Vì sao văn bản Mây và sóng vẫn được coi là văn bản thơ

Với soạn bài Mây và sóng Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 6.

* Trước khi đọc

Câu hỏi [trang 44 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống]:

- Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi. Trò chơi đang vui và em rất muốn chơi tiếp thì đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà. 

+ Khi ấy em sẽ dừng lại không chơi nữa và trở về nhà đúng như lời mẹ dặn. 

+ Hoặc gọi điện cho mẹ, xin phép mẹ cho chơi thêm một thời gian ngắn nữa. 

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Hình dung: Cảnh em bé trò chuyện với những người “trên mây” và “trong sóng”. 

- Em bé trò chuyện với những người trên mây : 

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà

Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”. 

+ Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được” 

+ Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. 

+ Con bảo: “Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” 

+ Họ: Mỉm cười bay đi. 

- Em bé trò chuyện với những người trong sóng : 

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn

Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết dừng đến nơi nao”. 

+ Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được” 

+ Họ đáp: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. 

+ Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được”.  

+ Họ: Mỉm cười, nhảy múa lướt qua. 

2. Hình dung: Niềm vui của em bé trong trò chơi với mẹ. 

- Con là mây và mẹ sẽ là trăng 

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm. 

- Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, 

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. 

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào. 

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc đồng thời chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời. 

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 [trang 46 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống]:

- Trong thơ, bên cạnh phương thức biểu cảm, nhà thơ có thể sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả nhưng những yếu tố này chỉ là phương tiện để bộc lộ tình cảm. 

- Trong bài thơ “Mây và sóng”, em bé đã kể với mẹ một câu chuyện tưởng tượng của em, qua đó bộc lộ tình yêu với mẹ. Và nhà thơ đã mượn câu chuyện này để thể hiện tình yêu với trẻ thơ. 

Câu 2 [trang 46 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống]:

- Lời kể của những người “trên mây” và “trong sóng” đã mở ra trước mắt em bé một thế giới: 

+ Xa xôi, cao rộng, chứa đựng biết bao điều bí ẩn. 

+ Rực rỡ, lung linh, huyền ảo [ánh sáng mặt trời vàng buổi bình minh, ánh sáng vầng trăng bạc khi đêm về] 

+ Vui vẻ và hạnh phúc [chỉ có ca hát và rong chơi khắp chốn từ khi thức dậy cho đến chiều tà] 

→ Đối với em bé, thế giới đó vô cùng hấp dẫn, gợi những khát khao được khám phá, được ngao du ở những cứ sở xa xôi. 

Câu 3 [trang 46 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống]:

- Những câu hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?” có tính suy luận. 

- Khi nghe những người “trên mây” và “trong sóng” kể và tả về những xứ sở xa xôi, em bé mong muốn được đến những nơi ấy. Những câu hỏi của em bé ẩn chứa niềm háo hức, thiết tha, mong muốn được lãng du tới những xứ sở thần tiên, được rong ruổi khắp nơi, được vui với những trò chơi thú vị, hấp dẫn. 

Câu 4 [trang 46 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống]:

- Mặc dù những người “trên mây” và “trong sóng” chào đón em bé và đã chỉ cho em cách thức đến những xứ sở tuyệt vời nhưng em bé dã từ chối dứt khoát bằng những câu hỏi ngây thơ mà day dứt: 

+ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được? 

+ Làm sao có thể rời mẹ mà đi được? 

- Với em bé, điều quan trong hơn, có ý nghĩa hơn những cuộc phiêu du chính là sự chờ đợi, mong mỏi em trở về nhà của mẹ. Mẹ yêu em nên luôn mong muốn em ở bên mẹ, làm mẹ vui và được mẹ yêu thương, che chở là niềm hạnh phúc không gì sánh bằng. Đó là lí do vì sao em bé không hề tiếc nuối khi từ chối những người “trên mây” và “trong sóng”. 

Câu 5 [trang 46 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống]:

- Em bé trong bài thơ tưởng tượng ra những trò chơi rất thú vị: con là mây - mẹ là trăng – con lấy hai tay trùm lên người mẹ; con là sóng – mẹ là bờ biển – con sẽ lăn, lăn, lăn mãi và vỗ vào gối mẹ. Qua trò chơi, người đọc có thể cảm nhận được tình cảm mẹ con thật sâu sắc: 

+ Em bé rất yêu mẹ: 

++ Em luôn muốn ở bên mẹ, vui chơi cùng mẹ. Lời mời gọi em bé đi chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” rất tha thiết, lặp đi lặp lại hai lần, sự từ chối của em nhỏ vì vậy trở nên cương quyết hơn. 

