Biểu tượng sự sống tên là gì ai cậpo năm 2024

Chữ tượng hình đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu văn hóa Ai Cập cổ đại. Một trong những ký tự tượng hình phổ biến và bí ẩn nhất được phát hiện là biểu tượng Djed.

Biểu tượng Djed có hình dạng một cột trụ hay trục thẳng đứng. Nó thường có 4 thanh ngang gần trên đỉnh, với nhiều đường thẳng đứng giữa các thanh ngang. Nó cũng có 4 đường kẻ ngang cuốn quanh cổ dưới thanh ngang đầu tiên.

Một số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích ý nghĩa của biểu tượng bí ấn này và nó tượng trưng cho điều gì.

Có nhiều giả thuyết khác nhau về biểu tượng Djed

của người Ai Cập cổ đại

Nhiều người tin rằng rằng Djed là biểu tượng của thần Osiris, cụ thể là xương sống của vị thần này. Theo thần thoại Ai Cập, Osiris là vị thần của thế giới bên kia. Trong chuyến thăm thần Set [vị thần đại diện cho sự hỗn loạn, sa mạc, bão táp và bạo lực], Osiris đã bị lừa trèo vào một quan tài được đóng theo đúng kích thước của mình. Thần Osiris nhanh chóng ngạt thở và chiếc quan tài bị ném xuống dòng sông Nile. Cuối cùng, quan tài trôi dạt vào bờ biển Byblos, ở Syria.

Một bức vẽ Djed [giữa] trên phiến đá steatit có niên đại

trong khoảng 1070 – 703 trước Công nguyên

Một cây thánh mọc rất nhanh xung quanh và dễ của nó bọc kín quan tài. Nhà vua của vùng đất này, do không nhận thức được sự hiện diện của cỗ quan tài, đã rất kinh sợ trước tốc độ tăng trưởng của cây và ra lệnh đốn hạ nó để sử dụng làm cột trụ trong cung điện của mình. Trong quá trình tìm kiếm chồng, vợ của thần Osiris là Isis đã phát hiện thi thể của ngài bên trong cột trụ. Bà làm quen với nhà vua cũng như hoàng hậu và khi được họ ban cho ân huệ, bà đã đề nghị có được chiếc cột trụ. Sau khi nhận được chiếc cột, bà đã giải thoát xác chồng và thánh hóa cây cột. Kể từ đó, cột trụ được gọi là Djed.

Theo các giả thuyết khác, Djed là một cột trụ có khả năng sinh sản được làm từ hoặc bao quanh bởi cây hay lau sậy. Vì Ai Cập là vùng đất không có cây cối, nên biểu tượng này có thể tượng trưng cho tầm quan trọng của cây cối được nhập về từ Syria.

Biểu tượng Djed xuất hiện trong một bức vẽ về

Mặt trời và sự tái sinh

Điều này cũng liên quan với câu chuyện cơ thể của thần Osiris được bao phủ trong một thân cây. Một số giả thuyết khác cho rằng Djed là biểu tượng của trụ chống trời. Trong một cung điện, cột trụ có thể bao quanh cửa sổ và khi nhìn từ một góc phù hợp, những chiếc cột trụ này đang chống đỡ bầu trời.

Biểu tượng Djed cũng được sử dụng trong một nghi lễ có tên là “dựng Djed”. Nghi lễ này miêu tả chiến thắng của thần Osiris trước thần Set. Trong nghi lễ, vua Ai Cập cổ đại sẽ sử dụng xây để dựng một cột trụ với sự trợ giúp của các thầy tu. Nghi lễ này diễn ra vào thời gian khi mùa vụ trong năm bắt đầu và các cánh đồng đã được gieo hạt. Đây là một trong lễ hội kéo dài 17 ngày để tôn vinh thần Osiris. Ý nghĩa của nghi lễ dựng Djed bao gồm sự phục sinh của thần Osiris và sức mạnh và ổn định của vương quốc.

Bức vẽ trên tường về nghi lễ “dựng Djed”

Djed cũng được sử dụng như một lá bùa hộ mệnh được đặt gần xương sống của xác ướp và được vẽ trên quan tài của họ. Tấm bùa có ý nghĩa cho phép người đã khuất được sống muôn đời và đảm bảo sự phục sinh của họ. Cuốn sách “Egyptian Book of the Dead” [tạm dịch: Tử thư của người Ai Cập] có hình vẽ được chú thích là bùa hộ mệnh được đặt trên xác ướp, với hy vọng rằng nó sẽ cho phép người đã khuất đứng dậy và sử dụng xương sống của họ.

