Ca sĩ bị ung thư vòm họng là ai?

Ngày 22/1, chia sẻ về tình trạng sức khỏe của mình với báo chí, nghệ sĩ Giang còi cho biết: "Toi rồi, ung thư hạ họng giai đoạn 3. Căn bệnh ung thư của tôi rất khó phát hiện, khi biết được thì cũng là lúc di căn rồi".

Sau khi làm sinh thiết tế bào, nam nghệ sĩ được xác định ung thư giai đoạn 3. Anh chia sẻ rằng: "Bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị cho tôi là truyền hóa chất vào thứ 4 hàng tuần. Tổng thiệt hại 60 triệu/lần, tháng 4 lần. Đợt 1 sẽ điều trị hóa chất 2 tháng".

Tuy nhiên, nghệ sĩ Giang còi cho biết anh quyết định không điều trị hóa chất mà sẽ lại lao vào công việc. Trước đó cách đây hơn 1 tuần, nghệ sĩ Giang còi bị mất tiếng khi đang quay chương trình Sức nước ngàn năm cho VTV. Anh được chẩn đoán nghi có khối u ở họng, anh nhập viện ung bướu để xét nghiệm.

Ung thư hạ họng là bệnh tiên lượng rất xấu, thời gian sống rất thấp

Ung thư hạ họng là ung thư xuất phát từ vùng hạ họng [thường gặp ở vùng xoang lê], khi ung thư lan rộng vào thanh quản được gọi là ung thư hạ họng- thanh quản. Đây là ung thư đứng hàng thứ 2 [sau ung thư vòm] trong các bệnh lý ung thư vùng tai mũi họng.

Ở Việt Nam, bệnh ung thư hạ họng hay gặp hơn ung thư thanh quản. Tuy nhiên, đây là bệnh tiên lượng rất xấu, thời gian sống rất thấp do các triệu chứng lâm sàng ban đầu thường âm thầm, khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của một số bệnh thông thường về họng. Phần lớn người bệnh đến khám đều ở giai đoạn muộn.

Những dấu hiệu của bệnh ung thư hạ họng

Khi mắc bệnh ung thư hạ họng, bệnh nhân có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Khó thở và khàn tiếng.
  • Khi nuốt thì xuất hiện các cơn đau, vướng và mức độ đau ngày một tăng dần.
  • Vùng xoang ứ đọng nước bọt và xuất hiện vết loét.
  • Xuất hiện hạch và hạch này ngày càng to dần lên, cứng và cố định tại một vị trí nhất định.
  • Ăn uống khó khăn, gây sụt cân nhanh chóng.

Một số bệnh nhân còn xuất hiện thêm nhiều dấu hiệu khác nữa, tuy nhiên không phổ biến.

Những ai có nguy cơ mắc ung thư hạ họng?

Ung thư hạ họng thường gặp ở nam giới [nguy cơ nam giới mắc căn bệnh này gấp 5 lần nữ giới], chủ yếu xảy ra trong độ tuổi 45-65 tuổi.

Ngoài ra, một số đối tượng sau đây cũng có nguy cơ cao hơn mắc loại ung thư này:

  • Người nghiện hút thuốc lá.
  • Người suy giảm hệ thống miễn dịch cơ thể.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là các bệnh ung thư.
  • Những người có di truyền ung thư.
  • Người thường xuyên tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường chứa nhiều chất độc, khí độc.

Làm sao để phòng ngừa ung thư hạ họng?

Cũng giống như bao loại ung thư khác, để phòng tránh mắc ung thư hạ họng thì việc quan trọng nhất đó là thay đổi thói quen sống khoa học. Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên thực hiện như sau để phòng bệnh:

  • Từ bỏ rượu bia và thuốc lá, vì đây là hai yếu tố nguy cơ chính gây ung thư hạ họng.
  • Chế độ dinh dưỡng cân đối, tránh suy dinh dưỡng và thiếu vitamin. Ăn uống lành mạnh [nhiều rau của quả, hạt ngũ cốc], đồng thời hạn chế thịt đỏ, thức ăn đã qua chế biến.
  • Phòng tránh nhiễm virus HPV bằng vắc xin, quan hệ tình dục an toàn.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, điều trị các bệnh lý vùng mũi họng triệt để nếu có.
  • Bảo hộ lao động đầy đủ, đúng quy định trong môi trường hóa chất độc hại.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản nếu có.
  • Khi xuất hiện các triệu chứng như khàn tiếng, khó thở, khó nuốt thì cần phải đi khám chuyên khoa tai mũi họng để phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh.

Sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Phòng khám đa khoa Dr.Binh Tele_Clinic luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng GÓI KHÁM VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ SỚM VÒM HỌNG giúp thực hiện các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán hình ảnh nhằm phát hiện khối u sớm.

