Bao tự là ai

Chia sẻ bằng cả trái tim! Công đức vô lượng!


Bao Tự là con gái của một người tiểu tì, là Vương Hậu của Chu U Vương. Thời Hạ Hậu thị [nhà Hạ] suy vi, có hai con rồng thần vào sân đình của Vua tự xưng là Vua nước Bao. Triều đình bèn tế lễ, rồng thần nhả lại dãi và được lưu vào hộp gỗ. Từ đời nhà Hạ qua đời nhà Thương không ai dám mở hộp dãi rồng. Đến thời Chu Lệ Vương mở hộp ra xem, nước dãi biến thành con thằn lằn đen chạy vào hậu cung, làm một cung nữ mới 12 tuổi mang thai. Sau 38 năm, người cung nữ đó sinh ra một bé gái đẹp như thiên thần, sợ là vật tai dị nên vứt đứa trẻ xuống sông Thanh Thủy.

Thời Chu Tuyên Vương có câu đồng dao: “Gỗ dâu làm cung, gỗ cơ làm bao, bao đựng tên sẽ diệt nhà Chu”. Một đôi vợ chồng không biết có lệnh cấm bán gỗ dâu và gỗ cơ, mang ra chợ bán liền bị triều đình truy bắt. Họ chạy trốn giữa đường thì gặp đứa trẻ bị thả trôi sông, bèn ôm mang theo đến Bao quốc. Khi người nước Bao có tội, bèn lấy một cô gái dâng hiến cho Chu U Vương chuộc tội. Cô bé lớn lên chính là Bao Tự. Sau này Bao Tự sinh được một người con trai tên là Bá Phục. Chu U Vương bèn phế bỏ Vương Hậu Thân Khương mà lập Bao Tự thành Vương Hậu, lại phế Thái Tử Nghi Cữu để lập Bá Phục làm Thái Tử.

Chu U Vương bị Bao Tự mê hoặc, không màng đến chuyện chính sự quốc gia, thường xuyên tùy ý ra ngoài săn bắn để làm thỏa mãn Bao Tự, để Bao Tự được vui. Chu U Vương đam mê trong thú vui uống rượu, để cho cung nữ múa hát vui chơi, ngày cũng như đêm. Bao Tự rất ít khi cười, Chu U Vương tìm mọi cách để làm Bao Tự cười nhưng đều không thành. Quanh đất nhà Chu cai trị vốn xây nhiều tháp dầu để khi có giặc kéo đến thì đốt các cột lửa báo hiệu cho chư hầu đến cứu. Chu U vương sai đốt lửa cho chư hầu mang quân đến để cho Bao Tự cười. Quân chư hầu mấy nước lân cận trông thấy các cột lửa cháy, ngỡ là có giặc bèn hớt hải mang quân đến cứu. Đến kinh thành, thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, không có giặc giã gì cả. Các chư hầu ngơ ngác nhìn nhau. Bao Tự ở trên đài trông thấy bật tiếng cười lớn. U Vương vô cùng hoan hỉ vì làm được cho Bao Tự cười. Xong U Vương lệnh cho các chư hầu rút quân về vì không có giặc. Từ lần Bao Tự cười, U Vương rất mừng, lại sai đốt lửa phong đài lần nữa và các chư hầu lại bị lừa. Từ đó các chư hầu mất lòng tin vào Thiên tử nhà Chu.

Sau này do các chư hầu không tin nữa nên khi nhìn thấy đốt lửa ở phong đài thì cũng không đến nữa. Có người trung thần can gián không được làm như vậy thì bị giết chết. Chu U Vương chỉ nghe theo lời của Bao Tự. Triều đình trên dưới lừa dối nhau, lòng dân ly tán. Thân hầu cha liên hợp với nước Tằng, Tây Di, Khuyển Nhung cùng công đánh Chu U Vương. Chu U Vương vội cho đốt lửa phong đài để hiệu triệu chư hầu tới cứu, nhưng các chư hầu đã từng bị lừa nên tưởng Vua đùa, không mang quân tới nữa. Thế rồi Chu U Vương bị giết ở núi Ly Sơn, Bao Tự bị bắt đi, tài sản nhà Chu đều bị lấy hết. Chư hầu theo ý nguyện của Thân hầu, lập con trưởng của Chu U Vương là Cơ Nghi Cữu lên ngôi, tức là Chu Bình Vương. Từ đó về sau trên thực tế nhà Chu không khác gì một nước chư hầu.

Kinh Thi có câu: “Hách hách tông Chu, Bao Tự diệt chi” [Kinh đô nhà Chu thì rạng rỡ, vì nàng Bao Tự điêu tàn] là chỉ điều này.

Có thơ rằng: Bao thần long biến, thực sinh Bao Tự, hưng phối U Vương, phế Hậu, Thái Tử, cử phong trí binh, tiếu khấu bất chí, Thân hầu phạt Chu, quả diệt kỳ tự.

[Tạm dịch: Thần linh nước Bao hóa rồng, thực tế sinh nàng Bao Tự. Bao Tự lấy Chu U Vương, U Vương phế Hoàng Hậu và Thái Tử, đốt lửa phong đài hiệu triệu chư hầu, Bao Tự cười lớn vì không có giặc đến. Thân hầu thảo phạt nhà Chu, quả nhiên giết chết U Vương].

CÁC CÂU CHUYỆN KHÁC TRONG QUYỂN 7 – NGHIỆT BẾ TRUYỆN

  Tải Sách Liệt Nữ Truyện [Bản in PDF] [797 downloads]

  Tải Sách Liệt Nữ Truyện [.docx] [595 downloads]


Chia sẻ bằng cả trái tim! Công đức vô lượng!

Theo phong tục của người Hoa, ngày "Tam Nương" là khoảng thời gian đem lại sự xui xẻo cho gia chủ, một tháng sẽ có một tháng có 6 như vậy, tính theo lịch âm là các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27. Những ngày đó chính là ngày sinh và mất của 3 đại mỹ nhân đã khiến cả một Vương triều sụp đổ, gồm có Muội Hỉ, Đắc Kỷ và Bao Tự.

Ngày Tam Nương là một trong những thời điểm kiêng kỵ trong tháng của người Hoa

Trong khi Muội Hỉ và Đắc Kỷ đều khiến vị Vua của mình yêu say đắm và bỏ bê việc nước, lũng đoạn triều đình, thì có lẽ Bao Tự là trường hợp đặc biệt nhất khi nàng gần như chẳng cần phải làm gì, chỉ cần… cười cũng khiến cả Vương triều nhà Chu phải diệt vong. Nghe khá vô lý, nhưng khi lật lại những gì được ghi chép trong lịch sử, sẽ thấy đây là lý do… cực kì vô lý.

Nguồn gốc của Bao Tự được Sử ký Tư Mã Thiên ghi lại mang màu sắc truyền thuyết. Đông Chu Liệt Quốc của Phùng Mộng Long cũng thêm bớt một vài tình tiết nhưng về đại thể vẫn giữ nét truyền thuyết đó. Chu bản kỉ trong Sử ký Tư Mã Thiên chép:

"Thời nhà Hạ suy vi, có 2 con rồng thần vào sân đình của vua tự xưng là vua nước Bao. Triều đình bèn tế lễ, rồng thần nhả lại dãi và được lưu vào hộp gỗ. Từ đời nhà Hạ qua đời nhà Thương không ai dám mở hộp dãi rồng. Đến thời Chu Lệ Vương mở hộp ra xem, nước dãi biến thành con thằn lằn đen chạy vào hậu cung, làm một cung nữ mang thai. Sau đó người cung nữ sinh ra một bé gái, sợ là vật tai dị nên vứt đứa trẻ đi.

Thời Chu Tuyên Vương, có câu đồng dao: "Gỗ dâu làm cung, gỗ cơ làm bao, bao đựng tên sẽ diệt nhà Chu". Một đôi vợ chồng không biết có lệnh cấm bán gỗ dâu và gỗ cơ, mang ra chợ bán liền bị triều đình truy bắt. Họ chạy trốn giữa đường thì gặp đứa trẻ bị bỏ rơi, bèn ôm mang theo đến nước Bao. Cô bé lớn lên chính là Bao Tự, rất xinh đẹp. Người nước Bao phạm tội với Chu U Vương bèn mang Bao Tự dâng vua để thoát tội".

Sắc đẹp của Bao Tự có thể khiến bất cứ "đấng mày râu" nào gục ngã mà chẳng cần đến nụ cười

Cũng từ đây, cuộc đời nàng Bao Tự sang một trang mới, bắt đầu kéo theo những sóng gió cho nhà Chu. Về sau, người nước Bao phạm tội với Chu U Vương, bèn mang Bao Tự dâng Chu U Vương để thoát tội. Bao Tự được Chu U Vương sủng ái nhất. Năm 778 TCN, Bao Tự sinh một con trai tên Cơ Bá Phục. Chu U Vương đối với Bao Tự càng thêm sủng ái.

Năm 774 TCN, Chu U Vương phế Thân Hậu con gái của Thân Hầu, vua nước Thân, chư hầu của nhà Chu. Bên cạnh đó, Chu Vương còn phế cả ngôi vị của Thái tử Nghi Cữu, con trai của Thân hậu. Bao Tự được lập làm Vương hậu thay thế, còn Cơ Bá Phục được lập làm Thái tử.

