Tính giá trị gia tăng của mỗi công đoạn sản xuất

Giá trị gia tăng [tiếng Anh: Value Added] của một sản phẩm là phần chênh lệch giữa giá của sản phẩm và chi phí sản xuất ra nó. Tăng giá trị cho sản phẩm và dịch vụ là việc rất quan trọng vì nó tạo cho người tiêu dùng động lực để mua hàng.

Hình minh họa. Nguồn: connectorsupplier.com

Khái niệm

Giá trị gia tăng trong tiếng Anh là Value Added.

Giá trị gia tăng là thuật ngữ mô tả giá trị tăng thêm mà công ty cung cấp cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trước khi bán cho khách hàng. Nó có thể là một tính năng đặc biệt được một công ty hoặc nhà sản xuất bổ sung thêm để tăng giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Giá trị gia tăng của một sản phẩm được tính bằng chênh lệch giữa giá của sản phẩm hoặc dịch vụ và chi phí sản xuất ra nó.

Giá trị gia tăng có thể được áp dụng cho các trường hợp mà một công ty có một sản phẩm có rất ít hoặc gần như không có điểm khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, và gắn thêm vào nó một tính năng hoặc tiện ích bổ sung khi bán cho khách hàng, mang lại cho họ cảm nhận về giá trị cao hơn. 

Thêm tiện ích mới cho sản phẩm có thể chỉ bằng việc gắn tên thương hiệu vào một sản phẩm chung, hoặc tạo ra một tính năng hoàn toàn khác biệt mà chưa ai từng nghĩ ra trước đây.

Thêm giá trị cho sản phẩm và dịch vụ là điều rất quan trọng vì nó tạo cho người tiêu dùng động lực để mua hàng, làm tăng doanh thu của công ty.

Giá trị gia tăng trong nền kinh tế

Những đóng góp của một ngành công nghiệp cho Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] là giá trị gia tăng của một ngành, hay còn gọ là GDP theo ngành. Nếu tất cả các giai đoạn sản xuất diễn ra trong biên giới một quốc gia, tổng giá trị gia tăng ở tất cả các giai đoạn là những gì được tính trong GDP. 

Tổng giá trị gia tăng là giá thị trường của sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng và chỉ tính trong một khoảng thời gian xác định, đây là cơ sở được sử dụng để tính thuế giá trị gia tăng [VAT].

Các nhà kinh tế có thể xác định giá trị một ngành đã đóng góp vào GDP của một quốc gia  là bao nhiêu. Giá trị gia tăng của một ngành bằng chênh lệch giữa tổng doanh thu của một ngành và tổng chi phí đầu vào [lao động, nguyên vật liệu và dịch vụ mua từ các ngành nghề khác] trong một kì báo cáo.

Tổng doanh thu hoặc sản lượng của một ngành bao gồm doanh thu và thu nhập hoạt động khác, thuế hàng hóa và mức thay đổi hàng tồn kho. Sản phẩm đầu vào có thể được mua từ các công ty khác để sản xuất sản phẩm cuối cùng, bao gồm nguyên liệu thô, bán thành phẩm, năng lượng và dịch vụ.

Giá trị gia tăng trong Marketing

Các công ty xây dựng thương hiệu mạnh có thể gia tăng giá trị chỉ bằng việc thêm logo của hãng vào sản phẩm. Nike có thể bán giày với giá cao hơn nhiều so với một số đối thủ, mặc dù chi phí sản xuất của chúng có thể tương tự nhau, bởi thương hiệu Nike và logo của hãng xuất hiện trên đồng phục của các đội thể thao chuyên nghiệp và đại học hàng đầu, thể hiện sản phẩm của hãng được các vận động viên hàng đầu yêu thích.

Tương tự, những người mua xe hạng sang từ BMW và Mercedes-Benz sẵn sàng trả giá cao vì danh tiếng của thương hiệu và chương trình bảo dưỡng mà hai công ty này cung cấp.

[Theo investopedia]

Hằng Hà

Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm [Value Added - VA] trong thống kê là toàn bộ kết quả lao động hữu ích do lao động trong doanh nghiệp mới sáng tạo ra và giá trị khấu hao tài sản cố định trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.

Định nghĩa

Giá trị gia tăng trong tiếng Anh là Value Added, viết tắt là VA

Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm là toàn bộ kết quả lao động hữu ích do lao động trong doanh nghiệp mới sáng tạo ra và giá trị khấu hao tài sản cố định trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.

Bản chất

- Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm phản ánh bộ phận giá trị mới được tạo ra của các hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ lao động của doanh nghiệp làm ra, bao gồm phần giá trị cho mình [V], phần cho doanh nghiệp và xã hội [M] và phần giá trị hoàn vốn cố định [khấu hao tài sản cố định – C1]. 

- Có nghĩa là, về mặt giá trị:

VA = V + M + C1 

Ý nghĩa của chỉ tiêu giá trị gia tăng

Chỉ tiêu giá trị gia tăng - VA có ý nghĩa lớn ở tầm vi mô và vĩ mô.

- Ở tầm vi mô, giá trị gia tăng là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người lao động và là căn cứ để tính thuế giá trị gia tăng.

- Ở tầm vĩ mô, chỉ tiêu VA là cơ sở để tính các chỉ tiêu GDP, GNI.

