Một với một là ba review năm 2024

Địa chỉ trụ sở: Tòa nhà Viettel, Số 285, Đường Cách Mạng Tháng 8, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0309532909 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 06/01/2010.

Nhắc đến sáng tạo, người ta sẽ nghĩ ngay đến những công việc đặc thù như marketing, quảng cáo hay những người làm nghệ thuật. Thực ra, sáng tạo không có biên giới, và cũng không phải tính từ giới hạn trong một ngành nghề nhất định nào. Cuộc sống và công việc của tất cả mọi người sẽ thú vị hơn nếu họ đem sáng tạo vào đời sống.

Nhưng làm thế nào để sáng tạo, hay tôi bẩm sinh vốn không phải người sáng tạo. Đừng lo, bạn sẽ được truyền cảm hứng để tự tay thả “con diều sáng tạo” của bản thân bay cao, sau khi đọc cuốn Một với một là ba của tác giả Dave Trott. Cuốn sách sẽ truyền cho bạn cảm hứng sống mới, tư duy mới bằng cách thổi một làn gió sáng tạo qua từng con chữ.

Tác giả cuốn Một với một là ba là giám đốc sáng tạo Dave Trott – một trong những chuyên gia quảng cáo lỗi lạc nhất mọi thời đại. Trước khi đến với công việc này, ông đã làm một copywriter và viết sách. Dave Trott từng theo học chuyên ngành quảng cáo tại học viện Pratt, New York, Mỹ.

Ông chính là founder của 4 công ty quảng cáo Gold thành công nhất nước Anh. Các marketer Việt Nam hăn đã biết đến vị tác giả này bởi ông có khá nhiều tựa sách nổi tiếng trong lĩnh vực truyền thông cáo quảng, ví dụ như Ngấu nghiến nghiền ngẫm hay Sáng tạo thần sầu.

Review sách Một với một là ba

Sách hay nên đọc: Review sách: Để quảng cáo không phải là quảng cáo – cẩm nang làm nghề cho dân sáng tạo

Công ty phát hành CÔNG TY CỔ PHẦN WE CREATE Ngày xuất bản 2019-01-01 15:52:22 Kích thước 14 x 20.5cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 382

Nội dung sách Một với một là ba

Cuốn Một với một là ba thường được nhắc tới cùng với hai cuốn Sáng tạo thần sầu và Ngấu nghiến nghiền ngẫm, bởi chúng có cái bìa sách khá giống nhau. Tuy nhiên, nếu Ngấu nghiến nghiền ngẫm nói về cuộc sống nói chung từ góc nhìn của một người làm quảng cáo thì Một với một là ba lại nói về chuyện tư duy sáng tạo trong đời sống và công việc.

Theo tác giả thì sáng tạo không phải hứng lên là làm, không phải nhưng suy nghĩ không đầu không đuôi mà bản chất của sáng tạo là việc chúng ta “connect the dots”, kết nối những thứ đã có sẵn trong chúng ta thành những ý tưởng sáng tạo. Ai cũng có sẵn những “the dots” ấy trong người, và cách chúng ta connect chúng khác nhau sẽ tạo thành những ý tưởng sáng tạo khác nhau.

Nhiều năm trước, tôi có đọc cuốn sách của một giáo sư toán học Ấn Độ.

Ai cũng biết rằng chúng ta chỉ dùng được một phần nhỏ công năng của não bộ.

Bà đã viết rằng: thật ra không quá khó để kích hoạt hết tiềm năng của não.

Nhưng ta không thể làm điều đó theo cách thông thường.

Cách đúng là phải “quay ngược bí kíp”.

Bí mật chính là những điểm nối.

Thông thường, người ta chỉ cố nhồi cho thật nhiều về lượng.

Ta nhồi nhét những thứ mà ta thích thú.

Thành ra, nếu thích nghệ thuật, ta sẽ tự nhiên nhồi cho đầy một bồ nghệ thuật.

Nếu thích toán, ta sẽ cố nhét cho đầy những thứ tương tự thế.

Bà giáo sư cho rằng cách học này chỉ tăng lượng chứ không tăng chất.

Học thì nhiều, nhưng thêm chẳng bao nhiêu.

Bởi vì chúng ta chỉ là nạp thêm những gì mình đã biết.

Đầu toàn điều cũ sao nghĩ ra thứ mới?

Mà ta đều biết, thứ mới ra đời từ tổng hợp những gì ta có.

Thành ra, mấu chốt nằm ở những điểm nối tổng hợp này.

Càng nhiều điểm nối – ta xếp hình càng mới, càng tạo ra thêm ý tưởng tuyệt cú mèo.