Tượng Djed được tìm thấy trong dòng chữ tượng hình

tại Deir el-Bahri

Ngoài ra, biểu tượng còn xuất hiện trên các bản khắc chữ tượng hình và thậm chí còn là một phần của các công trình kiến trúc. Sự xuất hiện phổ biến của Djed cho thấy rằng biểu tượng này vừa rất quan trọng và vừa rất thiêng liêng trong hệ thống tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại.

Những nét chạm khắc hình chim, chai lọ, sư tử hay những hình lông vũ, bàn tay... có thể chẳng có ý nghĩa gì đối với cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên đối với những người có học thức sống trong thời Ai Cập cổ đại thì những hình ảnh này có những ý nghĩa nhất định, và chúng thường được gọi là "medu netjer" - "lời nói của những vị thần". Còn đối với người Hy Lạp cổ đại, nó được gọi là chữ tượng hình.

Có thể nói chữ tượng hình cổ đại của Ai Cập là một hệ thống chữ viết phức tạp và có sắc thái đáng ngạc nhiên được người Ai Cập cổ đại sử dụng để thể hiện ngôn ngữ của họ trong các văn bia, tượng đài, khu phức hợp tôn giáo và các tòa kiến trúc như kim tự tháp. Đây là một trong những hệ thống chữ viết lâu đời nhất trong lịch sử và có nhiều ý kiến cho rằng đây có thể là tiền thân của hầu hết các hệ thống chữ viết đang được sử dụng ngày nay.

Chữ tượng hình Ai Cập

Trong suốt lịch sử nhân loại, có rất nhiều nền văn minh sử dụng loại chữ viết glyphs, nhưng chỉ có những chữ viết Ai Cập thực sự được coi là chữ tượng hình, vì đó là những chữ viết duy nhất được người Hy Lạp bắt gặp và đặt tên thánh như vậy.

Vậy chính xác thì chúng là gì và điều gì khiến chúng khác biệt với các hệ thống chữ viết khác? Đối với những người mới bắt đầu, chữ tượng hình Ai Cập có sự phức tạp đáng ngạc nhiên trong việc sử dụng chúng. Với mỗi glyph đại diện cho một yếu tố cụ thể hoặc trừu tượng trong một hình ảnh được cách điệu hoặc đơn giản hóa mà vẫn rất dễ nhận biết.

Ý nghĩa chính xác của mỗi chữ tượng hình được cho là phụ thuộc vào ngữ cảnh mà nó xuất hiện. Các dấu hiệu có thể đóng vai trò là các biểu đồ, với mỗi ký hiệu đại diện cho một từ cụ thể, các bản ghi âm, trong đó mỗi ký hiệu đại diện cho một âm thanh cụ thể hoặc như các yếu tố xác định.

Do đó có thể có nhiều ký tự có thể biểu thị cùng một chữ cái và nó cũng sẽ thay đổi, tiến hóa theo dòng thời gian của lịch sử - Ai Cập cổ đại tồn tại như một thực thể thống nhất trong hơn 3.000 năm vì vậy số lượng các ký hiệu được sử dụng lớn hơn nhiều so với những gì hệ thống chữ cái sử dụng. Con số này sẽ lên tới hơn một nghìn chữ tượng hình khác nhau ở nhiều thời điểm khác nhau của lịch sử, với đỉnh cao ước tính khoảng 5.000 chữ tượng hình trong thời kỳ Hy Lạp-La Mã, mặc dù chúng hầu như luôn thay đổi.

Do đó việc đọc và viết các chữ tượng hình phức tạp hơn hệ thống chữ tượng thanh rất nhiều và nó thường được sử dụng bởi giới thượng lưu có học. Chúng được sử dụng chủ yếu cho các văn bản tôn giáo hoặc để tô điểm cho các di tích và các công trình kiến trúc quan trọng khác.

