Báo cáo tự đánh giá trường mầm non đạt mức 3

Trước yêu cầu thực tiễn về việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của các trường mầm non, Trường Mầm non Sơn Ca đã triển khai công tác tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Mục đích của việc tự đánh giá này là nhằm giúp nhà trường xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường.

Tự đánh giá là một quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, được dành nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các cá nhân trong nhà trường. Tự đánh giá đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai. Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các thông tin, minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy. Báo cáo tự đánh giá bao quát đầy đủ các tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà trường.

Thông qua kết quả tự đánh giá giúp cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận ra được những điểm mạnh, điểm yếu của trường để nâng cao nhận thức của lãnh đạo và tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác đảm bảo và hoàn thiện chất lượng được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Công tác quản lý nhà trường ngày một chặt chẽ và quy cũ hơn. Công tác tự đánh giá sẽ thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục. Mỗi cá nhân sẽ nhận thức rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ được giao.

Đây là quá trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.

Để triển khai và hoàn thành tốt công tác tự đánh giá, nhà trường đã huy động tất cả các nguồn lực sẵn có. Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng gồm cán bộ chủ chốt của trường như: Tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng văn phòng, BT. Đoàn thanh niên, Công đoàn. Hội đồng tự đánh giá của trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên. Tổ chức tập huấn, hội thảo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng viết báo cáo cho từng nhóm chuyên trách.

Trong quá trình tự đánh giá, các nhóm công tác và ban thư ký đã tiến hành thu thập, xử lý, phân tích các thông tin, minh chứng, đối chiếu với các tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục và đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non nhà trường phải tập trung vào các phong trào mũi nhọn và chất lượng giáo dục của nhà trường.

Công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia theo các tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT ban hành là công cụ chuẩn mực đo chất lượng của một cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Qua kiểm định chất lượng giáo dục, các cơ sở giáo dục đã đạt được mức độ nào theo quy định chuẩn của Bộ GD&ĐT. Trong quá trình tự đánh giá các cơ sở giáo dục xác định được những mặt mạnh, những mặt yếu, từ đó xây dựng cho đơn vị kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục. Để đánh giá đúng chất lượng giáo dục trường mầm non Sơn Ca đã đưa vào các văn bản về kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non của Bộ GD&ĐT để tiến hành công việc, từ xác định những điểm mạnh, điểm yếu để xây dựng kế hoạch, phấn đấu cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục.

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG
TRƯỜNG MẦM NON THỰC HÀNH HOA SEN      

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ


 

 
DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ
 
TT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ NHIỆM VỤ CHỮ KÝ
Nguyễn Thị Thanh Bí thư chi bộ
Hiệu trưởng
Chủ tịch Hội đồng  
Trần Thị Oanh P. Hiệu trưởng Phó CT Hội đồng  
Trương T.Minh Phượng P. Hiệu trưởng Phó CT Hội đồng  
Nguyễn Thanh Huế Chủ tịch CĐ Trưởng Ban thư kí  
Nguyễn Nguyệt Anh P.bí thư đoàn TN Ủy viên Hội đồng  
Nguyễn T. Hoài Thu Khối trưởng Ủy viên Hội đồng  
Phạm Thị Hồng Vân Giáo viên MGN Ủy viên Hội đồng  
An Thị Ngoan Giáo viên MGB Ủy viên Hội đồng  
Phạm Thị Hà Giáo viên MGN Ủy viên Hội đồng  
Trần Thị Lan Hương Giáo viên MGB Ủy viên Hội đồng  
Nguyễn T.Lan Hương Giáo viên MGN Ủy viên Hội đồng  
Nguyễn T. Hương Giang Khối trưởng Ủy viên Hội đồng  
Phùng Thị Tâm Tổ trưởng tổ Tài vụ Ủy viên Hội đồng  
Đào Thị Dự Tổ trưởng tổ HC Ủy viên Hội đồng  
Nguyễn Thị Nghìn Tổ trưởng tổ DD Ủy viên Hội đồng  
                                                      

Hà Nội - 8/2015

                                                           

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG
 Danh sách và chữ ký các thành viên hội đồng tự đánh giá 2
 Mục lục 3
 Danh mục các chữ viết tắt 6
 Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá 8
 Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU 9
 Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ 12
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 12
   II. TỰ ĐÁNH GIÁ 15
 Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường 15
 Tiêu chí 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non 16
 Tiêu chí 2: Lớp học, số trẻ, địa điểm trường theo quy định của Điều lệ trường mầm non  18
 Tiêu chí 3: Cơ cấu tổ chức và thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non 19
 Tiêu chí 4: Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường 21
 Tiêu chí 5: Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua theo quy định 23
 Tiêu chí 6: Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định 25
 Tiêu chí 7: Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 27
 Tiêu chí 8: Tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện địa phương 29
 Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ 32
 Tiêu chí 1: Năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển khai các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ 33
 Tiêu chí 2: Số lượng, trình độ đào tạo và yêu cầu về kiến thức của giáo viên 35
 Tiêu chí 3: Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc bảo đảm các quyền của giáo viên 36
 Tiêu chí 4: Số lượng, chất lượng và việc bảo đảm chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường 38
 Tiêu chí 5: Trẻ được tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và được bảo đảm quyền lợi theo quy định 39
 Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi 42
 Tiêu chí 1: Diện tích, khuôn viên và các công trình của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non 42
 Tiêu chí 2: Sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi bảo đảm yêu cầu 43
 Tiêu chí 3: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ và hiên chơi bảo đảm yêu cầu 45
 Tiêu chí 4: Phòng giáo dục thể chất, thư viện, bếp ăn, nhà vệ sinh theo quy định 46
 Tiêu chí 5: Khối phòng hành chính quản trị bảo đảm yêu cầu 47
 Tiêu chí 6: Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo tiêu chuẩn kỹ thuật đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu đúng cho giáo dục mầm non 49
 Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 52
 Tiêu chí 1: Nhà trường chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ 52
 Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá nhân của địa phương 54
 Tiêu chuẩn 5: Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ 56
 Tiêu chí 1: Trẻ có sự phát triển về thể chất phù hợp với độ tuổi 56
 Tiêu chí 2: Trẻ có sự phát triển về nhận thức phù hợp với độ tuổi 58
 Tiêu chí 3: Trẻ có sự phát triên về ngôn nữ phù hợp với độ tuổi 60
 Tiêu chí 4: Trẻ có sự phát triển về thẩm mĩ phù hợp với độ tuổi 61
 Tiêu chí 5: Trẻ có sự phát triển về tình cảm, kĩ năng xã hội phù hợp với độ tuổi 62
 Tiêu chí 6: Trẻ có ý thức về vệ sinh, môi trường và an toàn giao thông phù hợp với độ tuổi 63
 Tiêu chí 7: Trẻ được theo dõi và đánh giá thường xuyên 65
 Tiêu chí 8: Trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, trẻ khuyết tật được quan tâm chăm sóc 67
 III. KẾT LUẬN CHUNG 69
 Phần III. PHỤ LỤC 70
 Danh mục mã thông tin minh chứng 70
                       

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT VIẾT TẮT CHÚ THÍCH
ATGT An toàn giao thông
BHTN Bảo hiểm tự nguyện
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CBGVNV Cán bộ, giáo viên, nhân viên
CBQL Cán bộ quản lý
CCVC Công chức Viên chức
CĐSP TW Cao đẳng Sư phạm Trung ương
CMHS Cha mẹ học sinh
CM-VP Chuyên môn-Văn phòng
CNTT   Công nghệ thông tin
CSVC CSVC
CSVN Cộng sản Việt Nam
CSGD Chăm sóc giáo dục
CT Chủ tịch
GDĐT Giáo dục đào tạo
GDĐB Giáo dục đặc biệt
GDMN   Giáo dục mầm non
HĐNBL Hội đồng nâng bậc lương
HĐNT Hội đồng nhà trường
LTMR Liên tịch mở rộng
MG Mẫu giáo
MGB Mẫu giáo bé
MGL Mẫu giáo lớn
MGN Mẫu giáo nhỡ
MNTH Mầm non thực hành
Quyết định
SDD Suy dinh dưỡng
TĐG Tự đánh giá
TNCS HCM Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
TTMC Thông tin minh chứng
UBND Uỷ ban nhân dân
XHH Xã hội hóa
                                             

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 x   5 x  
2 x   6 x  
3 x   7 x  
4 x   8 x  
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 x   4 x  
2 x   5 x  
3 x        
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 x   4 x  
2 x   5 x  
3 x   6 x  
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 x   2 x  
Tiêu chuẩn 5: Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 x   5 x  
2 x   6 x  
3 x   7 x  
4 x   8 x  
Tổng số các chỉ số đạt: 87/87 tỷ lệ 100%; chỉ số không đạt: 0/87 tỷ lệ: 0%                     Tổng số các tiêu chí đạt: 29/29 tỷ lệ 100%; tiêu chí không đạt: 0/29 tỷ lệ: 0%
PHẦN I
CƠ SỞ DỮ LIỆU   Tên trường: Trường mầm non thực hành Hoa Sen Tên trước đây: Nhà trẻ Hoa Sen Cơ quan chủ quản: Trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương
Thành phố Hà Nội   Họ và tên
Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Thanh
0904305766
Quận Ba Đình   Điện thoại trường 02438. 343.168
Phường Giảng Võ   Fax  
Đạt chuẩn quốc gia     Website  
Năm thành lập trường 1979   Số điểm trường  
Công lập x   Thuộc vùng đặc
biệt khó khăn
 
Tư thục     Trường liên kết
với nước ngoài
 
Dân lập     Loại hình khác  
 
1. Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
            Thời gian
Độ tuổi
Năm học
2013 - 2014
Năm học
2014 - 2015
Năm học
2015 - 2016
Năm học
2016 -2017
Số nhóm trẻ
từ 3 - 12 tháng tuổi
0 0 0 0
Số nhóm trẻ
từ 13 - 24 tháng tuổi
0 0 0 0
Số nhóm trẻ
từ 24 - 36 tháng tuổi
2 2 2 2
Số lớp mẫu giáo
3 - 4 tuổi
7 8 9 8
Số lớp mẫu giáo
4 - 5 tuổi
8 7 7 8
Số lớp mẫu giáo
5 - 6 tuổi
8 8 7 7
Cộng 25 25 25 25
 
2. Số phòng học
               Thời gian
Phòng học
Năm học
2013 - 2014
Năm học
2014 - 2015
Năm học
2015 - 2016
Năm học
2016 - 2017
Phòng học kiên cố 19 19 19 19
Phòng học bán
kiên cố
06 06 06 06
Phòng học tạm 0 0 0 0
Cộng 25 25 25 25
3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
3.1. Số liệu tại thời điểm tự đánh giá
Chức danh Tổng số Nữ Dân tộc Trình độ đào tạo Ghi chú
Đạt chuẩn Trên chuẩn Chưa đạt chuẩn
Hiệu trưởng 01 01 Kinh   01    
Phó hiệu trưởng 03 03 Kinh 01 02    
Giáo viên 75 75 Kinh 02 76    
Nhân viên 29 16 Kinh 21 07 01  
Cộng 108 95   24 86 01  
 
3.2. Số liệu của năm học 2016 - 2017
Nội dung Năm học 2016 – 2017
Tổng số giáo viên 75
Tỷ lệ trẻ/giáo viên [đối với nhóm trẻ] 16 trẻ/gv
Tỷ lệ trẻ/giáo viên [không có trẻ bán trú]  
Tỷ lệ trẻ/giáo viên [trẻ học bán trú] 15,13 trẻ/gv
Tổng số giáo viên dạy giỏi cơ sở 55 giáo viên
Tổng số giáo viên giỏi cấp Thành phố  
4. Trẻ
  Năm học
2013 - 2014
Năm học
2014 - 2015
Năm học
2015 - 2016
Năm học
2016 - 2017
Tổng số 1265 1173 1150 1212
Trong đó        
 Trẻ từ 3-12 tháng tuổi 0 0 0 0
 Trẻ từ 13 - 24 tháng tuổi 0 0 0 0
 Trẻ từ 24 - 36 tháng  tuổi 104 99 112 121
 Trẻ từ 3 - 4 tuổi 358 384 400 317
 Trẻ từ 4 - 5 tuổi 350 285 345 408
 Trẻ từ 5 - 6 tuổi 453 405 293 4366
 Dân tộc Kinh 1265 1173 1150 1212
 Đối tượng chính sách 0 0 0 0
 Trẻ khuyết tật 44 64 68 40
 Số trẻ học bán trú 1265 1173 1150 1212
 Tỷ lệ trẻ/lớp mẫu giáo 50,5 trẻ/lớp 46,69 trẻ/lớp 45,1/lớp 47,4/trẻ/lớp
 Tỷ lệ trẻ/nhóm trẻ 52 trẻ/lớp 49,5 trẻ/lớp 56/lớp 60,5/ trẻ/lớp
PHẦN II
TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tình hình chung của nhà trường Trường MNTH Hoa Sen đặt tại khu D Phường Giảng Võ - Quận Ba Đình- Thành phố Hà Nội. Trường MNTH Hoa Sen thuộc mô hình trường công lập; tiền thân là Nhà trẻ Hoa Sen và được đổi tên thành Trường MNTH Hoa Sen, trực thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ  Mẫu giáo Trung ương số I [nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương] theo quyết định số 1107/TCCB ngày 6 tháng 5 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường MNTH Hoa Sen được thành lập ngày 19 tháng 5 năm 1979, trải qua 38 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Trường MNTH Hoa Sen đã khẳng định được vị thế và thương hiệu của mình trong hệ thống các trường mầm non trên địa bàn Thành phố. Nhà trường đã vinh dự được tặng thưởng 1 Huân chương Lao động Hạng nhất, 1 Huân chương Lao động Hạng nhì, 1 Huân chương Lao động Hạng ba; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT; Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ; Cờ thi đua của Bộ GDĐT … nhiều năm liền, Nhà trường được công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Bộ; hàng năm Chi bộ Hoa Sen đều đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh, Công đoàn và Đoàn Thanh niên xuất sắc. Trải qua 38 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Trường MNTH Hoa Sen đã lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng giáo dục. Những năm đầu mới thành lập, trường chỉ có 10 lớp với 250 cháu, các trang thiết bị đồ dùng dạy học còn đơn sơ, nghèo nàn. Được sự quan tâm đầu tư của Bộ GDĐT và Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường CĐSP Trung ương, đến nay Trường MNTH Hoa Sen đã có CSVC đầy đủ và khang trang: Gồm có 25 lớp học, 16 phòng chức năng, trang thiết bị và đồ dùng dạy học đầy đủ phục vụ cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập đạt chất lượng tốt.           Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên Nhà trường được đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung cả về số lượng và chất lượng, ngày càng đáp ứng với yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Hiện nay, Nhà trường có 108 cán bộ, giáo viên và nhân viên [trong đó: 100% cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên]. Tại thời điểm đánh giá toàn trường có 02 nhóm trẻ và 23 lớp mẫu giáo với 1015 cháu. Các cháu đến trường khỏe mạnh, ngoan, lễ phép, mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên, tích cực tham gia các hoạt động, có kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, tập thể, có nề nếp tốt trong các hoạt động học tập, vui chơi, ăn ngủ, có kỹ năng vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ tốt. Đa số CMHS có nhận thức tốt, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong các hoạt động CSGD trẻ.           Trong những năm qua, nguồn tài chính đảm bảo cho nhà trường hoạt động thường xuyên gồm: Nguồn ngân sách nhà nước cấp [Lương, phụ cấp theo lương] được chi trả theo đúng quy định của nhà nước về quản lý tài chính, đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời hàng tháng cho người lao động và nguồn kinh phí thu hợp pháp khác từ nguồn xã hội hoá giáo dục được nhà trường sử dụng đúng mục đích góp phần hỗ trợ hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, Nhà trường đã triển khai đầy đủ, có chất lượng các hoạt động của Ngành, nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội... Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, năm 2014 Nhà trường vinh dự được nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ, 14 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT nhân dịp 35 năm thành lập Trường. Căn cứ hướng dẫn công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục của Bộ GDĐT, trường MNTH Hoa Sen tiến hành tự đánh giá chất lượng theo các tiêu chuẩn của bậc học mầm non. Mục đích của công tác tự đánh giá là để thấy rõ thực trạng chất lượng giáo dục của Nhà trường; giải trình với các cơ quan chức năng và xã hội việc thực hiện các điều kiện hiện có tác động đến nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục của trường. Trên cơ sở đó, Nhà trường đề nghị với các cơ quan chức năng tiến hành việc kiểm định và xem xét công nhận Nhà trường đạt tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục. Từ đó, tạo cơ sở, tiền đề để các lực lượng xã hội tham gia giám sát chất lượng giáo dục của trường và tiếp tục chăm lo cho sự nghiệp giáo dục con em nhân dân địa phương; đồng thời tạo điều kiện cho Nhà trường thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn công tác xã hội hoá giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Bản báo cáo tự đánh giá này là một văn bản ghi nhớ quan trọng để Nhà trường cam kết thực hiện các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục cho từng tiêu chí mà kế hoạch đã đề ra. Tự đánh giá của nhà trường được thực hiện đúng quy trình mà Bộ GDĐT đã hướng dẫn, theo 06 bước: 1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá. 2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá. 3. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng. 4. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí. 5. Viết báo cáo tự đánh giá. 6. Công bố báo cáo tự đánh giá * Thời gian thực hiện Hiệu trưởng trường MNTH Hoa Sen đã ra Quyết định số 37 ngày 03 tháng 11 năm 2015 về việc kiện toàn Hội đồng Tự đánh giá chất lượng giáo dục gồm 15 thành viên do Bà Nguyễn Thị Thanh - Hiệu trưởng làm Chủ tịch Hội đồng.

Từ ngày   04/11/2015 đến ngày  05/1/2017 các thành viên trong Hội đồng thu thập, xử lý và phân tích các thông tin minh chứng, các nhóm chuyên trách hoàn thiện phiếu đánh giá tiêu chí.


Ngày 06/1/2017 hoàn thành dự thảo báo cáo tự đánh giá, thông qua Hội đồng trường và lấy ý kiến đóng góp.
Ngày 28/6/2017 hoàn thành báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục và công bố dự thảo báo cáo tự đánh giá, tiếp tục lấy ý kiến của Hội đồng sư phạm.
Ngày 26/7/2017 hoàn thiện báo cáo kết quả tự đánh giá và nộp về phòng GD&ĐT quận Ba Đình. * Cách thức thực hiện Để báo cáo tự đánh giá đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, Hội đồng tự đánh giá đã tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó chủ yếu bằng phương pháp khảo sát thực tế các mặt hoạt động của nhà trường liên quan đến nội dung bộ tiêu chuẩn; sưu tầm thông tin, minh chứng, so sánh, đối chiếu và phân tích dữ liệu có liên quan...  Trong quá trình tự đánh giá, các nhóm công tác và ban thư ký đã tiến hành thu thập, xử lý, phân tích các thông tin, minh chứng. Trên cơ sở đó phân tích các điểm mạnh, điểm yếu để làm căn cứ xây dựng kế hoạch, tìm biện pháp để khắc phục những tồn tại nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng của nhà trường trong những năm học tiếp theo.           Quá trình tự đánh giá nhà trường đã nhận thấy mặt mạnh của trường như: Công tác tổ chức quản lý nhà trường, chất lượng đội ngũ, kết quả hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, công tác xã hội hóa giáo dục. Bên cạnh đó Nhà trường cũng nhận thấy một số điểm yếu như: Số trẻ trên nhóm, lớp đông hơn quy định, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng theo quy chuẩn, nhân sự thay đổi nhiều. Căn cứ theo hướng dẫn, trường mầm non thực hành Hoa Sen xin trình bày bản báo cáo tự đánh giá theo 5 tiêu chuẩn như sau:

II/ TỰ ĐÁNH GIÁ


Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường Trường MNTH Hoa Sen có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non, cụ thể: Có Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng, Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng. Cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục cấp trên. Trường thực hiện tốt các phong trào thi đua do Ngành, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương phát động. Nhà trường thực hiện việc quản lý tài chính, CSVC theo quy định của nhà nước; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối cho trẻ và CB,GV,NV nhà trường; chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non đạt chất lượng tốt được Cha mẹ học sinh và cộng đồng ghi nhận.

