Bị nhiễm trùng đường tiểu là bệnh gì năm 2024

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở người, nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiết niệu gây nên các cảm giác khó chịu cho người bệnh như đau buốt, nóng rát khi tiểu,... Đây là bệnh lý không khó điều trị nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn trong đường tiết niệu, khiến cơ thể tạo ra các phản ứng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn đó.

Nhiễm trùng đường tiết niệu chia làm 2 nhóm dựa theo vị trí giải phẫu bị nhiễm khuẩn:

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu trên
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở nữ giới, nam giới cũng mắc phải nhưng nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm trùng tiết niệu ở nam giới là do đường bài niệu bị tắc hoặc do những vi khuẩn đặc hiệu như lao, lậu,... gây nên.

Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp:

Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào bộ phận nào của đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phía dưới ảnh hưởng đến niệu đạo và bàng quang. Do đó, các biểu hiện của nhiễm trùng đường tiểu bao gồm:

  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Tăng tần suất đi tiểu mà không tiểu được nhiều
  • Tăng tính khẩn cấp của việc đi tiểu
  • Nước tiểu có máu
  • Nước tiểu đục
  • Nước tiểu có màu như nước trà đặc
  • Nước tiểu nặng mùi
  • Đau vùng chậu ở phụ nữ
  • Đau trực tràng ở nam giới

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu phía trên ảnh hưởng đến thận. Chúng có thể đe dọa tính mạng nếu vi khuẩn di chuyển từ thận bị nhiễm trùng vào máu. Tình trạng này được gọi là urosepsis, có thể gây ra hạ huyết áp, sốc và tử vong. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiểu trên bao gồm:

  • Đau ở phần lưng trên và hai bên
  • Cảm giác ớn lạnh
  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Dấu hiệu cụ thể theo giới tính:
  • Nam giới: Với các triệu chứng trên, giữa nam giới và nữ giới không có sự khác biệt. Tuy nhiên, với nhiễm trùng tiết niệu dưới, ở nam giới đôi khi bao gồm đau trực tràng bên cạnh các triệu chứng chung đã được miêu tả.
  • Nữ giới: Phụ nữ có thể bị đau vùng chậu, bên cạnh các triệu chứng thông thường khác

Nguyên nhân dẫn đến Nhiễm trùng đường tiết niệu:

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo và bắt đầu phát triển nhanh trong bàng quang. Mặc dù hệ thống tiết niệu đã được thiết kế để ngăn chặn vi khuẩn, nhưng các biện pháp phòng thủ đôi khi trở nên thất bại. Khi điều đó xảy ra, vi khuẩn sẽ được giữ lại và phát triển thành các ổ viêm tại hệ tiết niệu.

Nhiễm trùng bàng quang hay viêm bàng quang thường do Escherichia coli [E. coli],một loại vi khuẩn được tìm thấy trong đường tiêu hóa, gây ra. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn được lây lan từ hậu môn đến niệu đạo. Bên cạnh đó, do cấu tạo niệu đạo của phụ nữ gần với âm đạo nên các tác nhân gây ra bệnh lây truyền qua đường tình dục [STDs] dễ tấn công niệu đạo gây viêm.

Các cách điều trị:

Cách điều trị hiệu quả nhất, cần làm theo quy trình sau:

- Đầu tiên cần làm xét nghiệm nước tiểu

- Sau khi có kết quả xét nghiệm, cần đem đến cho bác sĩ theo theo dõi và đưa ra phát đồ điều trị phù hợp nhất.

Cách phòng tránh:

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Bệnh nhân có thể sử dụng nước lọc hoặc nước ép để uống nhằm lọc đường tiết niệu và hỗ trợ điều trị.
  • Vệ sinh sạch sẽ, nên lau chùi từ trước ra sau, tránh thụt rửa và xịt nước sâu vào trong âm đạo. Nên tắm vòi sen hơn là tắm bồn. Mặc quần lót làm từ cotton và tránh các loại quần chật.
  • Trước và sau khi quan hệ tình dục cần vệ sinh sạch sẽ, tránh đặt màng ngăn tinh trùng hoặc dùng thuốc diệt tinh trùng.
  • Nên tiểu thường xuyên và làm rỗng bàng quang hoàn toàn; Thuốc tránh thai có thể gây tương tác với một số loại thuốc kháng sinh, do đó cần báo cho bác sĩ biết nếu đang dùng thuốc tránh thai.

Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh lý thường gặp ở cả nam và nữ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Nhiễm trùng đường tiểu có thể được điều trị tại nhà bằng các phương pháp đơn giản và kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ. Vậy cách trị nhiễm trùng đường tiểu tại nhà như thế nào?

Hệ thống đường tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang-niệu đạo. Đây là cơ quan có nhiệm vụ bài xuất nước tiểu và một số chất do quá trình chuyển hoá tạo ra. Khi đường tiết niệu xảy ra tình trạng viêm hoặc có vi khuẩn xâm nhập sẽ dẫn tới nhiễm trùng đường tiểu.

