Review ba ngày và một đời năm 2024

Hết năm rồi, nhìn lại mấy cuốn sách ít ỏi đọc năm nay, mình nghĩ Hẹn gặp lại trên kia là cuốn sách hay nhất mà mình đọc được của 2021 nên đăng bài review mình viết trên Goodreads.

Hẹn gặp lại trên kia là một cuốn tiểu thuyết du đãng kể về cuộc đời của ba con người bắt đầu từ xuất phát điểm: Ngày 2/11/1918. Khi ấy, chỉ còn cách chưa đầy 10 ngày là tới 11/11, ngày mà quân đội Đức ký thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tin tức chiến tranh sắp kết thúc cũng chạm tới tai những người lính – cả Đức lẫn Pháp, khiến cho tinh thần chiến đấu của họ cũng chạm đáy: Họ mơ về hòa bình. Nhưng hòa bình không phải là điều mà Pradelle – bấy giờ là một Trung úy – tìm kiếm. Gã hung hãn, gã thèm được đánh nhau, và gã thấy chiến tranh kết thúc bây giờ là sớm quá, gã cần đạt được một vị trí cao hơn. Vậy là gã bắn chết hai người lính Pháp, vờ rằng Đức là kẻ giết họ, dùng nó khơi dậy cơn phẫn nộ của những người lính Pháp và tự mình tạo ra một trận chiến cuối cùng. Là người phát hiện ra việc đó, Albert đã suýt bị Pradelle chôn sống. Péricourt, sau khi cố cứu Albert, bị một mảnh pháo lao tới cướp đi toàn bộ hàm dưới, trên mặt chỉ còn lại một lỗ hổng toang hoác. Ba người, ba tính cách, ba số phận, cùng bước ra từ một trận chiến, dù bản chất tốt hay xấu, đều trở thành những kẻ lừa đảo gây rúng động nước Pháp.

Hẹn gặp lại trên kia được Pierre Lemaitre viết một cách quá đỗi bình thản, dù rằng nội dung câu truyện thì hết sức nặng nề, đầy những sự vô đạo đức nhưng lại được kể lại như thể nó chẳng có gì. Đây không phải câu chuyện trả thù, đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, chẳng nhằm thỏa mãn ai: Sự thật thì vẫn nằm sâu trong những nấm mồ. Nó chỉ là câu chuyện về những mảnh đời vì chiến tranh đưa đẩy mà đi đến những kết cục khác nhau.

[Đoạn dưới có spoil.]

Đầu tiên, Pradelle, một tên khốn trơ trẽn không hơn. Từ “tên khốn” có lẽ chẳng đủ để miêu tả hắn: Một tên sát nhân tàn nhẫn, tham lam, trục lợi trên nỗi đau của người khác. Gã hội tụ đủ những gì là xấu xa nhất, và theo mình cạn nghĩ, đại diện cho chính quyền thời chiến. Gã tham quyền lợi, đạp lên những cái chết của kẻ khác, một tên chỉ huy mà biết chắc mình sẽ không chết. Những kẻ vô cảm mà tới sau chiến tranh vẫn chỉ tiếp tục kiếm chác trên những cái chết. Cái kết cho hắn quả là đẹp, nhưng cũng chỉ vì hắn quá trơ trẽn, quá tằn tiện, điều khiến cho không ai có thể bảo vệ hắn được cả.

Albert Maillard là một người sợ sệt mọi thứ, anh run sợ, khóc lóc, đái dầm. Anh là một người bị chấn thương tâm lý, không chỉ bởi bản tính bạc nhược của mình mà bởi có mấy ai trải qua một lần bị chôn sống mà không ám ảnh? Mình cực kỳ thích hình tượng con ngựa trong truyện. Nó kỳ dị, đương nhiên, nhưng nếu ta so một người suýt chết đuối cố bấu víu lấy hình ảnh cái phao đã từng cứu sống họ thì chẳng còn gì đáng ngạc nhiên nữa: Đó là biểu tượng của sự sống, của tia hi vọng nhỏ bé lẻ loi khi phải đối mặt với tử thần, dù rằng nó đáng ghê tởm biết mấy như mồi hôi thối trong miệng con ngựa chết ấy.