Tiêu chí 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non.


a] Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng [hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục, hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác];
b] Có tổ chuyên môn và tổ văn phòng;
c] Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác.
1. Mô tả hiện trạng
Trường MNTH Hoa Sen trực thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương hiện nay có 01 Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh là Hiệu trưởng do Trường CĐSP Trung ương luân chuyển và điều động theo Quyết định số 1376/QĐ-CĐSPTW ngày 26 tháng 10 năm 2015 đảm nhiệm vai trò quản lý chung và chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành các hoạt động của nhà trường [H1.1.01.01]. Đồng chí Trần Thị Oanh là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn được bổ nhiệm lại theo Quyết định số 955/QĐ- CĐSPTW ngày 01 tháng 8 năm 2013 [H1.1.01.02]. Đồng chí Trương Thị Minh Phượng là Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác thực hành, thực tập được bổ nhiệm lại theo Quyết định số 956/QĐ- CĐSPTW ngày 01 tháng 8 năm 2013 [H1.1.01.03].  Đồng chí Nguyễn Thanh Huế  là Phó hiệu trưởng phục trách công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được bổ nhiệm theo Quyết định số1313/QĐ-CĐSPTW ngày 01 tháng 12 năm 2016 [H1.1.01.04]. Trường MNTH Hoa Sen có Hội đồng trường nhiệm kỳ 2013 - 2018, gồm 07 đồng chí là đại diện chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn Thanh niên và đại diện tổ chuyên môn được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương [H1.1.01.05]. Nhà trường cũng đã thành lập Hội đồng Thi đua - khen thưởng; Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng nâng bậc lương, Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm và Hội đồng chấm thi [H1.1.01.06], [H1.1.01.07], [H1.1.01.08], [H1.1.01.09], [H1.1.01.10].
Trường MNTH Hoa Sen có đầy đủ các tổ chuyên môn và tổ văn phòng theo qui định của Điều lệ trường mầm non. Trong đó, tổ chuyên môn gồm có 91 giáo viên và nhân viên: Khối nhà trẻ gồm có 09 giáo viên, khối mẫu giáo bé có 20 giáo viên, khối mẫu giáo nhỡ có 22 giáo viên, khối mẫu giáo lớn có 24 giáo viên, phòng Can thiệp sớm có 03 giáo viên và tổ Dinh dưỡng có 13 nhân viên; tổ Văn phòng có 15 nhân viên gồm bộ phận văn thư, y tế, kế toán, thủ quỹ, bảo vệ và nhân viên kỹ thuật. Tổ chuyên môn, tổ văn phòng đều có tổ trưởng, tổ phó được Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm hằng năm [H1.1.01.11].
Trường MNTH Hoa Sen cũng có đầy đủ các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội như: Chi bộ Hoa Sen trực thuộc Đảng bộ Trường CĐSP Trung ương có 28 đảng viên, cấp ủy gồm 03 đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Trần Thị Oanh và Nguyễn Thanh Huế [H1.1.01.12]. Tổ chức Công đoàn bộ phận có 108 công đoàn viên trực thuộc Công đoàn trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương [H1.1.01.13]. Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có 47 đoàn viên trực thuộc Đoàn Trường CĐSP Trung ương [H1.1.01.14] và có 04 đồng chí là thành viên Hội cựu chiến binh Trường CĐSP Trung ương [H1.1.01.15].
2. Điểm mạnh Trường MNTH Hoa Sen có đầy đủ cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non: Ban giám hiệu, các Hội đồng, tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các tổ chức chính trị xã hội như: Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các thành viên đều nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, yên tâm công tác và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3. Điểm yếu: Không có điểm yếu


4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Năm học 2017 - 2018 và những năm tiếp theo Nhà trường duy trì cơ cấu tổ chức theo qui định, có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực cho tổ trưởng, tổ phó và giáo viên cốt cán; đồng thời cũng phát huy thế mạnh của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể tạo hành một khối đoàn kết, thống nhất để lãnh đạo, chỉ đạo nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trọng tâm và đưa Trường MNTH Hoa Sen ngày càng phát triển.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 2: Lớp học, số trẻ, địa điểm trường theo qui định của Điều lệ trường mầm non.
  1. Lớp học được tổ chức theo qui định;
  2. Số trẻ trong một nhóm, lớp theo qui định;
c] Địa điểm đặt trường, điểm trường theo qui định;
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường có 25 lớp học, các lớp học được chia theo độ tuổi như sau: 02 lớp nhà trẻ [24 - 36 tháng]; 08 lớp mẫu giáo bé [trẻ 3 - 4 tuổi]; 07 lớp mẫu giáo nhỡ [trẻ 4 - 5 tuổi] và 08 lớp mẫu giáo lớn [trẻ 5- 6 tuổi] [H1.1.02.01].
Tại thời điểm đánh giá, Trường MNTH Hoa Sen có 1015 trẻ/25 lớp [40 nhóm]. Số trẻ được sắp xếp vào các nhóm lớp theo độ tuổi như sau: Trẻ 24 - 36 tháng có 64 trẻ/02 [04 nhóm]; Trẻ 3 - 4 tuổi có 243 trẻ/8 lớp [10 nhóm]; Trẻ 4 - 5 tuổi có 303 trẻ/7 lớp [12 nhóm];  Trẻ 5 - 6 tuổi có 405 trẻ/8 lớp [12 nhóm] [H1.1.02.02]. Do nhu cầu gửi con vào trường của Cha mẹ học sinh là rất cao, nên Nhà trường đã có giải pháp chỉ đạo giáo viên chia tách số trẻ trong 1 lớp thành các nhóm nhỏ để thuận tiện cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; các nhóm được thực hiện luân phiên hoạt động ở trong lớp học, ở các phòng chức năng và ngoài sân chơi... Mỗi lớp có từ 3 - 4 giáo viên, phân công phụ trách từng nhóm trẻ và làm việc theo chức năng cụ thể, rõ ràng nên kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ hàng năm đều đạt chất lượng cao, được Cha mẹ học sinh và cộng đồng ghi nhận.
Trường MNTH Hoa Sen là một trường công lập với diện tích trên 6.034 m2, khuôn viên trường rộng rãi, yên tĩnh và an toàn. Trường đặt tại Khu D, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội; với 01 điểm trường duy nhất nên rất thuận tiện cho việc Cha mẹ học sinh đưa đón con hàng ngày. [H1.1.02.03], [H1.1.02.04], [H1.1.02.05], [H1.1.02.06].
2. Điểm mạnh Các nhóm/lớp của trường được tổ chức theo qui định, trẻ được phân chia vào các nhóm/lớp từ nhà trẻ đến mẫu giáo theo độ tuổi; Khuôn viên nhà trường rộng rãi, an toàn, có 01 điểm trường đặt tại trung tâm Phường Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội thuận tiện cho Cha mẹ học sinh đưa đón con hàng ngày; Trường MNTH Hoa Sen luôn là địa chỉ tin cậy của Cha mẹ học sinh và cộng đồng.

3. Điểm yếu

Trường có 25 nhóm, lớp trong đó có 04 khu C diện tích hẹp hơn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2017 - 2018, nhà trường tiếp tục làm tốt công tác tuyển sinh, duy trì việc phân chia trẻ vào các nhóm/lớp cân đối, hợp lý và đảm bảo đúng qui định của Điều lệ trường mầm non; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đạt hiệu quả hơn nhà trường sẽ đầu tư về cơ sở vật chất [xây dựng thêm 6 lớp học/nâng tầng 3] để tất cả các lớp đều được rộng rãi, khang trang như nhau.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 3: Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
a] Có cơ cấu tổ chức theo quy định;
b] Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, học kỳ, năm học và thực hiện sinh hoạt tổ theo quy định;
c] Thực hiện các nhiệm vụ của tổ theo quy định.
1. Mô tả hiện trạng
Căn cứ theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Điều lệ trường mầm non, Hiệu trưởng Nhà trường ra Quyết định thành lập tổ chuyên môn và tổ văn phòng; trong đó tổ chuyên môn gồm có 91 thành viên: Khối nhà trẻ [24 - 36 tháng tuổi] có 09 giáo viên, đồng chí Nguyễn Thị Thoa là khối trưởng; khối mẫu giáo bé [ 3 - 4 tuổi] có 20 giáo viên, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hương là khối trưởng; khối mẫu giáo nhỡ [4 - 5 tuổi] có 22 giáo viên, đồng chí Nguyễn Thị Hoài Thu là khối trưởng; khối mẫu giáo lớn [5 - 6 tuổi] có 24 giáo viên, đồng chí Nguyễn Thị Hương Giang là khối trưởng; phòng Can thiệp sớm có 03 giáo viên và tổ Dinh dưỡng có 13 nhân viên, đồng chí Nguyễn Thị Nghìn là tổ trưởng; Tổ văn phòng có 15  thành viên, trong đó có nhân viên y tế, văn thư, kế toán, thủ quỹ và bảo vệ; đồng chí Đào Thị Dự là tổ trưởng [H1.1.03.01], [H1.1.01.04].
Hàng năm, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng đều xây dựng kế hoạch hoạt động rõ ràng, cụ thể theo tuần, tháng, năm học dựa vào Kế hoạch năm học, Kế hoạch tháng của Nhà trường [H1.1.03.02], [H1.1.03.03], [H1.1.03.04]. Các tổ hoạt động dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Ban giám hiệu; đồng chí Nguyễn Thị Thanh - Hiệu trưởng phụ trách tổ Tài vụ [H1.1.03.06]. Đồng chí Trần Thị Oanh - Phó hiệu trưởng phụ trách giáo viên khối nhà trẻ và mẫu giáo [H1.1.03.04], [H1.1.03.07], [H1.1.03.08], [H1.1.03.09]. Đồng chí Trương Thị Minh Phượng - Phó hiệu trưởng phụ trách tổ Hành chính [H1.1.03.06]; đồng chí Nguyễn Thanh Huế - Phó hiệu trưởng phụ trách tổ Dinh dưỡng, tổ Can thiệp và tổ Bảo vệ [H1.1.03.05], [H1.1.03.06]. Tổ chuyên môn và tổ văn phòng sinh hoạt ít nhất 2 tuần/1lần theo đúng quy định tại Điều lệ trường mầm non; trong thực tế chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn chưa cao, nội dung chưa phong phú... [H1.1.03.10].
Nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn và tổ văn phòng thực hiện tốt Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao [H1.1.03.11], [H1.1.03.12]. Các tổ, nhóm, lớp đều thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng có hiệu quả hệ thống đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục được cấp phát hàng năm [H1.1.03.13], [H1.1.03.14]. Nhà trường thực hiện việc đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên hàng tháng, hàng năm theo qui định, các tổ tham gia bình xét thi đua, đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên rất công bằng và khách quan [H1.1.03.15],[H1.1.03.16], [H1.1.03.17], [H1.1.03.18].
2. Điểm mạnh  Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động có hiệu quả theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ được quản lý chặt chẽ; các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động luôn bám sát văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp quản lý và Kế hoạch năm học của nhà trường. Thực hiện nghiêm túc hoạt động bồi dưỡng chuyên môn; 100%  CB,GV,NV đều có tinh thần trách nhiệm trong công việc, yêu nghề, mến trẻ, yên tâm công tác; Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng đều tự giác nhận xét, đánh giá xếp loại thi đua hàng tháng, học kỳ và năm học theo quy định.

3. Điểm yếu

 Nội dung sinh hoạt chuyên môn định kỳ của các tổ chưa phong phú, sáng tạo và đạt hiệu quả chưa cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2017 - 2018 và các năm tiếp theo nhà trường tiếp tục duy trì và thực hiện tốt cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các tổ, có kế hoạch dự sinh hoạt chuyên môn của các tổ để định hướng, cải tiến nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. Xác định rõ ý thức trách nhiệm của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn; xây dựng quy trình và các bước sinh hoạt tổ chuyên môn cụ thể, rõ ràng để các buổi sinh hoạt chuyên môn thực sự hiệu quả và có ý nghĩa trong công tác chuyên môn.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 4: Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà  trường.
a] Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục;
b] Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định;
c] Bảo đảm Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
Chi bộ nhà trường thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng ủy trường CĐSP Trung ương; chi ủy chi bộ Hoa Sen luôn triển khai đầy đủ và kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch, Chương trình hành động của Đảng ủy tới 100% đảng viên và quần chúng trong Nhà trường; chấp hành tốt sự quản lý hành chính của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, đồng thời tuyên truyền, vận động 100% CB,GV,NV cùng thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua việc tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị, triển khai nhiệm vụ vào đầu năm học. Thực hiện tốt sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Mầm non sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT Ba Đình và Phòng QLĐT trường Cao đẳng sư phạm Trung ương; Nhà trường triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Ngành trong từng năm học, Quy chế chuyên môn, Quy chế nuôi dạy trẻ tới 100% CB,GV,NV [H1.1.04.01].
Đồng chí Hiệu trưởng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban giám hiệu, văn thư thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng, học kỳ và tổng kết năm học theo đúng trình tự, thời gian; Hiệu trưởng ký duyệt trước khi gửi báo cáo lên cấp trên [H1.1.04.02], [H1.1.04.03].
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Ngành, hàng năm nhà trường đã điều chỉnh, sửa đổi Quy chế thực hiện dân chủ, Quy chế thực hiện chức năng nhiệm vụ, Quy chế chi tiêu nội bộ… và triển khai sâu rộng tới toàn thể CB,GV,NV. Từ đó, tổ chuyên môn, tổ văn phòng đều triển khai thực hiện các hoạt động luôn đảm bảo tính dân chủ, công khai, rõ ràng và minh bạch. Các tổ chức, cá nhân, các đoàn thể trong nhà trường thực hiện đúng các Quy định trong Điều lệ trường mầm non; Thực hiện Quy chế dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường theo phương châm ˝Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; đảm bảo chế độ và quyền làm chủ cho toàn thể CB,GV,NV trong nhà trường. Các tổ chức có quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng trường MNTH Hoa Sen ngày càng phát triển và phát triển bền vững. Thực hiện dân chủ công khai, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chức trách, nhiệm vụ của Hiệu trưởng và phát huy được vai trò các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường. Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường [H1.1.04.04], [H1.1.04.05], [H1.1.04.06], [H1.1.04.07], [H1.1.04.08].
2. Điểm mạnh Nhà trường luôn chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Chấp hành tốt sự chỉ đạo của Đảng ủy trường CĐSP trung ương, chính quyền địa phương và các cấp quản lý. Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ theo quy định; thực hiện tốt Quy chế thực hiện dân chủ trong mọi hoạt động của Nhà trường.

3. Điểm yếu

Thỉnh thoảng, việc thực hiện chế độ báo cáo đột xuất đối với cấp trên còn chậm do cập nhật mạng internet để theo dõi thư cấp trên gửi chưa kịp thời.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2017 - 2018 và các năm học tiếp theo Chi bộ, Công đoàn và Đoàn Thanh niên tiếp tục thực hiện tốt việc triển khai và quán triệt kịp thời các văn bản chỉ đạo của các cấp tới toàn thể đảng viên và quần chúng. Thực hiện tốt công tác dân chủ công khai, công tác phê và tự phê trong nhà trường. Để thực hiện việc báo cáo đột xuất với cấp trên được kịp thời nhà trường sẽ giao nhiệm vụ và đôn đốc văn thư cập nhận thông tin từ cấp trên qua mạng internet thường xuyên hơn.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 5: Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua theo quy định.
a] Có đủ hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường mầm non;
b] Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ;
c] Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.
1. Mô tả hiện trạng
Hàng năm, Trường MNTH Hoa Sen có đầy đủ các hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định tại Điều 25 Điều lệ trường mầm non như: Danh bộ học sinh [H1.1.02.01]; Sổ theo dõi trẻ đến lớp [H1.1.02.02]; Kế hoạch năm học [H1.1.03.02]; sổ kế hoạch tháng và chuyên đề [H1.1.03.03]; Kế hoạch chỉ đạo công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục; Kế hoạch chuyên môn khối nhà trẻ, khối mẫu giáo [H1.1.03.04], [H1.1.03.05]; Hồ sơ quản lý trẻ em học hòa nhập và can thiệp sớm; Hồ sơ quản lý trẻ học bán trú [H1.1.05.01], [H1.1.05.02]; sổ theo dõi chất lượng nhóm lớp và Nhà trường [H1.1.05.03], [H1.1.03.04]...
Các loại hồ sơ, văn bản đều được lưu trữ tại phòng văn thư; tuy nhiên, việc lưu trữ tài liệu chưa được thường xuyên, triệt để và việc sắp xếp chưa khoa học nên ảnh hưởng đến việc tìm kiếm văn bản khi cần thiết [H1.1.04.04], [H1.1.05.10].
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Ngành và trường CĐSP Trung ương về việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua; Trường MNTH Hoa Sen đã phát động các phong trào thi đua và Hội thi hàng năm như: Hội thi “Thiết kế môi trường giáo dục”, Hội thi ”Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học”, Hội thi “Rèn luyện tay nghề”, Hội thi Tiếng hát Cô và cháu; Hội thi Mỹ thuật với chủ đề: Ước mơ của Bé - Sắc màu tuổi thơ và Hội khỏe măng non. Nhà trường tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động: “Học tập theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, “Nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan” [H1.1.05.05], [H1.1.05.06], [H1.1.05.07], [H1.1.05.08], [H1.1.05.09].
2. Điểm mạnh Nhà trường thực hiện tốt công tác quản lý hành chính, có đầy đủ hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục theo qui định của Điều lệ trường MN. Ban giám hiệu nhà trường luôn nhận thức đúng đắn về mục tiêu, ý nghĩa của các cuộc vận động và các phong trào thi đua cũng như nhiệm vụ năm học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đều hăng hái, tích cực tham gia vào các phong trào thi đua và hội thi hàng năm.

3. Điểm yếu

Công tác lưu trữ hồ sơ còn chưa được thường xuyên và khoa học.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2017 - 2018 và năm học tiếp theo nhà trường duy trì phát huy điểm mạnh về việc tổ chức tốt các Hội thi; tham gia các phong trào thi đua và cuộc vận động do Ngành và trường CĐSP trung ương phát động. Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên văn thư về công tác lưu trữ hồ sơ, sắp xếp tài liệu khoa học. Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch kiểm tra hồ sơ, sổ sách và các loại công văn; phân công đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách trực tiếp tổ văn phòng hướng dẫn văn thư sắp xếp hồ sơ, tài liệu; kịp thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại để công tác lưu trữ được đảm bảo theo đúng qui định.

5. Tự đánh giá: Đạt.


Tiêu chí 6: Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định.
a] Thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý trẻ theo quy định của Điều lệ trường mầm non;
b] Thực hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Điều lệ trường mầm non và các quy định khác của pháp luật;
c] Quản lý, sử dụng hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động giáo dục.
1. Mô tả hiện trạng
Căn cứ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, nhà trường tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 24 đến 72 tháng tuổi theo chương trình GDMN do Bộ GDĐT ban hành. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ được thực hiện thông qua hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động, hoạt động ngày hội ngày lễ…; Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng Kế hoạch năm học, Kế hoạch tháng và chuyên đề, Kế hoạch chuyên môn và triển khai kịp thời tới toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên ngay từ đầu năm học [H1.1.03.02], [H1.1.03.03], [H1.1.03.04], [H1.1.03.05], [H1.1.03.06].Việc quản lý chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ được thực hiện bằng nhiều hình thức như: Dự giờ thăm lớp, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra đánh giá chất lượng cuối năm ... Kết quả ghi nhận thông qua hệ thống hồ sơ, sổ sách của Nhà trường [H1.1.05.03], [H1.1.05.04].
Theo quy định của Luật Cán bộ CCVC, Điều lệ trường mầm non Nhà trường thực hiện việc tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý theo đúng quy trình, đảm bảo công khai, công bằng và dân chủ [H1.1.06.02], [H1.1.06.03]. Năm 2013, Nhà trường đã thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm lại chức danh Phó hiệu trưởng đối với đồng chí Trần Thị Oanh và Trương Thị Minh Phượng [H1.1.01.02], [H1.1.01.03].Tháng 10 năm 2015, thực hiện quy trình luân chuyển cán bộ quản lý đối với đồng chí Nguyễn Thị Thanh - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường [H1.1.01.01].Tháng 12 năm 2016 bổ nhiệm chức danh Phó hiệu trưởng đối với đồng chí Nguyễn Thanh Huế [H1.1.01.04]. Công tác quản lý nhân sự cũng được nhà trường thực hiện đúng quy định[H1.1.03.01]. Hàng tháng, nhà trường đều thực hiện công tác nhận xét bình bầu thi đua cá nhân theo các tiêu chí cụ thể. Cuối mỗi năm học tiến hành đánh giá, xếp loại Viên chức đúng quy trình theo văn bản hướng dẫn tại theo điều 6 của Quy chế đánh giá cán bộ, đảm bảo sự công bằng, dân chủ [H1.1.03.15], [H1.1.03.16], [H1.1.03.17]
Để quản lý và sử dụng có hiệu quả tài chính, đất đai, CSVC hiện có, hàng năm nhà trường xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa, nâng cấp CSVC để phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập đạt chất lượng cao [H1.1.06.04]. Nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng có hiệu quả đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học tại các nhóm lớp; kịp thời nhắc nhở, động viên CB,GV,NV có ý thức tiết kiệm, giữ gìn và khai thác hết hiệu quả sử dụng của đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học được cấp phát hàng năm [H1.1.03.13], [H1.1.03.14].
2. Điểm mạnh Nhà trường thực hiện tốt việc quản lý các hoạt động giáo dục; quản lý và sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đúng qui định. Thực hiện việc tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm quản lý cán bộ, giáo viên theo quy trình, đảm bảo công khai, rõ ràng minh bạch; Quản lý và sử dụng hiệu quả CSVC, đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập.

3. Điểm yếu

Không có điểm yếu

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2017 - 2018 và các năm học tiếp theo nhà trường tiếp tục thực hiện tốt việc quản lý các hoạt động giáo dục; quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng CB,GV,NV có thành tích xuất sắc, giới thiệu quần chúng ưu tú vào Đảng; giới thiệu cán bộ nguồn...; Tiếp tục quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính, đất đai, cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi theo qui định.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 7: Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
a] Có phương án cụ thể đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường;
b] Có phương án cụ thể phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường;
c] Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
  Hàng năm, trường MNTH Hoa Sen đã xây dựng Nội quy trường học và phương án đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường; thực hiện tốt công tác phối hợp với đội trật tự dân phòng và cảnh sát khu vực để làm tốt công tác an ninh trật tự trong nhà trường [H1.1.07.01]. Tổ bảo vệ gồm 05 đồng chí và tổ trông xe; tất cả các đồng chí đều có kinh nghiệm trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, cùng với các thiết bị hỗ trợ như: Còi, gậy điện và hệ thống camera bảo vệ; giờ đón và trả trẻ luôn có từ 05 đến 06 nhân viên hướng dẫn Cha mẹ học sinh để xe đúng nơi quy định đề phòng kẻ gian đột nhập vào trường trong giờ cao điểm. Lịch trực của tổ bảo vệ được xây dựng luôn phiên đảm bảo sự công bằng, nhân viên bảo vệ thay phiên nhau trực 24/24 giờ [ca 3 gồm 02 đồng chí], thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được giao, ghi sổ trực và bàn giao ca trực thể đầy đủ, rõ ràng [H1.1.07.02], [H1.1.07.03], [H1.1.07.04].
Thực hiện tốt Thông tư số13/TT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích. Đầu năm học, Trường MNTH Hoa Sen đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng chống cháy nổ ... Nhà trường cũng đã xây dựng phương án, kế hoạch thực hiện rõ ràng, cụ thể. Tổ chức lớp tập huấn cho giáo viên biết cách phòng tránh và xử lí ban đầu một số tai nạn thường gặp ở trẻ. Tuyên truyền tới Cha mẹ học sinh nguy cơ và cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Giáo dục trẻ biết cách phòng và tránh các tai nạn thương tích phù hợp với độ tuổi. Xây dựng kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong các năm học, lắp đặt bình chữa cháy và đặt ở vị trí dễ nhìn thấy, dễ sử dụng, kiểm tra thường xuyên. Tổ chức lớp tập huấn cho CB,GV,NV về cách phòng, chống và xử lý khi xảy ra hoả hoạn. Thường xuyên kiểm tra rà soát, bổ sung, thay thế, sửa chữa hệ thống điện, ga. Nhà trường tổ chức phun thuốc diệt côn trùng đúng định kỳ 6 tháng/1lần. Thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi trang thiết của trẻ, lau nhà bằng dung dịch Cloramin B khi cần thiết [H1.1.07.05], [H1.1.07.06], [H1.1.07.07], [H1.1.07.09]. Giờ đón trẻ quan sát biểu hiện về sức khỏe của trẻ và không nhận trẻ yếu, mệt vào lớp. Có kế hoạch và tuyên truyền với phụ huynh phòng chống dịch bệnh cho trẻ, đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ. Nhà trường cũng thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm. Để phòng chống ngộ độc thực phẩm, nhà trường luôn luôn chú trọng đến giữ vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm và việc lưu nghiệm thức ăn 24/24h. Hàng năm, Nhà trường đều tiến hành rà soát và ký hợp đồng với các công ty cung ứng thực phẩm có uy tín đã được cấp giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm [H1.1.07.08], [H1.1.07.10], [H1.1.07.11], [H1.1.07.05].
       Nhà trường xây dựng bảng phân công chức năng cho giáo viên quản lý trẻ mọi lúc, mọi nơi, tổ chức hiệu quả việc quản lý trẻ trong hoạt động ngoài trời, trong lớp học, trẻ mới đến lớp. Giáo viên ghi sổ nhật ký nhóm/lớp hàng ngày [đặc biệt chú ý giờ đón trẻ và trả trẻ]. Tổ bảo vệ trực 24/24 có ghi chép sổ trực cụ thể rõ ràng; nhà trường liên hệ chặt chẽ với công an phường, công an khu vực đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho CB,GV,NV [H1.1.07.03], [H1.1.07.04].
2. Điểm mạnh Các đồng chí bảo vệ của trường MNTH Hoa Sen có kinh nghiệm trong công tác bảo vệ an ninh trật tự. Chủ động xây dựng phương án đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho CB,GV,NV. Trong những năm qua không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, tai nạn thương tích, dịch bệnh, mất an toàn trật tự trong nhà trường.

