Bao lâu thì đổ sàn sau khi đổ đà kiềng

Xem: 92028|Trả lời: 12

[Lấy địa chỉ]

Từ 4#

fubi Đăng lúc 7/10/2012 19:43 | Chỉ xem của tác giả

HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG: CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO bằng sơ đồ tư duy.

Chủ đề này đã được giải quyết triệt để tại đây rồi:

//www.xaydung360.vn/diendan/forum.php?mod=redirect&goto=findpost&ptid=1825&pid=6902

Trích dẫn lại và chốt kết luận chủ đề, không cần tranh luận thêm:

Hỏi: Chúng tôi là những người hành nghề Giám sát thi công xây dựng, có một số nội dung còn vướng mắc trong công tác thi công và nghiệm thu đối với công tác bêtông. Xin được hỏi: “Khi thi công và nghiệm thu công tác bê tông [trường hợp điển hình ở đây là: thi công bê tông dầm sàn] phải tuân thủ các quy định như sau: - Cấu kiện bê tông chỉ được nghiệm thu sau khi có kết quả thí nghiệm R28; - Công tác thi công tiếp theo [Ví dụ: gia công lắp dựng cốt thép và ván khuôn cột tầng tiếp theo] chỉ được tiến hành sau khi công tác bê tông dầm sàn đã được nghiệm thu.

Như vậy, theo cách hiểu của chúng tôi thì phải sau 28 ngày thì biên bản nghiệm thu công tác bê tông dầm sàn nêu trên mới hợp lệ [ngày nghiệm thu trong biên bản là sau 28 ngày kể từ khi thi công]. Trong thực tế thi công đó là điều bất hợp lý.Vậy xin quý cơ quan hướng dẫn cho chúng tôi về quy trình tiến hành nghiệm thu đối với công tác nêu trên”.



Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau: Theo quy định, công tác thi công bê tông được nghiệm thu căn cứ vào nhiều tiêu chí trong đó có yêu cầu về cường độ của bê tông và chỉ được nghiệm thu khi bê tông đạt cường độ thiết kế [đối với các kết cấu công trình xây dựng dân dụng thường được quy định ở tuổi 28 ngày]. Tuy nhiên, để thi công các bộ phận công trình tiếp theo mà không cần chờ tuổi 28 ngày thì có thể tạm nghiệm thu bộ phận kết cấu này trên cơ sở xác định cường độ bê tông ở tuổi ngắn ngày. Công tác thi công các hạng mục tiếp theo không chỉ căn cứ vào việc tạm nghiệm thu như ở trên mà còn phải căn cứ trên khả năng chịu  lực thực tế của kết cấu tại thời điểm thi công tiếp theo. Việc này do người thiết kế đưa ra hoặc nằm trong biện pháp thi công do nhà thầu đề xuất.

2. Một số thắc mắc về vấn đề nghiệm thu bê tông

Hỏi:

Sau khi thi công đổ bê tông, việc lập biên bản nghiệm thu nên tiến hành như thế nào để tránh những vướng mắc sau: 1] Nếu nghiệm thu ngay sau khi đổ bê tông để tiến hành các công việc tiếp theo thì chưa đủ căn cứ về chất lượng bê tông [cường độ chịu nén, kích thước hình học] vì phải sau 7 ngày mới có thể tiến hành nén mẫu bê tông để kiểm tra sơ bộ, sau 28 ngày mới có thể tiến hành nén mẫu bê tông để kiểm tra bê tông có đạt cường độ chịu nén theo thiết kế hay không. 2] Nếu chờ kết quả nén mẫu bê tông sau 28 ngày đạt cường độ chịu nén theo thiết kế mới tiến hành nghiệm thu thì trong thời gian chờ nghiệm thu việc tiến hành các công việc tiếp theo là không có căn cứ pháp lý.
Trả lời:
Bạn có thể tham khảo câu trả lời về vấn đề này bên trên. Tuy nhiên để bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi xin trả lời như sau: 1. Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì " Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng" là căn cứ để nghiệm thu. Bởi vậy, mọi công tác về bê tông chỉ được nghiệm thu khi cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày đạt mác bê tông theo yêu cầu của thiết kế. nếu sử dụng cường độ bê tông ở các tuổi 7 ngày, 14 ngày và 21 ngày là không có cơ sở pháp lý. 2. Trong thực tế, nếu nhà thầu thi công xây dựng muốn sử dụng cường độ bê tông ở các tuổi 7 ngày, 14 ngày và 21 ngày để làm căn cứ nghiệm thu thì phải cam kết trong hợp đồng với nội dung như sau: - Tại thời điểm 28 ngày, nếu cường độ bê tông không đạt mác thiết kế thì sẽ phá bỏ toàn bộ những phần đã làm. Nếu không đủ sức chịu đựng về sự thiệt hại này thì nhà thầu thi công xây dựng hãy đợi đến có kết quả cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày để quyết định. 3. Để có cơ sở đánh giá và đỡ bị tổn thất, nhà thầu thi công xây dựng nên thực hiện các việc sau: a] Thiết kế cấp phối bê tông với xi măng và cốt liệu mà sau này trong thực tế thi công sẽ sử dụng. b] Đúc và kiểm tra mẫu bê tông ở các tuổi 7 ngày, 14 ngày và 21 ngày.

c] Xác định tỷ lệ giữa cường độ bê tông ở các tuổi 7 ngày, 14 ngày và 21 ngày với cường độ bê tông ở 28 ngày để làm cơ sở so sánh sau này.


Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phần mềm lập dự toán excel không cần cài đặt

Trả lời Hay Dở

Dùng đạo cụ Báo cáo

6#

nobita1988 Đăng lúc 7/10/2012 22:35 | Chỉ xem của tác giả

HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG: CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO bằng sơ đồ tư duy.

Hầy..... Bê tông móng thì các bác cứ 7 day là có thể nghiệm thu đc rồi. Thông thường bê tông ở tuổi 7 ngày đã đạt được 70 - 80% cường độ[nếu em không nhớ nhầm]. và sau khoảng thời gian này Bê tông tiếp tục quá trình thủy hóa xi măng và tăng cường độ.Như vậy thì sau 7 ngày thi công móng thì có thể tiếp tục thi công các công việc tiếp theo. Như vậy thì có thể nghiệm thu được rồi và hoàn toàn không cần phải đợi tới ngày thứ 20.Hoặc trong trường hợp của chủ pic thì có thể lấy mẫu trực tiếp ngoài công trường và nghiệm thu mẫu dựa trên thí nghiệm và yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu bê tông móng ở tuổi 20 ngày.[cái này phải thỏa thuận trước nếu không thì đợi 20 ngày sau đó mới thi công.Chậm tiến độ chủ đầu tư chịu trách nhiệm do chủ đầu tư yêu cầu[đây được gọi là đòn lì của nhà thầu]]. Nguyên tắc thì mọi công việc chỉ được phép tiếp tục sau khi bê tông đạt 28 ngày tuổi. Tuy nhiên để đảm bảo tiến độ thi công thì người ta thường chấp nhận cường độ bê tông ở 7 đến 14 ngày tuổi để làm mốc thi công. Chúc bác thành công!

Còn trường hợp của bác thì phải có anh phong bì đi trước và văn bản lả lướt theo sau thôi.

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phần mềm lập dự toán excel không cần cài đặt

Trả lời Hay Dở

Dùng đạo cụ Báo cáo

– Tiêu chuẩn thời gian chờ đợi để tháo dỡ cốp pha sàn phụ thuộc và rất nhiều yếu tố như tốc độ kết dính của xi măng. Tùy thuộc vào kết cấu của công trình và tính toán được khả năng chịu lực của cốp pha sàn, khi hồ bê tông bắt đầu kết dính thì áp lực của nó tác động lên cốp pha sẽ giảm dần đến khi không còn lực nào dính đến cốp pha thì chúng ta có thể tháo dỡ cốp pha sàn khi xem xét bê tông đã đông cứng để mặt và cạnh mép không bị hư hỏng so với kết cấu, khi bóc cốp pha sàn chú ý khi bê tông đạt khoảng 25% cường độ thiết kế khoảng từ 3 ngày đến 4 ngày.

