Bảo hiểm học sinh được hưởng bảo nhiêu phần trăm

Chi tiết mức hỗ trợ đóng BHYT cho học sinh, sinh viên [Ảnh minh họa]

Theo đó, mức hỗ trợ đóng BHYT cho học sinh, sinh viên từ ngân sách nhà nước được quy định như sau:

- Hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống ở các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/200/NQ-CP ngày 27/12/2008 và các huyện được áp dụng cơ chế chính sách theo Nghị quyết 30a/2008//NQ-CP.

- Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ cận nghèo hoặc hộ gia đình nghèo đa chiều theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

- Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên khác.

Phần còn lại của mức đóng quy định tại khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư 143/2020/TT-BQP do học sinh, sinh viên tự đóng.

Trường hợp học sinh, sinh viên thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng trên thì được hưởng mức hỗ trợ đóng BHYT cho đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.

Cũng theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 143/2020/TT-BQP, mức đóng BHYT hàng tháng đối với học sinh, sinh viên bằng 4,5% mức lương cơ sở.

Theo Nghị quyết 128/2020/QH14, mức lương cơ sở năm 2021 giữ nguyên so với năm 2020 [tức bằng 1.490.000 đồng/tháng].

Thông tư 143/2020/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 21/01/2021 và thay thế Thông tư liên tịch 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC.

Châu Thanh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Bà Dương Thị Minh Châu và bà Trần Việt Trang tại buổi tư vấn sáng 22-9 - Ảnh: VIỆT DŨNG

Chính sách hiện hành quy định bảo hiểm y tế là bắt buộc với học sinh - sinh viên, nhằm bảo đảm cho hơn 20 triệu học sinh sinh viên các cấp học được bảo vệ về sức khỏe ở trường học cũng như ở nhà. Tuy nhiên, chưa có nhiều người biết hiện ngân sách đang hỗ trợ phí bảo hiểm y tế cho học sinh sinh viên cũng như mức giảm nếu gia đình thuộc hộ nghèo, sống ở vùng khó khăn...

Năm học mới vừa bắt đầu, đồng nghĩa với việc hơn 20 triệu học sinh sinh viên chuẩn bị tham gia bảo hiểm y tế cho năm học mới. Để giải đáp băn khoăn của bạn đọc, báo Tuổi Trẻ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức buổi tư vấn trực tuyến "Được hưởng quyền lợi như thế nào khi tham gia bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên".

Ngay từ bây giờ, các gia đình muốn tìm hiểu thêm về bảo hiểm y tế cho học sinh sinh viên, trong đó có mức phí bảo hiểm, quyền lợi cho người tham gia, các chính sách hỗ trợ hiện có... có thể gửi câu hỏi cho các khách mời:

- Bà Dương Thị Minh Châu - trưởng Phòng truyền thông và phát triển đối tượng, Bảo hiểm xã hội Hà Nội;

- Bà Trần Việt Trang - phó trưởng Phòng quản lý thu, Bảo hiểm xã hội Hà Nội.

Câu hỏi của bạn đọc sẽ được giải đáp trên tuoitre.vn từ 9-11h sáng 22-9, mời bạn đọc đón xem.

LAN ANH

Học sinh tham dự lễ khai giảng năm học 2021-2022 tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5, TP.HCM sáng 5-9 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngày 17-9, BHXH Việt Nam có thông báo về chính sách BHYT học sinh - sinh viên trong năm học 2021 - 2022.

Cụ thể, trong năm học này, không có sự thay đổi về mức đóng BHYT của học sinh - sinh viên. Theo đó, mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở [tương đương với 4,5% x 1.490.000 = 67.050 đồng/học sinh/tháng và 1 năm là 804.600 đồng].

Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, học sinh - sinh viên chỉ đóng 70% mức đóng nên số tiền thực tế mà mỗi học sinh - sinh viên sẽ đóng là 46.935 đồng/tháng, tương đương với 563.220 đồng/năm. Phụ huynh, học sinh - sinh viên có thể lựa chọn phương thức đóng BHYT định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng và đăng ký tham gia tại cơ sở giáo dục, nhà trường nơi đang theo học.

Ngoài ra, khi tham gia BHYT sẽ được cấp thẻ BHYT, được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường hoặc cơ sở y tế theo quy định; được chi trả chi phí khám chữa bệnh [KCB] trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng; được lựa chọn và thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu theo quy định vào tháng đầu mỗi quý.