Phòng khám đa khoa Dr.Binh Tele_Clinic triển khai rất nhiều gói sàng lọc ung thư sớm. Để đăng ký khám và điều trị tại Dr.Binh Tele_Clinic, Quý Khách có thể liên hệ hotline 1900 9204, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Sau 9 năm đau đớn chống chọi với căn bệnh ung thư, ngày 5/5, nữ ca sĩ Lý Minh Úy đã qua đời ở tuổi 31. Vào năm 2012, nữ ca sĩ Hồng Kông này đã được phát hiện mắc phải bệnh ung thư biểu mô vòm họng. Theo chia sẻ, tình trạng của nữ ca sĩ Lý Minh Úy chuyển biến xấu từ đầu năm 2021. Sau một thời gian điều trị dài, cô đã phải dùng đến xe lăn để di chuyển khi xương khớp bị ảnh hưởng. Vào ngày 20/4, nữ nghệ sĩ nhập viện trong tình trạng hôn mê, thở máy.

Khối u có đường kính 4 cm ở vòm họng, cô đã từng trải qua 4 lần xạ trị, 30 lần điều trị hóa chất nhưng tình trạng bệnh vẫn tăng nặng. Căn bệnh đã dần di vào các bộ phận khác của cơ thể, khiến gương mặt của cô bị biến dạng. Ngoài những cơn đau, nữ ca sĩ còn bị hiện tượng chảy nước bọt không kiểm soát.

Nữ ca sĩ Lý Minh Úy vừa qua đời vì căn bệnh ung thư sau 9 năm

Căn bệnh nữ ca sĩ vừa qua đời ở tuổi 31 này đứng hàng đầu trong các ung thư vùng đầu cổ. Theo Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu [BV Bạch Mai], ung thư biểu mô vòm họng là ung thư xảy ra ở vòm mũi họng. Đây là bệnh hay gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, với những người ở độ tuổi từ 30 – 60 tuổi. Tuy nhiên, ung thư biểu mô vòm họng vẫn hay gặp phải ở trẻ em và những người lớn già hơn.

Ung thư biểu mô vòm họng có thể gây nên những dấu hiệu, triệu chứng giống nhiều bệnh nên đa phần người bệnh không biết sớm. Bệnh thường chẩn đoán khi người bệnh đã mắc ở giai đoạn nặng [giai đoạn 3, 4] khiến việc điều trị khó khăn hơn.

Theo GS.TS Mai Trọng Khoa – Nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu [BV Bạch Mai], ở giai đoạn sớm, người bệnh thường có biểu hiện như: nhức đầu, ù tai, thường là ù tai một bên và như có tiếng ve kêu; Ngạt mũi một bên lúc nặng lúc nhẹ, đôi khi xì ra máu mũi; hạch ở cổ... Đến khi bệnh ở giai đoạn muộn, khối u tăng dần kích thước sẽ khiến cho người bệnh bị nhức đầu liên tục, ù tai nặng dẫn tới giảm thính lực, có thể điếc; ngạt mũi liên tục kèm chảy máu mũi không đáp ứng với điều trị thông thường.

Khi bệnh đã ở giai đoạn 4 thường di căn đến não, dây thần kinh, các bộ phận khác của cơ thể như xương, gan, phổi… khi ung thư đã lan ra ngoài các hạch bạch huyết.

Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân dẫn tới ung thư biểu mô vòm họng chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố nguy cơ cao là người nhiễm virus Epsstein - Barr [EBV]. Loại virus này thường gây ra các triệu chứng giống như triệu chứng của cảm lạnh. Ung thư biểu mô vòm họng có mối liên hệ khi ăn các thức ăn ướp muối. Ở Trung Quốc đã có thống kê về việc ung thư biểu mô vòm họng có liên quan với tiêu thụ nhiều cá muối. Ngoài ra, gia đình có người từng mắc bệnh này như bố mẹ, anh chị em mắc… và ăn các loại thịt bảo quản chứa có hàm lượng nitrat cao cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Hiện nay, xạ trị là phương pháp cơ bản, hóa chất và một số phương pháp khác có vai trò bổ trợ trong điều trị ung thư vòm họng nói chung. Việc điều trị ung thư biểu mô vòm họng cũng như tiên lượng sống giống nhiều loại ung thư khác phụ thuộc rất nhiều vào việc phát hiện sớm hay muộn, tuýp mô bệnh học và thể trạng chung của người bệnh. Do đó khi cơ thể có bất kì dấu hiệu bất thường nào, người bệnh nên đi khám.

Tốt nhất, mọi người cần thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư sớm. Trong đời sống hàng ngày, mọi người cần giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách giảm yếu tố nguy cơ cao như trên. Mọi người cần có chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế các loại thức ăn ướp muối, thực phẩm lên men, tăng cường ăn rau xanh cùng các loại trái cây…

Phương Thuận

Video liên quan

Chủ Đề