– Thời gian tháo cốp pha sàn có quan hệ với các yếu tố sau cần chú ý về nhiệt độ nếu mùa hè thì nhiệt đỗ sẽ cao hơn mùa đông nên thời gian tháo cốp pha sàn sẽ nhanh hơn, sớm hơn màu đông. Nói về loại xi măng và lượng nước sử dụng để đổ bê tông giúp cho bê tông cứng nhanh hay chậm phụ thuộc vào từng loại xi măng, lượng nước nhiều hay ít để có thể dỡ cốp pha sàn sao cho hợp lý. Tính tải trọng chịu lực đối với công việc tháo dỡ cốp pha sàn phụ thuộc và bộ phận kết cấu chịu tải vì cường độ chịu lực phụ thược vào khả năng chịu kéo của bê tông rất nhỏ nên thời gian tháo ván khuôn ở những khu vực chịu tải trọng phải muộn hơn thời gian tháo dỡ cốp pha sàn ở những vũng đã hết khả năng chịu tải trọng. Thời gian tháo dỡ cốp pha sàn  còn phụ thuộc và thể tích và chiều dài của nhip, cùng với kết cấu khối kiện bê tông có thể tích nhỉ, chiểu dài của nhịp ngắn ta có thể tháo dỡ cốp pha sàn nhanh hơn và sớm hơn khi  có thể tích lớn và chiều dài của nhịp dài.

Cách xử lý khoảng thời gian để rút ngắn thời gian tháo dỡ cốp pha sàn.

Khi muốn rút ngắn thời gian chờ đợi để tháo dỡ cốp pha hay muốn tăng độ đông cứng của bê tông một cách nhanh nhất, chúng ta nên sử lý bằng các biện pháp sau:

– Quá trình đổ bê tông nên dùng loại xi măng kết dính nhanh như xi măng aluyminat.

– Sử dụng các phụ gia kèm thep làm tăng kết tủa giúp bề mặt bê tông đông cứng nhang như clorua canxi.

– Có thể sử dụng hồ bê tông kho [ có độ sụt 1-2cm] và tiến hành đầm kỹ bằng thiết bị đầm rung.

Những điều cần biết khi tháo dỡ cốp pha sàn

Cốp pha sàn chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt đến cường độ cần thiết để có thể chịu được trọng lượng của bản thân nó các các tải trọng chịu lực của các vật khác tác động lên trong các giai đoạn thi công phần sau. Khi tháo dỡ cốp pha sàn chúng ta cần chú ý tránh không gây ứng suất đột ngột, chống va chạm mạnh làm ảnh hưởng, hư hại đến kết cấu be tông.

Các bộ phận cấu tạo nên cốp pha sàn sẽ không còn chịu lực khi bê tông đã được đông rắn lại, thời gian tháo dỡ bê tông từ 2 ngày đến 7 ngày tùy theo tình hình thời tiết và chất lượng sản phẩm.

Đối với cốp pha sàn có những tác dụng lực lực lên đôi với đáy dầm, sàn, cột chống, nếu không có những chỉ dẫn đặc biệt của người quản lý thi công thì chỉ được tháo dỡ bê tông khi đạt được các giá trị cường độ ghi như bảng hướng dẫn.

– Đối với các thiết bị ô văng, công – xôn, sêno chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê tông đủ lớn đạt tiêu chuẩn theo bản thiết kế và bảo đảm an toàn, có trọng lượng an toàn, chống lật.

Khi tháo dỡ cốp pha sàn các tấm sàn bê tông ở toàn khối của nhiều nhà tầng được thực hiện như sau:

– Phải giữ lại toàn bộ thiết bị đà giáo và cột chống nằm ở tấm sàn và nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông.

– Chú ý tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốt pha của tấm sàn phía dưới, phải giữ lại cột chống một cách an toàn. Khoảng cách nhau 3m, dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.