Thế nên, bà giáo sư khẳng định, để xài thêm nhiều công năng não bộ, ta phải xác định ra mấy thứ mình không quan tâm.

Những thứ ta sẽ không tự nhiên tìm hiểu.

Như đã nói ngay phần đầu, cuốn sách Một với một là ba truyền cảm hứng để chúng ta tư duy sáng tạo, tư duy think outside the box. Đương nhiên rồi, chúng ta sẽ không được dạy dỗ phải làm thế nào để trở nên sáng tạo, sách Một với một là ba chỉ kể những câu chuyện để chúng ta tự rút ra ý nghĩa về sáng tạo của riêng mình.

Review sách Một với một là ba

Sách hay nên đọc: Review sách: Quảng cáo theo phong cách Ogilvy – tấm bản đồ trong hành trình sáng tạo cho dân làm quảng cáo

Nhiều người nghĩ rằng cuốn Một với một là ba dành riêng cho dân quảng cáo, cũng hợp lý thôi vì nó được viết bởi một chuyên gia quảng cáo tài ba cơ mà. Nhưng không, sách Một với một là ba có thể dành cho bất kì ai, vì sáng tạo sẽ giúp cuộc sống của tất cả mọi người thú vị hơn rất nhiều.

Cuốn Một với một là ba tổng hợp những câu chuyện ngắn trong cuộc sống để độc giả tự rút ra những bài học về sáng tạo. Đó là những câu chuyện thú vị xung quanh công việc và cuộc sống của chính tác giả Dave Trott, ví dụ như truyện Quả bom não ngắn, Nói sao cho thông, hay Đọc để không thấy bị cầm tù,…

Các chuyện trong cuốn Một với một là ba thực chất chẳng đi theo quy luật nào cả. Đó cũng không phải những bài học triết lý mà là những con chữ được phủ lên một màu rất thật, rất đời. Lúc đọc xong, bạn sẽ cười sảng khoái, thậm chí còn sung sướng vỗ đùi vì đã vỡ ra được những chân lý và tự hỏi “tại sao bây giờ mới vỡ nhỉ?”

Tôi xin kể ngắn gọn lại một câu chuyện tác giả đem ra minh họa trong sách, đó chính là “Đọc để không thấy bị cầm tù”

Tôi đã định kể lại ngắn gọn câu chuyện này nhưng bởi nó đã quá ngắn, và từng lời tác giả gửi gắm trong câu chuyện đều có ý nghĩa nên thay vì đó, tôi sẽ gửi đến bạn nguyên gốc câu chuyện này.

Tất cả tù nhân trên thế giới đều có chung một vấn đề, đó là luôn bị quá tải.

Tù mới nhập trại, tù cũ quay lại.

Suốt thời gian trong trại, họ cũng chỉ toàn giao du tội phạm thôi.

Thế giới của họ, môi trường của họ vỏn vẹn chỉ có thế.

Nhưng sao mà ta thay đổi tình trạng này được đây?

Làm sao mà ta có thể cải tạo họ khi không cho họ động lực nào để họ thay đổi?

Làm sao cho họ thấy thế giới ngoài kia đâu chỉ có tội lỗi?

Một thế giới đầy ấp những cơ hội.

Làm sao cho họ quan tâm đến điều đó?

Ta cần phải tìm cách động viên họ.

Tìm cách làm cho họ muốn tìm hiểu.

Ở Brazil, chính quyền đã thực sự làm như thế.

Họ tổ chức chương trình gọi là Đọc Để Hoàn Lương.

Cứ mỗi lần đọc xong 1 cuốn sách, tù nhân được xóa 4 ngày án.

Đơn giản thế thôi.

Danh mục sách được cho phép gồm: sách văn học, triết lý và khoa học.

Họ có một tháng đọc rồi viết bài thu hoạch về chứng minh rằng mình hiểu.

Bài thu hoạch phải “sử dụng cách viết dễ hiểu và không sai văn phạm.”

Họ có thể chọn đọc tới 12 cuốn sách 1 năm.

Có nghĩa là, họ có thể được giảm án đến 7 tuần.

Và cứ 7 năm án thì họ được xóa 1 năm.

14 năm thì được xóa 2 năm.

Vậy là một cái cớ thiết thực để đọc sách rồi, đó là được ra tù sớm.

Hơn thế, trong lúc đọc sách, tù nhân biết được là ngoài song sắt là cả một cuộc sống khác chờ đón.

Họ tập thói quen đọc sách để thu thập thêm kiến thức.

Họ biết rằng ngoài kia còn nhiều cơ hội khác.