3. Điểm yếu: Không có điểm yếu.


4. Kế hoạch cải tiến chất lượng               Năm học 2017 - 2018 và các năm học tiếp theo nhà trường tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho trẻ và CB,GV,NV trong nhà trường. Tiếp tục phối hợp với đội trật tự của phường và cảnh sát khu vực làm tốt công tác tuần tra ban đêm để đảm bảo an ninh trật tự không để xảy ra mất mát tài sản của nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 8: Tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện của địa phương.
a] Có nội dung hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi theo từng tháng, từng năm học. Thực hiện đúng tiến độ, đạt hiệu quả;
b] Trong năm học tổ chức ít nhất 1 lần cho trẻ từ 4 tuổi trở lên tham quan địa danh, di tích lịch sử, văn hóa địa phương hoặc mời nghệ nhân ở địa phương hướng dẫn trẻ làm đồ chơi dân gian;
c] Phổ biến, hướng dẫn cho trẻ các trò chơi dân gian, các bài ca dao, đồng dao, bài hát dân ca phù hợp.
1. Mô tả hiện trạng
  Hàng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi theo từng tháng, từng năm. Trong những năm học vừa qua, trường đã tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi cho CB,GV,NV và các cháu như: Ngày hội đến trường của Bé, tết Trung thu, Noel, Tết nguyên đán, ngày 8/3… Các hoạt động này đều thể hiện sự phong phú về nội dung, sáng tạo về hình thức tổ chức; chủ đề lựa chọn phù hợp với giai đoạn, lứa tuổi của trẻ và tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên và các cháu tham gia [H1.1.05.05], [H1.1.05.06], [H1.1.05.07], [H1.1.05.08], [H1.1.08.01].
Nhiều năm liền, nhà trường kết hợp với Cha mẹ học sinh tổ chức cho trẻ đi tham quan, trải nghiệm [2lần/năm] đối với trẻ mẫu giáo nhỡ và trẻ mẫu giáo lớn, [1lần/tháng] đối với trẻ lớp 3 đến 6 tuổi làm quen với tiếng Anh; Nhà trường cũng lựa chọn nhiều địa điểm để trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm với đa dạng các đối tượng khác nhau như: Trang trại Giáo dục Erahous, Làng nghề Bát tràng, Nông trại giáo dục Vạn An, Lăng Bác Hồ, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, Nhà sách, Trung tâm vui chơi, Công viên Thủ Lệ, Công viên Cầu Giấy; tổ chức cho trẻ giao lưu với học sinh trường Tiểu học Kim Đồng, Công nghệ giáo dục, Vinschool và Đoàn Thị Điểm... Hoạt động tham quan, giao lưu học tập này thực sự có ý nghĩa, hấp dẫn, ấn tượng đối với trẻ thơ và luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ cao từ phía Cha mẹ học sinh [H1.1.08.02], [H1.1.08.03].
Nhà trường luôn chú trọng khai thác các nội dung của văn hóa dân gian đưa vào hoạt động của từng chủ đề, phù hợp với độ tuổi của trẻ được tổ chức lồng ghép vào trong các hoạt động trong ngày. Ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn lựa chọn những trò chơi dân gian, bài hát dân ca, các bài ca dao, đồng dao đưa vào lồng ghép trong nội dung giáo dục trẻ phù hợp theo độ tuổi. Với trẻ bé chủ yếu dạy trẻ những trò chơi dân gian đơn giản, nghe các bài hát dân ca quen thuộc. Với trẻ lớn dạy trẻ các bài đồng dao, ca dao, các trò chơi dân gian vui nhộn. Những hoạt động trên được trẻ tham gia tích cực, hứng thú và chủ động hợp tác [H1.1.08.04], [H1.1.08.05], [H1.1.08.06].
2. Điểm mạnh Nhà trường có kế hoạch lịch trình cụ thể để tổ chức các hoạt động lễ hội, tham quan, dã ngoại, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện của trường một cách khoa học, hợp lý, phong  phú và mang lại hiệu quả cao. Được phụ huynh tin tưởng và nhiệt tình ủng hộ. Giáo viên tích cực sưu tầm các bài ca dao, hò vè để tổ chức các giờ ngoại khoá và các hoạt động trong ngày, mọi lúc mọi nơi.

3. Điểm yếu

Nhà trường chưa bố trí mời các nghệ nhân dân gian về hướng dẫn trẻ làm đồ chơi dân gian được, mới chỉ là cô và trẻ cùng tham gia làm các đồ chơi dân gian trong các kỳ lễ hội.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2017 - 2018 và các năm học tiếp theo nhà trường tiếp tục duy trì và phát huy sự sáng tạo trong hình thức tổ chức triển khai lễ hội, vui chơi phù hợp điều kiện nhà trường và khả năng của trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Nhà trường sẽ tích cực phối kết hợp với cha mẹ học sinh lên kế hoạch tổ chức mời nghệ nhân các làng nghề về hướng dẫn trẻ làm các đồ chơi dân gian như nặn tò he, làm diều … tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ về tinh thần và vật chất để có kinh phí tổ chức cho trẻ đi tham quan dã ngoại.

5. Tự đánh giá: Đạt


KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 1 Trong những năm qua trường luôn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua. Nhiều năm liền nhà trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, năm 2014 trường MNTH Hoa Sen đã vinh dự được nhận Cờ Thi đua của Thủ tướng Chính phủ và 14 bằng khen của Bộ trưởng bộ GD&ĐT; Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh; đơn vị văn hoá cấp quận; Công đoàn và Đoàn Thanh niên đều đạt danh hiệu xuất sắc trong năm. Nhà trường có cơ cấu tổ chức theo đúng quy định của Điều lệ trường mầm non, luôn phát huy tốt vai trò của các tổ chức chính trị và các đoàn thể hoạt động hiệu quả; luôn thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong mọi hoạt động đảm bảo sự công khai công bằng; Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chuyên môn luôn thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao. Xây dựng kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng, năm học cụ thể và có tính khả thi cao. Công tác kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng được thực hiện nghiêm túc theo đúng qui định. Công tác quản lý tài chính, quản lý các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, quản lý chuyên môn, kiểm tra nội bộ trong nhà trường, lưu trữ hệ thống hồ sơ sổ sách đều thực hiện tốt, đúng nguyên tắc, đúng quy định. Nhà trường tổ chức tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ và cho CB,GV,NV. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục vệ sinh cho trẻ,vệ sinh môi trường. Công tác y tế trường học được nhà trường thực hiện đầy đủ nghiêm túc. Trường có kế hoạch, có phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, PCCC, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm. Trường luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho CB,GV,NV và trẻ; môi trường giáo dục luôn xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và cớ nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm.

Tiêu chuẩn 1 có: 8 tiêu chí:


Số lượng tiêu chí đạt: 08
Số lượng tiêu chí không đạt: 0
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên và trẻ
Mở đầu: Trường mầm non thực hành Hoa Sen có đội ngũ cán bộ quản lý đều đạt các yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường mầm non, có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ năng lực để triển khai các hoạt động CSGD trẻ. Giáo viên của Nhà trường đạt các yêu cầu về trình độ đào tạo theo quy định của Điều lệ trường mầm non, có kiến thức cơ bản về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường theo quy định của Bộ GD&ĐT, thực hiện nghiêm túc việc tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp chăm sóc, giáo dục vào thực tế. Nhân viên nuôi dưỡng có trình độ đạt chuẩn theo các yêu cầu quy định của Điều lệ trường mầm non. Hàng năm CBGVNV của nhà trường được đánh giá xếp loại, được đảm bảo các điều kiện, hưởng mọi quyền lợi theo quy định của pháp luật. Trẻ đến trường hàng năm đều được phân chia theo đúng độ tuổi, được tổ chức bán trú và học 2 buổi/ ngày, được đảm bảo quyền lợi theo quy định.

Tiêu chí 1: Năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển khai các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.


 a] Có thời gian công tác theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên; đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và lý luận chính trị theo quy định;
 b] Được đánh giá hằng năm đạt từ loại khá trở lên theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non.
 c] Có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nắm vững Chương trình Giáo dục mầm non; có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn.     
1. Mô tả hiện trạng
          Đồng chí Nguyễn Thị Thanh - Hiệu trưởng Nhà trường đã có thời gian công tác liên tục trong Nghành giáo dục từ năm 2003, có trình độ cử nhân GDMN, Thạc sĩ quản lý giáo dục, Tiến sĩ Lý luận và lịch sử Giáo dục, đang học lớp chính trị cao cấp,  đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam [H2.2.01.01]. Đồng chí Trần Thị Oanh - Phó hiệu trưởng nhà trường có thời gian công tác trong ngành giáo dục từ năm 1992, có trình độ cử nhân GDMN, thạc sĩ quản lý giáo dục, đang học lớp trung cấp chính trị đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam [H2.2.01.02]. Đồng chí Trương Thị Minh Phượng - Phó hiệu trưởng nhà trường có thời gian công tác trong ngành giáo dục từ năm 1989, có trình độ cử nhân GDMN, thạc sĩ Quản lý giáo dục, hiện đang làm nghiên cứu sinh, đang học lớp chính trị cao cấp đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam [H2.2.01.03]. Đồng chí Nguyễn Thanh Huế công tác tại trường từ năm 1990 trình độ cử nhân GDMN hiện đang theo học lớp cao học Quản lý giáo dục và lớp trung cấp chính trị [H2.2.01.04].
          Hằng năm, Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đều được xếp loại xuất sắc theo Quy định Chuẩn Hiệu trưởng , phó hiệu trưởng trường mầm non [H2.2.01.05], [H2.2.01.06].
Cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị tốt, có lối sống lành mạnh, trung thực, có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm vững chương trình GDMN, năng động sáng tạo trong công tác quản lý chỉ đạo được thể hiện qua: Kế hoạch năm học [H1.1.03.01]., Kế hoạch chỉ đạo chuyên môn [H1.1.03.02]. Các đồng chí trong Ban giám hiệu Nhà trường đã tham gia các lớp bồi dưỡng về công nghệ thông tin, có chứng chỉ về công nghệ thông tin và đều có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn trong Nhà trường[H2.2.01.05].
2. Điểm mạnh Ban Lãnh đạo nhà trường gương mẫu trong mọi công việc, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình CSGD trẻ, có năng lực trong việc chỉ đạo, điều hành và triển khai các hoạt động của Nhà trường, được cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường, CMHS và các cấp quản lý tín nhiệm. Ban Lãnh đạo nhà trường đều có thâm niên công tác nhiều năm; đều đảm bảo yêu cầu về thời gian công tác liên tục trong ngành GDMN. So với qui định đều đạt trên chuẩn; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh; có năng lực chuyên môn vững, nắm chắc chương trình GDMN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ vị trí công tác đang đảm nhiệm.

3. Điểm yếu

Ban giám hiệu chưa có bằng hay chứng chỉ về lí luận chính trị, hiện 04 đồng chí trong Ban giám hiệu đang tham gia học lí luận chính trị.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Cán bộ quản lý nhà trường tiếp tục tự học tập và bồi dưỡng để nâng cao trình độ lãnh đạo quản lý, tích cực tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do sở GDĐT Hà Nội, phòng GDĐT quận Ba Đình và trường CĐSP Trung ương tổ chức. Thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo mới của Nhà nước, của ngành, vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào các hoạt động CSGD trẻ trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Phấn đấu cả 04 đồng chí trong Ban giám hiệu Nhà trường sẽ hoàn thành xong khóa học Cao cấp và Trung cấp lý luận chính trị trong năm học 2017 - 2018 để bổ sung văn bằng về lí luận chính trị.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 2: Số lượng, trình độ đào tạo và yêu cầu về kiến thức của giáo viên.
a] Số lượng giáo viên theo quy định;
b] 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên, trong đó có ít nhất 30% giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo đối với miềm núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 40% đối với các vùng khác;
c] Có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác và có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.
1. Mô tả hiện trạng
          Trường MNTH Hoa Sen có đủ số lượng giáo viên theo quy định tại Thông tư 06/2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ về Hướng dẫn qui định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN công lập. Giáo viên được phân công nhiệm vụ cụ thể từng năm học [H2.2.02.01]
Tại thời điểm đánh giá tổng số giáo viên của nhà trường là 75 đồng chí, trong đó 59 giáo viên biên chế. Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng song vẫn có một số giáo viên còn hạn chế về kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ. Trình độ chuyên môn của giáo viên đạt chuẩn 75/75 đạt 100% trong đó: 8/75 đạt trên chuẩn chiếm tỷ lệ 64%; 27/75 đạt chuẩn  chiếm tỷ lệ 36% [H2.2.02.02].
Trường MNTH Hoa Sen kết hợp với các Khoa [ GDMN, Giáo dục đặc biệt, Mỹ thuật, Âm nhạc, Tiếng Anh ...] của trường Cao đẳng sư phạm trung ương  tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ Cán bộ, giáo viên. Giáo viên có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ phù hợp với địa bàn công tác, giáo viên nhà trường đều có kiến thức cơ bản về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật [H2.2.02.03].
2. Điểm mạnh Trường MNTH Hoa Sen có đủ số lượng giáo viên theo quy định: 100% giáo viên đạt chuẩn, 100% giáo viên được tập huấn kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật có 01 giáo viên tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục đặc biệt, 03 giáo viên song nghành GDĐB - MN.

3. Điểm yếu

Một số giáo viên chưa nghiên cứu sâu những kiến thức cơ bản về giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2017 - 2018, nhà trường tiếp tục phát huy các điểm mạnh bằng cách: Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia học các lớp cử nhân, liên thông đại học. Phân công những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt kèm cặp giáo viên mới, tạo điều kiện cho giáo viên mới được kiến tập dự giờ đồng nghiệp đồng thời động viên khuyến khích giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi các chuyên đề để phát triển nhân tố mới. Để đẩy mạnh chất lượng công tác giáo dục hòa nhập và can thiệt sớm cho trẻ có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt đạt kết quả cao hơn Tham dự đầy đủ các lớp tập huấn về GDMN do Phòng Giáo dục và đào tạo tổ chức. Tăng cường đầu tư các loại sách về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tạo điều kiện cho giáo viên tham khảo, nghiên cứu, học tập.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 3: Kết quả đánh giá, xếp loại và bảo đảm các quyền của giáo viên.
a] Xếp loại chung cuối năm học của giáo viên đạt 100% từ loại trung bình trở lên, trong đó có ít nhất 50% xếp loại khá trở lên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
b] Số lượng giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện [quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh] trở lên đạt ít nhất 5%;
c] Giáo viên được bảo đảm các quyền theo quy định của Điều lệ trường mầm non và của pháp luật.
1. Mô tả hiện trạng
Năm học 2016 - 2017 Trường MNTH Hoa Sen có 108/108 cán bộ giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến trong đó có: 17 đồng chí đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua từ cấp cơ sở [H2.2.03.01], [H2.2.03.02] Hàng năm 100% giáo viên được đánh giá xếp loại theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành, không có giáo viên bị xếp loại kém. Công tác đánh giá , xếp loại giáo viên được thực hiện nghiêm túc theo qui định, qui trình .Mã minh chứng bình xét theo chuẩn nghề nghiệp
Hàng năm Trường MNTH Hoa Sen đều tổ chức Hội thi “Rèn luyện tay nghề” cho đội ngũ giáo viên và nhân viên dinh dưỡng; kết quả 100% giáo viên và nhân viên tham gia thi, trong đó có trên 90% đạt loại giỏi cấp cơ sở và trên 20 % được đề nghị Hiệu trưởng Trường CĐSP Trung ương tặng thưởng giấy khen [H2.2.03.03], [H2.2.03.04].
Giáo viên được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ , được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo qui định của pháp luật khi được cử đi học để nâng cao trình chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo chế độ, chính sách qui định đối với nhà giáo [H2.2.03.05]. Giáo viên được bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thực hiện các quyền khác theo quy định của Pháp luật.Giáo viên được đảm bảo các quyền theo qui định của Điều lệ trường mầm non và quy định của Pháp luật [H2.2.03.06], [H2.2.03.07], [H2.2.03.08], [H2.2.03.09]
2. Điểm mạnh Kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đạt tỷ lệ cao, không có giáo viên xếp loại trung bình, kém, không có giáo viên bị kỷ luật. Giáo viên được đảm bảo các quyền theo qui định tại Điều 37, Điều lệ trường mầm non ban hành tại văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13/02/2014 của Bộ GDĐT.

3. Điểm yếu

Tỷ lệ giáo viên nhân viên giỏi thành phố chưa cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Duy trì và phát huy việc thực hiện tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua lao động giỏi trong Nhà trường, có chế độ khuyến khích đối với những cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt thành tích cao trong công tác. Kết hợp với các tổ chức làm tốt công tác động viên xây dựng mối đoàn kết trong tập thể. Tiếp tục thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên nhân viên theo qui định của pháp luật. Đề xuất với Ban Giám hiệu Trường CĐSP Trung ương có hướng chỉ đạo công nhận kết quả thi với những giáo viên tham dự các kỳ thi do Trường CĐSP Trung ương tổ chức được công nhận giáo viên dạy giỏi hoặc Phòng mầm non Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội ra Quyết định để các trường MNTH được tham gia tương đương cấp Quận.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 4: Số lượng, chất lượng và việc bảo đảm chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường.
a] Số lượng nhân viên theo quy định;
b] Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, riêng nhân viên nấu ăn phải có chứng chỉ nghề nấu ăn;
c] Nhân viên thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao và được bảo đảm chế độ, chính sách theo quy định.
1. Mô tả hiện trạng
Trường MNTH Hoa Sen có đủ số lượng nhân viên theo quy định gồm có 29 nhân viên trong đó có: 01 nhân viên y tế, 04 nhân viên kế toán, 13 nhân viên nấu ăn, 05 nhân viên bảo vệ, 05 nhân viên hành chính  [H2.2.04.01]. 
Đội ngũ nhân viên của nhà trường có trình độ chuyên môn đạt chuẩn  theo quy định  tại  Điều 38 Điều lệ trường  mầm  non. Cụ thể: Nhân viên nuôi dưỡng có bằng trung cấp nấu ăn; nhân viên kế toán có bằng đại học; nhân viên y tế có bằng đại học; nhân viên hành chính có bằng đại học, trung cấp, chứng chỉ theo chuyên môn được giao; nhân viên bảo vệ có bằng đại học hoặc chứng chỉ, tuy nhiên chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên [H2.2.04.02].  
Các nhân viên trong trường thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định tại điều 36 của Điều lệ trường mầm non, được học bồi dưỡng nghiệp vụ, được đánh giá xếp loại theo đúng quy định, được đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Được đảm bảo chế độ nâng lương, nghỉ thai sản, được bồi dưỡng chuyên môn theo quy định. Đối với các nhân viên nuôi dưỡng thì được trang bị đầy đủ đồ dùng bảo hộ lao động theo đúng quy định như: Tạp dề, khẩu trang, ủng… [H2.2.04.03].  
2. Điểm mạnh Đội ngũ nhân viên nhà trường có trình độ từ trung cấp đến đại học theo chuyên môn được giao, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định, hoàn thành tốt nhiệm vụ và luôn được bảo đảm chế độ, chính sách theo đúng quy định.

3. Điểm yếu

Có một vài nhân viên bố trí công việc chưa hợp lý, nhân viên bảo vệ chưa thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tham mưu, đề xuất với cấp trên sắp xếp nhân viên cho hợp lý. Hằng năm tổ chức bồi dưỡng kiến thức về VSATTP và chế biến món ăn mới cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho tất cả nhân viên khác.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 5. Trẻ được tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và được bảo đảm quyền lợi theo quy định.
a] Được phân chia theo độ tuổi;
b] Được tổ chức bán trú và học 2 buổi/ngày;
c] Được bảo đảm quyền lợi theo quy định.
1. Mô tả hiện trạng
Trong năm học nhà trường tiếp nhận chăm sóc và giáo dục khoảng 1.150 trẻ trong độ tuổi từ  24 tháng đến 72 tháng tuổi được sắp xếp vào 25 lớp - theo 04 khối: Khối Nhà trẻ [24 - 36 tháng] có 02 lớp; Khối Mẫu giáo bé [36 - 48 tháng] có 08 lớp; Khối mẫu giáo nhỡ [48 - 60 tháng] có 08 lớp; Khối mẫu giáo lớn [60 - 72 tháng] có 07 lớp [H1.1.02.01].
100% trẻ đến trường được tổ chức bán trú và học 2 buổi/ ngày [H1.1.05.02].
100% trẻ đến trường được đảm bảo các quyền lợi theo qui định, được chăm sóc sức khỏe ban đầu; được khám bệnh định kỳ, được tham gia đầy đủ các hoạt động ở lớp và được CSGD, nuôi dưỡng theo chế độ sinh hoạt 1 ngày, được vui chơi được tạo cơ hội phát triển các năng khiếu cá nhân và được hưởng mọi tình cảm yêu thương [H1.1.05.03] [H1.1.05.04] [H2.2.05.01].
2. Điểm mạnh Trẻ được đảm bảo các quyền theo quy định tại Điều 43, Điều lệ trường mầm non. Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi; được chăm sóc hai buổi tại trường

3. Điểm yếu

Một số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm do đó đôi lúc còn áp đặt trẻ trong một vài hoạt động. 