Phương pháp tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm - VA

Để tính chỉ tiêu VA ở cấp độ doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng 2 phương pháp sau:

Cách 1: Phương pháp sản xuất

Giá trị gia tăng [VA] = Giá trị sản xuất [GO] – Chi phí trung gian [IC]

Cách 2: Phương pháp phân phối

Giá trị gia tăng [VA] = Thu nhập lần đầu của người lao động [V] + Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp [M] + Khấu hao tài sản cố định [C1]

Trong đó:

[1] Thu nhập lần đầu của người lao động, gồm có:

+ Tiền lương hoặc thu nhập theo ngày công của người lao động [gồm cả khoản người lao động nhận được theo lao động dưới hình thức bằng tiền hoặc bằng hiện vật]

+ Bảo hiểm xã hội trả thay lương cho người lao động

+ Các khoản thu nhập ngoài lương hoặc ngoài thu nhập theo ngày công của người lao động [ăn trưa, ca ba, chi lương trong ngày nghỉ việc, tiền thưởng cho phát minh, sáng kiến, tiền chi cho học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ...] mà doanh nghệp trả trực tiếp cho người lao động

+ Các khoản thu nhập có tính chất lương như: phụ cấp làm ngoài giờ, phụ cấp làm công việc nặng nhọc, độc hại, phụ cấp khu vực...

+ Tiền phụ cấp lưu trú, phụ cấp đi đường khi đi công tác

+ Tiền phụ cấp cho ăn tết, cho các ngày lễ mà doanh nghiệp trả cho người lao động dưới hình thức tiền thưởng

+ Tiền phong bao hội nghị

+ Tiền mà người sử dụng lao động trả thay cho người lao động gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí hỗ trợ hoạt động công đoàn...

[2] Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp, gồm có:

+ Thuế sản xuất và các loại thuế sản phẩm [trừ trợ cấp].

+ Các loại phí nộp cho chính phủ.

+ Lãi trả tiền vay [không kể chi phí dịch vụ ngân hàng vì đã tính vào IC]

+ Tiền lãi còn lại của doanh nghiệp.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân]

Minh Lan

- Để cải thiện thu nhập của một doanh nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm là việc cần thiết. Giá trị của sản phẩm càng cao, nguồn lợi nhuận của cơ sở sản xuất cảng lớn. Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm là một nhiệm vụ lâu dài, phải trải qua nhiều công đoạn, thay đổi từng bước và đánh giá lại những vấn đề còn tồn đọng, là kết quả tổng hợp của việc nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh. Cụ thể những cách để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm là gì, hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

Nâng cao tay nghề của nhân công

Nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm

Cách cơ bản nhất để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm là tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất và chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Thông qua đầu tư trang thiết bị máy móc, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, có thể đẩy mạnh dây chuyền sản xuất, tăng số lượng sản phẩm đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng, giảm thiểu những sản phẩm bị lỗi khiến hao tốn nguyên – nhiên vật liệu.

Quan tâm đến đào tạo nhân công cũng là một cách để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Càng nhiều nhân công thạo tay nghề, sản lượng càng tăng, chất lượng sản phẩm cũng sẽ tăng theo tay nghề.

Huấn luyện nhân viên làm việc nhóm, không chỉ làm tốt công việc của mình, còn có thể phối hợp với công việc của các phòng ban khác sẽ giúp tiến độ công việc đẩy nhanh, tiết kiệm công sức và thời gian làm việc.

Giảm giá thành của nguyên vật liệu

Đầu tư tìm kiếm cơ sở cung cấp nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng để thực hiện sản phẩm, với giá cả hợp lý, doanh nghiệp có thể ký hợp đồng lâu dài với nhau để hai bên cùng có lợi. Liên kết với các nhà máy nguyên vật liệu, những cơ sở cung cấp nhiên liệu tạo nên một khối liên kết doanh nghiệp chặt chẽ lâu dài giảm thời gian, công sức, tiền bạc tìm kiếm nguồn cung cho cơ sở, dễ dàng thương lượng hạ giá của nguyên vật liệu hoặc một số ưu tiên khác như phương tiện vận chuyển được tài trợ bởi bên cung cấp nguyên liệu.

Liên kết với các cơ sở cung cấp nguyên vật liệu

Nâng cao quy trình quản lý kinh doanh

Quản lý kinh doanh chia phòng ban rõ ràng, đúng chuyên môn. Thường xuyên tiếp nhận ý kiến cá nhân từ các nhân viên, ban phòng để hoàn thiện hơn các dự án. Mỗi khi thực hiện xong từng bước của một kế hoạch, cần họp lại phân tích các vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện. Có những ưu điểm nào cần tán dương và tiếp tục duy trì, còn những khuyết điểm nào cần phải thay đổi hay cải thiện, có những cách nào để khắc phục những kháng trở đã xảy ra trong quá khứ có thể xuất hiện lại ở những dự án trong tương lai.

Nâng cao quản lý kinh doanh

Thúc đẩy quảng bá sản phẩm

Sản phẩm muốn nâng cao giá trị gia tăng trước hết phải kích thích được cầu của người mua. Lượng cầu tăng, cung tăng, cơ sở kinh doanh càng thu lợi về. Khi nhu cầu mua cao nhưng cung không đủ cầu, giá cả thành phẩm có thể tăng. Vì vậy để nâng cao lượng cầu của người mua, quảng bá sản phẩm là nhiệm vụ cần thiết. Quảng bá sản phẩm phải sáng tạo, không gò ép bởi những lối mòn cũ mà phải linh hoạt theo xu hướng của thị trường, quảng bá trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, tại nhiều địa bàn từ những trung tâm thương mại, đến các chợ, cửa hàng bách hoá tuỳ theo tính chất của sản phẩm, trên tivi, báo, đài, các ứng dụng mua sắm trên điện thoại để mở rộng thị trường mua sắm.

Vừa rồi là 4 cách giúp nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm là một quá trình lâu dài và không ngừng nghỉ, đáp ứng với sự thay đổi liên tục của thị trường mới giúp cơ sở kinh doanh phát triển bền vững và dài lâu.

Video liên quan

Chủ Đề