Vì sao phạm trù triết học phải phát triển

Lịch sử là một quá trình lịch sử - tự nhiên, vì vậy phát triển không bao giờ là sự phát triển theo ý muốn chủ quan kiểu duy ý chí của con người, mà phát triển theo năng lực nhận thức, tôn trọng và hành động theo hệ thống quy luật khách quan của con người.

V.I.Lê-Nin đánh giá cao thành quả phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác, và coi đó chính là "học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng"[1].

C.Mác cho rằng, vấn đề cốt lõi, có ý nghĩa chi phối của sự phát triển, đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Hình thái kinh tế - xã hội mới ra đời tạo ra khả năng giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất lên một nấc thang mới so với hình thái kinh tế - xã hội cũ, đồng thời xây dựng và ngày càng hoàn thiện các quan hệ sản xuất mới phù hợp. Ðó cũng là quá trình con người được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công, phát triển toàn diện. Ðó là quá trình "sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người"[2].

Phát triển là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập, là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật. Ðó là quá trình cái cũ, cái lạc hậu sẽ được thay thế bằng cái mới, cái tiến bộ thông qua con đường phủ định biện chứng, tạo ra khuynh hướng phát triển tất yếu ngày một tiến bộ và hoàn thiện hơn.

Cái cũ, cái lạc hậu này không chỉ nằm ở phương diện vật chất - kinh tế, tức lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cũ, để cuối cùng phải xóa bỏ xiềng xích để tạo ra sự phát triển xã hội, mà còn nằm ở phương diện chính trị, tức là giai cấp bóc lột, mà giai cấp vô sản có khả năng và sứ mệnh lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội trong cuộc cách mạng chính trị, tạo ra sự phát triển về chất.

Bước nhảy vọt đó chính là khi giai cấp vô sản đã "tự mình trở thành dân tộc", thành một giai cấp thống trị, thiết lập một thể chế chính trị xã hội mới, xây dựng một nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân, vì dân, là công cụ sắc bén đảm bảo quyền tự do, dân chủ cho người dân, xây dựng đất nước phát triển theo quy luật, chống lại những cản lực trên con đường phát triển.

Trong xã hội loài người [khi không còn sự tha hóa lao động và tha hóa bản chất người] thì con người muốn tồn tại và phát triển phải đủ hai điều kiện, đó là đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Muốn có đời sống vật chất phải lấy kinh tế làm nền tảng. Muốn có đời sống tinh thần, phải lấy văn hóa làm nền tảng. Mặt khác, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội luôn luôn có quan hệ mật thiết với nhau, lấy con người làm mục tiêu và động lực. 

C.Mác cho rằng: "Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, v. v. là dựa trên sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả những sự phát triển đó đều tác động lẫn nhau và cũng tác động đến cơ sở kinh tế. Hoàn toàn không phải điều kiện kinh tế là nguyên nhân duy nhất chủ động, còn mọi thứ khác chỉ có tác dụng thụ động"[3]. Từ mối quan hệ đó, xét đến cùng thì sự phát triển của văn hóa mới là sự phát triển của xã hội. Và sự thăng hoa của văn hóa là đỉnh cao nhất của sự phát triển. Ðây chính là phương diện văn hóa - xã hội [theo nghĩa rộng] trong triết lý phát triển xã hội của Mác.

Phát triển bao giờ cũng xuất phát từ thực tế. Phát triển  từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, từ yếu đến mạnh, bao hàm trong đó một số giai đoạn phát triển có cả đường cong, đường dích dắc, vừa liên tục vừa đứt đoạn, vừa có tính phổ biến vừa mang tính đặc thù. Ðó là một quá trình tích lũy và chuyển hóa không ngừng giữa lượng và chất, thông qua sự đấu tranh giữa các mặt đối lập theo con đường phủ định của phủ định. Nó bao hàm cả những bước tiệm tiến và cả những bước nhảy vọt.

Cần có nhận thức đúng đắn, phân biệt giữa phương tiện, những nấc thang và tiêu chuẩn của sự phát triển. Không thể phủ nhận vai trò của lực lượng sản xuất. Bởi vì, như Các Mác đã nói, đại ý: Nhờ có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình... Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản đại công nghiệp".