++ Bên mẹ, em đã sáng tạo ra những trò chơi hấp dẫn, thú vị để mẹ có thể vui chơi cùng em. 

++ Trong trò chơi ấy, em bé vừa được thỏa mong ước làm mây, làm sóng tinh nghịch, bay cao, lan xa phiêu du khắp chốn; lại vừa được quấn quýt bên mẹ - như mây quấn quýt bên vầng trăng, như sóng vui đùa bên bờ biển. 

+ Mẹ rất yêu con: 

++ Mẹ muốn con ở bên để chăm sóc, chở che, vỗ về. Điều này thể hiện qua lời giải thích của em bé: “mẹ mình đang đợi ở nhà”, “buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà”. 

++ Trong trò chơi, mẹ là vầng trăng dịu hiền lặng lẽ tỏa sáng mỗi bước con đi, là bờ biển bao dung ôm ấp, vỗ về suốt đời con và mái nhà dẫu qua bao dâu bể vẫn là bầu trời xanh dịu mát, bình yên, vĩnh cửu đợi chờ chở che con. 

++ Tấm lòng, tình cảm của người mẹ như bến bờ, cho con neo đậu, thoát khỏi những cám dỗ ở đời. Tình mẹ con đã hòa quyện, lan tỏa trong mây, trong sóng, thâm nhập khắp vũ trụ mênh mông nên “không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở trốn nào” 

→ Đặt tình mẫu tử trong mối tương quan giữa thiên nhiên, vũ trụ, nhà thơ đã thể hiện cảm hứng tôn vinh, ca ngợi tình mẫu tử bao la, thiêng liêng và vĩnh cửu. 

Câu 6 [trang 46 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống]:

- Văn bản “Mây và sóng” có hình thức khác với văn bản “Chuyện cổ tích về loài người” : số tiếng trong một dòng không bằng nhau, không vần,…. 

- Nhưng vẫn được coi là văn bản thơ bởi tác phẩm đã thể hiện cảm xúc, thế giới nội tâm. Trong thực tế, hình thức thơ không quy định số tiếng trong một dòng, không có vần,… được gọi là thơ văn xuôi. Em bé trong bài thơ mượn câu chuyện về cuộc trò chuyện của em với những người “trên mây” và “trong sóng” để bày tỏ tình cảm của em với mẹ. Và nhà thơ mượn câu chuyện của em để bày tỏ tình cảm yêu mến thiết tha đối với trẻ thơ, với thiên nhiên, với cuộc đời bình dị. 

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập [trang 26 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống]:

Hãy tưởng tượng em là người đang trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn [khoảng 5-7] câu về cuộc trò chuyện ấy.  

Đoạn văn tham khảo:

Mây và sóng cùng đến rủ tôi đi chơi. Mây nói: “Ở thế giới cao xa kia, cậu sẽ được cùng chúng tớ nhảy múa, hát ca với muôn vàn trò chơi hấp dẫn. Nào là bình minh vàng, nào là vầng trăng bạc nhé,…”. Tôi vô cùng háo hức đáp lại:  “Mọi thứ đẹp đến thế sao?”. “Tất nhiên rồi!” – Mây đáp. Khi tôi còn đang thắc mắc không biết lên đó bằng cách nào thì mây đã hăm hở chỉ dẫn: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Nhưng thoáng chốc nghĩ đến mẹ đang đợi ở nhà, tôi đã nhất quyết từ chối lời mời gọi của Mây mặc dù có hơi nuối tiếc. Sau đó, Mây không rủ tôi nữa, chỉ lẳng lặng mỉm cười rồi bay đi. Thấy Mây đi rồi, Sóng mon men lại gần, reo rì rầm vẫy gọi chào mời tôi. “Em bé ơi, cậu có muốn cùng chúng tớ ca hát, ngao du khắp muôn nơi, đắm mình trong làn nước mát không?”. Tôi khoái chí hỏi dò cách đi ra ngoài đó, họ tận tình chỉ bảo: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại là sẽ được làn sóng nâng đi”. Thế nhưng nghĩ đến khuân mặt buồn bã và thất vọng của mẹ khi thiếu vắng đi tiếng nói, tiếng cười của tôi; nghĩ đến tình yêu thương, chăm sóc, che chở của mẹ mà tôi đã từ chối Sóng một cách dứt khoát không hề hối tiếc. Thầm cảm ơn mẹ và tôi hứa sẽ luôn ở bên người mãi mãi.