Khi đi KCB đúng tuyến và thực hiện đầy đủ thủ tục, học sinh - sinh viên có thẻ BHYT được hưởng 80% chi phí. Còn không đúng tuyến, không có giấy chuyển tuyến mà xuất trình đầy đủ thủ tục KCB BHYT sẽ được thanh toán trong phạm vi, mức hưởng và tỉ lệ hưởng là 100% khi KCB ngoại trú bệnh viện tuyến huyện; 100% khi KCB nội trú bệnh viện tuyến huyện, tỉnh; 40% khi KCB nội trú bệnh viện tuyến trung ương.

Trong trường hợp không xuất trình đầy đủ thủ tục KCB BHYT tại nơi đăng ký KCB ban đầu, được cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT. Cụ thể, KCB ngoại trú được hưởng tối đa 223.500 đồng. Khám chữa nội trú được hưởng tối đa 745.00 đồng.

Khi học sinh - sinh viên đi KCB tại cơ sở y tế không có hợp đồng khám BHYT, được cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT. Cụ thể:

- KCB ngoại trú bệnh viện tuyến huyện được hưởng tối đa 223.500 đồng.

- KCB nội trú bệnh viện tuyến huyện được hưởng tối đa 745.000 đồng.

- KCB nội trú bệnh viện tuyến tỉnh được hưởng tối đa 1.490.000 đồng.

- KCB nội trú bệnh viện tuyến trung ương được hưởng tối đa 3.725.000 đồng.

Trường hợp cấp cứu được KCB tại bất kỳ cơ sở nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng giấy tờ tùy thân có ảnh trước khi ra viện để được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định.

18 triệu HS-SV tham gia BHYT

Năm học 2020-2021, cả nước có hơn 18 triệu học sinh - sinh viên [HS-SV] tham gia BHYT. Trong đó có hơn 14,5 triệu em tham gia tại nhà trường; 3,5 triệu em tham gia theo nhóm BHYT khác [như hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân lực lượng vũ trang...].

Trong năm 2020, cả nước có hơn 6,8 triệu lượt HS-SV đi khám chữa bệnh BHYT được quỹ BHYT chi trả 2.296,11 tỉ đồng.

THÙY DƯƠNG

Mục lục bài viết

  • 1. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là gì?
  • 2. Mức chi trả bảo hiểm y tế là như thế nào?
  • 3. Chiếm đoạt tiền trong thẻ bảo hiểm y tế ?
  • 4. Có được đóng tiền thêm vào thời gian bảo hiểm y tế trước đó không?
  • 5. Bảo hiểm trong hợp đồng nhân thọ là như thế nào?
  • 6. Công ty không hỗ trợ bàn giao công việc để nghỉ thai sản theo chế độ ?

1. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là gì?

Thưa Luật sư tôi đang tìm hiểu một số thắc mắc về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo luật mới là gì, xin cám ơn.

Trả lời:

Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi 2014 của Quốc hội quy định:

"Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

a] Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

b] Học sinh, sinh viên."

2. Mức chi trả bảo hiểm y tế là như thế nào?

Thưa luật sư, xin hỏi: tôi muốn cho cháu đi mổ khối u não đúng tuyến vậy bên bảo hiểm học sinh chi trả bao nhiêu phần trăm ?

Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung một số điều số 46/2014/QH13 quy định:

"Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a] 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

b] 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

c] 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

d] 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;

đ] 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác. "

Thì con bạn được hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

>> Xem thêm: Đặc điểm, nguồn gốc, bản chất và các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm ?

Một số lưu ý:

- Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

- Người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền KCB BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh và có mức hưởng như trên.

- Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi KCB không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng như trên.

3. Chiếm đoạt tiền trong thẻ bảo hiểm y tế ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Trường hợp bác sĩ làm việc tại bệnh viện mà lợi dụng quyền của mình lấy BHYT của người khác [người này được hưởng 100%] cho người nhà mình mà vẫn được hưởng như thế đúng hay sai? căn cứ tại đâu?

Điều 65 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định:

"Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:
a] Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b] Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a] Buộc hoàn trả số tiền đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;
b] Buộc người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này;
c] Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này."

Thì việc người này sử dụng thẻ BHYT của ngừoi khác là sai, mức phạt phụ thuộc vào mức độ thiệt hại gây ra cho quỹ BHYT.