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Để tiếp tục duy trì và phát huy các điểm mạnh, năm học 2017 – 2018 và các năm học tiếp theo, Nhà trường tiếp tục đưa ra các biện pháp cụ thể như:  Ban giám hiệu phân chia trẻ học tại các lớp phù hợp với số trẻ ra lớp theo từng năm học, phù hợp với độ tuổi, nhu cầu và nguyện vọng của phụ huynh. Đồng thời  đảm bảo  sự cân đối về số lượng giữa các nhóm lớp.  Tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên nhất là giáo viên trẻ được học hỏi và trao đổi kinh nghiệm về công tác chăm sóc, giáo dục. Tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên nhất là giáo viên trẻ được học hỏi và trao đổi kinh nghiệm về công tác chăm sóc, giáo dục

5. Tự đánh giá: Đạt


KẾT LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN 2 Qua phân tích mô tả hiện trạng và đánh giá 5 tiêu chí với 15 chỉ số của tiêu chuẩn 2 nhà trường có những kết luận sau: Cán bộ quản lý nhà trường đều đạt các yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường mầm non; có đủ năng lực để triển khai các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; có phẩm chất đạo đức tốt, được cấp trên, giáo viên, nhân viên trong nhà trường và nhân dân tín nhiệm. Trường MNTH Hoa Sen có đủ số lượng giáo viên theo quy định: 100% giáo viên đạt chuẩn. Giáo viên thực hiện nghiêm túc công tác CSGD trẻ theo Chương trình GDMN, chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường có đủ số lượng nhân viên : Kế toán, văn thư, cấp dưỡng, bảo vệ theo qui định và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tất cả nhân viên đều đảm bảo yêu cầu về văn bằng theo qui định Tỷ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đạt danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua từ cấp cơ sở hàng năm đều cao. Tỷ lệ giáo viên được xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non từ loại khá trở lên. Nhà trường không có cán bộ, giáo viên, nhân viên nào bị kỷ luật. Cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường luôn được đảm bảo đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ; được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác; được bảo vệ nhân phẩm; được hưởng các quyền lợi theo qui định của pháp luật. Giáo viên thực hiện nghiêm túc công tác CSGD trẻ theo chương trình GDMN; quản lý tốt mọi mặt trong thời gian trẻ ở trường; Giáo viên luôn quan tâm đến trẻ, đối xử công bằng, tôn trọng nhân cách của trẻ; bảo vệ quyền lợi chính đáng của trẻ  không áp đặt trẻ. Tuy nhiên đối chiếu với Thông tư 06/2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN công lập, nhà trường cần điều chỉnh một vài nhân viên cho hợp lý ở vị trí: Kế toán, Nghiệp vụ, điện nước, bảo vệ. Tỷ lệ giáo viên giỏi cấp Quận , Thành phố còn hạn chế

Tiêu chuẩn 25 tiêu chí, trong đó: Số lượng tiêu chí đạt: 5


                                                            Số lượng tiêu chí không đạt: 0
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng và đồ chơi
Mở đầu: Trong những năm học vừa qua, Trường MNTH Hoa Sen đã làm tốt công tác tham mưu cho Đảng ủy, Ban giám hiệu trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương và kêu gọi được sự ủng hộ của CMHS nên đã đầu tư xây dựng và trang bị CSVC đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Trường có tổng diện tích 6.034m2, có khuôn viên riêng biệt, có 5 cổng trường, biển trường, hàng rào, sân chơi ngoài trời phù hợp với điều kiện trường Mầm non chất lượng cao, có 25 lớp học, 07 phòng chức năng và các phòng làm việc đều đáp ứng nhu cầu các hoạt động của nhà trường. Các phòng đều được xây dựng kiên cố cao tầng. Các công trình phụ trợ, có nhà vệ sinh riêng trong mỗi lớp học, có nhà vệ sinh chung, nhà để xe, có khu bếp ăn, sân vườn, hệ thống điện nước, cống rãnh…đều đảm bảo yêu cầu về thiết kế theo quy định của Điều lệ trường mầm non.
Tiêu chí 1Diện tích, khuôn viên và các công trình của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
a] Đủ diện tích đất hoặc diện tích sàn sử dụng theo quy định, các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
b] Có biển tên trường, khuôn viên có tường rào bao quanh;
c] Nguồn nước sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh.
1. Mô tả hiện trạng
Trường MNTH Hoa Sen xây dựng trên khuôn viên đất có diện tích 6.034m2, diện tích đất sử dụng 5,49 m2/trẻ. Trường được xây dựng 3 khu nhà: Khu nhà A, B, C, D với số lượng 25 phòng học cùng với 07 phòng chức năng, khu hiệu bộ được xây dựng kiên cố. Khuôn viên của nhà trường rộng, thoáng mát [H3.3.01.01].
Trường có biển ghi rõ tên trường, lớp và các phòng ban đều có biển của từng phòng, từng lớp. Trường có tường rào bao quanh đảm bảo an toàn cho trẻ và cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường [H3.3.01.02]
Nhà trường sử dụng nguồn nước sinh hoạt do Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội cung cấp, hệ thống cống rãnh thoát nước thải hợp lý, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ [H3.3.01.03]
2. Điểm mạnh Từ năm 2008 - 2010, trường được xây mới lại toàn bộ khuôn viên CSVC nhà trường trị giá 15 tỷ đồng và nhà trường đã làm tốt công tác "Xã hội hóa  Giáo dục" nên đã giúp cho trường có khuôn viên xanh - sạch - đẹp, thoáng mát, có đầy đủ các phòng chức năng, khu hiệu bộ đáp ứng tốt yêu cầu học tập, vui chơi của trẻ, sử dụng nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn. Năm học 2015 - 2016 Hội CMHS đã phối hợp với nhà trường xây dựng khu vui chơi với diện tích hơn 700m2.       

3. Điểm yếu

Hiện nay nhà trường vẫn còn khu nhà C nhà khu nhà D cần phải sang sửa lại để khang trang hơn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2017 - 2018 nhà trường tiếp tục duy trì việc kiểm tra, rà soát CSVC để sửa chữa kịp thời phục vụ các cháu. Nâng cấp tầng 3 khu nhà A, B để chuyển các cháu từ khu C, D sang. Chuyển các phòng bên khu C, D thành các phòng học chức năng.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 2: Sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi bảo đảm yêu cầu.
a]Diện tích sân chơi được quy hoạch, thiết kế phù hợp, có cây xanh tạo bóng mát;
b] Có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, giúp trẻ khám phá, học tập;
c]Khu vực trẻ chơi ngoài trời được lát gạch, láng xi măng hoặc trồng thảm cỏ; có ít nhất 5 loại đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non.
1. Mô tả hiện trạng
Sân chơi của nhà trường có diện tích 4.200 m2 được thiết kế khoa học, hợp lý, thân thiện với trẻ. Sân trường có nhiều cây xanh, cây ăn quả, bồn hoa, cây cảnh được trồng hợp lý, đẹp mắt và được cắt tỉa thường xuyên, có khu vui chơi thể chất, giúp trẻ được thường xuyên giao lưu tập thể và tiếp xúc với thiên nhiên [H3.3.02.01]
Mỗi lớp có một góc thiên nhiên dành riêng cho trẻ, được trồng nhiều loại rau, hoa, quanh năm xanh tốt giúp trẻ được chăm sóc, khám phá, theo dõi sự phát triển của các loại rau và được khám phá trong nhiều hoạt động [H3.3.02.02]
Khu vực sân chơi ngoài trời của trẻ được lát gạch bằng phẳng, an toàn. Sân trường có 17 loại đồ chơi ngoài trời phong phú, đa dạng, đẹp, an toàn, phù hợp với trẻ, đảm bảo như: Cầu trượt , xích đu, đồ chơi liên hoàn, bập bênh, bộ giáo dục thể chất,  thú nhún các loại...các đồ chơi này đều được đảm bảo về thẩm mỹ, vệ sinh, an toàn cho trẻ [H3.3.2.03]. Nhà trường có khu vui chơi trải thảm cỏ nhân tạo với diện tích hơn 700 m2 cho trẻ rất an toàn và đẹp mắt [H3.3.02.04]
2. Điểm mạnh Sân trường rộng, thiết kế đẹp, có chỗ cho trẻ vui chơi, hoạt động như: Thể dục sáng, chơi các trò chơi dân gian, hoạt động ngoài trời, giao lưu tập thể, vận động phát triển thể chất. Có nhiều đồ chơi ngoài trời, nhiều cây xanh, bồn hoa, cây cảnh, vườn rau của bé, giúp trẻ được tăng cường khám phá, vui chơi và học tập.

3. Điểm yếu

Khu vườn của trẻ diện tích còn hạn chế do vậy trẻ chưa được tham gia nhiều vào việc chăm sóc cây.

4. Kế hoạch cải tiến

Năm học 2017 - 2018, Nhà trường triển khai việc qui hoạch lại khu vườn cho trẻ rộng hơn để trẻ được tham gia vào quá trình trồng và chăm sóc cây triệt để hơn nữa. Bổ sung thêm các loại cây cho phong phú

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 3: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, hiên chơi bảo đảm yêu cầu.
a] Phòng sinh hoạt chung [có thể dùng làm nơi tổ chức ăn, ngủ cho trẻ] bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, có đủ đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ hoạt động; có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp;
b]Phòng ngủ bảo đảm diện tích trung bình cho một trẻ và có các thiết bị theo quy định tại Điều lệ trường mầm non;
c] Hiên chơi [vừa có thể là nơi tổ chức ăn trưa cho trẻ] bảo đảm quy cách và diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; lan can của hiên chơi có khoảng cách giữa các thanh gióng đứng không lớn hơn 0,1m.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường có 25 phòng sinh hoạt chung với diện tích mỗi phòng bình quân là 80 m2, đạt trung bình 2,3 m2/trẻ. Trẻ được ăn, ngủ, vui chơi trong phòng với đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Sàn nhà lát gỗ đảm bảo mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Các lớp có đủ bàn ghế và các trang thiết bị phục vụ cho công tác CSGD trẻ đúng quy định cho cô và trẻ, trang trí lớp đẹp, phù hợp, có cây xanh, tranh ảnh phù hợp với từng chủ đề, từng lứa tuổi. Có đủ đồ dùng, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học theo quy định của bộ GDĐT [H3.3.03.01], [H3.3.03.02]
Phòng ngủ cũng là phòng sinh hoạt chung của trẻ, có diện tích trung bình là 2,3 m2/trẻ, yên tĩnh thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có rèm che sáng, có chiếu, chăn đệm phục vụ cho công tác bán trú [H3.3.03.03] [H3.3.03.04]
Các lớp đều có hành lang trước rộng 19 m2, ban công sau rộng 25 m2. Hành lang trước có  lan can bằng gióng inox bao quanh cao 0,60 m, khoảng cách giữa các thanh gióng 0,1m. Ban công phía sau có gióng inox cao lên tận trần đảm bảo an toàn cho trẻ [H3.3.03.05],[H3.3.03.06].
 2. Điểm mạnh Phòng sinh hoạt chung và ban công chơi rộng rãi đủ điều kiện cho cô và trẻ hoạt động, hành lang rộng giúp trẻ được hoạt động vui chơi hàng ngày.

3. Điểm yếu

          Diện tích 04 lớp khu C còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hằng năm, Nhà trường tiến hành bảo dưỡng các loại đồ chơi ngoài trời để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục về tăng cường hệ thống cây xanh tạo bóng mát và vườn hoa, cây cảnh và bổ sung đồ chơi giúp trẻ có nhiều cơ hội được khám phá, trải nghiệm. Xây nâng tầng 3 khu nhà A, B để chuyển các cháu khu C, D vào học để đảm bảo về CSVC cho trẻ.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 4: Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật, bếp ăn, nhà vệ sinh theo quy định.
a] Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật có diện tích tối thiểu 60 m2, có các thiết bị, đồ dùng phù hợp với hoạt động phát triển thẩm mỹ và thể chất của trẻ;
b] Có bếp ăn được xây dựng theo quy trình vận hành một chiều; đồ dùng nhà bếp đầy đủ, bảo đảm vệ sinh; kho thực phẩm có phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, bảo đảm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn;
c] Có nhà vệ sinh cho trẻ, nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên bảo đảm yêu cầu và thuận tiện cho sử dụng.
1. Mô tả hiện trạng
Trường có đầy đủ các phòng chức năng như: Phòng giáo dục thể chất rộng 130 m2, phòng thư viện cho trẻ có diện tích là 60 m2, phòng vi tính có diện tích là 42 m2, có 4 phòng lab cho trẻ làm quen với Tiếng Anh,có đủ các trang thiết bị và đồ dùng phục vụ cho trẻ hoạt động, thoáng mát, đủ ánh sáng. Hàng ngày trẻ được hoạt động theo lịch phân công theo từng khối lớp [H3.3.04.01], [H3.3.04.02].
Khu vực bếp ăn được xây dựng theo quy trình một chiều có diện tích 128 m2, có đầy đủ đồ dùng, dụng cụ nhà bếp được trang  bị hiện đại 100% bằng inox, có máy xay thịt sống và chín, máy xay gạo, máy thái rau củ quả, tủ hấp cơm, tủ hấp khăn mặt cho trẻ. Mẫu thức ăn hàng ngày của trẻ được nhân viên y tế lưu lại trong tủ lạnh 24/24 giờ. Có 3 phòng kho chứa thực phẩm và đựng đồ rộng 20 m2 được bày biện gọn gàng, sắp xếp khoa học, hợp lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có 01 tủ lạnh để thức ăn hàng ngày và nghiêm túc thực hiện kiểm thực theo ba bước theo quy định. Bếp ăn của trường có giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm [H3.3.04.03], [H3.3.04.04],[H3.3.04.05].
Trường có 25 khu vệ sinh riêng biệt cho bé trai, bé gái khép kín tại các lớp và chỉ đạo giáo viên trang trí khu vệ sinh của trẻ giúp trẻ có cảm giác thân thiện, an toàn khi vào khu vệ sinh. 100% lớp có bình nóng lạnh để đảm bảo nước ấm cho trẻ sử dụng. Có 03 khu vệ sinh riêng biệt cho cán bộ, giáo viên và nhân viên sử dụng hàng ngày, đảm bảo an toàn và vệ sinh [H3.3.04.06].
2. Điểm mạnh Trường có đầy đủ các phòng chức năng giúp trẻ phát triển toàn diện, đáp ứng tốt cho việc CSGD trẻ theo yêu cầu giáo dục hiện nay. Bếp ăn được xây dựng theo quy trình bếp một chiều, sạch sẽ đảm bảo vệ sinh, đạt tiêu chuẩn, nhà vệ sinh thuận tiện khi sử dụng, đảm bảo vệ sinh môi trường.

3. Điểm yếu

Khu vệ sinh riêng biệt cho cán bộ, giáo viên và nhân viên sử dụng đã xuống cấp về hệ thống thoát.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2017 - 2018 cần có kế hoạch cải tạo khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên và nhân viên.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 5: Khối phòng hành chính quản trị bảo đảm yêu cầu.
a] Văn phòng trường có diện tích tối thiểu 30m2, có bàn ghế họp và tủ văn phòng, có các biểu bảng cần thiết; phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có diện tích tối thiểu 15m2, có đầy đủ các phương tiện làm việc và bàn ghế tiếp khách; phòng hành chính quản trị có diện tích tối thiểu 15m2, có máy vi tính và các phương tiện làm việc;
b] Phòng y tế có diện tích tối thiểu 12m2, có các trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khoẻ trẻ, có bảng thông báo các biện pháp tích cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì, có bảng theo dõi tiêm phòng và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ, có tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho trẻ;
c] Phòng bảo vệ, thường trực có diện tích tối thiểu 6m2, có bàn ghế, đồng hồ, bảng, sổ theo dõi khách; phòng dành cho nhân viên có diện tích tối thiểu 16 m2, có tủ để đồ dùng cá nhân; khu để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có đủ diện tích và có mái che.
1. Mô tả hiện trạng
Văn phòng của trường có diện tích 30 m2 có đầy đủ bàn ghế, biểu bảng để tổ chức các buổi họp của nhà trường. Phòng Hiệu trưởng rộng 30 m2, phòng các Phó hiệu trưởng rộng 30 m2 có đủ máy tính, máy in, các loại biểu bảng, tủ để lưu giữ tài liệu sắp xếp hợp lý, có đầy đủ các phương tiện làm việc, bàn ghế tiếp khách phục vụ công tác quản lý chỉ đạo của nhà trường. Phòng hành chính rộng 30 m2 có đủ máy tính, máy in, máy phô tô, tủ đựng tài liệu, bàn ghế phục vụ cho công việc. Phòng tài vụ có diện tích 30 m2, có đầy đủ máy tính, máy in, tủ đựng tài liệu, bàn ghế và một số phần mềm phục vụ cho công tác thu, chi cân đối khẩu phần ăn của trẻ và việc thanh quyết toán trong nhà trường [H3.3.05.01].
Nhà trường có phòng y tế rộng 15 m2  đủ các trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khỏe trẻ. Các biểu bảng tuyên truyền chăm sóc và chữa bệnh cho trẻ, biểu bảng theo dõi và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì... được treo trên tường khoa học hợp lý, có kế hoạch cụ thể theo khám sức khỏe định kỳ cho trẻ và biểu đồ theo dõi sự phát triển và sổ theo dõi khám sức khỏe cho từng trẻ [H3.3.05.02].
Trường có phòng bảo vệ ở cổng chính với diện tích 30 m2 được  trang bị  đủ đồ dùng phục vụ cho công tác bảo vệ an ninh trật tự của nhà trường [Bàn ghế, đồng hồ, bảng phân công trực, sổ theo dõi khách, điện thoại...], bên trong có 2 giường  cho nhân viên nghỉ, có tủ để đồ dùng cá nhân. Phòng dành cho nhân viên nuôi dưỡng có diện tích 25 m2, có tủ ngăn riêng đồ dùng cá nhân, có bàn ghế [H3.3.05.03].Khu vực để xe dành riêng cho cán bộ, giáo viên và nhân viên với diện tích 100 m2 , có mái che nắng mưa [H3.3.05.04].
2. Điểm mạnh Nhà trường có các phòng chức năng  như: Phòng họp, phòng Hiệu trưởng, phòng Phó hiệu trưởng, phòng hành chính, phòng bảo vệ, phòng tài vụ, phòng y tế, phòng dành cho nhân viên nuôi dưỡng, các phòng có đủ đồ dùng, phương tiện cơ bản đảm bảo yêu cầu về diện tích sử dụng, cũng như các trang thiết bị đồ dùng để phục vụ cho công việc của từng bộ phận trong nhà trường.

3. Điểm yếu

Phòng tài vụ chưa được trang bị thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác chuyên môn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2017 - 2018 nhà trường rà soát, lập kế hoạch để bổ sung cho phòng tài vụ trang thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho công tác chuyên môn.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 6:Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo Tiêu chuẩn kỹ thuật đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non.
a] Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định và sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
b]Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định phải bảo đảm tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;
c]Hằng năm sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
1. Mô tả hiện trạng
100% các lớp có đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ GDĐT và triệt để sử dụng, bảo quản hợp lý, có hiệu quả vào các hoạt động CSGD của trẻ.Đồ chơi, đồ dùng được đưa về các nhóm, các góc để trẻ được chơi theo đúng chủ đề, được sử dụng trong các hoạt động khác nhau [H3.3.06.01], [H3.3.06.02].Hàng năm nhà trường đã phát động giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo ngoài danh mục quy định đảm bảo về thẩm mỹ, an toàn, phù hợp với lứa tuổi để bổ sung vào các góc chơi của trẻ cho phong phú [H3.3.06.03]. Các thiết bị, đồ dùng đồ chơi ngoài danh mục được nhà trường đầu tư thêm hàng năm cho các lớp học đảm bảo tính giáo dục, tính an toàn và phù hợp với trẻ. Ngoài sự đầu tư của nhà trường, giáo viên các lớp còn tích cực trong việc tự làm đồ chơi, đồ dùng. Tuy nhiên, đồ dùng đồ chơi tự làm độ bền chưa cao.

Ngay từ đầu năm học, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo giáo viên các lớp lên kế hoạch rà soát các thiết bị đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp để có kế hoạch sửa chữa, bổ sung và thay thế, nâng cấp trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi. Sưu tầm những đồ chơi phù hợp với trẻ, có tính giáo dục để đầu tư thêm cho các lớp nhằm phục vụ tốt các hoạt động của trẻ [H3.3.06.04], [H3.3.06.05], [H3.03.06.06].


2. Điểm mạnh Nhà trường đã đầu tư đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo đúng chủng loại, phù hợp độ tuổi, đúng quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

3. Điểm yếu

Một số giáo viên lớn tuổi còn hạn chế trong việc làm thêm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ. Kinh phí để nâng cấp, bảo dưỡng, thay thế trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2017-2018 Nhà trường tiếp tục phát động giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo để bổ sung thêm cho các góc chơi của trẻ phong phú, nhất là những đồ chơi làm từ các nguyên vật liệu thiên nhiên và tiếp tục đầu tư thêm cho các lớp để làm phong phú góc chơi của trẻ.

5. Tự đánh giá: Đạt


KẾT LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN 3 Tại tiêu chuẩn 3, trường MNTH Hoa Sen có những điểm mạnh nổi bật sau:                            Nhà trường có khuôn viên đẹp, rộng rãi, thoáng mát, phù hợp với yêu cầu về thiết kế theo quy định của Điều lệ trường mầm non, CSVC đạt yêu cầu trường Mầm non chất lượng cao. Khu vực sân chơi, vườn trường đủ diện tích, được lát gạch sạch sẽ đảm bảo an toàn, phù hợp với trẻ, sân có đủ đồ chơi ngoài trời. Vườn được qui hoạch các khu riêng biệt dành cho trẻ chăm sóc đã tạo được môi trường học tập tích cực cho trẻ. Bồn hoa cây cảnh thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa tạo môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp. Nhà trường có đủ số lượng phòng học, phòng chức năng, phòng hành chính  và các công trình phụ theo đúng qui định Điều lệ trường mầm non. Các phòng đều đủ diện tích, thoáng mát, đủ ánh sáng và có đủ các đồ dùng và phương tiện cần thiết để làm việc. Phòng học có đủ đồ dùng, thiết bị theo quy định của Bộ GD&ĐT, trang trí đẹp mắt, phù hợp với trường mầm non.  Bếp ăn được xây dựng theo quy trình bếp một chiều được trang bị đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ ăn bán trú, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có nhà để xe cho cán bộ giáo viên và nhân viên. Có nhà vệ sinh riêng cho cô và trẻ đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng thuận tiện cho sử dụng. Hằng năm, nhà trường có biện pháp tích cực duy trì, kiểm tra, theo dõi việc sử dụng tài sản, thiết bị dạy học CSVC và thiết bị giáo dục hiện có. Thực hiện tốt  công tác tham mưu với lãnh đạo cấp trên trong việc đầu tư, nâng cấp và mua sắm bổ sung trang thiết bị và đồ dùng dạy học. Giáo viên tích cực làm đồ dùng dạy học sáng tạo, chủ động, sáng tạo trong việc khai thác và sử dụng thiết bị, đồ chơi trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao. Về tổng thể CSVC của nhà trường đã đáp ứng tốt các điều kiện thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, CSGD trẻ theo qui định. Tuy nhiên phòng hoạt động chung vẫn sử dụng chung cho việc học tập, vui chơi và ăn ngủ của trẻ. Từ năm học 2017 – 2018  nhà trường sẽ cố gắng làm tốt hơn nữa trong công tác tham mưu với lãnh đạo cấp trên và tiếp tục thực hiện công tác XHH giáo dục nhằm huy động các nguồn lực để  bổ sung các điều kiện CSVC tốt hơn nữa nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ CSGD trẻ.

