Bé 6 tháng nặng bao nhiêu kg

Trẻ 6 tháng khi ăn dặm nên làm quen bắt đầu bằng 1 bữa bột, sau đó nâng lên 2 bữa bột vào 7-8 tháng và ăn 3 bữa khi được 9 -11 tháng. Ngoài các bữa bột cơ bản, trẻ có thể được giới thiệu các món bổ dưỡng khác, chế biến từ dạng xay nhuyễn đến thô dần. Một số món ăn bổ dưỡng mà bạn có thể thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi như trái cây, rau củ xay nhuyễn, cháo ngũ cốc hoặc cơm nát… Trẻ không nên dùng mật ong hoặc sữa tươi cho đến khi được 1 tuổi, sữa chua có thể cho bé ăn khi con được 9 tháng.

Tùy vào khả năng mỗi trẻ, việc chế biến các thực phẩm ở dạng bánh hoặc các miếng nhỏ đã được chế biến chín, mềm… giúp trẻ thích thú hơn khi được học kỹ năng ngồi bàn, cầm nắm, khám phá và tự ăn đồ mình thích, hơn nữa ăn thô sớm hiện được chứng minh là giúp trẻ trẻ học nhai và nuốt tốt hơn ngay cả khi chưa có răng nào. 

>>> Bạn có thể xem thêm: Bé 6 tháng ăn được gì? Bí quyết dinh dưỡng quan trọng cho trẻ 6 tháng

Trẻ 6 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? 

Không chỉ cần biết bé 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu hay trẻ 6 tháng bú bao nhiêu là đủ, bạn cũng nên quan tâm trẻ 6 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ. Bé 6 tháng tuổi cũng đang phát triển rất nhanh về thể chất và tinh thần. Đây cũng là giai đoạn mà bé sẽ đạt được nhiều cột mốc phát triển quan trọng chẳng hạn như có thể ngồi mà không cần hỗ trợ, cười nói và bập bẹ nhiều hơn…

Để bé tăng trưởng và phát triển tốt nhất thì giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng. Theo các chuyên gia y tế, trẻ 6 tháng tuổi sẽ cần ngủ khoảng 12 – 15 giờ mỗi ngày, trong đó, bé cần ngủ 2 – 3 giấc ngủ ngắn, mỗi giấc khoảng 1 – 3 giờ vào ban ngày và 9 – 11 giờ vào ban đêm. Ở giai đoạn này, bé đã có thể bắt đầu ngủ trong thời gian dài, thậm chí có bé đã ngủ xuyên đêm.  

Thời điểm 6 tháng tuổi cũng là lúc bé đã nhận thức được giữa ngày và đêm, do đó, mẹ cần tập cho con ngủ theo thời gian cố định. Để tập cho bé tự đi ngủ đúng giờ, có nề nếp, mẹ có thể thử các biện pháp phương pháp luyện ngủ như phương pháp luyện ngủ không nước mắt, phương pháp Cry It Out… 

Ngoài ra, khi bé ngủ, cần giữ môi trường yên tĩnh, thoải mái, đồng thời cho bé mặc quần áo thoáng mát để bé có giấc ngủ thoải mái nhất. 

Ở giai đoạn này, ngoài bú – ngủ - chơi, bé có thêm một hoạt động mới không kém phần “long trọng” đó chính là ăn dặm. Và vì thế mà những khái niệm ăn ít, ăn nhiều hay “bụ bẫm”, thấp còi bắt đầu ra đời theo số lượng bát bột mà bé ăn mỗi ngày. Vậy thì có phải cứ ăn nhiều là sẽ tăng cân tốt không? Bé có bị thừa cân không nhỉ? Trẻ 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg và mẹ có thể làm gì để bé tăng cân lành mạnh. Mẹ đọc bài viết này để tìm ra lời giải đáp cho mình nhé!

Mục lục

Trẻ 6 tháng nặng bao nhiêu kg?

Có một cách cực dễ nhớ dành cho mẹ để biết bé 6 tháng nặng bao nhiêu cân. Đó là mẹ chỉ cần lấy cân nặng lúc mới sinh của bé rồi nhân đôi.

Thông thường, một em bé sơ sinh mới chào đời có cân nặng dao động từ 3 – 4kg. Nếu bé sinh đủ tháng và phát triển bình thường thì sẽ tăng cân đều hàng tháng. Trung bình 3 tháng đầu trẻ tăng cân rất nhanh [900 - 1.100gr/tháng]; 3 tháng tiếp theo trẻ tăng cân 500 - 600gr/tháng; 6 tháng tiếp theo tốc độ tăng cân giảm dần và nằm trong khoảng 300-400gr/ tháng. 

Vậy có sự khác nhau giữa cân nặng bé trai và bé gái như thế nào? Bé trai 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Và bé gái 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Mời mẹ theo dõi tiếp bài viết.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế Giới [WHO]:

  • Bé gái 6 tháng tuổi nặng trung bình là 7,3kg
  • Bé trai 6 tháng tuổi nặng trung bình là 7,9kg

Như vậy bé 6 tháng rưỡi nặng 7 kg là điều bình thường, con phát triển trong vùng phát triển của mình, mẹ có thể an tâm nhé.

>> Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

>> Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng [0-12 tháng]

Lo lắng có lẽ là phản ứng đầu tiên của mẹ khi đối chiếu cân nặng của bé nhà mình với số liệu này. Không chỉ lo lắng về vấn đề thiếu cân, ba mẹ ngày nay còn có những băn khoăn khi con thừa cân, nhưng nhìn chung, 6 tháng nữa là quá sớm để lo lắng về điều này. Bởi thế trên đời sẽ không tồn tại cái gọi là béo phì hay bảng cân nặng chuẩn cho bé từ 0-12 tháng đâu mẹ nhé! Năm đầu tiên của cuộc đời là thời kỳ phát triển mạnh mẽ về thể chất của bé nên sẽ có rất nhiều thay đổi về cân nặng và những biến đổi này luôn diễn ra rất nhanh. Ở độ tuổi này, nếu bé không tăng cân như bình thường thì đó mới là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.

Chỉ số cân nặng cụ thể của từng bé sẽ khác nhau và đó chỉ là một con số mang tính thời điểm. Điều quan trọng là mẹ cần theo dõi quá trình tăng trưởng cân nặng của bé, kết hợp với các chỉ số khác như chiều cao, số đo vòng đầu… để có cái nhìn tổng thể về quá trình phát triển thể chất của bé. Mẹ tham khảo thêm Bảng theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng để hiểu thêm về điều này.

Nhìn chung trẻ 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg sẽ phụ thuộc vào mức độ ăn uống [đầu vào] và khả năng vận động thể chất [đầu ra] của bé. Do vậy để bé tăng cân lành mạnh, việc áp dụng chế độ dinh dưỡng và nếp sinh hoạt hợp lý cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng. Mẹ hãy đọc tiếp để tìm hiểu cách làm nhé!

Bé 6 tháng tuổi

Mẹ làm gì để hỗ trợ bé 6 tháng tuổi tăng cân lành mạnh?

Ăn bú ngủ chơi luôn là nhu cầu cá nhân của mỗi bé. Thế nhưng để những hoạt động này được phối kết thật nhuần nhuyễn, giúp bé phát triển thể chất tối ưu thì vai trò điều phối của mẹ rất quan trọng. 

Ăn như thế nào?

Bé 6 tháng ăn bao nhiêu ml sữa?

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, bé sẽ cần bú khoảng 750 – 900ml sữa mẹ hoặc sữa công thức [tương đương với 3 – 4 lần bú mỗi ngày, mỗi lần khoảng 180 – 250ml]. 

Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì? Ăn dặm như thế nào?

6 tháng tuổi là lúc bé mới bắt đầu làm quen với những hình dạng, kết cấu và mùi vị mới mẻ của đồ ăn. Do đó ăn dặm chỉ mang tính chất giới thiệu, mẹ hãy để bé tập làm quen dần dần, thật kiên nhẫn và dứt khoát nói không với việc ép bé ăn ngay từ đầu.

Mỗi khi giới thiệu một loại thực phẩm mới, mẹ nên lặp lại 3 ngày liên tiếp để chắc chắn rằng bé không bị dị ứng với thực phẩm đó.

Ăn dặm là hoạt động khám phá đầy thú vị

Kết hợp ăn sữa và ăn dặm như thế nào?

Dinh dưỡng của bé vẫn đến chủ yếu từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm bé cần đến những chất dinh dưỡng bổ sung từ thức dặm. Bởi vậy việc kết hợp ăn sữa và ăn dặm sao cho bé tiếp nhận đồ ăn dặm mà vẫn nhận được đủ chất dinh dưỡng từ sữa có ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của bé.

Tại thời điểm bắt đầu này, ăn dặm giống như một hoạt động khám phá, vì thế nếu bé quá đói bụng sẽ có xu hướng quấy khóc và từ chối ăn dặm. Mẹ hãy sắp xếp thời gian sao cho bé ăn sữa trước rồi có khoảng nghỉ tầm 30 phút rồi mới giới thiệu đồ ăn dặm. Mẹ nên cho bé ăn dặm 1 bữa trong ngày và tránh ăn ngay trước khi đi ngủ nhé!