Mây và sóng là tác phẩm được giới thiệu trong chương trình học kì I của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 6.

==>> Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu về thế giới của những người trên mây và trong sóng qua lời trò chuyện của họ

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Mây và sóng qua qua lời trò chuyện của những người trên mây. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết được giới thiệu sau đây cùng mobitool nhé.

Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi. Trò chơi đang vui và em rất muốn chơi tiếp thì đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà. Khi ấy em sẽ làm gì?

Gợi ý:

Em sẽ nghe theo lời mẹ, trở về nhà. Sau đó có thể xin mẹ được đến nhà bạn chơi vào sáng hôm sau.

1. Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ

– Em bé ngước nhìn lên bầu trời, tưởng tượng mình đang chơi với mây, với bình minh vàng,vầng trăng bạc… cuộc sống trên mây thật hấp dẫn, thú vị đối với một đứa trẻ như em.

– Cậu bé kể lại cuộc vui của mình với mẹ và mẹ em đang lắng nghe con kể. Tuy hình ảnh người mẹ không hiện diện trực tiếp trong thơ nhưng lại hiện hữu, dõi theo con trong xuyên suốt cả bài thơ.

– Chơi vui nhưng trong tâm trí,suy nghĩ của bé luôn hướng về mẹ yêu:

“Mẹ đang đợi mình ở nhà
Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”

=> Có niềm hạnh phúc nào hơn khi được bên cạnh mẹ mình, những người yêu thương mình cho được, mặc dù bên ngoài biết bao điều hay, hấp dẫn đang đợi.

– “Con là mây, mẹ là trăng”: tình mẫu tử thiêng liêng ấy càng được biểu hiện sâu đậm, con luôn bên mẹ như trăng với mây, ví mẹ như trăng ôm ấp con qua bao tháng ngày.

2. Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ

– Cuộc đối thoại của những người trong sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc chơi, mặc sóng vẫy gọi, chào mời nhưng em quyết định không đi vì mẹ muốn em ở nhà, em không thể nào rời mẹ.

– Với em, mẹ là nguồn sóng, là niềm vui,là nụ cười của em. Mẹ luôn là phật sống của đời con, mẹ cho con tình yêu cao quý, mẹ là lý trí của đời con.

– “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ”: Lòng mẹ bao dung như bến bờ. Hình ảnh bến bờ để sóng lăn, lăn mãi rồi sẽ cười tan như hình ảnh mẹ luôn vỗ về,ôm ấp con. Mẹ bây giờ như là bờ đê để con ước ao bao điều.

– Cậu bé khẳng định: “Và không ai trên thế gian này / Biết mẹ con ta ở chốn nao”.

=> Dù thế gian có thay đổi nhưng tình mẹ con vẫn mãi muôn đời theo thời gian.

* Trả lời câu hỏi trong SGK:

– Cảnh em bé trò chuyện với những người “trên mây” và “trong sóng”: Em bé phải ngước nhìn lên bầu trời để trò chuyện với mây, chăm chú lắng nghe tiếng sóng trả lời. Từ đó cho thấy sự hồn nhiên, thơ ngây của em bé.

– Niềm vui của em bé trong trò chơi với mẹ: tiếng cười nói vui vẻ, khuôn mặt rạng rỡ… thể hiện sự thích thú, hạnh phúc.

1. Tác giả

– R. Ta-go [1861 -1941] tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go.

– Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.

– Quê quán: sinh ở Can-cút-ta, bang Ben-ga, trong một gia đình quý tộc.

– Ông làm thơ từ rất sớm, tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội.

– Sự nghiệp sáng tác: để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và số lượng ca khúc cực lớn.

– Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…

– Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.

– Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

– Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su [Trẻ thơ].

– Tác phẩm được xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915.

b. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”: Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
  • Phần 2. Còn lại: Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Đọc bài thơ Mây và sóng, ta như được nghe kể một câu chuyện. Theo em, ai đang kể chuyện với ai và kể về điều gì.

