Các dạng toán tính giá trị biểu thức lớp 3

Tính giá trị biểu thức lớp 3 bằng những cách nhanh chóng, đơn giản có cả dạng toán cơ bản và nâng cao cho bạn hiểu. Hãy cùng theo dõi ngay nội dung dưới bài viết này để hiểu hơn về dạng toán này nhé !

Tham khảo bài viết khác:

   Tính giá trị biểu thức lớp 3 thông thường

– Để vận dụng tính giá trị biểu thức, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

+] Trong biểu thức chỉ chứa các phép tính cộng hoặc phép tính trừ hoặc chứa cả phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện tính giá trị của biểu thức theo thứ tự từ trái sang phải.

+] Trong biểu thức chỉ chứa các phép tính nhân hoặc phép tính chia hoặc chứa cả phép tính nhân, chia thì ta thực hiện tính giá trị của biểu thức theo thứ tự từ trái sang phải

+] Trong biểu thức chứa các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện nhân, chia trước, cộng , trừ sau.

   Tính giá trị biểu thức lớp 3 có dấu ngoặc

+] Trường hợp biểu thức có chứa dấu ngoặc đơn [] thì ta thực hiện các phép tính trong ngoặc đơn trước, các phép tính bên ngoài ngoặc đơn sau. [Thứ tự thực hiện phép tính như trên].

    Bài tập tính giá trị biểu thức lớp 3 cơ bản và nâng cao

Bài tập 1: Tính giá trị biểu thức sau

a] 128 × 2 + 367 × 3 – 895 + 476 × 4 – 2018 + 182

b] 195615 : 945 × 13 – 356 + 1024

– Hướng dẫn giải:

a] 128 × 2 + 367 × 3 – 895 + 476 × 4 – 2018 + 182

= 256 + 1101 – 895 + 1904 – 2018 + 182

= 1357 – 895 + 1904 – 2018 + 182

= 462 + 1904 – 2018 + 182

= 2366 – 2018 + 182

= 348 + 182

= 530

b] 195615 : 945 × 13 – 356 + 1024

= 207 × 13 – 356 + 1024

= 2691 – 356 +1024

= 2335 + 1024

= 3359

Bài tập 2: Tính giá trị biểu thức sau

a] 2020 – [18 × 87 – 1333: 31 – 1206 ]

b] 99927 : [10248:8 – 1272]

– Hướng dẫn giải:

a] 2020 – [18 × 87 – 1333: 31 – 1206 ]

= 2020 – [ 1566 – 43 – 1206]

= 2020 – [ 1523 – 1206]

= 2020 – 317

= 1703

b] 99927 : [10248:8 – 1272]

= 99927 : [ 1281 – 1272 ]

= 99927 : 9

= 11103

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, sau khi đọc xong bài viết này hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về lý thuyết và các dạng bài tập liên quan đến nhé !

06.04.2022

WElearn Wind

Tính giá trị biểu thức là dạng bài luôn luôn xuất hiện trong các đề thi. Vì vậy, học sinh cần ôn luyện thật kỹ dạng bài tậ này. Hôm nay, Trung tâm WElearn gia sư cũng chia sẻ cho bạn các bài tập tính giá trị biểu thức lớp 3 giúp các bé củng cố kiến thức cũng như học tốt các dạng bài tập tính giá trị biểu thức hơn.

>>>> Xem thêm: Gia sư Lớp 3

Biểu thức số học là các số được nối với nhau bởi các phép tính.

Giá trị của biểu thức: Là kết quả sau khi thực hiện các phép tính trong biểu thức.

Biểu thức chỉ chứa các phép tính cùng mức độ ưu tiên [cộng, trừ hoặc nhân, chia]: Thực hiện phép tính từ trái sang phải.

