Bộ môn Dược liệu đại học Y Dược Thái Bình

Cơ cấu tổ chức gồm 10 Phòng chức năng, 03 Khoa [10 Bộ môn trực thuộc], 38 Bộ môn, 01 Tổ Bộ môn, 06 Đơn vị và Trung tâm phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học; Bệnh viện Trường.
1. Giới thiệu chung về Khoa
1.1. Khoa Dược: Thành lập từ năm 2007
TS Bùi Thị Bình - Trưởng Khoa [2019-nay]
TS Phạm Quốc Bảo - Trưởng Khoa [2007 - 2008]
DSCKI Trần Thị Sy - Phó trưởng Phụ trách Khoa [2008 - 2015]
ThS Lại Thị Vân - Phó trưởng Khoa [2008 - 2019]
Khoa trực tiếp thực hiện các công tác như: Đào tạo, NCKH và quản lý cán bộ, giảng viên, nhân viên và HV, SV của đơn vị theo phân cấp của Nhà trường.
Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường. Xây dựng kế hoạch hoạt động nội khóa, ngoại khóa, thực tập, thực tế cho SV ngành Dược học; giảng dạy các học phần chuyên ngành cho sinh viên ngành Dược học và học phần Dược lý cho sinh viên các ngành khác.
Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
Khoa gồm 05 Bộ môn trực thuộc:
- Bào chế-Công nghiệp dược
- Dược liệu-Dược cổ truyền
- Dược lý- Độc chất-Dược lâm sàng
- Hóa Dược-Kiểm nghiệm
- Tổ chức-Quản lý kinh tế dược
1.2. Khoa Y tế công cộng: Thành lập từ năm 2006
- PGS.TS Vũ Phong Túc - Trưởng Khoa [2018-nay]
- PGS.TS Nguyễn Quốc Tiến - Phó trưởng Khoa [2010-nay]
- PGS.TS Phạm Văn Trọng - Trưởng Khoa [2006-5/2016]
- PGS.TS Ngô Thị Nhu - Phó trưởng Khoa [2010-5/2016]; Phó trưởng Phụ trách Khoa [5/2016-2017].
- BSCKII Phạm Hồng - Phó trưởng Khoa [2006-2010]
- PGS.TS Vũ Phong Túc - Phó trưởng Khoa [2014-2018]
Khoa thực hiện nhiệm vụ đào tạo về lĩnh vực Y tế công cộng cho nguồn nhân lực ngành khoa học sức khỏe có trình độ đại học và sau đại học; nghiên cứu khoa học; tư vấn và hợp tác góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập; Chủ trì tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường; Xây dựng kế hoạch hoạt động nội khóa, ngoại khóa, thực tập tại labo và thực tập cộng đồng cho sinh viên, học viên ngành Y tế công cộng, Y học dự phòng và các ngành đào tạo khác.
Khoa gồm 05 Bộ môn trực thuộc:
- Dịch tễ học
- Xã hội học sức khỏe
- Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm
- Sức khỏe môi trường
- Tổ chức và Quản lý y tế
2. Thông tin về các Ngành đào tạo
TÊN NGÀNH VÀ THÔNG TIN ĐÀO TẠO
2.1.  NGÀNH Y KHOA
* Yêu cầu về kiến thức
- Ứng dụng cơ sở khoa học về y học cơ bản để giải thích mối tương quan về hoạt động chức năng giữa các cơ quan, tổ chức chính trong cơ thể vào các khái niệm sức khỏe và bệnh tật.
- Ứng dụng những kiến thức về sinh học, lý học, hóa học, sinh lý học, để giải thích quá trình sinh học diễn ra ở người khỏe mạnh và trạng thái bệnh lý.
- Ứng dụng các cơ sở khoa học về sinh lý bệnh, sinh hóa vào bệnh tật và các rối loạn trong cơ thể. 
- Giải thích được mối liên quan giữa cơ chế sinh hóa, sinh lý, miễn dịch và thần kinh trong cơ thể bình thường và bệnh lý.  
- Áp dụng các nguyên lý khoa học cơ bản trong miễn dịch học, vi sinh học, dịch tễ học để giải thích cơ chế tác động, nguyên nhân và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
- Giải thích vai trò của các phản ứng miễn dịch trong cơ thể khi có sự xuất hiện của các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng.
- Giải thích được cơ chế di truyền và ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe, bệnh tật và cách điều trị phù hợp.
- Phân tích được diễn biến tâm lý, những tác động tâm lý, xã hội là các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
- Giải thích được các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng của các bệnh thường gặp để lập luận chẩn đoán, chỉ định xét nghiệm, điều trị và chăm sóc người bệnh.
- Ứng dụng được phương pháp dịch tễ học trong thực hành chăm sóc người bệnh và cộng đồng.
