Bao nhiêu ca tử vong ở việt nam

Thế giới ghi nhận hơn 6 triệu ca tử vong vì COVID-19

[ĐCSVN] – Tính đến sáng ngày 11/3/2022 [giờ Việt Nam], thế giới ghi nhận có tổng cộng 452.921.035 ca nhiễm COVID-19, trong đó 6.049.774 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.543.319 ca nhiễm mới và 5.994 ca tử vong vì dịch bệnh.

Theo trang thống kê thống kê trực tuyến worldometers.info, châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, với 163.128.292 ca nhiễm, trong đó có 1.733.961 ca tử vong. Tiếp đến là châu Á với 123.517.563 ca nhiễm và 1.367.454 ca tử vong. Bắc Mỹ ghi nhận 95.574.396 ca nhiễm và 1.422.626 ca tử vong; Nam Mỹ có 55.049.765 ca nhiễm và 1.266.111 ca tử vong; châu Phi có 11.611.013 ca nhiễm bệnh và 251.457 ca tử vong. Châu Đại Dương ghi nhận 4.039.285 ca lây nhiễm và 8.150 ca tử vong.

Hết ngày 10/3, châu Âu ghi nhận 788.622 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó 1.895 ca tử vong vì dịch bệnh. Pháp, Anh, Nga là các quốc gia dẫn đầu khu vực về số ca nhiễm COVID-19. Hiện Pháp ghi nhận 23.308.880 ca nhiễm bệnh và 139.880 ca tử vong; Anh có 19.373.884 ca nhiễm và 162.482 ca tử vong. Nga ghi nhận 17.191.300 ca lây nhiễm, trong đó 358.911 ca tử vong vì COVID-19.

Cơ quan Y tế quốc gia Pháp ngày 10/3 cho biết nước này đã ghi nhận thêm 74.818 ca mắc mới COVID-19, tăng mạnh so với con số những ngày trước đó. Tuy nhiên, số bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt trong 24h qua giảm so với tuần trước đó.

Cùng ngày, Viện Pasteur đã công bố đánh giá về tình hình COVID-19 tại khu vực đô thị Pháp, theo đó dự báo tỷ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi Pháp dỡ bỏ các hạn chế y tế phòng dịch vào ngày 14/3 sắp tới có thể tăng từ 50% đến 130% so với những tháng trước đó trong năm nay. Viện Pasteur nhận định số ca mắc mới hàng ngày có thể vượt qua 100.000 ca trong tháng 3 này.

Trước đó, Chính phủ Pháp thông báo đến ngày 14/3, Pháp sẽ không bắt buộc phải đeo khẩu trang tại các khu vực trong nhà, ngoại trừ trên các phương tiện công cộng và các cơ sở y tế. Người dân cũng không cần phải trình chứng nhận đã tiêm vaccine tại hầu hết các địa điểm công cộng trong nhà, ngoại trừ bệnh viện, nhà dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc.

Châu Á hiện đang là điểm nóng của dịch COVID-19 khi biến thể Omicron tiếp tục lây lan mạnh. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 577.647 ca mắc và 1.799 trường hợp tử vong mới vì đại dịch.

Hàn Quốc ghi nhận ngày thứ 2 liên tiếp, số ca nhiễm mới COVID-19 tại nước này vượt 300.000 ca/ngày.
[Ảnh: Reuters]

Tại Hàn Quốc, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp với số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 327.532 ca. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp, số ca nhiễm mới tại nước này vượt 300.000 ca/ngày, sau khi tăng lên mức kỷ lục 342.427 ca vào ngày trước đó. Số ca nhiễm mới gia tăng mạnh trong một tháng qua, khoảng 4 triệu ca do sự lây lan của biến thể Omicron. Từ đầu dịch đến nay, số ca mắc COVID-19 của Hàn Quốc đã vượt 5 triệu ca, tương đương 10% dân số nước này. Số ca nhiễm mới gia tăng cũng đã kéo theo số bệnh nhân tử vong và trở nặng tăng mạnh. Hiện cơ quan Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc [KCDA] đã nâng cảnh báo dịch bệnh lên mức cao nhất. Theo dự báo của các chuyên gia y tế, đỉnh của làn sóng dịch lần này sẽ rơi vào giữa tháng 3.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có thêm 51.183 ca nhiễm COVID-19 mới và 1.382 ca tử vong vì dịch bệnh trong 24 giờ qua. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Costa Rica, Guatemala, Panama…

Tại Canada, Chính phủ nước này đang dần tiến đến việc xem COVID-19 như là một bệnh đặc hữu nhờ vào hiệu quả của chiến dịch tiêm chủng vaccine. Canada đang dần dỡ bỏ các lệnh hạn chế trong phòng chống dịch COVID-19 trên khắp cả nước, trong đó tỉnh Ontario đã bỏ quy định về “hộ chiếu vaccine” từ ngày 1/3 và tỉnh Quebec sẽ chấm dứt quy định tương tự từ ngày 14/3.

Tình hình dịch COVID-19 tại Canada dường như đã đạt đến tình trạng mà nước này có thể bắt đầu coi đây như một dạng bệnh cúm hay một căn bệnh đặc hữu và không cần các biện pháp phòng chống đặc biệt. Canada đạt được kết quả trên phần lớn nhờ vào tỷ lệ tiêm chủng cao. Đại đa số người dân Canada đã hưởng ứng chiến dịch tiêm chủng của Chính phủ. Các loại thuốc điều trị mới cũng giúp nhiều người không phải nhập viện điều trị.

Tại Nam Mỹ, các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 29.249.903 ca nhiễm, trong đó 654.086 ca tử vong vì COVID-19.

Châu Đại dương ghi nhận có thêm 38.122 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó 22 ca tử vong vì dịch bệnh trong 24 giờ qua. Australia, New Zealand và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch.

Tại Australia, giới chức y tế bang New South Wales cảnh báo số ca mắc COVID-19 ở bang này có thể tăng gấp đôi trong vòng vài tuần tới do biến thể phụ BA.2 của Omicron [Omicron tàng hình] lây lan nhanh. Biến thể phụ BA.2 mới được biết đến ở Australia từ cuối tháng 1 nhưng giới chức y tế lo ngại biến thể này đã lây lan rộng tại bang đông dân nhất Australia và đang gây ra số ca mắc mới nhiều hơn cả dòng gốc là BA.1. Để ứng phó, giới chức nước này kêu gọi người dân nhanh chóng tiêm liều vaccine tăng cường khi tỷ lệ tiêm liều vaccine này mới chỉ ở mức khoảng 60%.

Tại châu Phi, Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh tại châu lục. Nước này ghi nhận có 3.690.291 ca nhiễm COVID-19, trong đó 99.681 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm Morocco, Tunisia, Libya, Ai Cập, Ethiopia.../.

H.Hà

TIN LIÊN QUAN

  • Phú Yên trao chứng nhận cho 9 sản phẩm OCOP
  • Khẳng định tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội
  • Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Ác-hen-ti-na tiếp tục phát triển tích cực
  • EU tiếp tục viện trợ nhân đạo cho Ukraine
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền có Phó Giám đốc mới
  • Hội đàm trực tuyến hoạt động đối ngoại Đảng Việt Nam - Trung Quốc
  • Tư vấn xuất khẩu sang thị trường Thụy Sỹ

Số ca mắc COVID-19 mới trên địa bàn Hà Nội giảm 6 ngày liên tiếp.

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 17/3 đến 18h ngày 18/3, trên địa bàn thành phố ghi nhận 23.578 ca COVID-19 [giảm 1.733 ca so với ngày hôm qua]. Trong đó có 7.616 ca cộng đồng và 15.962 ca đã cách ly. Đây là ngày thứ 7 liên tiếp, Hà Nội có số ca mắc giảm.

Cụ thể, 23.578 bệnh nhân phân bố tại 382 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông [1.471], Hoàng Mai [1.356], Nam Từ Liêm [1.259], Mê Linh [1.227], Sóc Sơn [1.218]…

Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội, tính từ ngày 29/4/2021 cho đến nay là 941.208 ca.

Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 17/3, Hà Nội có 441.217 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 đang điều trị, theo dõi.

Trong đó, 312 ca điều trị tại khu cách ly, 3.132 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện [chiếm 0,7% tổng số ca đang điều trị, theo dõi], số còn lại 437.773 người đang điều trị, theo dõi tại nhà [chiếm hơn 99%]. 

Hôm qua [17/3], Hà Nội ghi nhận 5 ca tử vong. Như vậy, tổng số ca tử vong do COVID-19 [từ ngày 27/4/2021 đến nay] là 1.288 người.

Ngoài ra, đến nay, tổng số lượt bệnh nhân điều trị khỏi ở Hà Nội là 1.278.072 người.

Về công tác tiêm chủng, tính đến hết ngày 17/3, Hà Nội có 80,8% số người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19. Bên cạnh đó, gần 100% người cần tiêm mũi bổ sung đã được tiêm chủng.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà: Tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ, giám sát người có nguy cơ và nguy cơ cao; tăng tốc hơn nữa tiêm phủ mũi 3 cho toàn bộ người dân.

Tăng cường giám sát, chủ động đối phó khi chủng mới xuất hiện

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, số ca mắc, số ca nhập viện có chiều hướng giảm trong 7 ngày gần đây. Tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân chuyển tầng điều trị cũng có xu hướng giảm.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Giám đốc Sở Y tế cho rằng, cần tăng cường công tác giám sát các chủng virust SARS-CoV-2 trên địa bàn. Giám sát các bệnh nhân để chủ động đối phó khi chủng mới xuất hiện cũng như có giải pháp ứng phó trong tình hình mới.

Để thích ứng với tình hình mới, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề xuất tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ, giám sát người có nguy cơ và nguy cơ cao; tăng tốc hơn nữa tiêm phủ mũi 3 cho toàn bộ người dân; tăng cường truyền thông, đặc biệt là việc đeo khẩu trang và khử khuẩn, tự chăm sóc sức khỏe tại nhà…

Các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm soát bệnh nhân tại địa bàn, trong đó theo dõi bệnh nhân trên phần mềm để kịp thời chuyển tầng với bệnh nhân nặng; tăng cường cấp phát thuốc cho các đối tượng đủ điều kiện; quan tâm phòng, chống dịch bệnh theo mùa để tránh dịch chồng dịch…

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng: Thành phố Hà Nội đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh

Hà Nội đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng, những ngày qua, số ca mắc COVID-19 vẫn còn cao nhưng đã có xu hướng giảm, tỷ lệ F0 nhập viện thấp, số ca tử vong giảm. Điều đó cho thấy thành phố Hà Nội đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết, Hà Nội đã "mở cửa" trở lại các hoạt động để thích ứng an toàn, linh hoạt nhưng bảo đảm kiểm soát tình hình dịch. 

Vì thế, các quận, huyện cần chủ động hơn nữa trong xây dựng các phương án, kịch bản ứng phó dịch COVID-19 trong tình hình mới. Trong đó, chú trọng phương châm "4 tại chỗ", tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

Hà Nội mở lại phố đi bộ sau một thời gian đóng cửa vì dịch bệnh COVID-19.

Lãnh đạo Hà Nội lưu ý các địa phương tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các bệnh nhân có bệnh nền, người già, nhóm có nguy cơ cao. đồng thời tiếp tục huy động sự vào cuộc của các tổ hỗ trợ, chăm sóc F0 điều trị tại nhà. Các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm phủ vaccine bổ sung mũi 3 và kết thúc trong tháng 3/2022.

Liên quan đến vấn đề Việt Nam mở cửa đón khách du lịch quốc tế từ ngày 15/3, Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị Sở Du lịch chủ động các phương án để bảo đảm đón du khách an toàn, phòng, chống dịch theo đúng quy định của Bộ Y tế, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Sở Du lịch cần phối hợp với các cơ quan báo chí để đẩy mạnh truyền thông, nhất là trong thời gian diễn ra SEA Games 31. Qua đó, góp phần thúc đẩy quảng bá du lịch, thu hút du khách quốc tế đến với Hà Nội.

Hà Nội mở cửa trở lại các hoạt động không có nghĩa là buông lỏng, mà có kiểm soát, quản lý hiệu quả.

Mở cửa trở lại không có nghĩa là buông lỏng

Ông Chử Xuân Dũng cũng đề nghị Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh việc thực hiện chữ ký số nhằm hỗ trợ giải quyết thủ tục thanh toán bảo hiểm xã hội cho các F0.

Các đơn vị, địa phương căn cứ các chỉ đạo mới nhất của thành phố tại văn bản số 735/UBND-KGVX ngày 15/3/2022 để xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn, trong đó chú trọng các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt với tình hình dịch.

Theo Phó Chủ tịch Hà Nội, việc thành phố mở cửa trở lại các hoạt động không có nghĩa là buông lỏng. Mở cửa phải có kiểm soát và quản lý hiệu quả. 

"Công việc sẽ nhiều hơn, trách nhiệm nặng nề hơn, đòi hỏi các địa phương phải chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch", Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng yêu cầu.


Video liên quan

Chủ Đề