Tiêu chuẩn 3 có 6 tiêu chí, trong đó: Số lượng tiêu chí đạt: 6


                                                            Số lượng tiêu chí không đạt: 0
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Mở đầu: Trong những năm qua Trường MNTH Hoa Sen đã làm tốt công tác XHH giáo dục, chủ động tham mưu, phối hợp có hiệu quả với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, Ban đại diện CMHS nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, cụ thể: Nhà trường đã chủ động phối hợp với các bậc CMHS nhằm huy động các nguồn lực để xây dựng nhà trường ngày một phát triển; phối hợp với Ban đại diện CMHS trong việc hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đến tất cả CMHS nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, các cá nhân, doanh nghiệp tham gia hỗ trợ nhà trường bổ sung trang thiết bị, CSVC xây dựng nhà trường ngày càng khang trang, hiện đại, cùng với nhà trường tham gia tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn dân về công tác GDMN.
Tiêu chí 1: Nhà trường chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
a] Có Ban đại diện cha mẹ trẻ em theo quy định tại Điều lệ trường mầm non;
b]Có các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà;
c] Giáo viên phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin về trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
Ban thường trực hội CMHS nhà trường có 07 người [01 trưởng ban, 02 phó ban, 04 ủy viên], được bầu thông qua cuộc họp Ban đại diện CMHS các lớp vào đầu năm học và hoạt động theo đúng Thông tư 55 của Điều lệ Ban đại diện CMHS do Bộ GD ĐT ban hành. Ban đại diện CMHS của 25 lớp được bầu thông qua cuộc họp CMHS đầu năm học, mỗi lớp có 3 người: 01 trưởng ban và 02 phó ban. Kế hoạch hoạt động của Ban thường trực hội CMHS được xây dựng dựa trên kế hoạch hoạt động của nhà trường và Điều lệ hoạt động của hội CMHS nhà trường. Ban thường trực hội CMHS hoạt động năng nổ, nhiệt tình và có trách nhiệm. Sau mỗi học kỳ đều có báo cáo về hoạt động của Ban thường trực hội CMHS của trường và của từng lớp [H4.4.01.01], [H4.4.01.02].
Nhà trường đã sử dụng những biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn các bậc CMHS trong công tác CSGD trẻ khi ở nhà như: giáo viên gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với CMHS vào các giờ đón, trả trẻ, các buổi họp CMHS, qua điện thoại. Góc tuyên truyền của trường có nhiều nội dung liên quan đến chăm sóc sức khỏe, dịch bệnh, cách hướng dẫn trẻ học... Các nội dung này được thay đổi theo từng chủ đề. Các góc tuyên truyền tại cửa lớp được trang trí đẹp, hấp dẫn và đã sưu tầm nhiều bài viết về cách phòng tránh các dịch bệnh theo mùa, kết quả khám sức khỏe, các tài liệu khác liên quan đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà và chương trình học trên lớp của trẻ để CMHS biết thêm thông tin cùng kết hợp với giáo viên chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả [H4.4.01.03].
Giáo viên phụ trách nhóm lớp và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin về tình tình ăn ngủ và các hoạt động trong ngày của trẻ, sức khỏe của trẻ ở trường qua gặp gỡ trực tiếp tại giờ đón, trả trẻ, gọi điện thoại [H4.4.01.04].
2. Điểm mạnh Nhà trường có Ban thường trực hội CMHS trường và các lớp hoạt động theo đúng quy định của Điều lệ Ban đại diện CMHS do Bộ GDĐT tạo ban hành. Ban đại diện CMHS hoạt động năng nổ, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm, luôn có ý kiến đóng góp xây dựng cho nhà trường và các lớp về việc CSGD trẻ.

3. Điểm yếu

Một số CMHS do bận công tác nên chưa dành nhiều thời gian cho trẻ chính vì vậy mà việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2017 – 2018 nhà trường và Ban đại diện CMHS tổ chức tốt hơn công tác phối kết hợp CSGD trẻ. Thực hiện nghiêm túc về thời gian và số lần họp định kỳ 02 lần/năm học vào tháng 9 và tháng 5 [có thể họp đột xuất khi cần thiết]. Đối với từng lớp giáo viên chủ nhiệm và Chi hội trưởng CMHS các lớp cần có biện pháp hiệu quả hơn đối với những phụ huynh chưa quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương.
a] Chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương ban hành chính  sách phù hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
b] Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường;
          c] Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường chủ động tham mưu với lãnh đạo các cấp, với  Đảng ủy, chính quyền địa phương có chính sách phù hợp giúp nhà trường nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, như: Báo cáo công tác chuẩn bị khai giảng năm học mới [H4.4.02.01],Nhà trường phối hợp chặt chẽ với Hội đồng nhân dân, Công an và Ủy Ban Phường Giảng Võ làm tốt công tác tuyên truyền đến CMHS về kiến thức chăm sóc và nuôi dạy trẻ.
Nhà trường đã phối hợp với công ty Vietedutech, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục sáng tạo Việt tổ chức tốt English Festival, Hội thi Rung chuông vàng. Bên cạnh đó nhà trường phối hợp có hiệu quả với các bậc CMHS huy động đóng góp tạo sân cỏ nhân tạo cho trẻ với diện tích 700 m2 [H4.4.02.01].
Nhà trường cũng luôn phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương để xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ như: Phối hợp với bên công an Phường dẹp chợ tạm xung quanh trường[H4.4.02.02].
2. Điểm mạnh Nhà trường đã thực hiện tốt công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp, công tác xã hội hoá giáo dục đạt kết quả cao. Nhà trường phối hợp có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể,tổ dân phố các cá nhân trong và ngoài nhà trường huy động các nguồn lực tinh thần và vật chất cải thiện môi trường giáo dục ngày một khang trang, nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục toàn diện cho trẻ. Xây dựng môi trường sư phạm nhà trường xanh - sạch - đẹp, an toàn.

3. Điểm yếu

Phối hợp chưa triệt để với công an Phường Giảng Võ để dẹp triệt để chợ tạm xung quanh trường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Cần phối hợp tốt hơn nữa với công an phường để dẹp chợ tạm xung quanh trường.

5. Tự đánh giá: Đạt


KẾT LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN 4: Sự đồng thuận của CMHS, sự nhất trí cao của toàn thể cán bộ giáo viên, sự ủng hộ nhiệt tình của các tổ chức đoàn thể chính trị trong và ngoài nhà trường đã tạo nên sức mạnh tổng hợp giúp nhà trường hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị trong thực hiện nhiệm vụ năm học. Trong những năm học vừa qua nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu, công tác phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể. Nhà trường thành lập được Ban đại diện CMHS. Ban đại diện CMHS thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và hoạt động theo đúng Điều lệ Ban đại diện CMHS do Bộ GDĐT ban hành. Công tác phối kết hợp các hoạt động giữa nhà trường và Ban đại diện CMHS đều thực hiện tốt, cụ thể: Đã làm tốt công tác tuyên truyền, trao đổi thông tin phối hợp có hiệu quả trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường và CMHS. Hầu hết CMHS có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm trong việc giáo dục chăm sóc trẻ nên thường xuyên phối hợp, nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của nhà trường. Nhà trường đã thực hiện tốt công tác tham mưu, công tác xã hội hoá giáo dục. Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể, các cá nhân trong và ngoài nhà trường. Huy động hiệu quả các nguồn lực tinh thần và vật chất cải thiện môi trường giáo dục ngày một khang trang góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục toàn diện cho trẻ. Xây dựng môi trường sư phạm nhà trường xanh - sạch - đẹp, an toàn cho trẻ. Tuy nhiên vì Trường MNTH Hoa Sen là trường trực thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương nên chịu sự quản lý và chỉ đạo của trường Cao đẳng chính vì vậy mà sự kết hợp giữa trường MNTH Hoa Sen với Phường Sở tại và các đoàn thể của Phường để tạo điều kiện về CSVC còn hạn chế.

Tiêu chuẩn 4 có 2 tiêu chí, trong đó: Số lượng tiêu chí đạt: 2


   Số lượng tiêu chí không đạt: 0
Tiêu chuẩn 5: Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ Trường MNTH Hoa Hoa Sen luôn xác định công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Chính vì vậy, trong suốt chặng đường đã qua Ban giám hiệu nhà trường đã luôn chủ động trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn, với nhiều biện pháp thiết thực, sáng tạo và hiệu quả nên công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ luôn đạt chất lượng cao và được Cha mẹ học sinh và cộng đồng ghi nhận. Nhà trường thực hiện có hiệu quả chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành 100% trẻ học tập tại trường đều được quan tâm chăm sóc chu đáo, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần; trẻ được phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm quan hệ xã hội phù hợp với độ tuổi. Đặc biệt, Nhà trường tăng cường tổ chức nhiều hoạt động tập thể, hoạt động tham quan dã ngoại, giáo dục kỹ năng sống … giúp trẻ có nhiều cơ hội được trải nghiệm, tiếp xúc với thiên nhiên. Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú tham gia vào các hoạt động, có nền tảng kỹ năng, kiến thức vững vàng, đạt yêu cầu các độ tuổi.

Tiêu chí 1 : Trẻ có sự phát triển về thể chất phù hợp với độ tuổi.


a] Chiều cao, cân nặng phát triển bình thường;
b] Thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động;
c] Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe.
1. Mô tả hiện trạng                                         
 Nhà trường xây dựng và thực hiện kế hoạch theo dõi sức khỏe cho trẻ cụ thể như sau: 100% trẻ đi học được khám sức khỏe từ 2 - 3 lần/năm vào các thời điểm: Bắt đầu nhập học vào trường,  đầu năm học [tháng 9] và cuối năm học [tháng 4]. Trẻ được cân đo 3 - 4 lần/năm học vào tháng 9, tháng 12, tháng 3 và tháng 6 hàng năm. 100% trẻ được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng, riêng trẻ suy dinh dưỡng được cân đo và theo dõi sự phát triển hàng tháng; Tỷ lệ trẻ đạt cân nặng, chiều cao so với độ tuổi từ 92% - 96% [H5.5.01.01], [H5.5.01.02], [H5.5.01.03], [H5.5.01.04].
Thông qua việc tổ chức các hoạt động cho trẻ trong giờ giáo dục thể chất và các hoạt động ngoài giờ học, hội thi “Hội khỏe măng non” [H5.5.01.05], [H5.5.01.06]. Qua đánh giá về mặt phát triển thể chất của trẻ, dựa trên tiêu chí phù hợp với từng độ tuổi, tỷ lệ trẻ thực hiện đúng tư thế các bài tập vận động cơ bản của các độ tuổi, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kỹ năng khéo léo và phù hợp với độ tuổi, đạt được các chỉ số về các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp, các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu, các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay mắt theo kết quả mong đợi về giáo dục thể chất của chương trình giáo dục mầm non đạt trên 95% [H5.5.01.08], [H1.1.05.02], [H1.1.05.03].
Thông qua các hoạt động trong ngày, giáo viên đã chú ý rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ bản thân như tự xúc cơm ăn, tự đi vệ sinh, tự rửa mặt rửa tay... Kết quả đánh giá cho thấy trên 95% trẻ có khả năng làm được một số việc tự phục vụ, vệ sinh cá nhân và có ý thức  giữ gìn sức khỏe như: Tự xúc cơm ăn, cởi bớt áo khi ngủ, tự đi vệ sinh cá nhân, biết tự lấy đúng  khăn, cốc của mình, tự lau mặt và rót nước uống, biết gọi khi có nhu cầu đi vệ sinh [trẻ nhà trẻ] [H5.5.01.07]. Tuy nhiên, ở một số trẻ do điều kiện gia đình có người giúp việc từ nhỏ nên đã hình thành thói quen ỷ lại, không muốn tự phục vụ nên còn không tập trung trong việc rèn luyện các kỹ năng này.
2. Điểm mạnh Trẻ đạt cân nặng và chiều cao phù hợp với độ tuổi đạt tỷ lệ cao. Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kỹ năng khéo léo, có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong việc ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi.

3. Điểm yếu

Một số trẻ do điều kiện gia đình có người giúp việc từ nhỏ nên đã hình thành thói quen ỷ lại, không muốn tự phục vụ nên còn không tập trung trong việc rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2017 - 2018 nhà trường sẽ tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền với phụ huynh cùng tham gia phối hợp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ với nhiều hình thức: Mời phụ huynh tham dự một số hoạt động của trẻ, trao đổi hàng ngày trong giờ đón, trả trẻ, trong sổ liên lạc... Chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp các nội dung có liên quan hình thành kỹ năng sống vào các hoạt động khác trong ngày để rèn kỹ năng cho trẻ.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 2: Trẻ có sự phát triển về nhận thức phù hợp với độ tuổi.
a] Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh;
b] Có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề;
c] Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm.
1. Mô tả hiện trạng
Trong quá trình tổ chức các hoạt động theo chủ đề, giờ học và hoạt động vui chơi, nhà trường đã tổ chức được nhiều hoạt động cho trẻ khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh, trẻ vô cùng hào hứng, thích thú và mong muốn được tìm hiểu, trải nghiệm và khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt động từ quan sát, sờ, nắn, nghe, ngửi, để nhận biết được các đặc điểm nổi bật của đối tượng, đến quan tâm quan sát, thích làm các thí nghiệm đơn giản, xem tranh ảnh, băng hình… để nhận thức được các khái niệm, sự vật, hiện tượng xung quanh. Tuy nhiên, vẫn còn một số trẻ hạn chế về khả năng giao tiếp nên chưa thực sự tham gia tích cực vào các hoạt động [H5.5.02.01], [H5.5.02.02].
Qua sự quan sát trực tiếp trên trẻ và đánh giá theo các chỉ số phù hợp với từng độ tuổi được quy định trong Chương trình giáo dục mầm non thì trên 92% số trẻ đều có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi [H5.5.01.08].
Trong quá trình tổ chức các hoạt động trên lớp, các trẻ được trực tiếp tham gia các hoạt động khám phá về bản thân, con người, sự vật hiện tượng xung quanh thông qua các hoạt động học, hoạt động vui chơi, qua các trò chơi, bài hát, câu đố…Từ các hoạt động khám phá đó trẻ đã có những hiểu biết ban đầu về bản thân mình, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh đã bước đầu hình thành được một số khái niệm phù hợp với độ tuổi đáp ứng được theo đúng các chỉ số liên quan trong yêu cầu về kết quả mong đợi của Chương trình giáo dục mầm non [H5.5.01.08].
2. Điểm mạnh Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và khả năng của trẻ; Kết quả đánh giá, nhận xét cuối năm đạt từ: 92 đến 98,5 % trẻ thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Đa số trẻ có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi; có vốn hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi.

3. Điểm yếu

Một số trẻ còn nhút nhát, chưa thực sự tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể; khả năng tập trung tham gia hoạt động tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2017 - 2018 và những năm tiếp theo, Ban giám hiệu nhà trường sẽ khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên các nhóm lớp linh hoạt, chủ động lựa chọn nội dung hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. Tích cực đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm khuyến khích trẻ tự tìm ra kiến thức cho mình ở mọi lúc mọi nơi. Đẩy mạnh các hoạt động tập thể như giao lưu giữa các khối tổ, các hoạt động khám phá trải nghiệm ở trong và ngoài trường, khuyến khích động viên thu hút những trẻ còn nhút nhát, tích cực tham gia tăng sự tự tin và mạnh dạn cho trẻ.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 3: Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi.
a] Nghe và hiểu được các lời nói trong giao tiếp hằng ngày;
b] Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết, tình cảm, thái độ bằng lời nói;
 c] Có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết.
1. Mô tả hiện trạng
 Hầu hết trẻ đều có sự phát triển ngôn ngữ đúng theo mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non.Thông qua các hoạt động giao tiếp hàng ngày với cô, với bạn, qua các hoạt động học tập, vui chơi giúp trẻ có kỹ năng nghe và hiểu được các lời nói khi giao tiếp phù hợp với độ tuổi, thông qua các hoạt động như: Trò chuyện, hoạt động góc, giữa trẻ và mọi người xung quanh, hoạt động sinh hoạt hàng ngày [H5.5.03.01], [H5.5.03.02].
Qua đánh giá hàng năm có khoảng 90% trẻ Hiểu nội dung giao tiếp, nhận ra sắc thái của lời nói khi vui, buồn, tức giận, nghe và thực hiện các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động... Trẻ có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói hoặc cử chỉ phù hợp với độ tuổi. Đa số trẻ nhà trẻ biết diễn đạt hiểu biết, trả lời các câu hỏi của cô bằng câu đơn; trẻ có thể kể được cả câu chuyện theo trình tự nhất định [H5.5.01.08].
Thông qua giờ học và hoạt động góc, giáo viên hướng dẫn trẻ một số kỹ năng ban đầu về đọc: Đọc truyện theo tranh, đọc biểu tượng, biết cách cầm và xem sách từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Trẻ biết cách cầm bút và ngồi viết đúng tư thế. Với trẻ mẫu giáo lớn 94 đến 98% trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái đã học [H1.1.05.02], [H1.1.05.03], [H5.5.01.08], [H5.5.03.03].
2. Điểm mạnh
Đa số trẻ nghe và hiểu được các lời nói, giao tiếp phù hợp với độ tuổi, khoảng 90% trẻ mẫu giáo có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói hoặc cử chỉ phù hợp với độ tuổi. Tỷ lệ trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp; có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết phù hợp với độ tuổi.
3. Điểm yếu Còn một số trẻ chưa tập trung nghe và hiểu được các lời nói, giao tiếp phù hợp với độ tuổi; một số trẻ chưa thực sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2017 - 2018, giáo viên cần thường xuyên giao tiếp với trẻ, tạo tình huống lôi cuốn, hấp dẫn để trẻ tập trung lắng nghe và hiểu được lời nói. Tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp với nhau bằng cách tổ chức các trò chơi giao lưu, hoạt động đóng vai theo chủ để để trẻ biết sử dụng lời nói và cử chỉ diễn đạt phù hợp. Đẩy mạnh công tác phối hợp với CMHS để rèn luyện, phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới các hình thức: Đọc thơ, kể truyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo, đọc biểu tượng.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 4 : Trẻ có sự phát triển về thẩm mỹ phù hợp với độ tuổi.
a] Chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động văn nghệ;
 b] Có một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động âm nhạc và tạo hình;
c] Có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình.
1. Mô tả hiện trạng
 Trẻ thích thú và tích cực tham gia các hoạt động: Hát, múa trong các giờ hoạt động âm nhạc, học năng khiếu múa, biểu diễn trong các ngày lễ, ngày hội, đóng vai ca sỹ trong các giờ hoạt động góc... các tiết mục biểu diễn văn nghệ trong các giờ học, ngày lễ [H5.5.04.04].
Trẻ có kỹ năng cơ bản trong các hoạt động tạo hình: Vẽ tô màu, nặn, xé dán, đồ hình, in thổi màu... và kỹ năng cơ bản trong âm nhạc như nghe hát, vận động theo nhịp, phách, tiết tấu, vận động minh họa và chơi các trò chơi âm nhạc [H5.5.04.01], [H5.5.04.02], [H5.5.04.03], [H5.5.04.04].
 Trẻ có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các HĐ âm nhạc và tạo hình: Qua hoạt động âm nhạc và tạo hình 90% trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc phù hợp với độ tuổi. Trẻ biết hưởng ứng theo giai điệu, biết vận động, nhún nhảy theo bài hát, biết cảm nhận cái đẹp và thể hiện trong sản phẩm tạo hình, biết nhận xét sản phẩm của các bạn và bản thân [H5.5.01.08], [H1.1.05.02], [H1.1.05.03].
2. Điểm mạnh  Đa số trẻ chủ động tích cực hứng thú tham gia vào các hoạt động văn nghệ, có một số kỹ năng cơ bản và có khả năng cảm nhận, thể hiện cảm xúc về âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi; trẻ có kỹ năng cơ bản trong các hoạt động tạo bài hát, bản nhạc...  

3. Điểm yếu

Còn một số trẻ kỹ năng tạo hình và âm nhạc còn hạn chế, trẻ chưa biết thể hiện cảm xúc trong hoạt động âm nhạc và tạo hình.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2017 - 2018 và các năm học tiếp theo Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên tăng cường rèn luyện kỹ năng tạo hình và âm nhạc cho trẻ, bằng cách cho trẻ yếu tham gia hoạt động nhiều hơn với những trẻ làm tốt đồng thời động viên, khuyến khích trẻ cảm nhận cái đẹp và tạo ra sản phẩm. Vào giờ hoạt động góc, hoạt động chiều cô cho trẻ tăng cường hoạt động theo nhóm nhỏ và có thể rèn thêm vào giờ trả trẻ khi còn ít trẻ cô có thể rèn kỹ năng cho trẻ yếu.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 5: Trẻ có sự phát triển về tình cảm và kỹ năng xã hội phù hợp với độ tuổi.
a] Tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân;
b] Thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập;
c] Mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh, lễ phép với người lớn.
1. Mô tả hiện trạng
Trong chế độ sinh hoạt 1 ngày trẻ luôn được giáo viên động viên, khuyến khích bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, do đó trẻ luôn mạnh dạn, tự tin nêu ý kiến bản thân khi giao tiếp, khi trả lời câu hỏi, khi nhận xét về sự vật hiện tượng xung quanh, chủ động nêu ý kiến của mình khi gặp các tình huống để thoả thuận chơi với bạn, cùng nhau xây dựng các quy tắc cho hoạt động chơi của nhóm, đề nghị sự giúp đỡ của người khác [H5.5.05.01].
Đa số trẻ có thái độ thân thiện, chia sẻ hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập phù hợp với độ tuổi như: Biết quan tâm, chia sẻ, đoàn kết trong khi chơi, sẵn sàng giúp đỡ bạn thích tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động theo nhóm [H5.5.01.03].
Trong giao tiếp với người lớn, những người xung quanh đa số trẻ được quan sát, đánh giá đều có thái độ mạnh dạn, lễ phép với người lớn. Biết chủ động chào hỏi cô giáo, bố mẹ, khách đến thăm trường, lớp với thái độ và ngôn ngữ phù hợp với từng độ tuổi. Tuy nhiên cũng còn một số trẻ chưa thực sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp [H5.5.05.01], [H5.5.05.02], [H5.5.05.03].
2. Điểm mạnh Đa số trẻ trẻ tự tin, biết bày tỏ quan điểm, cảm xúc và ý kiến cá nhân, biết đoàn kết xây dựng mối quan hệ thân thiện với bạn bè, mạnh dạn trong giao tiếp, lễ phép với cô giáo, người lớn tuổi và những người xung quanh.