Péricourt Édouard đại diện cho những người lính bị tổn thương về thể chất, điều cũng dẫn tới tổn thương về tinh thần. Anh là kẻ mơ mộng, trong anh luôn tồn tại một sự yêu đời vô cùng cho tới khi lỗ hổng trên mặt khiến chính anh còn không chịu nổi mình nữa là kẻ khác. Nhưng anh vẫn luôn kiếm tìm một lẽ sống, một lý do để anh được cười khi nghĩ đến ngày mai. Đó là vẽ, là làm mặt nạ. Đó là lừa đảo. Đó là cho đi. Những chiếc mặt nạ được vẽ nên, che đi khuôn mặt rợn người của anh, để cả thế giới có thể bỏ qua sự xấu xí ấy mà vui cùng anh như Louise đã làm. Và trò lừa đảo, “để trả thù chiến tranh”, anh nghĩ vậy đấy, trả thù lên những con người tôn vinh chiến tranh, tôn vinh người chết. Không, chẳng có gì trong những thứ ấy đáng để tôn vinh cả. Chiến tranh đem lại những nỗi đau quá lớn, chúng sản sinh ra những kẻ như Pradelle, những kẻ nhân danh chiến tranh mà giết người, những kẻ trục lợi, những kẻ chỉ nhìn vào người chết mà coi thường người sống. Édouard là một hình tượng nặng tính nghệ thuật hơn bất cứ truyện chiến tranh và hậu chiến tranh nào mà mình từng đọc, trong mọi thứ, trong những bức vẽ đồi trụy vượt khuôn khổ từ năm 8 tuổi, trong những bức vẽ khắc họa sự sống của những người lính, trong một nỗi ham muốn được cho đi, rải đầy tiền cho những người mà anh biết ơn, và trong cả một cái chết mà ta thấy chẳng có gì ngoài sự tự do.

[Hết spoil.]

Không biết có phải vì hợp gu không nhưng trong top sách mình thích nhất thì có 2 cuốn của Pierre Lemaitre, một là Ba ngày và một đời, hai là cuốn này, nhiều người đọc thấy không thể theo tới hết cuốn sách, nhưng mình đọc mà thấm từng con chữ, và ngược lại, lại không hợp với văn trinh thám mà ông viết.

Tất nhiên là có. Ông Desmedt không hề hay biết Antoine, thằng nhóc hàng xóm mới 12 tuổi đã chứng kiến thảm kịch dã man ấy. Hơn nữa, Ulysse còn là người bạn thân duy nhất của nó [ông Desmedt càng không rảnh để nạp vào đầu chuyện này]. Thân đến nỗi, nó trịnh trọng làm cả cái thang máy [thực chất là cần cẩu tồi tàn] để Ulysse lên nhà nó [thực chất là cái tổ xấu mù trên cây] chơi mỗi ngày. Ông Desmedt cũng không hề hay biết, đến chết cũng không biết, phát súng gọn nhẹ xoẹt qua cuộc đời ông buổi chiều hôm ấy là lí do khiến con trai ông bị giết. Một thằng bé lên 5. Bị giết bởi thằng lên 12, chính là Antoine.

Sức mạnh gì có thể khiến một thằng bé rất ngoan hiền, không biết đến thói ghen tị, cần mẫn xây tổ trên cây để mỗi chiều cắp nách dăm ba cuốn sách leo lên vừa đọc vừa hóng mát, trong khi lũ bạn chơi PlayStation rất hăng, đủ can đảm vác một cây gậy phang vào thái dương của một thằng bé cũng rất ngoan ngoãn, lễ phép, lại còn luôn ngưỡng mộ và quấn quýt nó? Lemaitre cho chúng ta một câu trả lời. Thật sự thì, chúng ta luôn “đủ lí do để là kẻ ác” ở bất kể thời điểm nào ngay khi chẳng có lí do, động cơ cụ thể. Bên kia bờ Ác là gì? Câu trả lời không thể nào là bờ Thiện. Tiểu thuyết này là một minh chứng cho thấy, Thiện – Ác, Tội Ác – Trừng Phạt đã là những cặp phạm trù đánh giá lỗi thời. Không có tòa án lương tâm nào ở đây. Antoine cũng không phải trả giá cho tội ác của mình bằng mấy mươi năm dằn vặt bản thân vì đã gây ra tội ác. Điều duy nhất anh cần là sự an toàn, và ngắm nhìn mình sẽ trưởng thành thế nào sau những tội ác. Chính vì thế, bàn tay bé xíu mềm oặt của thằng bé Rémi chới với bám lấy một điểm tựa lúc bị hất xuống một hốc tối ở bìa rừng Saint-Eustache từng đeo đuổi anh một thời gian, về sau bị thay thế bởi tấm ảnh thằng bé 17 tuổi, được đẻ ra từ phần mềm tạo hình ảnh tương lai đã xâm hại nghiêm trọng bầu không khí an toàn ấy. Một câu hỏi khác được đặt ra: Với một đứa trẻ 12 tuổi, nó đủ khả năng hiểu gì về “tội ác”? Khi Antoine phang Rémi một phát, khi nó nhận ra Rémi không còn thở nữa, nó đã nghĩ gì? Nó chỉ biết Rémi KHÔNG CÒN sống. Và bắt đầu đủ mối lo. Lo sợ bà mẹ sẽ chết ngất, lo sợ những bạn tù to lớn hung dữ như trong mấy phim hay xem, lo sợ không đứa bạn nào thèm ghé thăm, và đặc biệt lo sợ ông Desmedt sẽ bắn pùm một phát vào bụng như với con chó Ulysse. Những mối lo sợ rất trẻ con ấy nảy ra tự nhiên trong đầu, như một thứ nhiên liệu tống Antoine phải nhanh, thật nhanh tìm chỗ quăng cái xác đấy rồi trở về cuộc sống bình thường. Nỗi thèm muốn được sống cuộc sống bình thường, như trước ngày nhúng tay vào tội ác đã khiến ba ngày quẩn quanh trong nỗi sợ của Antoine biến thành chu kì lặp lại rất đều đặn suốt đời cậu, giống hệt vòng xoay của kim đồng hồ. Và chúng ta sẽ nhanh chóng hiểu rằng chiếc đồng hồ Antoine bỏ quên ở hiện trường và nó đã ngỏm củ tỏi sau 16 năm, giây phút Antoine nhận lại nó cũng là lúc anh hiểu rằng, Chúa thật ra rất biết pha trò.

