói, thái độ phủ định thực tại của tác giả nằm ngay ở trong kết cấu của bài thơ. Khổ kết bài thơ mượn một số cách diễn đạt của thơ Đường mà vẫn giữ được nét riêng biệt của Thơ mới, và vẫn thể hiện nét độc đáo của hồn thơ Huy Cận: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa, Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.” Thiên nhiên buồn, nhưng cũng thật tráng lệ. Mùa thu, những đám mây trắng đùn lên trùng điệp ở phía chân trời, ánh dương phản chiếu trông lấp lánh như những núi bạc. Hình ảnh mây cao đùn núi bạc tạo ấn tượng về sự hùng vĩ của thiên nhiên. Trước cảnh sồng nước, mây trời bao la và hùng vĩ ấy, bỗng hiện lên một cánh chim nhỏ bé, nó chỉ cần nghiêng cánh là cả bóng chiều xa xuống. Hình ảnh cánh chim đơn lẻ, trong một buổi chiều tà cũng để gợi lên một nỗi buồn xa vắng. [Chim hôm thoi thót về rừng - Đoá trà mi đã ngậm trăng nửa vành. Truyện Kiều - Nguyền Du]. Nhưng điều đáng nói hơn ở đây chính là hiệu quả của nghệ thuật đối lập; đối lập giữa cánh chim bé nhỏ với vũ trụ bao la, hùng vĩ. Phải chăng, điều này đã làm cho cảnh thiên nhiên rộng hơn, thoáng hơn, hùng vĩ hơn và đặc biệt cũng buồn hơn? Như vậy, đi suốt bài thơ là nỗi buồn triền miên, vô tận. Nỗi buồn ở bài thơ này cũng như phần nhiều nỗi buồn của các nhà Thơ mới, trước hết, chính là nỗi buồn của cả thế hệ, của cả dân lộc, trong những năm ngột ngạt dưới thời thuộc Pháp. Vả chăng, có lẽ nỗi buồn nói trên còn xuất phát từ chính quan niệm mĩ học của các nhà thơ lãng mạn đương thời. Theo họ, cái đẹp thường đi sóng đôi với cái buồn. Bôđơle, người được Rembô mệnh danh là hoàng đế của các nhà thơ, đã từng có câu nổi tiếng: Em cứ đẹp, và em mãi buồn. Vả chăng, cái buồn của Huy Cận ở bài thơ này, trước sau vẫn là cái buồn trong sáng, góp phần làm phong phú thêm tâm hồn của bạn đọc; nó cũng như cái buồn đã làm nên sức hấp dẫn mê hồn của thơ ca dân gian Nga, như Biêlinxki đã nhận xét. Bài thơ có ý vị cổ điển, tạo nên được những vang hưởng kì lạ do tác giả đã chọn được thể thơ thích hợp [gần với thể cổ phong] vận dụng tự nhiên lối đối, sử dụng có hiệu quả, với tần số cao, hệ thống từ láy[ 10 lần trong 1 dòng thơ] và cách ngắt nhịp truyền thống... Chất cổ điển đặc biệt rõ ở cấu kết. Thôi Hiệu nhìn khói nhớ đến quê hương [Nhật mộ hương quan hà xứ thị? - Yên ba giang thượng sử nhân sầu - Hoàng Hạc lâu]. Tản Đà dịch: Quê hương khuất bóng hoàng hôn - Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai? Huy Cận không cần có khói sóng - không cần có cái gợi nhớ - mà lòng vẫn dờn dợn nhớ nhà. Rõ ràng nỗi nhớ của Huy Cận da diết hơn, thường trực hơn và cháy bỏng hơn; do đó, hiện đại hơn!. Cổ kính, trang nghiêm, Tràng giang còn là một bài thơ rất Việt Nam. Dòng sông

sóng gợn, con thuyền xuôi mái chèo, cành củi khô bồng bềnh, cánh bèo lênh đênh, chợ chiều của làng quê, cánh chim trong buổi chiều tà... thật gần gũi với người Việt Nam chúng ta.

Chủ Đề