Tóm lại, "những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào"[4]. Sản xuất bằng cách nào - bằng máy hơi nước, điều mà Mác và  Ăng-ghen nói, hay như sau này V.I. Lê-nin nói đến đại công nghiệp, tức là xét về mặt tình hình lực lượng sản xuất, gắn rất chặt với toàn bộ sự phát triển xã hội. Nhưng đó là cơ sở khách quan, khoa học đánh giá sự phát triển của từng giai đoạn lịch sử.

Cũng như vậy, yếu tố con người, lực lượng sản xuất quan trọng nhất; năng suất lao động đều liên quan đến sự phát triển xã hội, nhưng đó chưa phải là tiêu chuẩn của sự phát triển. Phải chăng, khoa học công nghệ, tăng trưởng GDP, sự giàu có, ngay cả luật pháp là tiêu chuẩn, mục đích của phát triển? Phải coi đó chỉ là những nấc thang tiến đến mục đích của sự phát triển. Còn chất lượng dân sinh, hạnh phúc mới là tiêu chuẩn, mục đích của sự phát triển.

Quan niệm về phát triển xã hội của các quốc gia có một quá trình điều chỉnh và phát triển trong nhận thức. Trong thế kỷ 20, từ thập kỷ 70 trở về trước, phát triển của các quốc gia đặt trọng tâm vào kinh tế. Từ thập kỷ 80, 90, UNESCO đề ra thập kỷ văn hóa để khẳng định phát triển không thể chỉ dựa vào kinh tế, mà văn hóa đóng vai trò chủ đạo, vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển.

Giờ đây, loài người quan tâm nhiều tới hạnh phúc. Nghiên cứu kỹ học thuyết mác-xít, chúng ta có thể nhận ra rằng, từ chủ nghĩa Mác đến học thuyết Mác- Lê-nin, các ông có một quan niệm khá toàn diện, hoàn chỉnh và đúng đắn về phát triển xã hội. Chủ nghĩa nhân đạo hiện thực của các ông lấy sự giải phóng con người thoát khỏi mọi sự nô dịch, tha hóa, nâng cao năng lực, phẩm giá, hạnh phúc và sự phát triển toàn diện  của con người làm mục tiêu cho thấy vẫn rất phù hợp với thời đại ngày nay.

Trong công cuộc đổi mới, Ðảng ta, nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ðộc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Ðảng và dân tộc ta. Ðảng rất quan tâm tới khoa học công nghệ, tăng trưởng kinh tế, sự giàu có, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, năng suất lao động, v.v.

Nhưng tất cả những điều đó chỉ là phương tiện và nấc thang cho chất lượng dân sinh và hạnh phúc của con người - mục tiêu cao nhất của sự phát triển trong đường lối chính sách của Ðảng.

-----------------------------

[1] V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1980, t.23, tr. 53.

[2] C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4, tr. 628.

[3] Mác và Ăng-ghen: Tuyển tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984, t. 6, tr. 788.

[4] C.Mác và Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,1993, t. 23, tr. 269.

PGS.TS Bùi Đình Phong

Hàng chục các công trình về các vấn đề đó đã được công bố, trong số đó phải kể đến các công trình của một số tác giả tiêu biểu như V.V.Orơiôp, G.A.lugai, V.I.Xviderơxki, A.E.Phurơman, A.M.Micơlin… Tuy nhiên, theo đánh giá của V.I.Xviderơxki thì mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề xung quanh các phạm trù đó đã được công bố, song vẫn còn rất nhiều vấn đề không có ý kiến thống nhất, chẳng hạn như những vấn đề: mối tương quan giữa các khái niệm vận động và phát triển, dấu hiệu của sự phát triển, những tiêu chuẩn triết học của sự phát triển…

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây các khái niệm "phát triển ", "tiến bộ”, được sử dụng khá rộng rãi trên sách báo và được hiểu theo những nội dung và những chỉ số khác nhau. Cho đến nay chúng ta chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu về vấn đề này ngoài những phần được viết trong các giáo trình triết học, trong các từ điển được soạn thảo ở Việt Nam hoặc được dịch từ tiếng nước ngoài và một số bài báo được đăng trên các tạp chí.