  • Lời kể: Con đang kể cho mẹ nghe.
  • Câu chuyện kể về: Cuộc trò chuyện của con với mây và sóng.

Câu 2. Qua lời trò chuyện của những người “trên mây” và “trong sóng”, em thấy thế giới của họ hiện lên như thế nào.

Thế giới của những người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên rất tuyệt vời, giống như niềm mơ ước của trẻ em. Ở đó trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển.

Câu 3. Câu hỏi “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được” thể hiện tâm trạng gì của em bé.

Những câu hỏi “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được” thể hiện sự thắc mắc của em bé trước thế giới xung quanh, mong muốn được khám phá mọi vật.

Câu 4. Vì sao em bé từ chối lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”?

Em bé từ chối lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng” bởi vì “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”. Đó là sự lo lắng khi mẹ vẫn còn đợi em ở nhà, dù cho những điều ngoài kia có hấp dẫn đến đâu cũng không thể bằng với tình yêu dành cho mẹ, niềm hạnh phúc khi có mẹ ở bên cạnh.

Câu 5. Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi gì? Em cảm nhận được gì về tình cảm của mẹ con được thể hiện qua những trò chơi ấy?

– Em bé đã sáng tạo ra trò chơi:

  • Em là mây, mẹ là trăng. Hai bàn tay em ôm lấy mẹ, mái nhà trở thành bầu trời.
  • Em là sóng, mẹ là bến bờ kì lạ. Em lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ.

– Những trò chơi đó thể hiện sự gắn bó, yêu thương sâu sắc. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ.

Câu 6. Văn bản “Mây và sóng” có hình thức khác với văn bản “Chuyện cổ tích về loài người” [Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần]. Vì sao nó vẫn được coi là văn bản thơ.

Văn bản “Mây và sóng” vẫn được coi là một bài thơ vì:

  • Viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần.
  • Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô động.

4. Viết kết nối với đọc

Hãy tưởng tượng em đang là người trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn [khoảng 5 – 7 câu] về cuộc trò chuyện ấy.

Gợi ý:

  • Hoàn cảnh trò chuyện: thời gian, địa điểm.
  • Cách xưng hô: tôi – các bạn.
  • Nội dung cuộc trò chuyện: sóng và mây rủ em đi ngao du…

Xem thêm tại Viết đoạn văn tưởng tượng về cuộc trò chuyện của em với mây và sóng

Mây và sóng là tác phẩm được giới thiệu trong chương trình học kì I của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 6.

Mobitool sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Mây và sóng. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết được giới thiệu sau đây.

Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi. Trò chơi đang vui và em rất muốn chơi tiếp thì đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà. Khi ấy em sẽ làm gì?

Gợi ý:

Em sẽ nghe theo lời mẹ, trở về nhà. Sau đó có thể xin mẹ được đến nhà bạn chơi vào sáng hôm sau.

1. Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ

– Em bé ngước nhìn lên bầu trời, tưởng tượng mình đang chơi với mây, với bình minh vàng,vầng trăng bạc… cuộc sống trên mây thật hấp dẫn, thú vị đối với một đứa trẻ như em.

– Cậu bé kể lại cuộc vui của mình với mẹ và mẹ em đang lắng nghe con kể. Tuy hình ảnh người mẹ không hiện diện trực tiếp trong thơ nhưng lại hiện hữu, dõi theo con trong xuyên suốt cả bài thơ.

– Chơi vui nhưng trong tâm trí,suy nghĩ của bé luôn hướng về mẹ yêu:

“Mẹ đang đợi mình ở nhà
Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”

=> Có niềm hạnh phúc nào hơn khi được bên cạnh mẹ mình, những người yêu thương mình cho được, mặc dù bên ngoài biết bao điều hay, hấp dẫn đang đợi.

– “Con là mây, mẹ là trăng”: tình mẫu tử thiêng liêng ấy càng được biểu hiện sâu đậm, con luôn bên mẹ như trăng với mây, ví mẹ như trăng ôm ấp con qua bao tháng ngày.

2. Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ

– Cuộc đối thoại của những người trong sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc chơi, mặc sóng vẫy gọi, chào mời nhưng em quyết định không đi vì mẹ muốn em ở nhà, em không thể nào rời mẹ.