Cách tính GTBT

Biểu thức chứa các phép tính cộng, trừ, nhân, chia:

  • Đối với bài toán chỉ có nhân, chia, cộng, trừ: Thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau
  • Đối với bài toán có dấu ngoặc: Thực hiện trong ngoặc trước và theo thứ tự [] → [] → {}

Thứ tự ưu tiên phép tính cộng trừ hoặc nhân chia

 20 + 50 – 22 

= 70 – 22

= 48

Thứ tự ưu tiên phép tính chứa cộng trừ nhân chia

= 40 + 7

= 47

= 10 + 20 + 40

= 70

Thứ tự ưu tiên phép tính chứa dấu ngoặc

36 + 4 x [30 + [20 – 4]]

= 36 + 4 x [30 + 16]

= 36 + 4 x 46

= 36 + 184

= 220

Bài 1:

Tính các giá trị biểu thức sau:

  1. a] 20 – 5 + 10
  2. b] 60 + 20 – 5
  3. c] 25 + 30 – 7
  4. d] 49 : 7 x 5
  5. e] 56 : 7 x 4

Bài 2:

Tính giá trị của biểu thức sau:

  1. a] 25 – [20 -10]
  2. b] 80 – [30 + 25]
  3. c] 125 + [13 + 7]
  4. d] 416 – [25 – 11]

e][65 + 15] x 2

  1. f] 48 : [6 : 3]
  2. g] [74 – 14] : 2
  3. h]  81 : [3 x 3]

Đáp án Bài 1

  1. a] 25
  2. b] 75
  3. c] 48
  4. d] 35
  5. e] 32

Đáp án Bài 2

a] 25 – [20 – 10]
= 25 – 10

= 15

b] 80 – [30 + 25]
= 80 – 55

= 25

c] 125 + [13 + 7]
= 125 + 20

= 145

d] 416 – [25 – 11]
= 416 – 14

= 402

Bài tập tính GTBT

e] [65 + 15] x 2
= 80 x 2

= 160

f] 48 : [6 : 3]
= 48 : 2

= 24

g] [74 – 14] : 2
= 60 : 2

= 30

h] 81 : [3 x 3] 
= 81 : 9

= 9

Bài 1:

Tính nhanh giá trị của biểu thức

  1. a] 24 x 5 + 24 x 3 + 24 x 2
  2. b] 213 x 37 + 213 x 39 + 23 x 213 + 213
  3. c] 52 + 37 + 48 + 63

Bài 2:

Tính tổng giá trị của dãy số

  1. a] 7 + 7 + 7 + … + 7 – 777 [có 111 số 7]
  2. b] 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + … + 2015

Bài 3: 

Có 108 chiếc tất, được xếp đều vào trong 3 ngăn tủ. Hỏi mỗi ngăn tủ có bao nhiêu tất? 

Đáp án Bài 1:

a] 24 x 5 + 24 x 3 + 24 x 2
= 24 x [5 + 3 + 2]

= 24 x 10

= 240

b] 213 x 37 + 213 x 39 + 23 x 213 + 213
= 213 x [37 + 39 + 23 + 1]

= 213 x 100

= 21300

c] 52 + 37 + 48 + 63
= [52 + 48] + [37 + 63]

= 100 + 100

= 200

Đáp án Bài 2:

a] 7 + 7 + 7 + … + 7 – 777 [có 111 số 7]
= 7 x 111 – 777

= 777 – 777

= 0

b] Dãy số có số các số hạng là:
[2015 – 1] : 1 + 1 = 2015 [số hạng]

Giá trị của dãy số trên là:

[2015 + 1] x 2015 : 2 = 2031120

Đáp số: 2031120

Đáp án Bài 3

Bài giải: 

Mỗi ngăn tủ có số chiếc tất là: 

108 : 3 = 36 [chiếc]

Mỗi ngăn tủ có số đôi tất là: 

36 : 2 = 18 [đôi]

Đáp số: 18 đôi tất. 

Như vậy, bài viết đã Tổng Hợp Đề Toán Tính Giá Trị Biểu Thức Lớp 3. Hy vọng tất cả những đề tham khảo mà WElearn đã tổng hợp lại có thể giúp cacc1 bé luyện tập tốt hơn ở các dạng bài này.

Xem thêm các bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề