Bé 9 tháng ăn bánh mì được không

Bánh mì, bánh bao là món ăn mà rất nhiều trẻ ưa thích. Thế nhưng, nếu ăn không đúng cũng có thể dẫn tới tử vong.

  • Ăn bánh mì tăng cân nhanh hơn ăn thịt
  • 4 cách bảo quản thực phẩm thừa sau Tết không bị hỏng
  • Lưu ý khi ăn 4 nhóm thực phẩm phổ biến nhất trong bữa cơm hàng ngày

Tử vong vì ăn bánh mì, bánh bao


Một bà mẹ trẻ 30 tuổi, ở thành phố Từ Hi, An Đông, Trung Quốc đã cho con nhỏ của mình ăn vài miếng bánh mì. Đột nhiên, bé bị nghẹn và cô đã cho con uống nước liên tục để hy vọng bánh mỳ sẽ trôi đi. Tuy nhiên càng cho uống nhiều nước, mặt bé càng tái xanh. Khi đưa bé đến bệnh viện thì bé đã tử vong.


Một trường hợp khác, bé trai 3 tuổi khác ở Trung Quốc cũng tử vong vì ăn bánh bao. Trong dịp Tết vừa qua, mẹ của em bé này đã cho con ăn sáng với bánh bao. Tuy nhiên, không ai ngờ rằng, cậu bé bị mắc nghẹn khi mới ăn được nửa chiếc bánh. Người mẹ vội cho con uống nước để giúp con khỏi nghẹn. Tuy nhiên, tình hình không hề được cải thiện, khuôn mặt của cậu bé bỗng xanh lét. Khi đưa cậu bé đến bệnh viện, cơ thể em đã thâm đen và bắt đầu lạnh ngắt, cậu bé đã ngừng thở. Sau nửa giờ, dù các bác sĩ đã cố gắng nhưng không thể cứu sống cậu bé. Theo các bác sĩ cấp cứu, nguyên nhân dẫn đến cái chết của cậu bé là do người mẹ đã cho bé uống nước khi bị nghẹn.



Em bé tử vong do nghẹn trong quá trình ăn bánh bao ở Trung Quốc


Nhiều người nghĩ rằng khi bị nghẹn cứ uống nhiều nước là khỏi. Tuy nhiên thực tế cách làm này chỉ làm tình huống thêm trầm trọng, gây sặc, nếu không cẩn thận nghẹn vào phổi sẽ gây ngạt thở.


Kỹ sư hóa thực phẩm Hồ Thu Thủy cho biết: Trong thành phần bánh mì, bánh bao ngay cả bánh quy đều có chứa bộ nở. Tuy nhiên, trong ruột của bánh mì thường có các lỗ rỗng nên nếu ăn mà uống nước thì các lỗ rỗng trong ruột bánh mì sẽ thấm hút nước.


Vì thế trong trường hợp trẻ ăn bánh mì với miếng to gây nghẹn nếu càng cho uống nước càng nguy hiểm bởi bột nở khi gặp nước giãn ra càng gây nghẹn dẫn đến tắc đường thở. Còn nếu trẻ ăn với những miếng bánh bé khi kết hợp uống nước thì miếng bán sẽ mền ra tự tan hết. Điều này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ, vì vậy khi cho trẻ ăn, tránh cho trẻ ăn với những miếng bánh to. Nếu trẻ bị nghẹn do ăn bánh mì, bánh bao, cần tránh cho trẻ uống nước.



Khi cho trẻ ăn bánh mì, bánh bao, tránh cho trẻ ăn với những miếng bánh to. Ảnh minh họa


Lưu ý khi trẻ bị hóc dị vật, bị nghẹn


Khi nạn nhân bị dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Nếu bị tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn, nạn nhân thường có triệu chứng ho và cố ho, khác để tống dị vật ra ngoài.

Có thể có biểu hiện khó thở hoặc thở bất thường. Nếu bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, nạn nhân không nói được, tay ôm lấy cổ; ở trong tình trạng khó thở, cố gắng thở, mắt trợn ngược, vẻ mặt hoảng hốt. Mặt của nạn nhân đỏ bừng, mạch máu ở cổ nổi phồng; môi và lưỡi bị tím tái dần.


Để giúp tkhắc phục tình trạng hóc dị vật, nghẹn ở trẻ một cách nhanh nhất, bố mẹ cần trang bị cho mình các cách xử lý:


Đầu tiên, hãy đặt bé nằm úp trên đùi mình. Một tay giữ bé, một tay vỗ mạnh vào lưng bé từ 1-5 cái. Điều này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực bé tăng lên, giúp đẩy dị vật trong cổ họng bé ra ngoài.


Hoặc có thể cho trẻ nằm ngửa ra, dùng 2 ngón tay đè và ấn 5 lần lên vị trí nằm giữa xương ức của trẻ, ấn sâu 1,3 đến 2,5 cm cho đến khi vật bị hóc nghẹn bật ra ngoài


Nếu bé dưới 1 tuổi, có thể trực tiếp cầm hai chân con hướng xuống đất, nắm tay rỗng vỗ vào lưng để dị vật bắn ra ngoài


Sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần phải mang trẻ đến bệnh viện kiểm tra, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật bên trong.

 

ĂN DẶM KIỂU NHẬT TỪ 7 ĐẾN 8 THÁNG. BÉ CÓ THỂ ĂN GÌ ?

