Bị rong kinh bao lâu thì hết

Rong kinh là một tình trạng mà nhiều phụ nữ có thể gặp phải. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng cần phải được xử lý kịp thời. Nếu để kéo dài, phụ nữ có thể bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt và thậm chí tăng nguy cơ vô sinh.

1. Rong kinh là gì?

Thông thường, chu kỳ kinh của phụ nữ sẽ kéo dài khoảng 28 đến 32 ngày. Thời gian hành kinh khoảng 3 đến 5 ngày và trung bình mỗi phụ nữ sẽ mất khoảng 50 đến 80ml máu. Máu kinh thường có màu đỏ sẫm, không đông và có thể có nhiều vụn của tế bào niêm mạc âm đạo hoặc các vi khuẩn đã ở sẵn trong âm đạo.

Kinh nguyệt kéo dài là nỗi ám ảnh của phụ nữ.

Rong kinh chính là hiện tượng Kinh nguyệt của chị em kéo dài trên 7 ngày. Lượng kinh ra nhiều khiến chị em phải liên tục thay băng mỗi giờ, thậm chí về đêm bạn vẫn vô cùng khó chịu vì lượng kinh không giảm đi. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho phụ nữ cảm thấy mệt mỏi vì mất nhiều máu.

“Những ngày kinh nguyệt với tôi giống như nỗi ám ảnh. Nhưng khổ sở nhất là lần tôi bị rong kinh, khi đó thời gian hành kinh của tôi kéo dài 12 ngày. Khó chịu vô cùng, cơ thể mệt mỏi vì ra nhiều máu. Tôi không thể thoải mái và yên tâm làm việc. Sau đó đi khám, tôi biết mình bị viêm nội mạc tử cung và được bác sĩ điều trị sớm”, chị Nguyễn Lan Hương [Hà Nội] tâm sự.

2. Những nguyên nhân gây rong kinh

Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rong kinh, tuy nhiên dưới đây là 3 nguyên nhân chính:

Hiện tượng kinh nguyệt của chị em kéo dài trên 7 ngày được gọi là rong kinh.

Rong kinh cơ năng: Ở những lứa tuổi như tuổi dậy thì, tuổi tiền mãn kinh thì rất dễ xuất hiện tình trạng kinh nguyệt kéo dài. Nguyên nhân là do thời điểm này, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ trung tuổi và các bé gái biến đổi nhiều, lượng estrogen có thể đột ngột tăng hoặc đột ngột giảm khiến kéo dài chu kỳ kinh đồng thời lượng máu kinh cũng tăng lên đáng kể.

Khi bắt đầu có kinh trong khoảng 2 năm đầu tiên, các bạn nữ thường có chu kỳ vòng kinh không đều. Chu kỳ kinh có thể kéo dài 21 - 40 ngày, giữa các chu kỳ có thể lệch khoảng 10 ngày. Lưu ý, kinh nguyệt kéo dài có thể đi kèm với hiện tượng cường kinh.

Rong kinh do bệnh lý: Một số loại bệnh lý có thể dẫn tới hiện tượng kéo dài kinh nguyệt như tổn thương thực thể ở tử cung hay buồng trứng, bao gồm một số bệnh như polyp buồng tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, hay ung thư nội mạc tử cung,...

Bên cạnh những nguyên nhân đã nói phía trên, sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có thể khiến thời gian có kinh của bạn được kéo dài hơn.

3. Rong kinh có nguy hiểm không?

Hiện tượng kinh nguyệt kéo dài nếu không được xử trí kịp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường. Cụ thể:

Rong kinh khiến người phụ nữ bị mất nhiều máu và dẫn đến tình trạng thiếu máu, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu mạn tính kèm theo những biểu hiện nguy hiểm như mệt mỏi và khó thở.

Kinh nguyệt kéo dài kèm theo tình trạng đau bụng, mệt mỏi.

Kinh nguyệt kéo dài cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của phụ nữ. Họ không tự tin khi làm việc, sinh hoạt, luôn khó chịu và mệt mỏi, nhiều trường hợp cứ gần đến kỳ kinh thì vô cùng sợ hãi.

Bên cạnh đó, nếu ra máu quá nhiều và kéo dài trong nhiều ngày sẽ là một cơ hội tốt để vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm phần phụ, một số trường hợp viêm nhiễm nặng có thể dẫn đến vô sinh.

Nếu rong kinh là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa như đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, polyp tử cung, hay viêm nội mạc tử cung,... thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Những trường hợp này nếu ủ bệnh lâu ngày có thể gây ra những biến chứng khó lường.

4. Phải làm sao nếu bị rong kinh?

Nếu bị rong kinh, bạn nên lưu ý những điều sau:

Trong trường hợp lượng máu kinh quá nhiều thì chị em nên nghỉ ngơi, tránh gắng sức làm việc để ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất, nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này, qua đó sẽ được điều trị bệnh, đồng thời hạn chế nguy cơ biến chứng.