Tình hình trên đây cho thấy việc phân biệt một cách rạch ròi các phạm trù vận động, phát triển, tiến bộ là vấn đề không dễ dàng. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi không có tham vọng đưa ra một quan niệm mới về các phạm trù vận động, phát triển, tiến bộ, mà chỉ muốn vẽ lên một bức tranh tổng quát về những cách hiểu khác nhau trong giới triết học mácxít hiện đại nhằm góp phần chọn ra cách hiểu chuẩn xác hơn về các phạm trù đó.

Trước hết cần phải nhận thấy một thực tế là bản thân khái niệm "vận động" đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử triết học. Chẳng hạn, ngay từ thời cổ đại, Arixtốt đã phân chia vận động thành 6 loại là: xuất hiện, diệt vong, tăng lên, giảm xuống, biến đổi và chuyển dịch. Nhiều nhà triết học trước Mác đã tập trung nghiên cứu các hình thức, các dạng vận động của vật chất. Mặc dù vậy, cho đến trước F.Engen thì không một nhà triết học nào đưa ra được một quan niệm khái quát về khái niệm "vận động".

Vận động, theo nghĩa chung nhất, được F.Engen quan niệm là mọi sự biên đổi nói chung. Ông viết: Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy". Bên cạnh đó, F.Engen còn cho rằng ngoài sự biến đổi nói chung, vận động còn bao hàm cả những thay đổi về chất. Đó là tư tưởng được coi là một trong những đóng góp quan trọng của F.Engen vào việc làm sáng tỏ khái niệm "vận động". Như vậy, trong quan niệm của F.Engen, vận động không chỉ là sự biến đổi nói chung mà còn là sự thay đổi về chất.

Còn khái niệm "phát triển" được V.I.Lênin sử dụng khá rộng rãi. Ông đã định nghĩa phép biện chứng thông qua sự phát triển, khi cho rằng phép biện chứng là học thuyết toàn điện nhất, phong phú nhất, sâu sắc nhất về sự phát triển. Khi nghiên cứu lịch sử triết học, V.I. Lênin có nhắc tới hai quan điểm đã tồn tại trong lịch sử về phát triển: sự phát triển coi như là giảm đi và tăng lên, như là lặp lại và sự phát triển coi như là sự thống nhất của các mặt đối lập. Theo V.I.Lênin, quan niệm thứ nhất là chết cứng, nghèo nàn, khô khan, bới vì nó không thấy được sự tự vận động, nguồn gốc và động lực của nó. Chỉ có quan niệm thứ hai mới cho ta chìa khoá của "sự tự vận động" của tất thảy mọi cái đang tồn tại, của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cái mới...

Điều đáng lưu ý là, cả F.Engen lẫn Lênin đều không phân biệt một cách rạch ròi khái niệm "vận động" và khái niệm "phát triển" . Vì vậy, suốt một thời gian đài ở Liên Xô bản thân các khái niệm đó được sử dụng như những khái niệm đồng nghĩa. Điều đó, theo đánh giá của một số nhà triết học Liên Xô, đã dẫn các nhà nghiên cứu đến những khó khăn và những khuyết điểm nghiêm trọng khi coi các hiện tượng biến hoá của các hạt cơ bản, coi sự chuyển hoá năng lượng qua lại như là một quá trình phát triển.

Kể từ những năm 70 trở đi, các nhà triết học Liên Xô bắt đầu chú ý đến việc phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm vận động và phát triển, cũng như mối quan hệ giữa chúng. Hàng loạt các bài báo tập trung viết về các khái niệm đó đã được công bố. Mặc dù có sự khác nhau về chi tiết trong lập luận và cách lý giải khi bàn đến các khái niệm vận động và phát triển, song tựu trung lại các nhà triết học Liên Xô có hai quan điểm về sự khác nhau, cũng như mối quan hệ giữa hai khái niệm đó.