- Ứng dụng các kiến thức cơ bản về lý luận y học cổ truyền trong khám, chẩn đoán bằng y học cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại.
- Ứng dụng các nguyên lý dược học trong điều trị cho người bệnh.
- Ứng dụng các nguyên lý dinh dưỡng trong chăm sóc và điều trị cho người bệnh.
- Áp dụng các hình thức và sử dụng công cụ truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp trong chăm sóc người bệnh và dự phòng bệnh tật.
* Yêu cầu về kỹ năng
- Chăm sóc người bệnh
- Khai thác tiền sử, bệnh sử của người bệnh chính xác, đầy đủ, rõ ràng, đưa ra quyết định thực hiện chăm sóc toàn diện cho người bệnh.
- Khám, chẩn đoán, có chỉ định cận lâm sàng và thăm dò chức năng phù hợp, tiên lượng, điều trị được các bệnh thông thường.
- Phát hiện được tình trạng nghiêm trọng đe dọa tính mạng để có can thiệp kịp thời, phù hợp.
- Xử trí được một số trường hợp cấp cứu thông thường có hiệu quả.
- Theo dõi thường xuyên, phát hiện và xử trí kịp thời các tai biến trong quá trình chăm sóc, điều trị.
- Thực hiện nguyên tắc hỗ trợ người bệnh về mặt tâm lý, thể chất, tinh thần và xã hội trong điều trị bệnh.
- Phát hiện những trường hợp bệnh vượt quá khả năng chuyên môn và tiến hành chuyển người bệnh đúng nơi, đúng tuyến, đúng thời điểm.
- Lập hồ sơ bệnh án cho người bệnh theo nguyên tắc lấy người bệnh làm trung tâm, không phân biệt đối xử, tạo sự yên tâm, hợp tác trước, trong quá trình thăm khám và điều trị.
- Kỹ năng giao tiếp và cộng tác
- Thể hiện được cách giao tiếp có hiệu quả để chia sẻ và đồng cảm với những lo lắng của người bệnh, thân nhân người bệnh và cộng đồng khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
- Thông báo cho người bệnh và thân nhân tình trạng sức khỏe và bệnh tật của người bệnh.
- Thể hiện được cách thảo luận có hiệu quả với người bệnh và gia đình về việc ra quyết định điều trị, giải thích lợi ích, nguy cơ của của những can thiệp y khoa và đạt được sự đồng thuận với người bệnh trên cơ sở xem xét các yếu tố văn hóa tín ngưỡng và mức độ hiểu biết về y tế của người bệnh.
  + Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe bằng các phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại.
+ Lý luận cơ bản của y học phương Đông.
- Những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh theo y học cổ truyền kết hợp với các phương tiện của y học hiện đại.
- Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
- Phương pháp luận khoa học trong y học cổ truyền đối với công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
* Yêu cầu về kỹ năng
- Khám và chữa một số bệnh và một số chứng bệnh thường gặp bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại.
- Phát hiện và xử lý ban đầu một số bệnh cấp cứu.
- Chỉ định và hiểu rõ ý nghĩa một số xét nghiệm thường quy và một số xét nghiệm đặc hiệu cho các bệnh thường gặp.
- Làm được các bệnh án y học cổ truyền và y học hiện đại bao gồm: Chẩn đoán nguyên nhân, bát cương, tạng phủ, dạng bệnh theo Lý, Pháp, Phương dược [khi dùng thuốc]; theo Lý, Pháp, Kinh, Huyệt [khi châm cứu xoa bóp] để điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân [biện chứng luận trị].
- Làm được các thủ thuật điều trị như: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, thực hành bệnh viện [băng bó vết thương, cố định tạm thời, tiêm chích, lấy bệnh phẩm, chọc dò, thụt tháo…] bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại khi cần thiết.
- Làm một số thủ thuật [Bộ Y tế cho phép] chăm sóc bệnh nhân tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại.
- Tham gia nghiên cứu khoa học và tiếp cận các vấn đề theo phương pháp luận của y học cổ truyền và y học hiện đại. Tham gia bồi dưỡng, đào tạo cán bộ y học cổ truyền.
- Tham gia thực hiện giáo dục sức khỏe tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế.
- Tham gia ngăn chặn, bao vây, dập tắt dịch bằng phương pháp y học cổ truyền và y học hiện đại.
- Tham gia và thực hiện các chương trình giáo dục sức khoẻ, công tác dự phòng tại các cơ sở y tế, nhất là chương trình y học cổ truyền như thừa kế, xã hội hoá y học cổ truyền, chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
- Tham gia điều tra theo dõi để hiểu rõ tình hình sức khoẻ, dịch bệnh, các chỉ số sức khoẻ và thực trạng y học cổ truyền tại địa phương, đồng thời thực hiện các biểu mẫu hồ sơ thống kê liên quan.
