Ca sĩ có phải là nghệ sĩ không là ai?

Có lẽ không có một ngành nào mà khái niệm nghệ sỹ lại được sử dụng, ban phát “khủng hoảng thừa” như trong lĩnh vực nhiếp ảnh

Có lẽ không có một ngành nào mà khái niệm nghệ sỹ lại được sử dụng, ban phát “khủng hoảng thừa” như trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Có phải cứ ai mang danh Hội viên Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam là nghệ sỹ? Có phải cứ ai có tác phẩm đoạt giải là nghệ sỹ? Và đã là nghệ sỹ thì mãi mãi là nghệ sỹ không? Những câu hỏi không thừa chút nào.

Ám ảnh giải thưởng

Bạn đang liên tục đoạt giải, rồi một ngày kia bạn không thể đoạt giải nữa và bạn mất thăng bằng, mất niềm tin về khả năng và chợt tự hỏi: mình có thực sự là nghệ sỹ không? Một nhà nhiếp ảnh khác lại liên tục đoạt giải, được nhắc tên liên tục, đến mức chuyện anh đoạt giải hóa là chuyện thường ngày. Nhưng ai nhớ tác phẩm của anh? Có gì khác biệt giữa ảnh anh và ảnh của những tay máy khác?Có câu nói rất hay của Hugh Macleod,  một họa sỹ biếm họa nổi tiếng người Pháp “Cái giá của việc làm cừu là nhàm chán. Cái giá của việc làm sói là cô đơn. Làm cừu hay làm sói, hãy cân nhắc kỹ đi”.Giải thưởng cũng vậy, nó tuyệt nhiên không phải là thước đo duy nhất khả năng sáng tạo của một nghệ sỹ.Mà nghệ sỹ đồng nghĩa với sáng tạo. Sáng tạo là cái tôi riêng, đậm đặc của mỗi cá nhân.Henry Bresson có phong cách chụp riêng không ai có thể bắt chước, nhất là ảnh báo chí với khoảnh khắc quyết định. Ansel Adam, nhà nhiếp ảnh chuyên chụp phong cảnh tài danh lại có khả năng thổi hồn vào những bức ảnh để rồi có bức trở thành kiệt tác mà sự mơ hồ của một cái gì đó khó nắm bắt cứ trở đi trở lại trong đầu người xem ảnh.Cái sáng tạo đó tuyệt nhiên không nằm ở hình thức mà nằm ở tinh thần, linh hồn của tác phẩm.Có rất nhiều bức ảnh na ná giống nhau hệt như cừu Dolly nhân bản, vá lưới, làm muối, ruộng bậc thang… đẹp thì có đẹp nhưng nhàm chán, làm hại thị giác vì chúng chả có một chữ ký nào cả. Nó là những bản sao [photocopy] nhòe nhoẹt của một ai đó khởi đầu đi trước.Có thái độ AQ rằng chính sự cầu kỳ trong dàn dựng, sự dụng công trong xử lý hậu kỳ với phần mềm photoshop sau này tạo nên giá trị tác phẩm. Không, chỉ có giá trị nhân văn mà tác giả phát hiện ngay trong quá trình chụp mới đem lại sức sống lâu bền cho tác phẩm.Chưa kể, một nghệ sỹ càng ngày càng giỏi thì càng ít phụ thuộc vào máy móc thiết bị.Bill Viola, một nghệ sỹ thị giác - video từng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật thuần khiết khi công cụ thiết bị trong tay vô cùng thô sơ - nhưng khi quá đầy đủ phương tiện thì tác phẩm vẫn hay, vẫn tốt nhưng lại mất đi chất tươi mát, hoang sơ thuở ban đầu.Không phủ nhận công cụ, phương tiện trong nhiếp ảnh, đến như lão tướng Quang Phùng còn tổng kết “nhất đồ nhì nghề”. Nhưng công cụ, phương tiện không thể và chưa bao giờ là nhân tố quyết định. Bạn đừng quá lao tâm khổ tứ về công nghệ, đừng bạc tóc về đồ nghề mà hãy tự hỏi: bạn đã có - như câu quen thuộc được dùng cho mọi lĩnh vực văn học nghệ thuật - giọng hát riêng chưa? 