Nên đi khám để tìm nguyên nhân gây bệnh chính xác.

Giữ lối sống khoa học bằng một số thói quen tốt như chế độ ăn lành mạnh, thường xuyên vận động, giữ tinh thần tươi vui lạc quan, tránh làm việc quá sức, quá áp lực, khiến cơ thể mệt mỏi, kéo dài.

Phụ nữ nên hạn chế chất béo, đồng thời bổ sung một số thực phẩm có chứa nhiều sắt, magie, kẽm, vitamin B1, B6 và vitamin E. Bên cạnh đó, chị em không nên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, rượu và những đồ ăn cay trong kỳ kinh nguyệt.

Ngải cứu: Đây là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt ngải cứu cũng giúp cơ thể điều hòa kinh nguyệt, rất hiệu quả trong việc giảm lượng máu xấu trong cơ thể. Bạn có thể chế biến loại thực phẩm này thành nhiều món ăn thơm ngon hấp dẫn lại vô cùng tốt cho sức khỏe.

Khám phụ khoa định kỳ chính là một lời khuyên hữu ích dành cho phụ nữ. Thông qua khám lâm sàng hoặc có thể làm thêm một số xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị phù hợp cho bạn.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế tin cậy dành cho bạn. Bệnh viện được đầu tư cơ sở máy móc hiện đại để đảm bảo kết quả khám được chính xác nhất. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ của bệnh viện đều là các chuyên gia đầu ngành, có nhiều năm tu nghiệp tại nước ngoài nên bạn hoàn toàn yên tâm về dịch vụ khám chữa bệnh tại đây.

Mọi thắc mắc về vấn đề rong kinh hay những vấn đề sức khỏe khác, chị em có thể liên hệ đến số 1900 56 56 56 để được chuyên gia giải đáp.

Rong kinh là hiện tượng ra máu bất thường trong kỳ kinh của nữ giới do nhiều nguyên nhân gây nên, có những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống hàng ngày. Vậy khi bị rong kinh phải làm sao để chấm dứt những phiền toái này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có ngay câu trả lời.

1. Nguyên nhân và triệu chứng rong kinh

1.1. Nguyên nhân

Khi thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày với lượng máu kinh chảy hơn 80ml/chu kỳ tức là nữ giới đang bị rong kinh. Nguyên nhân thường là do:

- Độ tuổi dậy thì có sự mất cân bằng nội tiết, buồng trứng đang hoàn thiện nên ảnh hưởng tới khả năng tiết hormone. Hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh hệ trục não bộ tuyến yên buồng trứng suy yếu làm ảnh hưởng tới sự sản sinh của các hormone sinh dục.

Chịu căng thẳng trong thời gian dài cũng có thể khiến nữ giới bị rong kinh

- Tác dụng phụ của việc dùng thuốc tránh thai.

- Tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai.

- Thừa cân, béo phì, ăn uống không khoa học.

- Căng thẳng, stress trong thời gian dài.

- Tổn thương ở cơ quan sinh dục gây nên các bệnh lý phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung,... hoặc mắc bệnh lý tự thân như: tuyến giáp, tiểu đường, rối loạn đông máu,…

1.2. Triệu chứng

- Thời gian thay băng vệ sinh nhanh hơn so với bình thường vì ra máu quá nhanh và quá nhiều.

- Lượng băng vệ sinh sử dụng trong những ngày hành kinh tăng lên đột biến.

- Đau bụng kinh, máu kinh vón thành cục.

- Da dẻ vàng vọt, xanh xao; mệt mỏi; choáng, thở dốc.

2. Rong kinh có thể tự khỏi không?

Trước khi giải đáp bị rong kinh phải làm sao chúng tôi muốn các bạn biết rằng về cơ bản, không có bệnh lý nào có thể tự khỏi được cả, rong kinh cũng vậy. Nếu không tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này thì sẽ không có cách can thiệp phù hợp, từ đó, bệnh không những không khỏi mà còn ngày càng kéo dài gây nên nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe.

Đặc biệt, trong trường hợp rong kinh do bệnh lý phụ khoa gây ra mà không điều trị kịp thời thì tác nhân xấu sẽ nhanh chóng lây lan sang các vùng xung quanh, vừa khiến việc điều trị sau đó gặp nhiều khó khăn vừa đe dọa trực tiếp đến sức khỏe sinh sản, khiến nữ giới mất đi thiên chức làm mẹ vốn có.

3. Rong kinh kéo dài có tác động gì đến nữ giới?

Nếu hiện tượng rong kinh chỉ diễn ra một vài lần hay trong thời gian ngắn thì về cơ bản không đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi tình trạng ấy thường xuyên tái diễn và kéo dài thì không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống mà còn là mối nguy đe dọa không nhỏ đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Ý thức được điều này chị em sẽ càng hiểu được tính cấp thiết của việc tìm ra đáp áp bị rong kinh phải làm sao cho mau khỏi.