Chữ viết tượng hình sau đó được chuyển thể thành chữ viết Hierate [tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa là linh mục] và Demotic [bình dân]. Đây là những chữ viết đơn giản, được phát triển lần lượt vào thiên niên kỷ thứ ba và thứ nhất trước Công nguyên, và được viết bằng bút sậy sử dụng mực trên các tờ giấy cói. Chúng được sử dụng cùng với chữ tượng hình và không có ý nghĩa thay thế chúng.

Sự tồn tại song song của chữ tượng hình, chữ viết Hierate và chữ viết Demotic được thể hiện rõ nhất trên phiến đá Rosetta, một tấm bia có niên đại khoảng năm 195 TCN, ghi lại một sắc lệnh được ban hành tại thành phố Memphis sau lễ đăng quang của Vua Ptolemy V - một sắc lệnh thiết lập sự sùng bái thần thánh của người cai trị mới.

Sắc lệnh này được viết bằng chữ tượng hình, Demotic và tiếng Hy Lạp cổ đại để cho phép tất cả công dân của đế chế hiểu được sắc lệnh. Tiếng Hy Lạp cổ đại hiện diện trên tấm bia do Vương triều Ptolemaic cai trị Ai Cập vào thời điểm đó là người gốc Hy Lạp-Macedonian, được đặt lên ngai vàng của đế chế sau cuộc chinh phục của Alexander Đại đế.

Hierate được sử dụng chủ yếu cho các mục đích hành chính, trong các tài liệu kinh doanh và cho các văn bản văn học, khoa học hoặc tôn giáo. Demotic được sử dụng cho các ứng dụng thông thường, hàng ngày và dùng cho toàn bộ người dân của xã hội Ai Cập rộng lớn hơn.

Những biểu tượng được sử dụng này có bản chất tương tự như các chữ cái ngày nay; họ dựa vào hình ảnh giống như chữ tượng hình để chuyển tải các âm thanh khác nhau, nhưng các hình dạng đã được đơn giản hóa. Sự phát triển của chữ viết Hierate và Demotic là một sự giới thiệu tuyệt vời về cách hệ thống chữ viết hiện đại phát triển từ các chữ viết cổ, bằng hình ảnh.

Lịch sử của chữ tượng hình

Chúng ta không biết chính xác chúng được phát triển từ khi nào, nhưng chúng ta biết chúng đã có từ rất xa xưa. Có thể ý tưởng về một hệ thống chữ viết tượng hình đã được "du nhập" vào Ai Cập bắt đầu từ chữ viết hình nêm của người Sumer, nhưng giả thuyết này đang được tranh luận rất nhiều.

Bằng chứng lâu đời nhất của chúng ta về chữ tượng hình nguyên thủy có từ khoảng năm 3500 trước Công nguyên, và câu đầy đủ đầu tiên bằng chữ tượng hình thực sự có từ khoảng năm 2800-2700 trước Công nguyên. Cả hai ví dụ này đều được tìm thấy trong các ngôi mộ, với những bức vẽ trên các bình được chôn trong thời kỳ Naqada II và những bức phù điêu của các ngôi mộ thuộc Vương triều thứ nhất.

Bản thân các chữ tượng hình chưa bao giờ bị mất đi - chúng đã được trưng bày ở Ai Cập từ thời xa xưa và được biết đến trên khắp Đế chế La Mã, cũng như Trung Đông và Châu Phi từ Thời kỳ đen tối đến thời kỳ hiện đại.

Chữ tượng hình được người Ai Cập xem như một loại chữ thiêng liêng, và chúng mang đến những liên tưởng về sự huyền bí đối với những người không biết về nó. Kiến thức về cách giải thích hệ thống chữ viết này dần dần bị hạn chế đối với ngày càng ít cá nhân [tầng lớp thầy tu] khi chữ viết Demotic và Hierate trở nên phổ biến hơn trong xã hội Ai Cập và thay thế việc sử dụng chữ tượng hình trong các vấn đề thực tế.