 
Tiền và nghệ thuật

Những nghệ sỹ bao giờ cũng có hai loại tác phẩm. Để sáng tạo, để thỏa mãn đam mê. Để kiếm tiền mưu sinh.Nhiều nghệ sỹ nhiếp ảnh cũng vậy. Có studio riêng, có cửa hàng ảnh viện - áo cưới riêng hoặc có một công việc ổn định lâu dài chả liên quan gì đến nhiếp ảnh. Có nghệ sỹ từng than phiền với tôi rằng: giá như anh ta nhiều tiền chỉ tha hồ rong chơi, sáng tác ảnh. Nhưng chính có khi anh ta lại thất bại nếu chỉ rong chơi. Nhiếp ảnh gia Duy Anh [Tiền Giang] sống khỏe bằng nghề chụp đám cưới, biến cả nghĩa trang thành địa điểm lý tưởng để chụp đám cưới, mưu sinh xây nhà mua xe hơi bằng ảnh cưới. Nhưng anh vẫn dành thời gian chụp ảnh nghệ thuật và khá thành công.Tôi đã từng biết một số người đang yên lành, giàu không giàu nhưng dư dả, đùng một cái bỏ nghề nghe theo sức hút của nghệ thuật và thế là của nả cứ ra đi, và họ trở thành nghệ sỹ “nửa mùa”. Phải cân bằng nhu cầu kiếm sống với đam mê nghệ thuật. Và hai phần đó có thể tách rời nhau, hòa quyện nhau nhưng tuyệt nhiên không nên bỏ hẳn đi phần nào.Cũng như khi bạn theo nghệ thuật, thì đó phải là tiếng nói thầm thì thôi thúc bạn từ bên trong nội tâm chứ  không phải là sự thú vị bên ngoài,  sự kiêu hãnh được gọi là nghệ sỹ, và cảm giác tha hồ “chém” trong các bữa nhậu tưng bừng.Nghệ sỹ phải có tư tưởng, nhẹ nhất là ý tưởng. Bạn đã có chưa?


Nghệ sỹ lớn!

Ai lao vào nghệ thuật cũng muốn mình trở thành nghệ sỹ lớn. Có những tác phẩm “xuất thần” mang tầm thời đại, có những bức ảnh mà khiến bà con gần xa phải tâm phục khẩu phục.Nhưng sao đợi mãi cũng chả tới. Vì nghệ thuật như chơi trò cút bắt. Nó khác gì sự đỏng đảnh của tình yêu “Theo tình, tình lạnh. Phớt tình, tình theo”!Không có những ý tưởng lớn xuất thần nào tự dưng từ trên trời rơi xuống cả.Gen di truyền tốt, kỹ năng tâm lý tuyệt vời để thuyết phục nhân vật, khả năng làm chủ kỹ thuật chụp và xử lý hậu kỳ hoàn hảo và ý tưởng độc đáo… từng ấy vẫn là chưa chắc đã đủ để tạo nên một nghệ sỹ lớn với những tác phẩm lớn.Còn điều gì nữa? Sự kiên trì, bền bỉ, lao động miệt mài theo kiểu “phu ảnh” chăng? Cũng không biết nữa, sáng tạo có những mã số riêng của nó. Chỉ có điều nghệ sỹ lớn thì không biết rằng mình đã lớn và tác phẩm của anh ta  là kiệt tác.

Ảnh trong bài:  Một số tác phẩm xuất sắc thắng giải tại các cuộc thi Photo Review [Mỹ], PX3 [Pháp] và IPA [Mỹ] của các nhiếp ảnh gia thế giới

V.V

[Bài đăng trên Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số tháng 5/2015]

Thế nào là NGHỆ SĨ? Ở nước ngoài họ có định nghĩa về danh xưng này khác với Việt Nam không? Qua tìm hiểu, sự khác biệt đầu tiên là về khái niệm ngôn ngữ.