Thức ăn dặm dù là rau củ hấp hay bột loãng thì hệ tiêu hóa còn non nớt của bé vẫn cần thời gian để thích nghi và tiêu hóa. Thức ăn dặm không những chẳng giúp bé ngủ ngon hơn mà còn khiến bé trằn trọc khó ngủ do cơ thể phải làm việc vất vả để tiêu hóa thức ăn. Bởi vậy mẹ đừng quên rằng bé chỉ ngủ ngon và phát triển tốt khi được ăn đủ lượng sữa mà cơ thể cần.

Vận động ra sao để hợp lý?

6 tháng tuổi là giai đoạn bé phát triển nhanh về các kỹ năng vận động thể chất và tinh thần. Bé sẽ đạt được nhiều mốc phát triển quan trọng chẳng hạn như có thể ngồi vững mà không cần mẹ hỗ trợ, cười nói cũng như bập bẹ nhiều hơn…Một số bé đã có thể biết bò và háo hức bò khắp nơi để khám phá thế giới xung quanh. Vận động thể chất thúc đẩy các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, nhờ đó bé ăn hiệu quả hơn và có giấc ngủ sâu hơn. 

Những giờ bé thức, mẹ hãy tạo điều kiện để bé được vận động tích cực như tập trườn, tập bò. Mẹ có thể đặt những món đồ đa chất liệu xung quanh bé để khuyến khích bé di chuyển và khám phá.

Hơn nữa, chơi với bé cũng là hoạt động tương tác giúp gắn kết mẹ và con. Nếu mẹ bắt đầu đi làm trở lại vào giai đoạn này, việc dành thời gian chơi với bé càng cần được chú trọng. Lúc này những hoạt động đơn giản chỉ trong vài phút như massage nhẹ nhàng trước giờ đi ngủ hay cho bé “đi máy bay” cùng một giai điệu vui tươi mà bé hào hứng đón nhận, cũng được xem là một bài vận động chất lượng rồi đó mẹ!

Ngủ làm sao cho đủ chất và đủ lượng?

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của bé. Trẻ 6 tháng tuổi sẽ cần ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày, trong đó, bé cần ngủ 2 giấc ngủ ngắn, mỗi giấc khoảng 2 giờ vào ban ngày và 11-12 giờ vào ban đêm. Để bé ngủ đủ, một nếp sinh hoạt khoa học và phù hợp với bé đóng vai trò quyết định. Mẹ hãy quan sát các hoạt động ăn, bú, chơi của bé để có sự điều chỉnh hợp lý nhất.

Để có giấc ngủ thật dài và thật sâu, bé cần có khả năng tự ngủ. Giấc ngủ của một em bé 6 tháng tuổi vẫn còn rất “ồn ào” và có khoảng chuyển giấc. Những lúc như thế, nếu chưa biết tự ru mình ngủ lại, bé sẽ bị tỉnh giấc và khóc lóc tìm mẹ để được hỗ trợ. Không chỉ bé mà mẹ cũng chẳng thể có một giấc ngủ chất lượng sau một ngày dài cần được nghỉ ngơi.

Ngoài ra, khi bé ngủ mẹ cần giữ môi trường yên tĩnh và thoải mái, đồng thời cho bé mặc quần áo thoáng mát giúp bé có giấc ngủ ít bị gián đoạn bởi các yếu tố bên ngoài nhất.

Nếu mẹ vẫn đang băn khoăn với việc thiết lập lịch sinh hoạt như thế nào, cùng con vận động đúng cách ra sao, cùng con ăn dặm khoa học thế nào và làm sao để con biết tự ngủ xuyên đêm, mẹ hãy đến với POH nhé!

Tại POH, các bé đều được tư vấn sinh hoạt bài bản để đảm bảo giấc ngủ sinh lý CẦN THIẾT là 11-12 tiếng/đêm. Đồng thời con được vận động đúng cách giúp tăng cường trao đổi chất, phát triển thể chất thuận lợi, các mốc nhạy cảm về vận động đến sớm, tránh hiện tượng trốn lẫy, trốn bò và chậm đi…

Nhờ đó, con còn được tăng cường liên kết thần kinh, phát triển các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Mời mẹ tìm hiểu ngay các khóa học của POH nhé!

POH Easy Two: Giúp con ngủ xuyên đêm & ăn dặm thành công //poh.vn/easy-two 

POH Acti: Giúp con phát triển toàn diện não bộ, giác quan, vận động… ngay từ sớm //poh.vn/acti



 

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Chủ Đề