Bộ trưởng bộ xây dựng là ai

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị

[Thanhuytphcm.vn] - Ngày 8/4, ngay sau khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ [VPCP] Trần Văn Sơn, tập thể lãnh đạo VPCP, lãnh đạo các Vụ, cục, đơn vị và các cán bộ, công chức, viên chức người lao động VPCP đã chúc mừng đồng chí Trần Văn Sơn nhận nhiệm vụ mới.

Trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ cơ quan VPCP, đồng chí Trần Văn Sơn bày tỏ, đây vừa là vinh dự, đồng thời là trách nhiệm lớn với đồng chí, vì vậy đồng chí sẽ nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa để cùng tập thể VPCP tiếp nối truyền thống tốt đẹp của VPCP, thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu tổng hợp, phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đồng chí Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn

Cùng ngày, tập thể VPCP đã chúc mừng đồng chí nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nhiệm kỳ 2016-2021. Trong thời gian qua, tập thể VPCP đã chung tay cùng cải cách, làm tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan VPCP, đóng góp vào thành công của nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2021 và được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của VPCP.

Các đồng chí lãnh đạo chúc mừng các tân thành viên Chính phủ sáng 8/4

Với việc Quốc hội kiện toàn bộ máy lãnh đạo Chính phủ, bộ máy lãnh đạo Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 hiện có 28 người, gồm: Thủ tướng Phạm Minh Chính; 5 Phó Thủ tướng là Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình và các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Lê Minh Khái và Lê Văn Thành, cùng 22 Bộ trưởng, trưởng ngành.

Trong đó, cùng với 12 Bộ trưởng, trưởng ngành mới được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm, có 10 Bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục tại vị là: Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

Phân tích về độ tuổi của bộ máy lãnh đạo Chính phủ cho thấy, chiếm đa số là những người sinh từ năm 1960 đến năm 1968. Có 4 người sinh trước năm 1960 và 2 người sinh sau năm 1970. Người lớn tuổi nhất trong các thành viên Chính phủ hiện nay là Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình [66 tuổi], trẻ tuổi nhất là Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị [45 tuổi]. Đồng chí Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - là người dân tộc thiểu số [dân tộc Mông] duy nhất.

Chỉ có 2/28 vị là nữ là Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

Trung Kiên

Tin liên quan

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Nguyễn Thanh Nghị trở lại làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký các quyết định điều động, bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Theo đó, tại Quyết định số 1518/QĐ-TTg, Thủ tướng điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Kiên Giang giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

VN khai mạc Hội nghị Trung ương 13, bàn công tác nhân sự

Ông Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976, quê tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, trình độ tiến sĩ khoa học kỹ thuật xây dựng, cao cấp lý luận chính trị.

Hiện, ông Nguyễn Thanh Nghị là ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Tháng 10/2015, ông Nguyễn Thanh Nghị được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020. Ông cũng từng là Bí thư tỉnh ủy trẻ nhất nước tại thời điểm được bầu.

Trước khi được luân chuyển về làm phó bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang từ tháng 3/2014, ông Nghị cũng từng giữ chức các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Xây dựng khi mới 35 tuổi và phó hiệu trưởng Trường đại học Kiến trúc TP HCM.

Ở Quyết định số 1519/QĐ-TTg, ông Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Điện Biên được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Ông Trần Văn Sơn sinh năm 1961, quê ở tỉnh Nam Định, là kỹ sư kinh tế xây dựng.

Trước khi được luân chuyển về làm Phó bí thư Tỉnh ủy Điện Biên vào tháng 3/2014 và làm Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên khóa XIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, ông Sơn cũng từng là Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Các nguồn tin từ Hà Nội cho BBC biết việc điều động ông ra Bộ Xây dựng là chỉ dấu cho thấy ông Nghị có thể sẽ là Bộ trưởng Xây dựng trong tương lai gần.

Ông Nguyễn Thanh Nghị là con trai cả của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Trịnh Đình Dũng là Bí thư Vĩnh Phúc từ 2005 tới 2010. Tháng 5/2010, ông làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho tới tháng 8/2011 thì thành Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Ông Phạm Hồng Hà làm Bí thư Nam Định 2010 tới 2015. Tháng 2/2015 ông làm Thứ trưởng Xây dựng, và lên Bộ trưởng Xây dựng tháng 4/2016.

Ông Nguyễn Chí Dũng làm Bí thư Ninh Thuận từ 2010 tới 2014. Tháng Giêng 2014, ông quay lại làm Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, rồi lên Bộ trưởng tháng Tư 2016.

Ông Nguyễn Ngọc Thiện làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế từ 2010 tới 2015. Ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa từ tháng 9/2015, và tới tháng 4/2016 thì lên Bộ trưởng.

Các diễn biến nhân sự cấp cao đang diễn ra trong các tuần vừa qua, với việc nhiều tỉnh thành Việt Nam đã có bí thư mới được bầu.

Đáng chú ý là không ít lãnh đạo sinh vào thập niên 1970, đánh dấu bước đầu trưởng thành của một lớp lãnh đạo trẻ tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976.

Và hiện nay còn có Bí thư tỉnh ủy sinh năm 1976 là Bí thư tỉnh Hà Giang, Phú Yên và Nghệ An.

Đương kim Bí thư Quảng Bình sinh năm 1975.

Vào tháng 8/2020, ông Nguyễn Thanh Nghị cùng hai cựu chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và 12 người nguyên là phó chủ tịch, thành viên UBND tỉnh giai đoạn 2011-2017 bị kiểm điểm vì liên quan sai phạm đất đai giai đoạn 2011-2017.

Theo đó, cuối tháng 4/2020, Thanh tra Chính phủ kết luận về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2011-2017.

Ông Nguyễn Thanh Nghị nói về nước mắm

Đại hội Đảng 13 và ‘Cuộc đua Tam Mã’ vào ghế tổng bí thư

Theo Thanh tra Chính phủ, trong giai đoạn 2011-2014, toàn bộ 145 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Kiên Giang không lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết do quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chậm được phê duyệt.

Zing.news đưa tin, tỉnh còn chậm triển khai thực hiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng phân khu chức năng trong Khu kinh tế Phú Quốc, dẫn đến Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc giao đất, cho thuê đất đối với một số tổ chức để thực hiện dự án đầu tư chưa phù hợp hoặc vượt diện tích so với chỉ tiêu sử dụng đất đã được Thủ tướng phê duyệt.

Cụ thể, UBND tỉnh Kiên Giang ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung cho Công ty TNHH Ngôi Sao chưa đúng quy định, dẫn đến phải truy thu về cho ngân sách Nhà nước số tiền hơn 62 tỷ đồng.

Sở Tài chính tỉnh cũng xác định sai giá đất với Công ty Cổ phần Sài Gòn Sovico Phú Quốc - chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái đảo Phú Quốc - và phải truy thu về cho ngân sách Nhà nước gần 18 tỷ đồng.

Đặc biệt, từ năm 2016 đến tháng 8/2018, UBND huyện Phú Quốc và các xã, thị trấn đã buông lỏng quản lý về đất đai nên nhiều tổ chức, cá nhân xây dựng hạ tầng trái phép trên đất nông nghiệp nhằm mục đích phân lô để bán nền.

Từ ngày 1/1/2016 đến 9/6/2017, Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang cho phép tách 17.808 thửa đất nông nghiệp tại Phú Quốc với diện tích nhỏ [dưới 500 m2] không vì mục đích sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn không có quy định về tách thửa đất nông nhiệp. Vi phạm này đã dẫn đến tình trạng chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Phú Quốc diễn ra rất phức tạp.

Video liên quan

Chủ Đề