Vào khoảng năm 380, hoàng đế Theodosius I đã tiến hành một loạt các biện pháp hành chính mà ngày nay được gọi là "cuộc đàn áp những người ngoại giáo". Điều này đã khiến cho những người Ai Cập sử dụng chữ tượng hình và các tổ chức cần thiết trong việc duy trì kiến thức về cách chúng được tạo thành và đọc bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo những gì chúng ta biết, chữ tượng hình cuối cùng của Ai Cập cổ đại được khắc vào năm 450 sau Công nguyên, tại Đền Philae. Mặc dù chúng ta không thể xác định được thời điểm mà kiến thức về cách đọc các dấu hiệu này hoàn toàn bị mất, nhưng rất có thể đó là vào khoảng thời gian này. Theo đó những chữ tượng hình tồn tại sau thời gian này là Hieroglyphica của Horapo, giữ lại ý nghĩa chính xác của một số ít chữ tượng hình ban đầu.

Trong suốt thế kỷ thứ ba sau Công nguyên, chữ viết tượng hình ở Ai Cập ngày càng bị thay thế bởi chữ viết Coptic, vốn bắt nguồn từ chữ viết Hy Lạp. Sau đó, trong suốt thời Trung cổ, bản thân ngôn ngữ Ai Cập cũ đã được thay thế hoàn toàn bằng tiếng Ả Rập, và theo đó, ngôn ngữ và chữ viết Ai Câp cổ đại cũng mai một dần theo thời gian.

Ý nghĩa của chữ tượng hình

Ý nghĩa của chữ tượng hình vẫn bị che đậy trong bí ẩn suốt một thời gian rất dài sau đó. Đã có một số nỗ lực giải mã ý nghĩa của chúng trong thế giới Ả Rập thời Trung cổ, đáng chú ý nhất là ở Ai Cập và Iraq ngày nay, và ở Châu Âu trong thời kỳ Phục hưng và Tiền hiện đại, nhưng chúng đều không thành công. Họ đã bị cản trở một phần do thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy để làm cơ sở cho các diễn giải.

Vào thế kỷ 19, chìa khóa để mở ra các chữ tượng hình đã được khám phá lại dưới hình dạng của phiến đá Rosetta. Nhà ngữ văn học và nhà Đông phương học người Pháp Jean-François “the Younger” Champollion đã sử dụng phần Demotic của văn bản để hiểu ý nghĩa của các chữ tượng hình. Điều này, cuối cùng đã trả lại sự hiểu biết về cách đọc chữ tượng hình cho thế giới, được xuất bản trong cuốn sách “Précis” năm 1828 của Champollion.

Vậy chính xác thì bạn có thể đọc những ký hiệu này như thế nào? Đối với người mới bắt đầu, điều quan trọng cần lưu ý là chữ tượng hình phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh của chúng, ngữ cảnh hướng dẫn cách giải thích mỗi biểu tượng trong bất kỳ tình huống nhất định nào. Về mặt này, việc đọc các chữ tượng hình cũng là một nghệ thuật vì nó là một phương pháp nghiêm ngặt.

Chữ tượng hình được chạm khắc theo hàng, theo chiều ngang hoặc chiều dọc, các hàng / cột có thứ tự được phân tách bằng các dòng. Không có khoảng trống hoặc dấu chấm câu, mặc dù một số chữ tượng hình thường chỉ xuất hiện ở cuối các từ.

Một manh mối tốt về cách đọc một dòng là kiểm tra hướng nào của chữ tượng hình không đối xứng. Ví dụ: khi một chữ tượng hình có hình ảnh con người hoặc động vật quay mặt về bên trái, điều đó có nghĩa là văn bản được đọc từ trái sang phải.

Chữ tượng hình vẫn tô điểm cho các bức tường của các di tích, khu đền, cung điện và lăng mộ của Ai Cập cổ đại. Chúng cũng khá phổ biến trên đồ lưu niệm và các mặt hàng khác hướng đến khách du lịch hoặc những người thích sự quyến rũ huyền bí của Ai Cập cổ đại, mặc dù chất lượng bản dịch trên các sản phẩm như vậy vẫn còn nhiều tranh cãi.

Nhưng nếu bạn cũng muốn thử viết một dòng chữ tượng hình, thì hiện nay đã có những tập lệnh có sẵn dưới dạng phông chữ kỹ thuật số để bạn tải xuống và sử dụng. Bảo tàng Penn cũng có một ứng dụng tiện lợi được thiết lập cho phép bạn dịch tên của mình sang chữ tượng hình Ai Cập - mặc dù thứ tự của các biểu tượng không chính xác về mặt lịch sử.

Chủ Đề