3. Điểm yếu

Còn một số trẻ chưa biết cách bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, chưa hòa đồng, hợp tác với các bạn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2017 - 2018 đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chỉ đạo giáo viên các lớp tăng cường tạo cơ hội để trẻ được bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân của mình, giáo viên lắng nghe, chia sẻ và giải đáp thắc mắc của trẻ kịp thời.  Chú ý giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Thường xuyên giao tiếp, tạo sự thân mật gần gũi với những trẻ nhút nhát, giao những việc đơn giản hoặc tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với người lạ để trẻ mạnh dạn, hòa đồng hơn. Dạy trẻ cách chào hỏi người lớn, cách xưng hô, cảm ơn, xin lỗi… nói đủ câu, đủ  từ, giúp trẻ mạnh dạn hơn trong hoạt động tập thể. Trao đổi và kết hợp với phụ huynh để dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 6: Trẻ có ý thức về vệ sinh, môi trường và an toàn giao thông phù hợp với độ tuổi.
 a] Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nền nếp, thói quen vệ sinh cá nhân;
 b] Quan tâm, thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi;
 c] Có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn.
1. Mô tả hiện trạng
 Qua khảo sát đánh giá thì đa số trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, không vẽ bậy lên tường, bàn ghế, không vứt rác bừa bãi trên lớp, ở nhà và những nơi công cộng. Trẻ xác định được các hành vi đúng - sai của mình và bạn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nơi công cộng trong các hoạt động hàng ngày. Trẻ có hiểu biết và thực hành tốt các hoạt động vệ sinh cá nhân, 95% trẻ biết tự rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh [H5.5.06.01], [H1.1.05.02], [H1.1.05.03].  Tuy nhiên, trong thực tế một số trẻ nhà trẻ và mẫu giáo bé có thói quen vệ sinh cá nhân chưa tốt như quên súc miệng nước muối, quên lau miệng sau khi ăn. Một số trẻ mẫu giáo chưa thực sự có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
Thông qua hoạt động khám phá, hoạt động ngoài trời trẻ rất thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh như: tưới cây, lau lá cây không ngắt lá, bẻ cành.Trẻ biết nhắc nhở mọi người bảo vệ cây xanh và môi trường sống. Qua các giờ học, các chủ đề, trẻ được làm quen với các con vật nuôi gần gũi, biết cách chăm sóc và có ý thức yêu quý, bảo vệ các vật nuôi xung quanh [H5.5.06.02], [H1.1.05.02], [H1.1.05.03].
 Trẻ hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện đúng luật lệ ATGT và có ý thức chấp hành những quy định về luật lệ ATGT như: Khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, khi đi bộ đi trên vỉa hè; không đứng lên, thò đầu thò tay ra ngoài cửa xe... Trẻ biết một số luật lệ giao thông đơn giản phù hợp với độ tuổi, biết nhắc nhở người lớn nghiêm túc thực hiện khi tham gia giao thông trên đường, biết một số biển báo thường gặp [H5.5.06.03], [H1.1.05.02], [H1.1.05.03].
2. Điểm mạnh  Đa số trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi, có ý thức chấp hành tốt những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi. 95% trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi.

3. Điểm yếu

Một số trẻ nhà trẻ và mẫu giáo bé có thói quen vệ sinh cá nhân chưa tốt như quên súc miệng nước muối, quên lau miệng sau khi ăn. Một số ít trẻ mẫu giáo chưa thực sự có ý thức trong việc giữ vệ sinh môi trường. Nhà trường chưa nuôi được những con vật gần gũi giúp trẻ được quan sát và chăm sóc thường xuyên

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2017 - 2018, Nhà trường tiếp tục tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực hành về chăm sóc, bảo vệ môi trường như chăm sóc vườn cây của Bé, thực hành trực tiếp mô hình về luật an toàn giao thông tại sân trường… Chỉ đạo các lớp phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để giáo dục và rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ. Tích hợp lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, rèn nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ trong tất cả các hoạt động trong ngày.

5. Đánh giá tiêu chí: Đạt


Tiêu chí 7: Trẻ được theo dõi và đánh giá thường xuyên
a] Tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi đạt ít nhất 80% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đạt ít nhất 90% đối với các vùng khác; tỷ lệ chuyên cần của trẻ ở các độ tuổi khác đạt ít nhất 75% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đạt ít nhất 85% đối với các vùng khác;
b] Có ít nhất 98% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non;
c] Có 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
1. Mô tả hiện trạng
 Nhà trường và giáo viên thực hiện tốt việc theo dõi trẻ đến lớp được thể hiện bằng nhiều hình thức điểm danh, luôn nhắc nhở, khuyến khích trẻ  đi học đều với các biện pháp: Tổ chức các hoạt động theo nhu cầu hứng thú của trẻ, phù hợp khả năng, tăng cường các hoạt động tập thể và động viên trẻ đi học đều. Khi trẻ nghỉ học giáo viên gọi điện thoại đến gia đình hỏi thăm. Cụ thể tỷ lệ chuyên cần các khối lớp đạt: Trẻ 5 tuổi đạt  94,5 %; trẻ ở độ tuổi khác đạt trung bình trên 85%.  [H1.1.02.02], [H5.5.07.01].
100% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN: Nhà trường đã tăng cường sử dụng nhiều biện pháp tuyên truyền để giúp CMHS và cộng đồng hiểu được về mục tiêu GDMN,  hiểu rõ trách nhiệm và những yêu cầu đổi mới của GDMN góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ về việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 một cách khoa học và phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi [H5.5.07.02].
Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ Mẫu giáo lớn dựa trên Chương trình GDMN và bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi để theo dõi và đánh giá sự phát triển của trẻ. Phối hợp với Cha mẹ trẻ cùng đánh giá về 5 lĩnh vực phát triển, với 120 chỉ số trong Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi do Bộ GDĐT ban hành, để phụ huynh phối hợp với giáo viên và nhà trường đánh giá trẻ. Kết quả: 100% trẻ 5 tuổi tại trường được theo dõi, đánh giá theo 120 chỉ số của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi [H5.5.07.03], [H5.5.01.05],  [H5.5.01.06].
2. Điểm mạnh  Nhà trường đã thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục GDMN cho trẻ 5 tuổi, 100% trẻ được theo dõi và đánh giá theo quy định.  Tỷ lệ chuyên cần các độ tuổi đạt yêu cầu cao so với quy định tại Điều lệ trường MN.

3. Điểm yếu: Không có điểm yếu


4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Từ năm học 2017 - 2018 duy trì các hình thức quan tâm đến trẻ khi trẻ nghỉ học và tổ chức nhiều hoạt động tập thể, ngoại khóa để trẻ tham gia và được phát triển toàn diện, hứng thú đến trường. Phấn đấu đến cuối năm học tỷ lệ chuyên cần: Trẻ nhà trẻ: 90%; Trẻ 3 tuổi: 92%; trẻ 4 tuổi: 95% ; 5 tuổi: 95%;  và duy trì 100% trẻ hoàn thành Chương trình GDMN và phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 8: Trẻ suy dinh dưỡng, béo phì và trẻ khuyết tật được quan tâm chăm sóc.
 a] 100% trẻ suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng; có biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì.
b] Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân [cân nặng theo độ tuổi], thể  thấp còi [chiều cao theo tuổi] đều dưới 10%.
c] Ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hòa nhập [nếu có] được đánh giá có tiến bộ.
1. Mô tả hiện trạng
 Nhà trường có kế hoạch và biện pháp cụ thể để chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và hạn chế tốc độ tăng cân và đảm bảo sức khỏe cho trẻ thừa cân: Tăng cường vận động cho các cháu trong các hoạt động hàng ngày tại khu vui chơi thể chất và các bài tập trong giờ giáo dục thể chất nhằm hạn chế tốc độ tăng cân, giảm chế độ ăn có nhiều tinh bột, tăng cường ăn rau, hoa quả... [H5.5.08.01].
Phối hợp cùng với CMHS chăm sóc sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng : uống thêm sữa, bổ sung chất dinh dưỡng và uống sữa thêm ở nhà. Bằng kế hoạch chăm sóc riêng như: Sắp xếp trẻ suy dinh dưỡng ngồi  bàn ăn riêng để giáo viên quan tâm đến trẻ hơn, vận động phụ huynh cho trẻ uống thêm sữa, có chế độ tập luyện vừa sức Kết quả: tháng 9/2016 trẻ suy dinh dưỡng - thấp còi: 1,8% đến tháng 3/2017 trẻ suy dinh dưỡng - thấp còi chỉ còn: 0,93 % [H5.5.08.01].  
Từ tháng 12/2015 Trường MNTH Hoa Sen đã triển khai thực hiện thí điểm đề án: Can thiệt sớm cho trẻ có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt; Trong tổng số 68 trẻ hòa nhập có 41 trẻ đăng ký học can thiệp. Sau thời gian thực hiện can thiệp sớm cho trẻ có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt Nhà trường đã tiến hành đánh giá kết quả cho thấy trẻ có sự tiến bộ 80% trẻ khuyết tật học hòa nhập được đánh giá có tiến bộ [H1.1.05.01].  
2. Điểm mạnh    100% trẻ suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nhà trường có nhiều biện pháp để hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì. Vì vậy, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có cân nặng cao hơn độ tuổi cuối năm giảm so với đầu năm học.

3. Điểm yếu:

          Nhà trường còn trẻ suy dinh dưỡng: 0,26% và thừa cân: 9,4%

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2017 - 2018 Nhà trường tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng trong các bữa ăn ở nhà, trẻ thừa cân tăng cường vận động và giảm các chất béo.

5. Tự đánh giá: Đạt


KẾT LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN 5 Trường MNTH Hoa Sen nhiều năm liền đạt thànhtích cao trong nhiệm vụ giáo dục. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ luôn đạt kết quả tốt và có sự chuyển biến tích cực năm sau cao hơn năm trước, được thể hiện rất rõ ở kết quả khảo sát đánh giá chất lượng cuối năm. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng luôn giảm dần từng năm. Các cháu đến trường được phát triển toàn diện về các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội theo đúng mục tiêu của chương trình GDMN mới phù hợp với yêu cầu của từng độ tuổi. Trẻ có nề nếp, thói quen, kỹ năng tốt trong các hoạt động học tập, vui chơi, lao động, vệ sinh. Trẻ thực hiện tốt các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi. Trẻ có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán cao. Có hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật xung quanh theo chuẩn qui định ở các độ tuổi. Trẻ hào hứng, chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động văn nghệ,nắm được kỹ năng cơ bản và có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc về âm nhạc và tạo hình. Trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, đoàn kết với bạn bè, mạnh dạn trong giao tiếp, lễ phép với người lớn. Hầu hết trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân, quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vật nuôi, có ý thức chấp hành quy định về an toàn giao thông phù hợp với độ tuổi. Nhà trường đã có biện pháp can thiệp về dinh dưỡng, vận động nhằm giúp cho trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi có thể lực tốt hơn đạt yêu cầu của độ tuổi.

  Tiêu chuẩn 5 có 8 tiêu chí, trong đó: Số lượng tiêu chí đạt: 08


     Số lượng tiêu chí không đạt: 0
III. KẾT LUẬN CHUNG Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng Thanh tra & Kiểm định chất lượng giáo dục Trường CĐSP Trung ương hướng dẫn; Cùng với sự cố gắng nỗ lực của tập thể Cán bộ, giáo viên và nhân viên Nhà trường, Trường MNTH Hoa Sen đã hoàn thành quy trình Tự đánh giá. Trong quá trình thực hiện công tác tự đánh giá, Nhà trường đã nghiêm túc tuân theo các bước thực hiện, sử dụng toàn bộ dữ liệu và phân tích, đánh giá một cách trung thực, khách quan, bám sát nội hàm các chỉ số, tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn chất lượng của trường mầm non. Với 5 tiêu chuẩn, 29 tiêu chí và 87 chỉ số, về chất lượng giáo dục, Trường MNTH Hoa Sen đạt được: - Số lượng và tỷ lệ các chỉ số đạt: 87/87 đạt 100% - Số lượng và tỷ lệ các tiêu chí đạt: 29/29 đạt 100% - Số lượng và tỷ lệ các chỉ số không đạt: 0/87 chiếm 0% - Số lượng và tỷ lệ các tiêu chí không đạt: 0/29 chiếm 0%

Đối chiếu với Điều 22 Mục 5 Công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường tự đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3./.

  Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2017
               HIỆU TRƯỞNG    

             Nguyễn Thị Thanh

  TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG

TRƯỜNG MẦM NON THỰC HÀNH HOA SEN

     

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

   

DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ


THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ
 
TT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ NHIỆM VỤ CHỮ KÝ
Nguyễn Thị Thanh Bí thư chi bộ
Hiệu trưởng
Chủ tịch Hội đồng  
Trần Thị Oanh P. Hiệu trưởng Phó CT Hội đồng  
Trương T.Minh Phượng P. Hiệu trưởng Phó CT Hội đồng  
Nguyễn Thanh Huế Chủ tịch CĐ Trưởng Ban thư kí  
Nguyễn Nguyệt Anh P.bí thư đoàn TN Ủy viên Hội đồng  
Nguyễn T. Hoài Thu Khối trưởng Ủy viên Hội đồng  
Phạm Thị Hồng Vân Giáo viên MGN Ủy viên Hội đồng  
An Thị Ngoan Giáo viên MGB Ủy viên Hội đồng  
Phạm Thị Hà Giáo viên MGN Ủy viên Hội đồng  
Trần Thị Lan Hương Giáo viên MGB Ủy viên Hội đồng  
Nguyễn T.Lan Hương Giáo viên MGN Ủy viên Hội đồng  
Nguyễn T. Hương Giang Khối trưởng Ủy viên Hội đồng  
Phùng Thị Tâm Tổ trưởng tổ Tài vụ Ủy viên Hội đồng  
Đào Thị Dự Tổ trưởng tổ HC Ủy viên Hội đồng  
Nguyễn Thị Nghìn Tổ trưởng tổ DD Ủy viên Hội đồng  
                                                      

Hà Nội - 8/2015

                                                           

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG
 Danh sách và chữ ký các thành viên hội đồng tự đánh giá 2
 Mục lục 3
 Danh mục các chữ viết tắt 6
 Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá 8
 Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU 9
 Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ 12
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 12
   II. TỰ ĐÁNH GIÁ 15
 Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường 15
 Tiêu chí 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non 16
 Tiêu chí 2: Lớp học, số trẻ, địa điểm trường theo quy định của Điều lệ trường mầm non  18
 Tiêu chí 3: Cơ cấu tổ chức và thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non 19
 Tiêu chí 4: Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường 21
 Tiêu chí 5: Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua theo quy định 23
 Tiêu chí 6: Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định 25
 Tiêu chí 7: Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 27
 Tiêu chí 8: Tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện địa phương 29
 Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ 32
 Tiêu chí 1: Năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển khai các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ 33
 Tiêu chí 2: Số lượng, trình độ đào tạo và yêu cầu về kiến thức của giáo viên 35
 Tiêu chí 3: Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên và việc bảo đảm các quyền của giáo viên 36
 Tiêu chí 4: Số lượng, chất lượng và việc bảo đảm chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường 38
 Tiêu chí 5: Trẻ được tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và được bảo đảm quyền lợi theo quy định 39
 Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi 42
 Tiêu chí 1: Diện tích, khuôn viên và các công trình của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non 42
 Tiêu chí 2: Sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi bảo đảm yêu cầu 43
 Tiêu chí 3: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ và hiên chơi bảo đảm yêu cầu 45
 Tiêu chí 4: Phòng giáo dục thể chất, thư viện, bếp ăn, nhà vệ sinh theo quy định 46
 Tiêu chí 5: Khối phòng hành chính quản trị bảo đảm yêu cầu 47
 Tiêu chí 6: Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo tiêu chuẩn kỹ thuật đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu đúng cho giáo dục mầm non 49
 Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 52
 Tiêu chí 1: Nhà trường chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ 52
 Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá nhân của địa phương 54
 Tiêu chuẩn 5: Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ 56
 Tiêu chí 1: Trẻ có sự phát triển về thể chất phù hợp với độ tuổi 56
 Tiêu chí 2: Trẻ có sự phát triển về nhận thức phù hợp với độ tuổi 58
 Tiêu chí 3: Trẻ có sự phát triên về ngôn nữ phù hợp với độ tuổi 60
 Tiêu chí 4: Trẻ có sự phát triển về thẩm mĩ phù hợp với độ tuổi 61
 Tiêu chí 5: Trẻ có sự phát triển về tình cảm, kĩ năng xã hội phù hợp với độ tuổi 62
 Tiêu chí 6: Trẻ có ý thức về vệ sinh, môi trường và an toàn giao thông phù hợp với độ tuổi 63
 Tiêu chí 7: Trẻ được theo dõi và đánh giá thường xuyên 65
 Tiêu chí 8: Trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, trẻ khuyết tật được quan tâm chăm sóc 67
 III. KẾT LUẬN CHUNG 69
 Phần III. PHỤ LỤC 70
 Danh mục mã thông tin minh chứng 70
                       

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT VIẾT TẮT CHÚ THÍCH
ATGT An toàn giao thông
BHTN Bảo hiểm tự nguyện
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CBGVNV Cán bộ, giáo viên, nhân viên
CBQL Cán bộ quản lý
CCVC Công chức Viên chức
CĐSP TW Cao đẳng Sư phạm Trung ương
CMHS Cha mẹ học sinh
CM-VP Chuyên môn-Văn phòng
CNTT   Công nghệ thông tin
CSVC CSVC
CSVN Cộng sản Việt Nam
CSGD Chăm sóc giáo dục
CT Chủ tịch
GDĐT Giáo dục đào tạo
GDĐB Giáo dục đặc biệt
GDMN   Giáo dục mầm non
HĐNBL Hội đồng nâng bậc lương
HĐNT Hội đồng nhà trường
LTMR Liên tịch mở rộng
MG Mẫu giáo
MGB Mẫu giáo bé
MGL Mẫu giáo lớn
MGN Mẫu giáo nhỡ
MNTH Mầm non thực hành
Quyết định
SDD Suy dinh dưỡng
TĐG Tự đánh giá
TNCS HCM Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
TTMC Thông tin minh chứng
UBND Uỷ ban nhân dân
XHH Xã hội hóa
                                             

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 x   5 x  
2 x   6 x  
3 x   7 x  
4 x   8 x  
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 x   4 x  
2 x   5 x  
3 x        
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 x   4 x  
2 x   5 x  
3 x   6 x  
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 x   2 x  
Tiêu chuẩn 5: Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 x   5 x  
2 x   6 x  
3 x   7 x  
4 x   8 x  
Tổng số các chỉ số đạt: 87/87 tỷ lệ 100%; chỉ số không đạt: 0/87 tỷ lệ: 0%                     Tổng số các tiêu chí đạt: 29/29 tỷ lệ 100%; tiêu chí không đạt: 0/29 tỷ lệ: 0%
PHẦN I
CƠ SỞ DỮ LIỆU   Tên trường: Trường mầm non thực hành Hoa Sen Tên trước đây: Nhà trẻ Hoa Sen Cơ quan chủ quản: Trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương
Thành phố Hà Nội   Họ và tên
Hiệu trưởng
Nguyễn Thị Thanh
0904305766
Quận Ba Đình   Điện thoại trường 02438. 343.168
Phường Giảng Võ   Fax  
Đạt chuẩn quốc gia     Website  
Năm thành lập trường 1979   Số điểm trường  
Công lập x   Thuộc vùng đặc
biệt khó khăn
 
Tư thục     Trường liên kết
với nước ngoài
 
Dân lập     Loại hình khác  
 
1. Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
            Thời gian
Độ tuổi
Năm học
2013 - 2014
Năm học
2014 - 2015
Năm học
2015 - 2016
Năm học
2016 -2017
Số nhóm trẻ
từ 3 - 12 tháng tuổi
0 0 0 0
Số nhóm trẻ
từ 13 - 24 tháng tuổi
0 0 0 0
Số nhóm trẻ
từ 24 - 36 tháng tuổi
2 2 2 2
Số lớp mẫu giáo
3 - 4 tuổi
7 8 9 8
Số lớp mẫu giáo
4 - 5 tuổi
8 7 7 8
Số lớp mẫu giáo
5 - 6 tuổi
8 8 7 7
Cộng 25 25 25 25
 
2. Số phòng học
               Thời gian
Phòng học
Năm học
2013 - 2014
Năm học
2014 - 2015
Năm học
2015 - 2016
Năm học
2016 - 2017
Phòng học kiên cố 19 19 19 19
Phòng học bán
kiên cố
06 06 06 06
Phòng học tạm 0 0 0 0
Cộng 25 25 25 25
3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
3.1. Số liệu tại thời điểm tự đánh giá
Chức danh Tổng số Nữ Dân tộc Trình độ đào tạo Ghi chú
Đạt chuẩn Trên chuẩn Chưa đạt chuẩn
Hiệu trưởng 01 01 Kinh   01    
Phó hiệu trưởng 03 03 Kinh 01 02    
Giáo viên 75 75 Kinh 02 76    
Nhân viên 29 16 Kinh 21 07 01  
Cộng 108 95   24 86 01  
 