4. Có được đóng tiền thêm vào thời gian bảo hiểm y tế trước đó không?

>> Xem thêm: Thủ tục báo tăng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Thưa luật sư, xin hỏi: Em đóng bảo hiểm y tế được trên 5 năm giờ nghỉ việc công ty cắt bảo hiểm được hai tháng nay rồi, giờ em muốn đóng tiếp bảo hiểm y tế của đợt trước được không ạ và có được hưởng quyền lợi của người đồng bảo hiểm liên tục trên 5 năm được không ạ ?

>> Bạn có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Việc bạn có được đóng bù vào khoảng thời gian trước hay không phụ thuộc vào lý do bạn giải trình với cơ quan bảo hiểm có hợp lý hay không thì bạn mới được đóng bù. Khi đó bạn có thể được hưởng quyền lợi của người đồng bảo hiểm liên tục trên 5 năm.

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi đi khám phụ khoa ở bệnh viện tuyến huyện của thành phố TN muốn kiểm tra xem có bị nhiễm nấm không và cần soi tuổi nhưng bác sỹ bảo soi tươi không thuộc danh mục được hưởng BHYT. Vậy xin hoi khám phụ khoa thì được hưởng những nội dung nao từ bảo hiểm y tế

=> Luật bảo hiểm y tế quy định:

" Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.

2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.

3. Khám sức khỏe.

4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.

5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.

>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu cần các loại giấy tờ gì ?

6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.

8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.

11. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.

13. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

14. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học."

Thì quy định cụ thể về danh mục bệnh khám phụ khoa được hưởng BHYT là văn bản nội bộ trong ngành.

5. Bảo hiểm trong hợp đồng nhân thọ là như thế nào?

Thưa luật sư, xin hỏi: Hiện em đang có một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với P, em đóng tiền được hơn 1 năm. Giờ em muốn mang hợp đồng này đi thế chấp xoay sở tiền trong vài tháng được không ạ? Có ngân hàng nào nhận thế chấp không ạ?

>> Xem thêm: Những thay đổi liên quan đến mức hưởng Bảo hiểm y tế mới năm 2022 ?

Việc này phụ thuộc vào thỏa thuận giữa bạn với ngân hàng, pháp luật không có quy định cụ thể.

6. Công ty không hỗ trợ bàn giao công việc để nghỉ thai sản theo chế độ ?

Kính gửi công ty luật Minh Khuê! em cần tư vấn về trường hợp của em như sau: em hiện đang mang thai và sắp đến ngày sinh con, ngày dự sinh là 29/12/2021. Em đã nộp đơn xin nghỉ thai sản từ ngày 08/11/2021, mong muốn được bàn giao công việc từ ngày 14/11/2021 và nghỉ việc từ ngày 01/12/2021.

Tuy nhiên, lãnh đạo trực tiếp không chấp nhận ký đơn và phân công bàn giao công việc. Em muốn nhờ luật sư tư vấn trường hợp của em, nếu đến ngày xin nghỉ việc mà em vẫn không được hỗ trợ bàn giao công việc xong thì em có được nghỉ hưởng chế độ thai sản hay không ? Hay là phải bàn giao công việc xong hết mới được nghỉ ? Vì nếu đợi thì trường hợp của em như vậy rất khó, ngày sinh đã gần kề, em không đủ sức khoẻ để tiếp tục công việc được nữa ?

Chân thành cảm ơn luật sư tư vấn.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội trực tuyến, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

>> Xem thêm: Bảng giá khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế mới nhất năm 2022

Điều 139 Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 quy định về Nghỉ thai sản như sau:

Điều 139. Nghỉ thai sản

1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Như vậy nếu bạn dự sinh ngày 29/12/2018 thì thực tế bạn có thể nghỉ chuẩn bị sinh từ 29/10/2018. Khi nghỉ thai sản bạn chỉ cần gửi đơn xin nghỉ thai sản đến cơ sở làm việc. Trong thời gian bạn nghỉ thai sản, cơ sở làm việc của bạn không có trách nhiệm trả lương hay trợ cấp, phụ cấp gì cho bạn cả, mà chế độ thai sản bạn được hưởng sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả cho bạn.Theo quy định của pháp luật thì trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động. Do đó dù chưa thực hiện bàn giao công việc được bạn vẫn có thể hưởng chế dộ nghỉ thai sản mà không bị kỷ luật. Điều 158 Bộ luật Lao động quy định: "Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản".

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mới nhất 2020

Trân trọng ./.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

>> Xem thêm: Cách xác định hạn sử dụng thẻ BHYT theo quy định mới năm 2022 ?

Bộ phận tư vấn luật bảo hiểm xã hội - Công ty Luật Minh Khuê.

Video liên quan

Chủ Đề