– Đối với các công trường xây dựng ở trong khu vực có động đất và đặc biệt đối với các công trình có trị số cường độ bê tông cần đạt để tháo dỡ bê tông theo quy định. Việc cẩu tải từng phần liên kết lên sau khi tháo dỡ cốp pha sàn cần được tính toán một cách khoa hoc, theo cường độ bê tông và đã đạt chuẩn, đạt các đặc trưng về tải trọng để tránh rạn nứt và hưu hỏng đối với cấu kiện thiết kế.

Theo TCVN 4453:1995 thì thời gian để tháo dỡ ván khuôn phải dựa theo tiêu chuẩn: Ván khuông không chịu lực mà đã đông rắn lại như vậy mới có thể tháo dễ dàng khi bê tông đạt trên 50N/cm2-5Kg/cm2 cường độ, Khi tiến hành tháo dỡ cần phải đúng kỹ thuật, khéo léo tránh làm hỏng và vỡ các cạnh của cấu kiện bê tông. Ô văn, seno, console chỉ được tháo khi đạt được 100% cường độ của bê tông và phải có đối trọng chống lật. Các  kết cấu và cường độ được chú ý như bảng dưới sau để căn cứ thời gian để tháo dỡ bê tông.

BẢNG THỐNG KẾ THỜI GIAN THÁO VÁN KHUÔN THEO TCVN 4453:1995

Loại kết cấu Cường độ bê tông tối thiểu cần đạt để tháo cốp pha, %R28 Thời gian bê tông đạt cường độ để tháo cốp pha ở các mùa và vùng khí hậu bảo dưỡng bê tông theo
TCVN 5592-1991[ngày]
Bản, dầm vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m 50 7
Bản dầm, vòm có khẩu độ 2-8m 70 10
Bản, dầm vòm có khẩu độ lớn hơn 8m[Ghi Chú] 90 23

– Quy trình tháo dỡ cốp pha sàn khá phức tạp vì lức này các cấu kiện kết cấu mới bắt đầu chịu tải của bản thân nó và chịu các tải trọng của các bộ phận khác. Nếu các kết cấu phải làm việc đột ngột do quá trình tháo dỡ cốp pha sai quy cách thì không khác gì kết cấu bị tổng thương do va cham mạnh, rất có thể bị hỏng và phá vỡ. Vì vậy chúng ta phải hạ hệ thống giàn giáo một cách nhẹ nhàng làm theo từng đợt tùy theo khẩu độ và trọng lượng của sản phẩm.

– Khi hạ các cột chống [hạ nhịp nhỏ dưới 4m] khi cường độ bê tông đath 50% cường độ thiết kế trong suốt chiều dài của nhịp dầm, hạ theo điều lệnh điều khiển chung mà đóng từng nhát búa theo khẩu độ báo hoặc ta có thể quay vít kích theo một góc nhất định.

– Khi hạ các cột cây chống sàn [khi nhịp nhỏ dưới 8m] bê tông đạt ở mức độ 7% cường độ thiết kế, cũng phải tiến hành trên các nhịp dầm nhunwg chúng được để lại các cột giáo chống từng đoạn cách nhau 3m cho đến khi cường độ đạt 100% mới được tháo dỡ hết.

– Hạ các cột chống dầm có nhịp nhỏ hơn 8m, khi cường độ đạt mức 100% cường độ thiết kế, ta bắt đầu tiến hành nhiều đợt đối xứng, bắt đầu tiến hành hạ cột giáo ở chính giữa nhịp dầm.

Như vậy có thể suy ra khi đổ bê tông cường độ dùng phụ gia nhanh đạt cường độ thời gian tháo ván khuôn [ R7 ] có thể tính theo tỷ lệ cường độ 100% của bê tông . Có nghĩa thời gian an toàn tháo ván khuôn cho bê tông R7 thường là 48h.

– Tỷ lệ % so với R28 ngày tuổi của bê tông

2 ngày – 32% 3 ngày – 41% 7 ngày – 61% 14 ngày – 80% 21 ngày – 92%

28 ngày – 100%

Video liên quan

Chủ Đề