- Lập kế hoạch giải quyết các vần đề sức khoẻ ưu tiên và kế hoạch thực hiện phát triển y học cổ truyền.
- Huy động cộng đồng, lồng ghép liên ngành để thực hiện chương trình y học cổ truyền và công tác sức khoẻ.
- Tham gia giám sát và đánh giá các công tác y học cổ truyền tại địa phương.
- Có khả năng tự học để nâng cao trình độ, phấn đấu vươn lên.
- Sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ để đọc và hiểu tài liệu chuyên môn.
* Yêu cầu về thái độ
- Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.
- Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.
- Trung thực, khách quan, khiêm tốn, có tinh thần học tập vươn lên.
- Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.
- Lắng nghe ý kiến của cộng đồng về các nhu cầu sức khỏe và giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Sau khi tốt nghiệp ra trường, người học có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ theo những mức độ bằng cấp sau:
- Chuyên khoa cấp I;
- Chuyên khoa cấp II;
- Thạc sĩ;
- Tiến sĩ.
2.3. NGÀNH Y HỌC DỰ PHÒNG
* Yêu cầu về kiến thức
- Trình bày và áp dụng được:
- Những quy luật cơ bản về cấu tạo, hoạt động, chức năng của con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.
- Những kiến thức cơ bản về y học dự phòng trong việc xác định các yếu tố tác động của môi trường tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp đến sức khoẻ cộng đồng.
- Những nguyên tắc cơ bản về cách phát hiện, biện pháp can thiệp và dự phòng các vấn đề sức khoẻ của cộng đồng.
- Luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khoẻ, nâng cao sức khoẻ nhân dân.
- Phương pháp luận khoa học trong nghiên cứu khoa học công nghệ của y học dự phòng.
* Yêu cầu về kỹ năng
- Tổ chức và thực hiện được hoạt động tư vấn, giáo dục sức khoẻ trong chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.
- Thực hiện các kỹ thuật giám sát và đánh giá tác động môi trường, đề xuất các giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường.
- Phát hiện các vấn đề về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và đề xuất các giải pháp can thiệp thích hợp.
- Tổ chức và theo dõi quản lý sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp ở các ngành nghề khác nhau.
- Tham gia giám sát, phát hiện sớm các bệnh dịch phổ biến, tổ chức phòng chống dịch.
- Tham gia lập kế hoạch, tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động các dự án chương trình quốc gia về y tế dự phòng.
- Tham gia chẩn đoán, xử trí cấp cứu các bệnh thông thường và một số bệnh chuyên khoa.
- Thực hiện tập huấn, giám sát hỗ trợ cho y tế cơ sở và y tế dự phòng.
- Tham gia thực hiện nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học và y học dự phòng.
- Có khả năng tự học để nâng cao trình độ, phấn đấu vươn lên.
- Sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ, sử dụng và áp dụng được một số phần mềm công nghệ thông tin phục vụ quản lý nghiên cứu khoa học.
* Yêu cầu về thái độ
- Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.
- Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.
- Trung thực, khách quan, khiêm tốn, có tinh thần học tập vươn lên.
- Lắng nghe ý kiến của cộng đồng về các nhu cầu sức khỏe và giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Sau khi tốt nghiệp ra trường, người học có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ theo những mức độ bằng cấp sau:
+ Chuyên khoa cấp I;
+ Chuyên khoa cấp II;
+ Thạc sĩ;
+ Tiến sĩ.
2.4. NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
* Yêu cầu về kiến thức
- Trình bày và áp dụng được:
- Những quy luật cơ bản về:
- Cấu tạo, hoạt động, chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.
- Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
- Những nguyên tắc cơ bản về chăm sóc, chẩn đoán điều dưỡng và phòng bệnh.
- Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
- Phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
* Yêu cầu về kỹ năng
- Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của bác sĩ, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý, phối hợp với bác sĩ để chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người bệnh.
- Thực hiện được đầy đủ và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng.
- Xây dựng, lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng.
- Làm tốt công tác quản lý ngành, tham gia tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng và nhân viên y tế.
- Áp dụng y học cổ truyền trong công tác chăm sóc, phòng và chữa bệnh.
- Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp nhằm phòng chống dịch.
- Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng.
- Phối hợp thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường.
- Có khả năng tự học để nâng cao trình độ, phấn đấu vươn lên.
- Sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ để đọc và hiểu được tài liệu chuyên môn.
* Yêu cầu về thái độ
- Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.
- Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.
- Trung thực, khách quan, khiêm tốn, có tinh thần học tập vươn lên.