Những người ủng hộ quan điểm thứ nhất cho rằng phát triển chỉ là một trường hợp, một dạng đặc biệt của sự biến đổi vật chất nói chung. Phát triển không phải là thuộc tính của vật chất, mà là một hình thức vận động đặc biệt. Họ khẳng định rằng không thề đồng nhất các phạm trù vận động và phát triển, phạm trù phát triển không thể có tính chất tổng hợp như phạm trù vận động. Nếu hai phạm trù đó đồng nhất và trùng hợp hoàn toàn về nội dung thì không cần sử đụng hai thuật ngữ. Nếu thừa nhận hai phạm trù đó là đồng nhất thì thứ nhất buộc phải thừa nhận rằng phát triển là thuộc tính của toàn bộ vật chất. Trong khi đó các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng thuộc tính của vật chất là vận động. Thứ hai, tư tưởng về sự phát triển vĩnh viễn của vật chất, về sự tiến bộ không ngừng của nó là không có cơ sở về mặt triết học và không được các tài liệu của khoa học tự nhiên xác nhận. Quan điểm đó không tính tới các hiện tượng suy thoái trong giới tự nhiên hữu sinh và các quá trình Antrôpi trong thế giới vô sinh. Thứ ba, tư tưởng về sự phát triển tiệm tiến không có giới hạn của vật chất tất yếu dẫn tới chỗ thừa nhận sự khởi đầu của thế giới và do đó dẫn tới thần tạo luận.

Chính vì những lý lẽ trên mà E.Ph.Môlêvit cho rằng : "Phát triển là trường hợp riêng, là dạng đặc biệt của biến đổi vật chất nói chung, quan hệ giữa khái niệm vận động và khái niệm phát triển là quan hệ chủng loại. Tán thành về cơ bản với quan niệm đó, V.I.Xviderơxki viết: "Theo chúng tôi phát triển với tư cách là khái niệm của chính khái niệm vận động, bởi vì phát triển chỉ là một trường hợp vận động đặc biệt, là kết quả, sản phẩm của sự vận động".

Trái với quan điểm thứ nhất, những người ủng hộ quan điểm thứ hai cho rằng mặc dù khái niệm vận động và phát triển gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, nhưng không bao giờ được xem mối quan hệ của chúng như là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. A.M.Miklin viết: "... Cần tránh chính sự đồng nhất logic trừu tượng giữa vận động và phát triển cũng như những ý định quy vấn đề mối quan hệ của các phạm trù đó vào quan hệ chủng - loại!

Theo họ, vận động là sự biến đổi nói chung. Phát triển bao hàm trong nó ngoài dấu hiệu vận động còn có dấu hiệu đặc thù bổ sung, đó là sự vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Xét trên khía cạnh trừu tượng và ít nội dung thì vận động là thuộc tính chung hơn phát triển và nhìn bề ngoài phạm trù vận động có vẻ rộng hơn phạm trù phát triển. Nhưng xét trên bình diện sâu sắc hơn thì phạm trù phát triển lại rộng hơn, có nội dung hơn phạm trù vận động. Phát triển bao hàm một loạt những thay đổi của các sự vật và hiện tượng, do đó nó chứa đựng sự vận động với tư cách là sự thay đổi nói chung, vận động là yếu tố trừu tượng, là một mặt của quá trình phát triển.

V.V.Orơlốp cho rằng quan niệm về sự phát triển với tư cách là một trong những hình thức của vận động sẽ dẫn đến những khó khăn không thể giải quyết được về mặt lý luận. Nếu theo quan điểm đó cần phải phân các sự vật thành nhóm các sự vật phát triển và nhóm các sự vật không phát triển. Vậy làm thế nào các sự vật không có khả năng phát triển lại có thể phát triển được? Trong khi đó, mọi sự vật, hiện tượng thuộc thế giới vật chất đều có thuộc tính là phát triển. Nói cách khác, phát triển là thuộc tính cơ bản, chung của mọi vật chất. Vì vậy, theo ông, chỉ có thừa nhận sự phát triển là thuộc tính chung của vật chất, còn vận động là một mặt của nó, mới là phương thức duy nhất để tránh sự xuất hiện của các nghịch lý không thể giải quyết được.

Như vậy, về vấn đề mối quan hệ giữa vận động và phát triển chúng ta thấy nổi lên hai vấn đề lớn: chủ nhân phát triển có phải là thuộc tính của vật chất hay không? Thứ hai, phát triển có phải là một dạng vận động đặc biệt của vật chất hay không ? Theo chúng tôi, hiện nay khó có ai có thể đưa ra một câu trả lời cuối cùng cho hai câu hỏi trên. Vì vậy, để góp phần giải đáp hai câu hỏi đó mà trước hết là câu hỏi thứ hai cần xác định một cách cụ thể hơn những đặc trưng hay là những tiêu chuẩn của sự phát triển.