Người điều hành dự án tặng sách cho tù nhân chính là luật sư Andre Kehdi ở São Paulo.

Ông cho biết: “Bằng cách này, tù nhân ra tù được khai sáng hơn, có cái nhìn về thế giới rộng lớn hơn.

Và chắc chắn khi trở ra, họ sẽ là người tốt hơn.”

Nhưng điều đó có thực sự hiệu quả không?

Nhà báo Erwin James của tờ Guardian cho rằng rất hiệu quả.

Ông từng bị kết án chung thân vì tội mưu sát, ở tù tại Anh.

Đọc sách giúp ông chuyển hóa thành người nhân văn hơn và ông được ân xá sau 20 năm lĩnh án chung thân.

Trên tờ Guardian, ông viết: “những cuốn sách tôi đọc trong tù không giúp tôi giảm án, nhưng chính những cuốn sách ấy đã giúp tôi trở thành bản thể mà tôi nên trở thành ngay từ đầu.”

Những cuốn sách ấn tượng với ông lúc khởi đầu, không ngạc nhiên lắm, chính là những cuốn sách viết về người tù: Prisoners Of Honour, Crime and Punishment, One Day in the Life Of Ivan Denisovich, Borstal Boy.

Đó là những cuốn sách đem lại một tia sáng mới trong tình cảnh tối tăm lúc ấy.

Đó là những cuốn sách giúp ông thấu hiểu hoàn cảnh và quan trọng hơn cả, hiểu rằng quay đầu là bờ rất quan trọng.

Những cuốn sách này hướng ông vào thế giới văn chương rộng mở hơn.

Erwin James giờ đây đã viết hai cuốn sách bán chạy cực kỳ và hoạt động trong các hội thiện nguyện, cũng như trở thành cây viết cho tờ Guardian.

Tất cả nhờ vào việc ông đã đọc sách trong tù.

Mục đích của việc cầm tù không phải chỉ là giam giữ người ta, không hiệu quả đâu.

Mục đích phải là thay đổi hành vi con người thì mới đúng.

[“Đọc để không bị cầm tù” – trích Một với một là ba]

Bạn thấy không, cốt của câu chuyện là trình bày về suy nghĩ mới mẻ của những người đứng đầu nhà tù trong nỗ lực giảm thiểu tình trạng quá tải. Nhưng sau khi đọc xong, tôi chắc chắn rằng, bạn cũng như tôi, đã cảm nhận được một điều gì đó vượt xa khỏi sự sáng tạo, đó còn là suy nghĩ về những vấn đề nhân văn trong cuộc sống của chúng ta nữa. Thực sự phải cảm ơn Dave Trott về những con chữ rất ý nghĩa này.

Sách hay nên đọc: Review sách: 100 ý tưởng PR tuyệt hay – khơi thông dòng sông sáng tạo cho các chuyên viên PR

Cách trình bày cuốn Một với một là ba

Quả là một cuốn sách viết về sáng tạo, ngay tựa sách cũng đã không tuân theo quy luật cố hữu nào. Chúng ta mặc nhiên 1+1 phải bằng 2, nhưng trong vũ trụ sáng tạo của Dave Trott thì 1+1 có thể bằng bất cứ thứ gì.

Những câu chuyện trong sách Một với một là ba cũng được trình bày ấn tượng bởi đó là những câu ngắn, hết câu là xuống dòng. Bạn sẽ bị ông trùm quảng cáo dẫn dắt trong thế giới sáng tạo của riêng ổng nhưng vẫn thấy vô cùng thú vị và vì thế cứ đi thôi.

Review sách Một với một là ba

Sách hay gợi ý: Review sách: PR từ chưa biết đến chuyên gia – chào mừng bạn tới thế giới quan hệ công chúng

Sách Một với một là ba còn có những hình minh họa cực kỳ thú vị. Nếu đã theo dõi fanpage Vương quốc Bảy Bủm, bạn sẽ thấy style minh họa này rất quen.

Thêm nữa, cuốn sách Một với một là ba còn có chèn mã QR, bạn có thể scan để xem những minh họa sáng tạo online mà tác giả dành tặng độc giả.

Lời kết

Đọc đến hết cuốn sách Một với một là ba, bạn sẽ thấy Dave Trott không chỉ dừng lại ở “think outside the box” mà bác ấy còn “break the box” luôn. Văn phong hài hước, có chỗ tưng tửng, đôi lúc lại sâu sắc, phải nói rằng Một với một là ba là cuốn sách mà không ai có thể bỏ qua. 5 stars recommendation!!

Chủ Đề