- Lắng nghe ý kiến của cộng đồng về các nhu cầu sức khỏe và giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Sau khi tốt nghiệp ra trường, người học có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ theo những mức độ bằng cấp sau:
+ Chuyên khoa cấp I;
+ Chuyên khoa cấp II;
+ Thạc sĩ;
+ Tiến sĩ.
2.5 NGÀNH DƯỢC HỌC
* Yêu cầu về kiến thức
- Có kiến thức vững vàng về khoa học cơ bản và y dược học cơ sở.
- Có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cơ bản, kiến thức dược lâm sàng để cộng tác với bác sĩ y khoa hướng dẫn người bệnh hoặc nhân dân sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
- Có kiến thức luật pháp về sản xuất, sử dụng, lưu thông thuốc tân dược, đông dược.
* Yêu cầu về kỹ năng
- Hướng dẫn sử dụng thuốc.
+ Hướng dẫn sử dụng thuốc thông thường chữa một số bệnh thường gặp trong cộng đồng.
+ Tư vấn cho thầy thuốc chỉ định thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
+ Thông tin thuốc cho cán bộ y tế, bệnh nhân và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc.
- Bào chế, sản xuất thuốc.
+ Bào chế, sản xuất các loại thuốc thông thường và một số dạng thuốc mới.
+ Chế biến một số vị thuốc cổ truyền thông thường.
- Quản lý và cung ứng thuốc.
+ Tham gia vào việc đảm bảo chất lượng thuốc, cung ứng thuốc, một số dụng cụ y tế và mỹ phẩm.
+ Thực hiện các văn bản pháp quy về dược.
+ Tham gia lập, điều hành, triển khai kế hoạch về dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và các hoạt động chuyên môn về dược trong các chương trình y tế quốc gia.
- Tự học và giúp đỡ đồng nghiệp.
+ Sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ để đọc và hiểu tài liệu chuyên môn.
+ Có khả năng tự học để nâng cao trình độ, phấn đấu vươn lên.
+ Cập nhật các kiến thức về y dược học và về các lĩnh vực có liên quan. Tham gia nghiên cứu khoa học và tham khảo tài liệu chuyên môn bằng tiếng nước ngoài.
+ Phối hợp với đồng nghiệp tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn được giao. Hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ trung học và sơ học về chuyên môn dược.
* Yêu cầu về thái độ
- Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.
- Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.
- Trung thực, khách quan, khiêm tốn, có tinh thần học tập vươn lên.
- Lắng nghe ý kiến của cộng đồng về các nhu cầu sức khỏe và giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sau khi tốt nghiệp ra trường, người học có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ theo những mức độ bằng cấp sau:
- Chuyên khoa cấp I;
- Chuyên khoa cấp II;
- Thạc sĩ;
- Tiến sĩ.
2.6 NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
* Yêu cầu về kiến thức
- Có kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho y tế công cộng.
- Trình bày được các nguyên lý và khái niệm cơ bản về y tế công cộng.
- Trình bày được cách phát hiện và xử trí các vấn đề sức khoẻ phổ biến ở cộng đồng.
- Trình bày được các yếu tố quyết định sức khỏe.
- Nắm vững phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, nâng cao sức khỏe.
- Nắm vững kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học
- Nắm vững chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
* Yêu cầu về kỹ năng
- Xác định các yếu tố môi trường, xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng.
- Xác định được các vấn đề sức khoẻ ưu tiên của cộng đồng và đưa ra những chiến lược, biện pháp giải quyết thích hợp.
- Lập kế hoạch, đề xuất những giải pháp và tổ chức các hoạt động bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng.
- Theo dõi và tham gia đánh giá được việc thực hiện các chương trình sức khoẻ tại cộng đồng.
- Giám sát, phát hiện sớm bệnh dịch và tổ chức phòng chống dịch tại cộng đồng.
- Giáo dục sức khoẻ cộng đồng nhằm xây dựng lối sống và hành vi lành mạnh.
* Yêu cầu về thái độ
Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.
Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.
Trung thực, khách quan, khiêm tốn, có tinh thần học tập vươn lên.
Lắng nghe ý kiến của cộng đồng về các nhu cầu sức khỏe và giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sau khi tốt nghiệp ra trường, người học có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ theo những mức độ bằng cấp sau:
Chuyên khoa cấp I;
- Chuyên khoa cấp II;
- Thạc sĩ;
- Tiến sĩ.        
* Sau khi tốt nghiệp, sinh viên thuộc các mã ngành trên có thể làm việc tại:
- Bộ Y tế, các Viện nghiên cứu, Trường Đại học Y và các Trung tâm nghiên cứu về y tế.
- Các Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện chuyên ngành của Trung ương và địa phương.
- Các Trung tâm y tế.
- Các Phòng khám khu vực.
- Các Trạm y tế xã, phường.
- Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực y tế.

Video liên quan

Chủ Đề