Cuốn tiểu thuyết được kết cấu theo ba phần: 1999, thời điểm Antoine giết Rémi; 2011, Antoine rời xa ngôi làng và theo học ngành y; 2015, Antoine lập gia đình và hiểu ra nguồn cơn mọi sự. Trở lại với chu kì ba ngày vừa nói. Ngày thứ nhất, Antoine chìm trong nỗi sợ vì mình vừa xóa đi sự hiện diện của Rémi trên cõi đời này. Ngày thứ hai, Antoine tham dự vào cuộc tìm kiếm Rémi cùng cả làng Beauval ấy, nhận thấy mình là kẻ đứng ngoài vụ án. Ngày thứ ba, hai cơn bão lớn ập xuống ngôi làng, không ai đủ hơi sức quan tâm đến thằng bé Rémi kia nữa, Antoine hiểu ra mình đã thắng. Cuộc tìm kiếm Rémi, cũng giống như mọi sự vụ các vị có thể thấy về các tai nạn thương tâm vẫn diễn ra. Nó sẽ tòi ra không biết bao nhiêu sự vụ bê bối về chính sách của thị trưởng, cả về cái gọi là tình làng nghĩa xóm xôn xao.

Lemaitre vẫn rất giỏi trong việc bày binh bố trận những mạng lưới quan hệ và các chi tiết gài cắm. Tôi đã đọc lướt các review của các bạn Pháp, chê cuốn này Lemaitre viết xuống tay. Cá nhân tôi vẫn thấy cái kết truyện này không sướng theo kiểu trinh thám thông thường. Ngược lại, nó hơi hướng kiểu “Hẹn gặp lại trên kia”. Nhưng thật, sao càng ngày tôi càng thấy, ở cuộc đời vốn chả gì nghiêm túc, cứ bẩy nhẩy bầy nhầy này, đừng nghĩ phải kịch tính nó lên thì mới thấy vui, có những chuyện ta sẽ không nghĩ đến, vớ vẩn phát quỳ mà vẫn cười ra nước mắt. Ví dụ tí nhé, anh Antoine hồi thơ ấu yêu ơi là yêu cô Émilie, đến mức xây cái tổ chim vời cô cùng bầu bạn. Mười hai năm sau gặp lại, vừa cười khẩy Émilie ơi là Émilie em đẹp mà sao em nhạt quá. Thế mà lưới trời khó tránh, ngồi đung đưa xích đu với nhau tị đã bị con ấy nó mê hoặc rồi nó vác bụng bầu đến ăn vạ. Nhưng chưa hết, anh cứng rắn từ chối cưới cô vì không tin đó là con mình, thì vừa lúc ông bố đòi thử DNA. Nghe thử DNA thì anh chết ngất, vì sao thì xin mời đọc truyện.

Tôi chấm cuốn này ba sao rưỡi bởi vẫn chưa hài lòng với cách Lemaitre giải quyết mớ nhân vật phụ, hệt như “Hẹn gặp lại trên kia”. Nhưng tôi vẫn hẹn gặp lại ông ở cuốn tiếp theo, vì rất yêu thích cách ông kể chuyện. Một lí do khác khiến tôi chấm ba sao rưỡi, tại sao Lemaitre không tri ân Kafka nhỉ, hai cuốn này rất giống cái truyện “Làng gần nhất”: có những liên đới gần ta đến mức có đi cả đời cũng không biết được. Ấy là, đùa tí thôi!

Chủ Đề