Trước hết, cần phải nói ngay rằng trên sách báo Xô Viết [trước đây] có nhiều quan điểm khác nhau về cách thức cũng như tiêu chuẩn của sự phát triển, trong số những quan điểm đó nổi lên bốn quan điểm chính.

Quan điểm thứ nhất cho rằng sự phát triển của vật chất là vòng tuần hoàn, nói cách khác, vòng tuần hoàn là hình thức cơ bản của sự phát triền. Trong đó, vòng tuần hoàn được hiểu như là quá trình thống nhất của sự tiến bộ và thoái bộ. Theo quan điểm đó sự phát triển được biểu hiện dưới ba hình thái: tiến bộ, thoái bộ và sự vận động đi ngang [tức là không có sự nâng cao trình độ của tính phức tạp]. Tuy nhiên, khái niệm "vòng tuần hoàn" lại được những người theo quan điểm này giải thích theo nhiều cách khác nhau.

Một số người cho rằng vòng tuấn hoàn đó là quá trình được thực hiện trong những giới hạn xác định từ một trạng thái ban đầu đến một số trạng thái kết thúc. Các giai đoạn của vòng tuần hoàn từ khởi đầu đến kết thúc chỉ là trạng thái khác nhau của một thực thể thống nhất". Hạt nhân lý luận của quan điểm này là nguyên tắc tính cân bằng của sự tiến bộ và thoái bộ. Theo những người ủng hộ quan điểm này thì cơ sở thực nghiệm trực tiếp của nguyên tắc đó chính là những sự kiện liên quan tới phần thấy được của hành tinh. Như vậy, nếu theo quan điểm này thì bản thân sự phát triển là một quá trình không có sự thay đổi về chất.

Quan điểm trên đây đã bị V.V.Orơlốp phê phán kịch liệt. Ông cho rằng không có một tài liệu thực nghiệm rõ ràng nào xác nhận rằng vòng tuần hoàn là nguyên tắc chung, là hình thức cơ bản của sự phát triển. Trái lại, các tài liệu của khoa học thực nghiệm xác nhận một cách đáng tin cậy ưu thế vô điều kiện của sự tiến bộ trong phạm vi thấy được của hành tinh. Do đó, định để sự cân bằng giữa tiến bộ và thoái bộ là không có cơ sở thực nghiệm và khoa học cụ thể.

Một số tác giả khác, có lẽ do nhận ra tính không hợp lý của quan niệm coi sự phát triển như là một vòng tuần hoàn không có sự thay đổi về chất, đã giải thích vòng tuấn hoàn như đường xoáy ốc của phủ định sự phủ định. Nhưng như E.F.Môlêvit đã chỉ ra khái niệm vòng khâu không dung hợp với quan điểm về sự phát triển như la vòng tuần hoàn.

Quan điểm thứ hai coi sự phát triển như là một quá trình thay đổi không thuận nghịch về chất. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng nét đặc trưng của quá trình phát triển là sự xuất hiện cái mới, tất nhiên có bao hàm cả sự biến đổi về trình độ tổ chức. Nếu so sánh trạng thái ban đầu với trạng thái cuối của hệ thống, chúng ta thấy rõ khuynh hướng của sự phát triển, tức là sự thay đổi không thuận nghịch của hệ thống hoặc theo hướng nâng cao hay theo hướng hạ thấp trình độ tổ chức. Như vậy, đối với họ sự phát triển là một quá trình mang tính nhiều khuynh hướng. E. Ph.Môlêvit viết: “Vấn đề tính khuynh hướng của quá trình phát triển trong thế giới xung quanh chúng ta trước hết và chủ yếu là vấn đề mối quan hệ và liên hệ qua lại biện chứng của các khuynh hướng tồn tại khách quan giữa tiến bộ, thoái bộ và sự phát triển đi ngang". Theo ông, việc thừa nhận khuynh hướng tiến bộ đơn trị trong mọi quá trình phát triển tất yếu dẫn đến kết luận lý luận sai lấm. Bởi vì quan điểm đó không tính đến các quá trình đi ngang và suy thoái, bản thân các quá trình này bị quy thành những sự uốn cong tạm thời và phụ thuộc vào sự tiến bộ cơ bản trong quá trình phát triển, quy thành những zíc zắc, sự quay trở lại cái cũ trong tiến trình vận động đi lên.