Trong Sử ký Tư Mã Thiên có ghi chép về Bao Tự. Vì một nụ cười của nàng, Chu U Vương đã làm mất nước vào tay quân Khuyển Nhung:

"Bao Tự không thích cười. Để làm nàng cười, nhà vua đã tìm đủ mọi cách chiều chuộng. Khi ấy, quanh đất nhà Chu cai trị vốn xây nhiều tháp dầu để khi có giặc kéo đến thì đốt các cột lửa báo hiệu cho chư hầu đến cứu. Chu U vương chợt nghĩ ra việc đốt lửa cho chư hầu đến để cho Bao Tự cười. Quân chư hầu mấy nước lân cận trông thấy các cột lửa cháy, ngỡ là có giặc bèn hớt hải mang quân đến cứu. Đến kinh thành, thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, không có giặc giã gì cả. Các chư hầu ngơ ngác nhìn nhau. Bao Tự ở trên đài trông thấy bật lên tiếng cười khúc khích.

Chu U vương thích quá. Đến một thời gian sau, ông lại sai đốt lửa lần nữa và các chư hầu lại bị lừa để Bao Tự có được tiếng cười. Đến khi Thân hầu liên hợp nước Tằng cùng Khuyển Nhung đến, U vương vội đốt lửa gọi chư hầu, song các chư hầu nghĩ đó là màn trêu chọc của U vương nên không đến. Nhà Chu do đó bị đánh bại".

Chỉ vì nụ cười khúc khích của Bao Tự, Chu U Vương đã khiến quân chư hầu trở thành trò cười và cái kết đã được báo trước

Thân hậu và Thái tử Nghi Cữu bị phế, bèn nương nhờ mẫu quốc là nước Thân [nay là vùng Nam Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc]. Cha Thân hậu là Thân Hầu bèn liên hệ với nước Tằng [nay là vùng Phương Thành, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc] cùng với quân Khuyển Nhung bên ngoài kéo vào đánh úp Cảo Kinh. Chu U Vương vội cho đốt lửa hiệu triệu chư hầu tới cứu, nhưng các chư hầu bị lừa vài lần nên tưởng vua đùa, không tới nữa. Chu U Vương mang Bao Tự và con nhỏ bỏ chạy, bị quân Khuyển Nhung đuổi theo giết chết. Riêng Bao Tự bị vua Khuyển Nhung bắt về cung để mua vui. Lúc đó là năm 771 TCN.

Quân Khuyển Nhung cướp phá giết người kinh thành. Thân Hậu ân hận mang họa cho dân Cảo Kinh bèn viết thư triệu các nước chư hầu Tấn, Tần, Trịnh đến đánh quân Khuyển Nhung. Quân ba nước kéo đến đánh tan quân Nhung. Bao Tự bị bắt trong cơn hỗn loạn. Từ đây, không còn thông tin gì về người đàn bà "hồng nhan họa thủy" này nữa.

Bao Tự đến thế gian một cách bí ẩn và biến mất cũng vô cùng bí ẩn không dấu vết

Truyền thuyết về Bao Tự, cũng từ đây trở nên vô cùng nổi tiếng và xuất hiện trong phim ảnh, game online. Một trong số đó phải kể đến Giang Sơn Mỹ Nhân hiện đang là tựa game chiến thuật phổ biến tại Trung Quốc và đã phát hành tại Việt Nam thời gian gần đây. Trò chơi này khai thác bối cảnh thời Xuân Thu - Chiến Quốc thay vì Tam Quốc đã quá nhàm chán vài năm qua.

Giang Sơn Mỹ Nhân là tựa game chiến thuật SLG hiếm hoi hiện nay tại Việt Nam sở hữu gameplay và đồ họa Top đầu

Trong Giang Sơn Mỹ Nhân, Bao Tự có thiết kế rất đặc biệt với đôi cánh giống như Thiên thần trong truyền thuyết phương Tây. Tuy nhiên thực tế đây là cách thiết kế của NSX ám chỉ Bao Tự là Tiên nữ được Ngọc Hoàng Thượng Đế sai xuống thử lòng con người trong ngày Tam Nương. Bên cạnh đó, sắc đẹp "hồng nhan họa thủy" của nàng cũng được thể hiện rất rõ nét.

Vẻ đẹp đầy "ma mị" của Bao Tự trong Giang Sơn Mỹ Nhân với khuôn mặt lạnh băng không nụ cười

Bộ kĩ năng của Bao Tự trong trò chơi này dường như được ưu ái hơn nhiều nữ tướng khác. Nàng vừa có khả năng hồi nộ, hút 100 nộ của đối phương, lại vừa tăng 100 nộ cho bản thân và đồng minh. Đây là nhân vật không thể thiếu trong mọi đội hình nếu muốn có khả năng tấn công nhanh, chớp nhoáng để giành thắng lợi.

Game thủ muốn trải nghiệm thử mỹ nhân này, có thể tải về tại đây: //gsmn.onelink.me/j2Oj/gamek

Không làm mà vẫn muốn có ăn thì chỉ có đi… ăn cướp! Đây chính là bí kíp cướp trong game

Theo Trí Thức Trẻ Copy link

Link bài gốc Lấy link

Video liên quan

Chủ Đề