1. Nhóm cung cấp năng lượng: Cháo nấu tỷ lệ 1:7 có nghĩa là 1 phần gạo với 7 phần nước. Bạn có thể sử dụng nồi cơm điện để nấu cháo nhanh gọn lẹ như links sau:

CÁCH NẤU CHÁO ĂN DẶM KIỂU NHẬT TỶ LỆ 10:1 [ 5 ĐẾN 6 THÁNG]

Mì Udon, somen cắt nhỏ cho bé dễ ăn. Spaghetti thì chưa nên cho bé ăn trong giai đoạn này vì hơi cứng

Ruột trắng bánh mì sandwich, yến mạch thì cho vào nước ấm cho nở với mềm ra rồi mix với các loại rau củ như kiểu nấu cháo vậy. Ở trong nhà lúc nào mình cũng có sẵn bánh mì sandwich, yến mạch, mì somen hay udon để phòng trường hợp lười nấu cháo thì thay thế cho bé ăn.

2. Nhóm rau cải cung cấp vitamin khoáng chất: Cà rốt, Bí đỏ, Bắp cải, Cà Chua, Rau chân Vịt, Cải Xanh, Khoai Tây, các loại trái cây như chuối, kiwi… Hồi 5,6 tháng thì mình lấy nước trái cây ép cho bé uống nhưng bây giờ thì cho bé ăn luôn trái cây xắt nhỏ giầm giầm nhuyễn ra cho bé.

Nhiều bạn hay hỏi Mira sợ cho bé uống nước trái cây sớm bị đau bao tử nên muốn cho ít đường vào cho đỡ chua. Thật ra bên Nhật không ai nói cho bé uống nước trái cây thì bị gì cả, không những vậy từ 7,8 tháng người ta còn cho bé ăn yogurt giầm với trái cây nữa cơ. Bác sĩ chỉ có chú ý một điều là trái cây có nhiều đường nên đừng cho bé uống nhiều quá mắc công béo phì đó các bạn !

3. Nhóm chất đạm: Thịt gà, chọn vùng ức gà cho ít mỡ, cá như cá hồi hay các loại cá trắng. Đậu hũ.
Bé có thể ăn được trứng gà, cheese, yogurt . Những món này hồi 5,6 tháng không ăn được nhưng giờ ăn được rồi.
Thức ăn có thể nêm nếm được bằng nước tương hay bơ mặn [một ít thôi nhé] ,dầu olive, dầu mè hay các loại nước dùng từ rong biển và cá bào. Sữa bò thì cũng có thể sử dụng để nêm thức ăn nhưng để uống thay sữa mẹ hay sữa bột thì phải đợi sau 1 tuổi nha các bạn !!!

ĂN DẶM KIỂU NHẬT TỪ 7 ĐẾN 8 THÁNG. BÉ KHÔNG THỂ ĂN GÌ?

  1. Mật ong có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh. Không được ăn đến tận 1 tuổi nhé.
  2. Mì soba, Cá saba không thể ăn đến tận 1 tuổi do có nguy cơ xảy ra dị ứng.
  3. Các loại hải sản như mực, bạch tuột, tôm, cua ăn khó tiêu, dễ gây táo bón cho trẻ sơ sinh nên các bạn không nên cho bé ăn đến tận 9 tháng nhé.
  4. Các loại cá đỏ, thịt đỏ như cá ngừ, thịt bò, thịt heo thì có thể cho bé ăn nhưng nên cho ăn ít thôi vì khó tiêu và nên tránh những chỗ có nhiều mỡ để bé không bị béo phì.
  5. Các loại gia vị mạnh như Gừng, Wasabi, Tiêu, Ớt, Tỏi, Cà ri … Không được cho bé ăn đến tận 1 tuổi.
  6. Các loại nước ngọt có gas, bánh ngọt, kem, snack, trà, cà phê, rượu bia, bánh kẹo đều không được cho bé ăn đến tận 1 tuổi. Lý do và vì các loại bánh ngọt, nước ngọt thì chứa nhiều đường, không tốt cho cơ thể của bé dễ gây béo phì. Ngoài ra những món này quá ngon nên sau khi cho bé ăn một lần xong thì bé sẽ mê ly, đòi ăn hoài và không chịu ăn những món từ rau cải tốt cho sức khỏe của bé nữa.
  7.  Mira cho bé ăn tráng miệng hay ăn xế chơi bằng các loại bánh ăn dặm dành riêng cho bé của Nhật.
    Ngoài ra mình thường xuyên cho bé ăn Yogurt loại blend không đường, sau đó cho thêm bột đậu nành mè đen sốt đường đen hay trái cây dầm vào cho bé ăn. Món này rất tốt cho sức khỏe và tiêu hóa của bé. Siêng hơn thì mình làm Kanten sữa tươi hay trái cây cho bé ăn, nhớ là Kanten phải làm mềm chứ đừng làm cứng dai quá dễ khiến bé mắc cổ họng khi nuốt. Kanten là món tráng miệng rất tốt cho sức khỏe của bé, dễ tiêu, ngăn ngừa táo bón.

———————————————————

Mời bạn tham khảo thêm một số  bài viết khác tại : Nuôi Con Kiểu Nhật – Ăn dặm kiểu Nhật

Video liên quan

Chủ Đề