– Với em, mẹ là nguồn sóng, là niềm vui,là nụ cười của em. Mẹ luôn là phật sống của đời con, mẹ cho con tình yêu cao quý, mẹ là lý trí của đời con.

– “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ”: Lòng mẹ bao dung như bến bờ. Hình ảnh bến bờ để sóng lăn, lăn mãi rồi sẽ cười tan như hình ảnh mẹ luôn vỗ về,ôm ấp con. Mẹ bây giờ như là bờ đê để con ước ao bao điều.

– Cậu bé khẳng định: “Và không ai trên thế gian này / Biết mẹ con ta ở chốn nao”.

=> Dù thế gian có thay đổi nhưng tình mẹ con vẫn mãi muôn đời theo thời gian.

* Trả lời câu hỏi trong SGK:

– Cảnh em bé trò chuyện với những người “trên mây” và “trong sóng”: Em bé phải ngước nhìn lên bầu trời để trò chuyện với mây, chăm chú lắng nghe tiếng sóng trả lời. Từ đó cho thấy sự hồn nhiên, thơ ngây của em bé.

– Niềm vui của em bé trong trò chơi với mẹ: tiếng cười nói vui vẻ, khuôn mặt rạng rỡ… thể hiện sự thích thú, hạnh phúc.

1. Tác giả

– R. Ta-go [1861 -1941] tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go.

– Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.

– Quê quán: sinh ở Can-cút-ta, bang Ben-ga, trong một gia đình quý tộc.

– Ông làm thơ từ rất sớm, tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội.

– Sự nghiệp sáng tác: để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và số lượng ca khúc cực lớn.

– Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…

– Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.

– Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

– Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su [Trẻ thơ].

– Tác phẩm được xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915.

b. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”: Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ.
  • Phần 2. Còn lại: Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Đọc bài thơ Mây và sóng, ta như được nghe kể một câu chuyện. Theo em, ai đang kể chuyện với ai và kể về điều gì.

  • Lời kể: Con đang kể cho mẹ nghe.
  • Câu chuyện kể về: Cuộc trò chuyện của con với mây và sóng.

Câu 2. Qua lời trò chuyện của những người “trên mây” và “trong sóng”, em thấy thế giới của họ hiện lên như thế nào.

Thế giới của những người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên rất tuyệt vời, giống như niềm mơ ước của trẻ em. Ở đó trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển.

Câu 3. Câu hỏi “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được” thể hiện tâm trạng gì của em bé.

Những câu hỏi “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được” thể hiện sự thắc mắc của em bé trước thế giới xung quanh, mong muốn được khám phá mọi vật.

Câu 4. Vì sao em bé từ chối lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”?

Em bé từ chối lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng” bởi vì “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”. Đó là sự lo lắng khi mẹ vẫn còn đợi em ở nhà, dù cho những điều ngoài kia có hấp dẫn đến đâu cũng không thể bằng với tình yêu dành cho mẹ, niềm hạnh phúc khi có mẹ ở bên cạnh.

Câu 5. Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi gì? Em cảm nhận được gì về tình cảm của mẹ con được thể hiện qua những trò chơi ấy?

– Em bé đã sáng tạo ra trò chơi:

  • Em là mây, mẹ là trăng. Hai bàn tay em ôm lấy mẹ, mái nhà trở thành bầu trời.
  • Em là sóng, mẹ là bến bờ kì lạ. Em lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ.

– Những trò chơi đó thể hiện sự gắn bó, yêu thương sâu sắc. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ.

Câu 6. Văn bản “Mây và sóng” có hình thức khác với văn bản “Chuyện cổ tích về loài người” [Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần]. Vì sao nó vẫn được coi là văn bản thơ.

Văn bản “Mây và sóng” vẫn được coi là một bài thơ vì:

  • Viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần.
  • Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô động.

4. Viết kết nối với đọc

Hãy tưởng tượng em đang là người trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn [khoảng 5 – 7 câu] về cuộc trò chuyện ấy.

Gợi ý:

  • Hoàn cảnh trò chuyện: thời gian, địa điểm.
  • Cách xưng hô: tôi – các bạn.
  • Nội dung cuộc trò chuyện: sóng và mây rủ em đi ngao du…

Xem thêm tại Viết đoạn văn tưởng tượng về cuộc trò chuyện của em với mây và sóng

Video liên quan

Chủ Đề