3.2. Số liệu của năm học 2016 - 2017
Nội dung Năm học 2016 – 2017
Tổng số giáo viên 75
Tỷ lệ trẻ/giáo viên [đối với nhóm trẻ] 16 trẻ/gv
Tỷ lệ trẻ/giáo viên [không có trẻ bán trú]  
Tỷ lệ trẻ/giáo viên [trẻ học bán trú] 15,13 trẻ/gv
Tổng số giáo viên dạy giỏi cơ sở 55 giáo viên
Tổng số giáo viên giỏi cấp Thành phố  
4. Trẻ
  Năm học
2013 - 2014
Năm học
2014 - 2015
Năm học
2015 - 2016
Năm học
2016 - 2017
Tổng số 1265 1173 1150 1212
Trong đó        
 Trẻ từ 3-12 tháng tuổi 0 0 0 0
 Trẻ từ 13 - 24 tháng tuổi 0 0 0 0
 Trẻ từ 24 - 36 tháng  tuổi 104 99 112 121
 Trẻ từ 3 - 4 tuổi 358 384 400 317
 Trẻ từ 4 - 5 tuổi 350 285 345 408
 Trẻ từ 5 - 6 tuổi 453 405 293 4366
 Dân tộc Kinh 1265 1173 1150 1212
 Đối tượng chính sách 0 0 0 0
 Trẻ khuyết tật 44 64 68 40
 Số trẻ học bán trú 1265 1173 1150 1212
 Tỷ lệ trẻ/lớp mẫu giáo 50,5 trẻ/lớp 46,69 trẻ/lớp 45,1/lớp 47,4/trẻ/lớp
 Tỷ lệ trẻ/nhóm trẻ 52 trẻ/lớp 49,5 trẻ/lớp 56/lớp 60,5/ trẻ/lớp
PHẦN II
TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tình hình chung của nhà trường Trường MNTH Hoa Sen đặt tại khu D Phường Giảng Võ - Quận Ba Đình- Thành phố Hà Nội. Trường MNTH Hoa Sen thuộc mô hình trường công lập; tiền thân là Nhà trẻ Hoa Sen và được đổi tên thành Trường MNTH Hoa Sen, trực thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ  Mẫu giáo Trung ương số I [nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương] theo quyết định số 1107/TCCB ngày 6 tháng 5 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường MNTH Hoa Sen được thành lập ngày 19 tháng 5 năm 1979, trải qua 38 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Trường MNTH Hoa Sen đã khẳng định được vị thế và thương hiệu của mình trong hệ thống các trường mầm non trên địa bàn Thành phố. Nhà trường đã vinh dự được tặng thưởng 1 Huân chương Lao động Hạng nhất, 1 Huân chương Lao động Hạng nhì, 1 Huân chương Lao động Hạng ba; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT; Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ; Cờ thi đua của Bộ GDĐT … nhiều năm liền, Nhà trường được công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Bộ; hàng năm Chi bộ Hoa Sen đều đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh, Công đoàn và Đoàn Thanh niên xuất sắc. Trải qua 38 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Trường MNTH Hoa Sen đã lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng giáo dục. Những năm đầu mới thành lập, trường chỉ có 10 lớp với 250 cháu, các trang thiết bị đồ dùng dạy học còn đơn sơ, nghèo nàn. Được sự quan tâm đầu tư của Bộ GDĐT và Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường CĐSP Trung ương, đến nay Trường MNTH Hoa Sen đã có CSVC đầy đủ và khang trang: Gồm có 25 lớp học, 16 phòng chức năng, trang thiết bị và đồ dùng dạy học đầy đủ phục vụ cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập đạt chất lượng tốt.           Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên Nhà trường được đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung cả về số lượng và chất lượng, ngày càng đáp ứng với yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Hiện nay, Nhà trường có 108 cán bộ, giáo viên và nhân viên [trong đó: 100% cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên]. Tại thời điểm đánh giá toàn trường có 02 nhóm trẻ và 23 lớp mẫu giáo với 1015 cháu. Các cháu đến trường khỏe mạnh, ngoan, lễ phép, mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên, tích cực tham gia các hoạt động, có kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, tập thể, có nề nếp tốt trong các hoạt động học tập, vui chơi, ăn ngủ, có kỹ năng vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ tốt. Đa số CMHS có nhận thức tốt, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong các hoạt động CSGD trẻ.           Trong những năm qua, nguồn tài chính đảm bảo cho nhà trường hoạt động thường xuyên gồm: Nguồn ngân sách nhà nước cấp [Lương, phụ cấp theo lương] được chi trả theo đúng quy định của nhà nước về quản lý tài chính, đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời hàng tháng cho người lao động và nguồn kinh phí thu hợp pháp khác từ nguồn xã hội hoá giáo dục được nhà trường sử dụng đúng mục đích góp phần hỗ trợ hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, Nhà trường đã triển khai đầy đủ, có chất lượng các hoạt động của Ngành, nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội... Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, năm 2014 Nhà trường vinh dự được nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ, 14 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT nhân dịp 35 năm thành lập Trường. Căn cứ hướng dẫn công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục của Bộ GDĐT, trường MNTH Hoa Sen tiến hành tự đánh giá chất lượng theo các tiêu chuẩn của bậc học mầm non. Mục đích của công tác tự đánh giá là để thấy rõ thực trạng chất lượng giáo dục của Nhà trường; giải trình với các cơ quan chức năng và xã hội việc thực hiện các điều kiện hiện có tác động đến nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục của trường. Trên cơ sở đó, Nhà trường đề nghị với các cơ quan chức năng tiến hành việc kiểm định và xem xét công nhận Nhà trường đạt tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục. Từ đó, tạo cơ sở, tiền đề để các lực lượng xã hội tham gia giám sát chất lượng giáo dục của trường và tiếp tục chăm lo cho sự nghiệp giáo dục con em nhân dân địa phương; đồng thời tạo điều kiện cho Nhà trường thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn công tác xã hội hoá giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Bản báo cáo tự đánh giá này là một văn bản ghi nhớ quan trọng để Nhà trường cam kết thực hiện các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục cho từng tiêu chí mà kế hoạch đã đề ra. Tự đánh giá của nhà trường được thực hiện đúng quy trình mà Bộ GDĐT đã hướng dẫn, theo 06 bước: 1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá. 2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá. 3. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng. 4. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí. 5. Viết báo cáo tự đánh giá. 6. Công bố báo cáo tự đánh giá * Thời gian thực hiện Hiệu trưởng trường MNTH Hoa Sen đã ra Quyết định số 37 ngày 03 tháng 11 năm 2015 về việc kiện toàn Hội đồng Tự đánh giá chất lượng giáo dục gồm 15 thành viên do Bà Nguyễn Thị Thanh - Hiệu trưởng làm Chủ tịch Hội đồng.

Từ ngày   04/11/2015 đến ngày  05/1/2017 các thành viên trong Hội đồng thu thập, xử lý và phân tích các thông tin minh chứng, các nhóm chuyên trách hoàn thiện phiếu đánh giá tiêu chí.


Ngày 06/1/2017 hoàn thành dự thảo báo cáo tự đánh giá, thông qua Hội đồng trường và lấy ý kiến đóng góp.
Ngày 28/6/2017 hoàn thành báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục và công bố dự thảo báo cáo tự đánh giá, tiếp tục lấy ý kiến của Hội đồng sư phạm.
Ngày 26/7/2017 hoàn thiện báo cáo kết quả tự đánh giá và nộp về phòng GD&ĐT quận Ba Đình. * Cách thức thực hiện Để báo cáo tự đánh giá đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, Hội đồng tự đánh giá đã tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó chủ yếu bằng phương pháp khảo sát thực tế các mặt hoạt động của nhà trường liên quan đến nội dung bộ tiêu chuẩn; sưu tầm thông tin, minh chứng, so sánh, đối chiếu và phân tích dữ liệu có liên quan...  Trong quá trình tự đánh giá, các nhóm công tác và ban thư ký đã tiến hành thu thập, xử lý, phân tích các thông tin, minh chứng. Trên cơ sở đó phân tích các điểm mạnh, điểm yếu để làm căn cứ xây dựng kế hoạch, tìm biện pháp để khắc phục những tồn tại nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng của nhà trường trong những năm học tiếp theo.           Quá trình tự đánh giá nhà trường đã nhận thấy mặt mạnh của trường như: Công tác tổ chức quản lý nhà trường, chất lượng đội ngũ, kết quả hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, công tác xã hội hóa giáo dục. Bên cạnh đó Nhà trường cũng nhận thấy một số điểm yếu như: Số trẻ trên nhóm, lớp đông hơn quy định, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng theo quy chuẩn, nhân sự thay đổi nhiều. Căn cứ theo hướng dẫn, trường mầm non thực hành Hoa Sen xin trình bày bản báo cáo tự đánh giá theo 5 tiêu chuẩn như sau:

II/ TỰ ĐÁNH GIÁ


Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường Trường MNTH Hoa Sen có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non, cụ thể: Có Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng, Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng. Cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục cấp trên. Trường thực hiện tốt các phong trào thi đua do Ngành, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương phát động. Nhà trường thực hiện việc quản lý tài chính, CSVC theo quy định của nhà nước; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối cho trẻ và CB,GV,NV nhà trường; chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non đạt chất lượng tốt được Cha mẹ học sinh và cộng đồng ghi nhận.

Tiêu chí 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non.


a] Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng [hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục, hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác];
b] Có tổ chuyên môn và tổ văn phòng;
c] Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác.
1. Mô tả hiện trạng
Trường MNTH Hoa Sen trực thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương hiện nay có 01 Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh là Hiệu trưởng do Trường CĐSP Trung ương luân chuyển và điều động theo Quyết định số 1376/QĐ-CĐSPTW ngày 26 tháng 10 năm 2015 đảm nhiệm vai trò quản lý chung và chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành các hoạt động của nhà trường [H1.1.01.01]. Đồng chí Trần Thị Oanh là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn được bổ nhiệm lại theo Quyết định số 955/QĐ- CĐSPTW ngày 01 tháng 8 năm 2013 [H1.1.01.02]. Đồng chí Trương Thị Minh Phượng là Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác thực hành, thực tập được bổ nhiệm lại theo Quyết định số 956/QĐ- CĐSPTW ngày 01 tháng 8 năm 2013 [H1.1.01.03].  Đồng chí Nguyễn Thanh Huế  là Phó hiệu trưởng phục trách công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được bổ nhiệm theo Quyết định số1313/QĐ-CĐSPTW ngày 01 tháng 12 năm 2016 [H1.1.01.04]. Trường MNTH Hoa Sen có Hội đồng trường nhiệm kỳ 2013 - 2018, gồm 07 đồng chí là đại diện chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn Thanh niên và đại diện tổ chuyên môn được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương [H1.1.01.05]. Nhà trường cũng đã thành lập Hội đồng Thi đua - khen thưởng; Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng nâng bậc lương, Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm và Hội đồng chấm thi [H1.1.01.06], [H1.1.01.07], [H1.1.01.08], [H1.1.01.09], [H1.1.01.10].
Trường MNTH Hoa Sen có đầy đủ các tổ chuyên môn và tổ văn phòng theo qui định của Điều lệ trường mầm non. Trong đó, tổ chuyên môn gồm có 91 giáo viên và nhân viên: Khối nhà trẻ gồm có 09 giáo viên, khối mẫu giáo bé có 20 giáo viên, khối mẫu giáo nhỡ có 22 giáo viên, khối mẫu giáo lớn có 24 giáo viên, phòng Can thiệp sớm có 03 giáo viên và tổ Dinh dưỡng có 13 nhân viên; tổ Văn phòng có 15 nhân viên gồm bộ phận văn thư, y tế, kế toán, thủ quỹ, bảo vệ và nhân viên kỹ thuật. Tổ chuyên môn, tổ văn phòng đều có tổ trưởng, tổ phó được Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm hằng năm [H1.1.01.11].
Trường MNTH Hoa Sen cũng có đầy đủ các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội như: Chi bộ Hoa Sen trực thuộc Đảng bộ Trường CĐSP Trung ương có 28 đảng viên, cấp ủy gồm 03 đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Trần Thị Oanh và Nguyễn Thanh Huế [H1.1.01.12]. Tổ chức Công đoàn bộ phận có 108 công đoàn viên trực thuộc Công đoàn trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương [H1.1.01.13]. Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có 47 đoàn viên trực thuộc Đoàn Trường CĐSP Trung ương [H1.1.01.14] và có 04 đồng chí là thành viên Hội cựu chiến binh Trường CĐSP Trung ương [H1.1.01.15].
2. Điểm mạnh Trường MNTH Hoa Sen có đầy đủ cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non: Ban giám hiệu, các Hội đồng, tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các tổ chức chính trị xã hội như: Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các thành viên đều nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, yên tâm công tác và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3. Điểm yếu: Không có điểm yếu


4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Năm học 2017 - 2018 và những năm tiếp theo Nhà trường duy trì cơ cấu tổ chức theo qui định, có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực cho tổ trưởng, tổ phó và giáo viên cốt cán; đồng thời cũng phát huy thế mạnh của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể tạo hành một khối đoàn kết, thống nhất để lãnh đạo, chỉ đạo nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trọng tâm và đưa Trường MNTH Hoa Sen ngày càng phát triển.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 2: Lớp học, số trẻ, địa điểm trường theo qui định của Điều lệ trường mầm non.
  1. Lớp học được tổ chức theo qui định;
  2. Số trẻ trong một nhóm, lớp theo qui định;
c] Địa điểm đặt trường, điểm trường theo qui định;
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường có 25 lớp học, các lớp học được chia theo độ tuổi như sau: 02 lớp nhà trẻ [24 - 36 tháng]; 08 lớp mẫu giáo bé [trẻ 3 - 4 tuổi]; 07 lớp mẫu giáo nhỡ [trẻ 4 - 5 tuổi] và 08 lớp mẫu giáo lớn [trẻ 5- 6 tuổi] [H1.1.02.01].
Tại thời điểm đánh giá, Trường MNTH Hoa Sen có 1015 trẻ/25 lớp [40 nhóm]. Số trẻ được sắp xếp vào các nhóm lớp theo độ tuổi như sau: Trẻ 24 - 36 tháng có 64 trẻ/02 [04 nhóm]; Trẻ 3 - 4 tuổi có 243 trẻ/8 lớp [10 nhóm]; Trẻ 4 - 5 tuổi có 303 trẻ/7 lớp [12 nhóm];  Trẻ 5 - 6 tuổi có 405 trẻ/8 lớp [12 nhóm] [H1.1.02.02]. Do nhu cầu gửi con vào trường của Cha mẹ học sinh là rất cao, nên Nhà trường đã có giải pháp chỉ đạo giáo viên chia tách số trẻ trong 1 lớp thành các nhóm nhỏ để thuận tiện cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; các nhóm được thực hiện luân phiên hoạt động ở trong lớp học, ở các phòng chức năng và ngoài sân chơi... Mỗi lớp có từ 3 - 4 giáo viên, phân công phụ trách từng nhóm trẻ và làm việc theo chức năng cụ thể, rõ ràng nên kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ hàng năm đều đạt chất lượng cao, được Cha mẹ học sinh và cộng đồng ghi nhận.
Trường MNTH Hoa Sen là một trường công lập với diện tích trên 6.034 m2, khuôn viên trường rộng rãi, yên tĩnh và an toàn. Trường đặt tại Khu D, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội; với 01 điểm trường duy nhất nên rất thuận tiện cho việc Cha mẹ học sinh đưa đón con hàng ngày. [H1.1.02.03], [H1.1.02.04], [H1.1.02.05], [H1.1.02.06].
2. Điểm mạnh Các nhóm/lớp của trường được tổ chức theo qui định, trẻ được phân chia vào các nhóm/lớp từ nhà trẻ đến mẫu giáo theo độ tuổi; Khuôn viên nhà trường rộng rãi, an toàn, có 01 điểm trường đặt tại trung tâm Phường Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội thuận tiện cho Cha mẹ học sinh đưa đón con hàng ngày; Trường MNTH Hoa Sen luôn là địa chỉ tin cậy của Cha mẹ học sinh và cộng đồng.

3. Điểm yếu

Trường có 25 nhóm, lớp trong đó có 04 khu C diện tích hẹp hơn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2017 - 2018, nhà trường tiếp tục làm tốt công tác tuyển sinh, duy trì việc phân chia trẻ vào các nhóm/lớp cân đối, hợp lý và đảm bảo đúng qui định của Điều lệ trường mầm non; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đạt hiệu quả hơn nhà trường sẽ đầu tư về cơ sở vật chất [xây dựng thêm 6 lớp học/nâng tầng 3] để tất cả các lớp đều được rộng rãi, khang trang như nhau.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 3: Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
a] Có cơ cấu tổ chức theo quy định;
b] Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, học kỳ, năm học và thực hiện sinh hoạt tổ theo quy định;
c] Thực hiện các nhiệm vụ của tổ theo quy định.
1. Mô tả hiện trạng
Căn cứ theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Điều lệ trường mầm non, Hiệu trưởng Nhà trường ra Quyết định thành lập tổ chuyên môn và tổ văn phòng; trong đó tổ chuyên môn gồm có 91 thành viên: Khối nhà trẻ [24 - 36 tháng tuổi] có 09 giáo viên, đồng chí Nguyễn Thị Thoa là khối trưởng; khối mẫu giáo bé [ 3 - 4 tuổi] có 20 giáo viên, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hương là khối trưởng; khối mẫu giáo nhỡ [4 - 5 tuổi] có 22 giáo viên, đồng chí Nguyễn Thị Hoài Thu là khối trưởng; khối mẫu giáo lớn [5 - 6 tuổi] có 24 giáo viên, đồng chí Nguyễn Thị Hương Giang là khối trưởng; phòng Can thiệp sớm có 03 giáo viên và tổ Dinh dưỡng có 13 nhân viên, đồng chí Nguyễn Thị Nghìn là tổ trưởng; Tổ văn phòng có 15  thành viên, trong đó có nhân viên y tế, văn thư, kế toán, thủ quỹ và bảo vệ; đồng chí Đào Thị Dự là tổ trưởng [H1.1.03.01], [H1.1.01.04].
Hàng năm, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng đều xây dựng kế hoạch hoạt động rõ ràng, cụ thể theo tuần, tháng, năm học dựa vào Kế hoạch năm học, Kế hoạch tháng của Nhà trường [H1.1.03.02], [H1.1.03.03], [H1.1.03.04]. Các tổ hoạt động dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Ban giám hiệu; đồng chí Nguyễn Thị Thanh - Hiệu trưởng phụ trách tổ Tài vụ [H1.1.03.06]. Đồng chí Trần Thị Oanh - Phó hiệu trưởng phụ trách giáo viên khối nhà trẻ và mẫu giáo [H1.1.03.04], [H1.1.03.07], [H1.1.03.08], [H1.1.03.09]. Đồng chí Trương Thị Minh Phượng - Phó hiệu trưởng phụ trách tổ Hành chính [H1.1.03.06]; đồng chí Nguyễn Thanh Huế - Phó hiệu trưởng phụ trách tổ Dinh dưỡng, tổ Can thiệp và tổ Bảo vệ [H1.1.03.05], [H1.1.03.06]. Tổ chuyên môn và tổ văn phòng sinh hoạt ít nhất 2 tuần/1lần theo đúng quy định tại Điều lệ trường mầm non; trong thực tế chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn chưa cao, nội dung chưa phong phú... [H1.1.03.10].
Nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn và tổ văn phòng thực hiện tốt Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao [H1.1.03.11], [H1.1.03.12]. Các tổ, nhóm, lớp đều thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng có hiệu quả hệ thống đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục được cấp phát hàng năm [H1.1.03.13], [H1.1.03.14]. Nhà trường thực hiện việc đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên hàng tháng, hàng năm theo qui định, các tổ tham gia bình xét thi đua, đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên rất công bằng và khách quan [H1.1.03.15],[H1.1.03.16], [H1.1.03.17], [H1.1.03.18].
2. Điểm mạnh  Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động có hiệu quả theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ được quản lý chặt chẽ; các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động luôn bám sát văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp quản lý và Kế hoạch năm học của nhà trường. Thực hiện nghiêm túc hoạt động bồi dưỡng chuyên môn; 100%  CB,GV,NV đều có tinh thần trách nhiệm trong công việc, yêu nghề, mến trẻ, yên tâm công tác; Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng đều tự giác nhận xét, đánh giá xếp loại thi đua hàng tháng, học kỳ và năm học theo quy định.

3. Điểm yếu

 Nội dung sinh hoạt chuyên môn định kỳ của các tổ chưa phong phú, sáng tạo và đạt hiệu quả chưa cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2017 - 2018 và các năm tiếp theo nhà trường tiếp tục duy trì và thực hiện tốt cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các tổ, có kế hoạch dự sinh hoạt chuyên môn của các tổ để định hướng, cải tiến nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. Xác định rõ ý thức trách nhiệm của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn; xây dựng quy trình và các bước sinh hoạt tổ chuyên môn cụ thể, rõ ràng để các buổi sinh hoạt chuyên môn thực sự hiệu quả và có ý nghĩa trong công tác chuyên môn.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 4: Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà  trường.
a] Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục;
b] Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định;
c] Bảo đảm Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
Chi bộ nhà trường thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng ủy trường CĐSP Trung ương; chi ủy chi bộ Hoa Sen luôn triển khai đầy đủ và kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch, Chương trình hành động của Đảng ủy tới 100% đảng viên và quần chúng trong Nhà trường; chấp hành tốt sự quản lý hành chính của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, đồng thời tuyên truyền, vận động 100% CB,GV,NV cùng thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua việc tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị, triển khai nhiệm vụ vào đầu năm học. Thực hiện tốt sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Mầm non sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT Ba Đình và Phòng QLĐT trường Cao đẳng sư phạm Trung ương; Nhà trường triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Ngành trong từng năm học, Quy chế chuyên môn, Quy chế nuôi dạy trẻ tới 100% CB,GV,NV [H1.1.04.01].
Đồng chí Hiệu trưởng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban giám hiệu, văn thư thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng, học kỳ và tổng kết năm học theo đúng trình tự, thời gian; Hiệu trưởng ký duyệt trước khi gửi báo cáo lên cấp trên [H1.1.04.02], [H1.1.04.03].
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Ngành, hàng năm nhà trường đã điều chỉnh, sửa đổi Quy chế thực hiện dân chủ, Quy chế thực hiện chức năng nhiệm vụ, Quy chế chi tiêu nội bộ… và triển khai sâu rộng tới toàn thể CB,GV,NV. Từ đó, tổ chuyên môn, tổ văn phòng đều triển khai thực hiện các hoạt động luôn đảm bảo tính dân chủ, công khai, rõ ràng và minh bạch. Các tổ chức, cá nhân, các đoàn thể trong nhà trường thực hiện đúng các Quy định trong Điều lệ trường mầm non; Thực hiện Quy chế dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường theo phương châm ˝Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; đảm bảo chế độ và quyền làm chủ cho toàn thể CB,GV,NV trong nhà trường. Các tổ chức có quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng trường MNTH Hoa Sen ngày càng phát triển và phát triển bền vững. Thực hiện dân chủ công khai, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chức trách, nhiệm vụ của Hiệu trưởng và phát huy được vai trò các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường. Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường [H1.1.04.04], [H1.1.04.05], [H1.1.04.06], [H1.1.04.07], [H1.1.04.08].
2. Điểm mạnh Nhà trường luôn chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Chấp hành tốt sự chỉ đạo của Đảng ủy trường CĐSP trung ương, chính quyền địa phương và các cấp quản lý. Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ theo quy định; thực hiện tốt Quy chế thực hiện dân chủ trong mọi hoạt động của Nhà trường.