Rong kinh kéo dài có thể gây nên nhiều bệnh lý phụ khoa đe dọa sức khỏe sinh sản nữ giới

Những ảnh hưởng của rong kinh đến nữ giới, điển hình phải kể đến:

- Ra máu kinh nhiều và kéo dài khiến cuộc sống sinh hoạt và đời sống vợ chồng khó tránh khỏi những bất tiện nhất định.

- Rong kinh kéo dài khiến cơ thể bị mất đi lượng máu nhiều hơn bình thường nên thiếu máu sinh ra các biểu hiện: mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng,...

- Vùng kín thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt nên dễ bị vi khuẩn có hại tấn công, bệnh lý phụ khoa vì thế càng dễ mắc.

- Rong kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn rụng trứng nên sẽ ảnh hưởng nhất định đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.

- Rong kinh có thể là do những bệnh lý bên trong cơ thể, nếu không tìm ra để điều trị ngay thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

4. Phụ nữ bị rong kinh phải làm sao?

Băn khoăn bị rong kinh phải làm sao là câu hỏi chung của nữ giới khi bỗng nhiên một ngày đẹp trời “người bạn” chẳng ai muốn bỗng nhiên lại đến. Trong tình huống này, các bạn cần:

4.1. Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học

Sinh hoạt khoa học là một cách hữu ích giúp hạn chế sự phát triển của rong kinh. Muốn vậy, các bạn nữ cần:

- Khi thấy máu kinh ra nhiều, hãy nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.

- Đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc.

- Giữ tinh thần vui vẻ, tránh xa căng thẳng hoặc stress.

- Chú ý thường xuyên giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng vệ sinh đều đặn.

4.2. Ăn uống hợp lý

Khi có chế độ ăn hợp lý, tình trạng mệt mỏi do mất máu nhiều sẽ được cải thiện, cơ thể được tái tạo lại năng lượng trở nên khỏe khoắn hơn nên cũng sẽ giảm bớt tình trạng máu kinh ra nhiều:

- Chú ý bổ sung tăng cường trái cây tươi và rau xanh vào bữa ăn hàng ngày để ổn định lượng đường trong máu, hạn chế nhiễm trùng và cân bằng nội tiết tố.

- Ăn nhiều ngũ cốc bởi chúng ít glycemic, có khả năng giúp cân bằng nội tiết tố và giảm rong kinh.

- Bổ sung cá biển và các loại cá giàu chất béo để giảm đau, giảm viêm.

- Tăng cường thực phẩm chứa nhiều chất sắt và vitamin B6 để giảm tình trạng thiếu máu, ổn định hệ thần kinh và lượng đường trong máu.

4.3. Đi khám bác sĩ chuyên khoa

Đi khám bác sĩ sản phụ khoa là việc tuyệt đối không được bỏ qua khi chưa biết bị rong kinh phải làm sao. Đây là cách làm có tác dụng tốt nhất vì nó giúp chị em phụ nữ tìm ra lý do bị rong kinh để có phương án xử trí hiệu quả, tránh được tình trạng để bệnh kéo dài gây ra những hệ lụy xấu.

Khám bác sĩ sản phụ khoa sẽ giúp chị em có câu trả lời bị rong kinh phải làm sao

Nếu tình trạng rong kinh ở mức độ nhẹ và xảy ra trong thời gian ngắn thì chỉ cần cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt, kết hợp nghỉ ngơi hợp lý và dùng thuốc cân bằng nội tiết [khi cần thiết] là hiện tượng này sẽ dần chấm dứt. Những người bị thiếu máu do rong kinh kéo dài bác sĩ có thể chỉ định dùng viên tránh thai có chứa estrogen và progesterone để ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Với những trường hợp rong kinh nặng do nguyên nhân bệnh lý, tùy theo từng loại bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Khi đã được kê đơn thuốc, tốt nhất, chị em nên thực hiện đúng những chỉ dẫn về thời gian, liều lượng và loại thuốc sử dụng.

Qua những chia sẻ trên đây hy vọng các bạn đã tìm được hướng xử trí khi băn khoăn bị rong kinh phải làm sao. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với dịch vụ chụp tử cung vòi trứng đã giúp không ít chị em phụ nữ nhanh chóng tìm ra lý do bị rong kinh để có biện pháp điều trị hiệu quả. Chị em cũng có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để tìm hiểu thêm về dịch vụ này hoặc đưa ra những thắc mắc liên quan đến rong kinh, đảm bảo các chuyên viên y tế của bệnh viện sẽ gửi tới chị em những thông tin vô cùng hữu ích.

Video liên quan

Chủ Đề