Như vậy, bản thân quan điểm trên đây có kế thừa một số luận điểm của nhưng người theo quan điểm coi sự phát triển như một vòng tuần hoàn, nhưng có ý định sửa chữa lại quan điểm đó bằng cách xem vòng tuần hoàn như là một yếu tố phụ của sự vận động không thuận nghịch nói chung. Theo đánh giá của V.V.Orơlốp, khi thừa nhận xu hướng tiến lên không thuận nghịch trong quá trình phát triển, quan điểm coi sự phát triển với tư cách là sự thay đổi không thuận nghịch về chất là một bước tiến, mặc dù nó không đưa lại một cách giải thích có thể chấp nhận được về sự phát triển. Tại Hội nghị lần thứ III toàn Liên bang về những vấn đề triết học trong khoa học tự nhiên hiện đại [1981], khi thảo luận về tính không thuận nghịch của các quá trình tiến hoá trong giới tự nhiên vô sinh, V.Ia. Pakhômốp cũng cho rằng "quan niệm về sự phát triển trong giới tự nhiên với tư cách là quá trình của những thay đổi không thuận nghịch về chất đó là cách xác định sự phát triển thông qua việc chỉ ra đấu hiệu hình thức, bề ngoài. Điều đó sẽ không đưa lại những kết quả đáng tin cậy".

Quan điểm thứ ba coi sự phát triển là sự vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Người ủng hộ mạnh mẽ nhất quan điểm này là V.V. Orơlốp. Các tác giả ủng hộ quan điểm này cho rằng những khái niệm cơ bản của học thuyết về sự phát triển, trước hết là hai khái niệm thấp kém và cao hơn. Cái cao hơn là cái phức tạp hơn. Vì vậy, khái niệm tính phức tạp là cơ sở để xác lập các khái niệm cao hơn và thấp hơn. Cái cao hơn có sự đa dạng hơn [về yếu tố và cấu trúc] so với cái thấp hơn. Do đó, sự khác biệt giữa cái cao hơn và cái thấp hơn có thể được biểu hiện bằng khái niệm nội dung - khái niệm phản ánh sự đa dạng của các dấu hiệu trong các sự vật hay hiện tượng. Khi ta sử đụng khái niệm nội dung theo nghĩa cực rộng [tức là những cái có chứa trong đối tượng] thì cái cao hơn có thể được coi là cái có nội dung hơn, còn sự phát triển được coi là sự tăng trưởng của tính phong phú [sự đa dạng] về nội dung. V.V.Orơlốp cho rằng các khái niệm nội dung, sự phong phú về nội dung được Hêgen và các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin sử dụng rộng rãi để chỉ đặc tính của sự phát triển. Do đó, phát triển chẳng qua chỉ là sự thay đổi tính phức tạp, có nghĩa là sư vận động từ cái thấp hơn đến cái cao hơn.

Theo những người ủng hộ quan điểm này, thì các khái niệm cái cao hơn và cái thấp hơn chỉ có thể được vạch ra một cách đầy đủ với sự giúp đỡ của toàn bộ các phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đồng thời quan điểm coi sự phát triển là sự vận động từ thấp đến cao bao hàm trong nó một cách hữu cơ ba quy luật của phép biện chứng.

Mặt khác, mâu thuẫn giữa cái cao hơn và cái thấp hơn trong quá trình phát triển là khuynh hướng cơ bản của hai khuynh hướng phát triển đối lập nhau - tiến bộ và thoái bộ. Phép biện chứng của cái thấp hơn và cái cao hơn là chìa khoá để hiểu phép biện chứng của tiến bộ và thoái bộ. Sự thống nhất mâu thuẫn giữa cái cao hơn và cái thấp hơn cho phép những nhân tổ của sự vận động thoái bộ tham gia vào quá trình chung của sự vận động tiến bộ. Vì vậy, các tác giả sử dụng khái niệm phát triển với tư cách là sự tiến bộ tích phân bao hàm trong nó khái niệm thoái bộ với tư cách là yếu tố phụ. Họ cho rằng phát triển với tư cách là sự tiến hoá tích phân, là khuynh hướng cơ bản và tuyệt đối, là quá trình bao quát toàn bộ thế giới với tính cách là một chỉnh thể.