Một số nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do quan hệ tình dục không phòng tránh an toàn, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ,... Bệnh có thể xảy ra ở người già và trẻ nhỏ, mặc dù không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng nếu để lâu hoặc điều trị muộn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Điều trị nhiễm trùng đường tiểu giai đoạn đầu có thể rất dễ dàng và có thể điều trị tại nhà. Vậy cách trị viêm đường tiểu tại nhà như thế nào?

2.1 Uống nhiều nước

Uống đủ nước là một trong những cách dễ nhất để giúp điều trị nhiễm trùng đường tiểu. Bởi vì, nước giúp các cơ quan đường tiết niệu loại bỏ được chất thải ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả mà vẫn giữ được các chất dinh dưỡng và điện giải. Khi cơ thể đủ nước cũng làm loãng nước tiểu và đồng thời tăng tốc quá trình đào thải nước tiểu khiến cho vi khuẩn khó tiếp cận các tế bào lót các cơ quan tiết niệu, giảm thiểu nguy cơ gây nhiễm trùng.

2.2 Đi tiểu khi có nhu cầu

Việc đi tiểu thường xuyên sẽ có tác dụng giúp đào thải vi khuẩn khu trú trong đường tiết niệu một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, việc đi tiểu khi có nhu cầu cũng làm giảm thời gian tiếp xúc với các loại vi khuẩn có mặt trong nước tiểu với những tế bào trong đường tiết niệu, hạn chế được nguy cơ gây tình trạng nhiễm trùng. Do đó, hãy đi tiểu khi cảm thấy buồn tiểu, không được nhịn tiểu để giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng đường tiểu.

2.3 Sử dụng men vi sinh

Vi khuẩn có lợi hay còn được gọi là men vi sinh sẽ giúp giữ cho đường tiểu khoẻ mạnh và hạn chế được tối đa sự sinh sôi của vi khuẩn có hại. Đặc biệt, một nhóm các chế phẩm sinh học có tên là lactobacilli có thể giúp chữa nhiễm trùng đường tiểu và ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiết niệu, sản xuất hydro peroxide và đồng thời giảm pH nước tiểu, tạo điều kiện kìm hãm vi khuẩn phát triển. Những người bổ sung lactobacillus trong khi sử dụng kháng sinh có thể phát triển kháng kháng sinh ít hơn so với những người bệnh không sử dụng.

2.4 Vệ sinh vùng kín

Đa số nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu là do vệ sinh vùng kín không được đảm bảo, do vi khuẩn từ trực tràng hoặc phân tiếp cận với niệu đạo. Một khi vi khuẩn xâm nhập vào trong niệu đạo thì chúng sẽ đi vào các cơ quan đường tiểu khác và từ đó dẫn tới nhiễm trùng. Vì vậy, sau khi đi vệ sinh hãy dùng khăn giấy lau khô cẩn thận từ trước ra sau, đặc biệt là các bộ phận sinh dục và hậu môn.

Ngoài ra, quan hệ tình dục cũng tạo điều kiện làm cho vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài cơ thể vào trong đường tiết niệu. Do đó, hãy chú ý tới thói quen vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ tình dục như:

  • Đi tiểu trước và ngay sau khi quan hệ tình dục
  • Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn
  • Vệ sinh nhẹ nhàng bộ phận sinh dục đặc biệt là bao quy đầu trước và sau khi tham gia vào các hành vi tình dục
  • Vệ sinh nhẹ nhàng bộ phận sinh dục hoặc đổi bao cao su mới nếu chuyển từ quan hệ tình dục đường hậu môn sang quan hệ đường âm đạo.

2.5 Bổ sung vitamin C

Vitamin C là một chất chống oxy hoá có tác dụng cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch. Vitamin C cũng phản ứng với nitrat trong nước tiểu để tạo thành oxit nitơ nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, vitamin C có thể làm giảm độ pH của nước tiểu khiến cho vi khuẩn ít có khả năng sống sót hơn. Trong một nghiên cứu vào năm 2016 với 38 phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiểu tái phát đã uống vitamin C, men vi sinh và nước ép nam việt quất trong vòng 20 ngày liên tục và sau đó dừng khoảng 10 ngày rồi lại lặp lại chu kỳ trong 3 tháng tiếp theo. Kết quả cho thấy đây là một cách trị nhiễm trùng đường tiểu tại nhà rất hiệu quả.

Tóm lại, nhiễm trùng đường tiểu là bệnh lý thường gặp ở cả nam và nữ, sẽ khiến cho người bệnh đau đớn, khó chịu ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hằng ngày. Nhiễm trùng đường tiểu có thể được điều trị tại nhà bằng các phương pháp đơn giản và kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên, trong trường hợp các triệu chứng không thuyên giảm thì cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chủ Đề