Trong tiếng Anh, đối tượng sáng tạo và hay thì gọi là nghệ sĩ [artitst]. Nó xuất phát từ chữ ART [nghệ thuật]. Riêng chữ "nghệ thuật" trong tiếng Việt thì không phái sinh thành "nhà nghệ thuật" được mà phải là nhà thơ, nhà văn, họa sĩ... còn tiếng trong tiếng Anh, mỗi "nhà" đều có từ để chỉ như tiếng Việt đồng thời thêm artitst nữa.

Khái niệm nghệ thuật ở nhiều quốc gia trên thế giới gồm có 5 lĩnh vực chính : tranh, tượng, kiến trúc, âm nhạc, thơ ca [giờ có thêm: phim, ảnh, video, gốm sứ, in...]. Và khái niệm nghệ sĩ trong tiếng Anh bao trùm lên toàn bộ các lĩnh vực kể trên. Trong tiếng Việt khái niệm này hẹp hơn, ví dụ kiến trúc sư thì ít khi được gọi là nghệ sĩ.

Để khép lại tuyến bài này, Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trò chuyện cùng Tiến sĩ - nhạc sĩ Phạm Việt Long với chủ đề xung quanh hai từ NGHỆ SĨ.

Thưa Tiến sĩ - Nhạc sĩ Phạm Việt Long, nhiều năm gần đây, danh xưng NGHỆ SĨ được sử dụng khá phổ biến để chỉ người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Theo ông, thế nào thì được gọi là NGHỆ SĨ?

- Theo nghĩa thông thường thì danh xưng NGHỆ SĨ là để chỉ những người hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật. Như vậy, cứ ai hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật thì người đó là nghệ sĩ.

Tuy vậy, cần hiểu nghĩa của từ ở phạm vi rộng và sâu hơn. Đã hoạt động chuyên nghiệp thì nghệ sĩ phải có tính chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp ở việc được đào tạo bài bản về ngành nghệ thuật mà nghệ sĩ hoạt động, phải có năng lực nghệ thuật hơn người bình thường và có đủ tư cách nghệ sĩ khiến cho hoạt động của họ có tác động tích cực đối với cuộc sống.

Là người hoạt động ở nhiều lĩnh vực: Sáng tác, nghiên cứu, giảng dạy... ông thấy quan niệm về danh xưng này có đang bị thay đổi?. Liệu có một sự "phổ cập" hay "viết lại khái niệm" của từ NGHỆ SĨ trong tương lai?.

- Tôi nghĩ, danh xưng này không thay đổi theo thời gian, nhưng nội hàm của nó sẽ thay đổi để phù hợp với thời đại. Ví dụ, việc đào tạo, xưa kia là truyền nghề giữa cá thể nghệ sĩ với cá thể môn đệ thì bây giờ đào tạo theo trường lớp cho cả một đội ngũ, với bằng cấp đàng hoàng. Hoặc, các tiêu chuẩn đạo đức xã hội thay đổi theo thời đại thì đạo đức của nghệ sĩ cũng có sự thay đổi.

Như vậy, không có việc viết lại khái niệm NGHỆ SĨ theo hướng ‘’phổ cập”. Nhưng, trên thực tế, danh xưng này cũng như nhiều danh xưng khác đã bị "tầm thường hóa", bị gán ghép tùy tiện cho các cá thể trong xã hội.

Người làm được vài bài thơ kiểu "con cóc" lập tức được gọi là NHÀ THƠ. Người viết được mấy ca khúc theo kiểu tự hát ra rồi nhờ người khác ký xướng âm hộ, qua biểu diễn của ca sĩ, được một số người thích, lập tức trở thành NHẠC SĨ. Rồi thì "ông hoàng", "bà chúa", "di-va"... trở thành "nhãn hàng" của nhiều NGHỆ SĨ, tuy họ không đạt các chuẩn như tôi nói ở phần đầu.