Cuối cùng, những người ủng hộ quan điểm trên đây cho rằng quan điểm về sự phát triển với tính cách là sự vận động từ thấp đến cao bao hàm trong nó tư tưởng tính vô hạn với tính cách là yếu tố tất yếu và hữu cơ: phát triển là quá trình vô hạn, không có khởi đầu, không có kết thúc.

Quan điểm về sự phát triển với tư cách là sự vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp đã bị những người theo quan điểm thứ nhất và thứ hai coi là đã lỗi thời. Tuy nhiên, ở Việt Nam suốt một thời gian dài bản thân quan điểm này đã được truyền bá khá rộng rãi trong các giáo trình triết học.

Ngoài những quan điểm trên đây, một số nhà triết học Liên Xô [cũ], chẳng hạn như G.I.Rudavin, muốn kết hợp quan điểm coi sự phát triển là quá trình biến đổi không thuận nghịch về chất với quan điểm về phát triển với tính cách là sự vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Theo G.I.Rudavin, phát triển có những đặc trưng sau: thứ nhất, phát triển là những biến đổi không thuận nghịch. Bất kỳ sự phát triển nào cũng là sự biến đổi theo một trật tự xác định. Ông gọi tính chỉnh thể và tính trật tự của quá trình là tiêu chuẩn hệ thống của sự phát triển. Thứ hai, phát triển là quá trình phức tạp hoá, là sự chuyển biến từ cái đơn giản đến cái phức tạp. Thứ ba, mặc dù trong quá trình phát triển có thể có những nhân tố thoái bộ, song quá trình phát triển nói chung được đặc trưng bằng khuynh hướng tiến bộ, do vậy, tiến bộ là tiêu chuẩn của sự phát triển. Thứ tư, thông thường sự phát triển có đặc tính là sự chuyển biến từ thấp đến cao. Do vậy, có thể nói rằng sự vận động, biến đổi theo hướng đi lên [tiến tới] là đặc trưng của sự phát triển. Ở Việt Nam, quan điểm đó đã được một số tác giả chấp nhận và đưa vào từ điển. Chẳng hạn, trong "Từ điển triết học giản yếu” xuất bản năm 1987, các tác giả viết: "Phát triển thuộc tính phổ biến của vật chất. Đó là sự biến đổi không thuận nghịch về mặt chất lượng của sự vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

Theo chúng tôi, quan điểm thứ tư mắc dù là sự tổng hợp của các quan điểm khác, song nó đã phác hoạ được những tiêu chuẩn cơ bản của sự phát triển. Về cơ bản, chúng ta có thể đồng ý với ba tiêu chuẩn mà quan điềm ấy đưa ra, đó là:

  1. Phát triển là sự biến đổi không thuận nghịch.

  2. Quá trình phát triển nói chung được đặc trưng bằng khuynh hướng tiến bộ, nói cách khác, tiến bộ là tiêu chuẩn của sự phát triển.