TS, Nhạc sĩ Phạm Việt Long

Rất nhiều ca sĩ trẻ chỉ sau một cuộc thi hoặc một vài bài hát, MV lập tức được mệnh danh là Nghệ Sĩ. Vậy theo ông, làm thế nào để đánh giá về "hàm lượng nghệ sĩ" trong một người hoạt động nghệ thuật?.

- Cùng với sự dân chủ hóa đời sống và xã hội hóa các lĩnh vực hoạt động, chuẩn đánh giá các đối tượng cũng phong phú hơn, đa dạng hơn, xuất hiện nhiều đỉnh cao hoặc đồng đỉnh cao, chứ không bó hẹp như trước.

Do vậy, những danh xưng nghệ sĩ tiêu biểu, giải thưởng bình chọn... xuất hiện và được một bộ phận xã hội thừa nhận là việc dễ hiểu. Thế nhưng, phải hiểu: Những danh hiệu ấy chỉ mang tính chất bộ phận, không phải là danh hiệu chính thống.

Để đảm bảo "hàm lượng", chất nghệ sĩ trong một người hoạt động nghệ thuật, người nghệ sĩ phải có năng khiếu, thực tài, phải được đào tạo bài bản, phải có phẩm chất tốt, có ý thức đem nghệ thuật đóng góp vào sự phát triển lành mạnh của đời sống tinh thần.

Ở thời đại hiện nay, liệu thước đo về nghệ thuật có thay đổi?. Chúng ta nên căn cứ vào đánh giá chuyên môn hay số lượng công chúng?.

- Chúng ta cần căn cứ vào cái không biến đổi để biến đổi. Tức là, những chuẩn mực cơ bản của nghệ sĩ như tôi đã nói ở trên là mực thước thì không thay đổi dù nội dung của nó có thể thay đổi theo thời gian.

Những điểm không thay đổi là chất lượng nghệ thuật [từng ngành chuyên môn có chuẩn cụ thể], đạo đức nghệ sĩ, còn cái có thể thay đổi là những biểu hiện cụ thể của những chuẩn mực ấy. Ví dụ, trong nghệ thuật ca hát, trước đây ta chỉ chú ý tới nghệ thuật bác học hoặc dân gian, thì nay chú ý tới cả nghệ thuật đường phố, nghệ thuật đại chúng. Hoặc trước đây nhạc vàng bị cấm, nay hồi sinh với tên gọi Bolero, và các nghệ sĩ theo đuổi dòng nhạc này có sân chơi, có danh hiệu và giải thưởng mới.

Còn đánh giá nghệ thuật, cần kết hợp cả hai cách đánh giá, đó là đánh giá chuyên môn và đánh giá theo số lượng công chúng. Không nên cứ thấy một người nào đấy, tác phẩm nào đấy có số lượng công chúng hâm mộ đông đảo thì vội cho đó là tuyệt đỉnh.

Cũng không nên khăng khăng ngộ nhận rằng tác phẩm đỉnh cao, nghệ sĩ đỉnh cao thì công chúng không hiểu nên ít hâm mộ. Cùng với việc giáo dục nghệ thuật trong nhà trường, ngoài xã hội, nâng cao năng lực thẩm mỹ của công chúng, thì dần dần chúng ta sẽ hợp lưu được hai dòng chảy là chất lượng nghệ thuật và sự hâm mộ của công chúng, khiến cho việc tôn vinh nghệ sĩ, tác phẩm đúng đắn hơn.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tiến sĩ - nhạc sĩ Phạm Việt Long từng công tác nhiều năm ở Bộ Văn hóa sau đó giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sách Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí điện tử Văn Hiến Việt Nam, tham gia thành lập và trong Ban lãnh đạo Nhà xuất bản Dân Trí. Ngoài lĩnh vực âm nhạc, ông còn xuất bản nhiều tác phẩm nghiên cứu, sáng tác văn học và giành nhiều giải thưởng cao quý. Năm 2016, nhạc sĩ vinh dự nhận giải thưởng loại A của Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao tặng cho cuốn sách chuyên luận âm nhạc "Hát mãi Trường Sa ơi".

Thành Nam [thực hiện]

Video liên quan

Chủ Đề