  3. Sự phát triển có đặc tính là sự chuyển biến từ thấp đến cao.

Tuy nhiên, ngoài ba tiêu chuẩn trên, tiêu chuẩn coi sự phát triển là quá trình phức tạp hoá, là sự chuyển biến từ đơn giản đến phức tạp mà quan điểm đó đưa ra, có lẽ cần được xem xét và thảo luận thêm. Bởi lẽ tiêu chuẩn này không hoàn toàn phù hợp, thậm chí còn mâu thuẫn với một số tiêu chuẩn trên. Trên thực tế, không phải mọi cái phức tạp đều là sự nâng cao về chất và tiến bộ, mà trái lại, nhiều quá trình đơn giản hoá, nhiều cái đơn giản lại là sự tiến bộ, sự nâng cao về chất. Chẳng hạn, nhờ cải tiến kỹ thuật và công nghệ mà kết cấu của cỗ máy có thể gọn nhẹ và đơn giản đi rất nhiều so với trước đây, nhưng hiệu suất làm việc của máy không hề giảm đi mà còn tăng lên. Rõ ràng, đó là sự tiến bộ , mặc dù kết cấu của máy đơn giản hơn, gọn nhẹ hơn. Tình hình đó còn diễn ra trong lĩnh vực xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực tổ chức quản lý. Do đó, có thể nói rằng tính phức tạp không phải là đặc trưng, là tiêu chuẩn của sự phát triển. Theo chúng tôi, có thể thay tiêu chuẩn này bằng tiêu chuẩn: sự phát triển là sự biến đổi từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Bới vì đây là tiêu chuẩn vừa bao quát được những điều mà chúng tôi vừa trình bày ở trên, đồng thời vừa bổ sung cho tiêu chuẩn phát triển là sự chuyển biến từ thấp đến cao.

Còn khái niệm "tiến bộ" và mối quan hệ của nó với khái niệm "phát triển" thì sao? Thuật ngữ "tiến bộ", theo gốc Latinh của từ, có nghĩa là sự vận động tiến về phía trước, là một kiểu, một khuynh hướng phát triển được đặc trưng bởi sự chuyển biến từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Đối lập với khái niệm "tiến bộ" là khái niệm "thoái bộ", nghĩa là sự vận động ngược - khuynh hướng đặc trưng cho quá trình phân rã, huỷ hoại, thoái hoá khỏi cấu trúc đã có của khách thể.

Trên sách báo mácxít hiện đại, bản thân khái niệm "tiến bộ" được xem xét trong mối - quan hệ chặt chẽ với khái niệm "phát triển". Nếu bỏ qua sự khác nhau về chi tiết trong các quan điểm về sự phát triển mà chúng tôi đã trình bày ở trên, có thể nhận thấy rằng tất cả các tác giả đều xác định khái niệm “phát triển" thông qua khái niệm "tiến bộ", thông qua mối quan hệ giữa tiến bộ và thoái bộ.

Thật vậy, quan điểm coi sự phát triển giống như vòng tuần hoàn vũ trụ là quan điểm thừa nhận quá trình phát triển có sự cân bằng giữa tiến bộ và thoái bộ. Do đó, theo quan điểm này thì quá trình phát triển thực chất không có sự thay đổi về chất. Quan điểm thứ hai coi phát triển là quá trình biến đổi không thuận nghịch về chất đã thừa nhận sự phát triển là quá trình mang tính nhiều xu hướng hoặc là tiến bộ hoặc là thoái bộ. Quan điểm thứ ba và quan điểm thứ tư, xét về thực chất, đồng nhất sự phát triển với sự tiến bộ và coi sự thoái bộ chỉ là yếu tố phụ, là sự uốn cong tạm thời trong quá trình phát triển.

Theo chúng tôi, khái niệm "phát triển" bao quát phạm vi rộng hơn khái niệm "tiến bộ”. Khái niệm phát triển đùng để chỉ cả các quá trình thuần tuý tự nhiên lẫn các quá trình xã hội. Nói đến tiến bộ thường được người ta hiểu là tiến bộ trong xã hội, của xã hội. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà trong một số từ điển bản thân khái niệm "tiến bộ" được đùng để chỉ các quá trình diễn ra trong xã hội.

Tuy nhiên, với tính cách là một phạm trù triết học thì tiến bộ có nội hàm "hẹp" hơn so với phát triển: tiến bộ chỉ là một trong những tiêu chí, một trình độ cao của sự phát triển. Do vậy, không phải mọi sự phát triển trong xã hội đều được thừa nhận là tiến bộ.

Trên đây là một số vấn đề về các phạm trù vận động, phát triển và tiến bộ, cũng như mối quan hệ giữa chúng. Tuy nhiên, việc lý giải một cách cặn kẽ những vấn đề đòi hỏi sự nghiên cứu công phu và nghiêm túc không chỉ của các nhà triết học mà còn của các nhà khoa học thuộc các ngành khác nhau.

Nguồn: T/c Triết học, chungta.com, 28/09/2006

Video liên quan

Chủ Đề