3. Điểm yếu

Thỉnh thoảng, việc thực hiện chế độ báo cáo đột xuất đối với cấp trên còn chậm do cập nhật mạng internet để theo dõi thư cấp trên gửi chưa kịp thời.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2017 - 2018 và các năm học tiếp theo Chi bộ, Công đoàn và Đoàn Thanh niên tiếp tục thực hiện tốt việc triển khai và quán triệt kịp thời các văn bản chỉ đạo của các cấp tới toàn thể đảng viên và quần chúng. Thực hiện tốt công tác dân chủ công khai, công tác phê và tự phê trong nhà trường. Để thực hiện việc báo cáo đột xuất với cấp trên được kịp thời nhà trường sẽ giao nhiệm vụ và đôn đốc văn thư cập nhận thông tin từ cấp trên qua mạng internet thường xuyên hơn.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 5: Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua theo quy định.
a] Có đủ hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường mầm non;
b] Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ;
c] Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.
1. Mô tả hiện trạng
Hàng năm, Trường MNTH Hoa Sen có đầy đủ các hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định tại Điều 25 Điều lệ trường mầm non như: Danh bộ học sinh [H1.1.02.01]; Sổ theo dõi trẻ đến lớp [H1.1.02.02]; Kế hoạch năm học [H1.1.03.02]; sổ kế hoạch tháng và chuyên đề [H1.1.03.03]; Kế hoạch chỉ đạo công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục; Kế hoạch chuyên môn khối nhà trẻ, khối mẫu giáo [H1.1.03.04], [H1.1.03.05]; Hồ sơ quản lý trẻ em học hòa nhập và can thiệp sớm; Hồ sơ quản lý trẻ học bán trú [H1.1.05.01], [H1.1.05.02]; sổ theo dõi chất lượng nhóm lớp và Nhà trường [H1.1.05.03], [H1.1.03.04]...
Các loại hồ sơ, văn bản đều được lưu trữ tại phòng văn thư; tuy nhiên, việc lưu trữ tài liệu chưa được thường xuyên, triệt để và việc sắp xếp chưa khoa học nên ảnh hưởng đến việc tìm kiếm văn bản khi cần thiết [H1.1.04.04], [H1.1.05.10].
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Ngành và trường CĐSP Trung ương về việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua; Trường MNTH Hoa Sen đã phát động các phong trào thi đua và Hội thi hàng năm như: Hội thi “Thiết kế môi trường giáo dục”, Hội thi ”Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học”, Hội thi “Rèn luyện tay nghề”, Hội thi Tiếng hát Cô và cháu; Hội thi Mỹ thuật với chủ đề: Ước mơ của Bé - Sắc màu tuổi thơ và Hội khỏe măng non. Nhà trường tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động: “Học tập theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, “Nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan” [H1.1.05.05], [H1.1.05.06], [H1.1.05.07], [H1.1.05.08], [H1.1.05.09].
2. Điểm mạnh Nhà trường thực hiện tốt công tác quản lý hành chính, có đầy đủ hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục theo qui định của Điều lệ trường MN. Ban giám hiệu nhà trường luôn nhận thức đúng đắn về mục tiêu, ý nghĩa của các cuộc vận động và các phong trào thi đua cũng như nhiệm vụ năm học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đều hăng hái, tích cực tham gia vào các phong trào thi đua và hội thi hàng năm.

3. Điểm yếu

Công tác lưu trữ hồ sơ còn chưa được thường xuyên và khoa học.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2017 - 2018 và năm học tiếp theo nhà trường duy trì phát huy điểm mạnh về việc tổ chức tốt các Hội thi; tham gia các phong trào thi đua và cuộc vận động do Ngành và trường CĐSP trung ương phát động. Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên văn thư về công tác lưu trữ hồ sơ, sắp xếp tài liệu khoa học. Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch kiểm tra hồ sơ, sổ sách và các loại công văn; phân công đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách trực tiếp tổ văn phòng hướng dẫn văn thư sắp xếp hồ sơ, tài liệu; kịp thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại để công tác lưu trữ được đảm bảo theo đúng qui định.

5. Tự đánh giá: Đạt.


Tiêu chí 6: Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định.
a] Thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý trẻ theo quy định của Điều lệ trường mầm non;
b] Thực hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Điều lệ trường mầm non và các quy định khác của pháp luật;
c] Quản lý, sử dụng hiệu quả tài chính, đất đai, cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động giáo dục.
1. Mô tả hiện trạng
Căn cứ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, nhà trường tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 24 đến 72 tháng tuổi theo chương trình GDMN do Bộ GDĐT ban hành. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ được thực hiện thông qua hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động, hoạt động ngày hội ngày lễ…; Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng Kế hoạch năm học, Kế hoạch tháng và chuyên đề, Kế hoạch chuyên môn và triển khai kịp thời tới toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên ngay từ đầu năm học [H1.1.03.02], [H1.1.03.03], [H1.1.03.04], [H1.1.03.05], [H1.1.03.06].Việc quản lý chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ được thực hiện bằng nhiều hình thức như: Dự giờ thăm lớp, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra đánh giá chất lượng cuối năm ... Kết quả ghi nhận thông qua hệ thống hồ sơ, sổ sách của Nhà trường [H1.1.05.03], [H1.1.05.04].
Theo quy định của Luật Cán bộ CCVC, Điều lệ trường mầm non Nhà trường thực hiện việc tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý theo đúng quy trình, đảm bảo công khai, công bằng và dân chủ [H1.1.06.02], [H1.1.06.03]. Năm 2013, Nhà trường đã thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm lại chức danh Phó hiệu trưởng đối với đồng chí Trần Thị Oanh và Trương Thị Minh Phượng [H1.1.01.02], [H1.1.01.03].Tháng 10 năm 2015, thực hiện quy trình luân chuyển cán bộ quản lý đối với đồng chí Nguyễn Thị Thanh - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường [H1.1.01.01].Tháng 12 năm 2016 bổ nhiệm chức danh Phó hiệu trưởng đối với đồng chí Nguyễn Thanh Huế [H1.1.01.04]. Công tác quản lý nhân sự cũng được nhà trường thực hiện đúng quy định[H1.1.03.01]. Hàng tháng, nhà trường đều thực hiện công tác nhận xét bình bầu thi đua cá nhân theo các tiêu chí cụ thể. Cuối mỗi năm học tiến hành đánh giá, xếp loại Viên chức đúng quy trình theo văn bản hướng dẫn tại theo điều 6 của Quy chế đánh giá cán bộ, đảm bảo sự công bằng, dân chủ [H1.1.03.15], [H1.1.03.16], [H1.1.03.17]
Để quản lý và sử dụng có hiệu quả tài chính, đất đai, CSVC hiện có, hàng năm nhà trường xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa, nâng cấp CSVC để phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập đạt chất lượng cao [H1.1.06.04]. Nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng có hiệu quả đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học tại các nhóm lớp; kịp thời nhắc nhở, động viên CB,GV,NV có ý thức tiết kiệm, giữ gìn và khai thác hết hiệu quả sử dụng của đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học được cấp phát hàng năm [H1.1.03.13], [H1.1.03.14].
2. Điểm mạnh Nhà trường thực hiện tốt việc quản lý các hoạt động giáo dục; quản lý và sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đúng qui định. Thực hiện việc tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm quản lý cán bộ, giáo viên theo quy trình, đảm bảo công khai, rõ ràng minh bạch; Quản lý và sử dụng hiệu quả CSVC, đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập.

3. Điểm yếu

Không có điểm yếu

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2017 - 2018 và các năm học tiếp theo nhà trường tiếp tục thực hiện tốt việc quản lý các hoạt động giáo dục; quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng CB,GV,NV có thành tích xuất sắc, giới thiệu quần chúng ưu tú vào Đảng; giới thiệu cán bộ nguồn...; Tiếp tục quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính, đất đai, cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi theo qui định.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 7: Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
a] Có phương án cụ thể đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường;
b] Có phương án cụ thể phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà trường;
c] Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
  Hàng năm, trường MNTH Hoa Sen đã xây dựng Nội quy trường học và phương án đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường; thực hiện tốt công tác phối hợp với đội trật tự dân phòng và cảnh sát khu vực để làm tốt công tác an ninh trật tự trong nhà trường [H1.1.07.01]. Tổ bảo vệ gồm 05 đồng chí và tổ trông xe; tất cả các đồng chí đều có kinh nghiệm trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, cùng với các thiết bị hỗ trợ như: Còi, gậy điện và hệ thống camera bảo vệ; giờ đón và trả trẻ luôn có từ 05 đến 06 nhân viên hướng dẫn Cha mẹ học sinh để xe đúng nơi quy định đề phòng kẻ gian đột nhập vào trường trong giờ cao điểm. Lịch trực của tổ bảo vệ được xây dựng luôn phiên đảm bảo sự công bằng, nhân viên bảo vệ thay phiên nhau trực 24/24 giờ [ca 3 gồm 02 đồng chí], thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được giao, ghi sổ trực và bàn giao ca trực thể đầy đủ, rõ ràng [H1.1.07.02], [H1.1.07.03], [H1.1.07.04].
Thực hiện tốt Thông tư số13/TT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích. Đầu năm học, Trường MNTH Hoa Sen đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, phòng chống cháy nổ ... Nhà trường cũng đã xây dựng phương án, kế hoạch thực hiện rõ ràng, cụ thể. Tổ chức lớp tập huấn cho giáo viên biết cách phòng tránh và xử lí ban đầu một số tai nạn thường gặp ở trẻ. Tuyên truyền tới Cha mẹ học sinh nguy cơ và cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Giáo dục trẻ biết cách phòng và tránh các tai nạn thương tích phù hợp với độ tuổi. Xây dựng kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong các năm học, lắp đặt bình chữa cháy và đặt ở vị trí dễ nhìn thấy, dễ sử dụng, kiểm tra thường xuyên. Tổ chức lớp tập huấn cho CB,GV,NV về cách phòng, chống và xử lý khi xảy ra hoả hoạn. Thường xuyên kiểm tra rà soát, bổ sung, thay thế, sửa chữa hệ thống điện, ga. Nhà trường tổ chức phun thuốc diệt côn trùng đúng định kỳ 6 tháng/1lần. Thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi trang thiết của trẻ, lau nhà bằng dung dịch Cloramin B khi cần thiết [H1.1.07.05], [H1.1.07.06], [H1.1.07.07], [H1.1.07.09]. Giờ đón trẻ quan sát biểu hiện về sức khỏe của trẻ và không nhận trẻ yếu, mệt vào lớp. Có kế hoạch và tuyên truyền với phụ huynh phòng chống dịch bệnh cho trẻ, đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ. Nhà trường cũng thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm. Để phòng chống ngộ độc thực phẩm, nhà trường luôn luôn chú trọng đến giữ vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm và việc lưu nghiệm thức ăn 24/24h. Hàng năm, Nhà trường đều tiến hành rà soát và ký hợp đồng với các công ty cung ứng thực phẩm có uy tín đã được cấp giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm [H1.1.07.08], [H1.1.07.10], [H1.1.07.11], [H1.1.07.05].
       Nhà trường xây dựng bảng phân công chức năng cho giáo viên quản lý trẻ mọi lúc, mọi nơi, tổ chức hiệu quả việc quản lý trẻ trong hoạt động ngoài trời, trong lớp học, trẻ mới đến lớp. Giáo viên ghi sổ nhật ký nhóm/lớp hàng ngày [đặc biệt chú ý giờ đón trẻ và trả trẻ]. Tổ bảo vệ trực 24/24 có ghi chép sổ trực cụ thể rõ ràng; nhà trường liên hệ chặt chẽ với công an phường, công an khu vực đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho CB,GV,NV [H1.1.07.03], [H1.1.07.04].
2. Điểm mạnh Các đồng chí bảo vệ của trường MNTH Hoa Sen có kinh nghiệm trong công tác bảo vệ an ninh trật tự. Chủ động xây dựng phương án đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho CB,GV,NV. Trong những năm qua không xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, tai nạn thương tích, dịch bệnh, mất an toàn trật tự trong nhà trường.

3. Điểm yếu: Không có điểm yếu.


4. Kế hoạch cải tiến chất lượng               Năm học 2017 - 2018 và các năm học tiếp theo nhà trường tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho trẻ và CB,GV,NV trong nhà trường. Tiếp tục phối hợp với đội trật tự của phường và cảnh sát khu vực làm tốt công tác tuần tra ban đêm để đảm bảo an ninh trật tự không để xảy ra mất mát tài sản của nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 8: Tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện của địa phương.
a] Có nội dung hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi theo từng tháng, từng năm học. Thực hiện đúng tiến độ, đạt hiệu quả;
b] Trong năm học tổ chức ít nhất 1 lần cho trẻ từ 4 tuổi trở lên tham quan địa danh, di tích lịch sử, văn hóa địa phương hoặc mời nghệ nhân ở địa phương hướng dẫn trẻ làm đồ chơi dân gian;
c] Phổ biến, hướng dẫn cho trẻ các trò chơi dân gian, các bài ca dao, đồng dao, bài hát dân ca phù hợp.
1. Mô tả hiện trạng
  Hàng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi theo từng tháng, từng năm. Trong những năm học vừa qua, trường đã tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi cho CB,GV,NV và các cháu như: Ngày hội đến trường của Bé, tết Trung thu, Noel, Tết nguyên đán, ngày 8/3… Các hoạt động này đều thể hiện sự phong phú về nội dung, sáng tạo về hình thức tổ chức; chủ đề lựa chọn phù hợp với giai đoạn, lứa tuổi của trẻ và tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên và các cháu tham gia [H1.1.05.05], [H1.1.05.06], [H1.1.05.07], [H1.1.05.08], [H1.1.08.01].
Nhiều năm liền, nhà trường kết hợp với Cha mẹ học sinh tổ chức cho trẻ đi tham quan, trải nghiệm [2lần/năm] đối với trẻ mẫu giáo nhỡ và trẻ mẫu giáo lớn, [1lần/tháng] đối với trẻ lớp 3 đến 6 tuổi làm quen với tiếng Anh; Nhà trường cũng lựa chọn nhiều địa điểm để trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm với đa dạng các đối tượng khác nhau như: Trang trại Giáo dục Erahous, Làng nghề Bát tràng, Nông trại giáo dục Vạn An, Lăng Bác Hồ, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, Nhà sách, Trung tâm vui chơi, Công viên Thủ Lệ, Công viên Cầu Giấy; tổ chức cho trẻ giao lưu với học sinh trường Tiểu học Kim Đồng, Công nghệ giáo dục, Vinschool và Đoàn Thị Điểm... Hoạt động tham quan, giao lưu học tập này thực sự có ý nghĩa, hấp dẫn, ấn tượng đối với trẻ thơ và luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ cao từ phía Cha mẹ học sinh [H1.1.08.02], [H1.1.08.03].
Nhà trường luôn chú trọng khai thác các nội dung của văn hóa dân gian đưa vào hoạt động của từng chủ đề, phù hợp với độ tuổi của trẻ được tổ chức lồng ghép vào trong các hoạt động trong ngày. Ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn lựa chọn những trò chơi dân gian, bài hát dân ca, các bài ca dao, đồng dao đưa vào lồng ghép trong nội dung giáo dục trẻ phù hợp theo độ tuổi. Với trẻ bé chủ yếu dạy trẻ những trò chơi dân gian đơn giản, nghe các bài hát dân ca quen thuộc. Với trẻ lớn dạy trẻ các bài đồng dao, ca dao, các trò chơi dân gian vui nhộn. Những hoạt động trên được trẻ tham gia tích cực, hứng thú và chủ động hợp tác [H1.1.08.04], [H1.1.08.05], [H1.1.08.06].
2. Điểm mạnh Nhà trường có kế hoạch lịch trình cụ thể để tổ chức các hoạt động lễ hội, tham quan, dã ngoại, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện của trường một cách khoa học, hợp lý, phong  phú và mang lại hiệu quả cao. Được phụ huynh tin tưởng và nhiệt tình ủng hộ. Giáo viên tích cực sưu tầm các bài ca dao, hò vè để tổ chức các giờ ngoại khoá và các hoạt động trong ngày, mọi lúc mọi nơi.

3. Điểm yếu

Nhà trường chưa bố trí mời các nghệ nhân dân gian về hướng dẫn trẻ làm đồ chơi dân gian được, mới chỉ là cô và trẻ cùng tham gia làm các đồ chơi dân gian trong các kỳ lễ hội.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2017 - 2018 và các năm học tiếp theo nhà trường tiếp tục duy trì và phát huy sự sáng tạo trong hình thức tổ chức triển khai lễ hội, vui chơi phù hợp điều kiện nhà trường và khả năng của trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Nhà trường sẽ tích cực phối kết hợp với cha mẹ học sinh lên kế hoạch tổ chức mời nghệ nhân các làng nghề về hướng dẫn trẻ làm các đồ chơi dân gian như nặn tò he, làm diều … tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ về tinh thần và vật chất để có kinh phí tổ chức cho trẻ đi tham quan dã ngoại.

5. Tự đánh giá: Đạt


KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 1 Trong những năm qua trường luôn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua. Nhiều năm liền nhà trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, năm 2014 trường MNTH Hoa Sen đã vinh dự được nhận Cờ Thi đua của Thủ tướng Chính phủ và 14 bằng khen của Bộ trưởng bộ GD&ĐT; Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh; đơn vị văn hoá cấp quận; Công đoàn và Đoàn Thanh niên đều đạt danh hiệu xuất sắc trong năm. Nhà trường có cơ cấu tổ chức theo đúng quy định của Điều lệ trường mầm non, luôn phát huy tốt vai trò của các tổ chức chính trị và các đoàn thể hoạt động hiệu quả; luôn thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong mọi hoạt động đảm bảo sự công khai công bằng; Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chuyên môn luôn thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao. Xây dựng kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng, năm học cụ thể và có tính khả thi cao. Công tác kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng được thực hiện nghiêm túc theo đúng qui định. Công tác quản lý tài chính, quản lý các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, quản lý chuyên môn, kiểm tra nội bộ trong nhà trường, lưu trữ hệ thống hồ sơ sổ sách đều thực hiện tốt, đúng nguyên tắc, đúng quy định. Nhà trường tổ chức tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ và cho CB,GV,NV. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục vệ sinh cho trẻ,vệ sinh môi trường. Công tác y tế trường học được nhà trường thực hiện đầy đủ nghiêm túc. Trường có kế hoạch, có phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tai nạn thương tích, PCCC, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm. Trường luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho CB,GV,NV và trẻ; môi trường giáo dục luôn xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và cớ nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm.

Tiêu chuẩn 1 có: 8 tiêu chí:


Số lượng tiêu chí đạt: 08
Số lượng tiêu chí không đạt: 0
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên và trẻ
Mở đầu: Trường mầm non thực hành Hoa Sen có đội ngũ cán bộ quản lý đều đạt các yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường mầm non, có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ năng lực để triển khai các hoạt động CSGD trẻ. Giáo viên của Nhà trường đạt các yêu cầu về trình độ đào tạo theo quy định của Điều lệ trường mầm non, có kiến thức cơ bản về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường theo quy định của Bộ GD&ĐT, thực hiện nghiêm túc việc tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp chăm sóc, giáo dục vào thực tế. Nhân viên nuôi dưỡng có trình độ đạt chuẩn theo các yêu cầu quy định của Điều lệ trường mầm non. Hàng năm CBGVNV của nhà trường được đánh giá xếp loại, được đảm bảo các điều kiện, hưởng mọi quyền lợi theo quy định của pháp luật. Trẻ đến trường hàng năm đều được phân chia theo đúng độ tuổi, được tổ chức bán trú và học 2 buổi/ ngày, được đảm bảo quyền lợi theo quy định.

Tiêu chí 1: Năng lực của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong quá trình triển khai các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.


 a] Có thời gian công tác theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên; đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và lý luận chính trị theo quy định;
 b] Được đánh giá hằng năm đạt từ loại khá trở lên theo Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non.
 c] Có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nắm vững Chương trình Giáo dục mầm non; có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn.     
1. Mô tả hiện trạng
          Đồng chí Nguyễn Thị Thanh - Hiệu trưởng Nhà trường đã có thời gian công tác liên tục trong Nghành giáo dục từ năm 2003, có trình độ cử nhân GDMN, Thạc sĩ quản lý giáo dục, Tiến sĩ Lý luận và lịch sử Giáo dục, đang học lớp chính trị cao cấp,  đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam [H2.2.01.01]. Đồng chí Trần Thị Oanh - Phó hiệu trưởng nhà trường có thời gian công tác trong ngành giáo dục từ năm 1992, có trình độ cử nhân GDMN, thạc sĩ quản lý giáo dục, đang học lớp trung cấp chính trị đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam [H2.2.01.02]. Đồng chí Trương Thị Minh Phượng - Phó hiệu trưởng nhà trường có thời gian công tác trong ngành giáo dục từ năm 1989, có trình độ cử nhân GDMN, thạc sĩ Quản lý giáo dục, hiện đang làm nghiên cứu sinh, đang học lớp chính trị cao cấp đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam [H2.2.01.03]. Đồng chí Nguyễn Thanh Huế công tác tại trường từ năm 1990 trình độ cử nhân GDMN hiện đang theo học lớp cao học Quản lý giáo dục và lớp trung cấp chính trị [H2.2.01.04].
          Hằng năm, Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đều được xếp loại xuất sắc theo Quy định Chuẩn Hiệu trưởng , phó hiệu trưởng trường mầm non [H2.2.01.05], [H2.2.01.06].
Cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị tốt, có lối sống lành mạnh, trung thực, có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm vững chương trình GDMN, năng động sáng tạo trong công tác quản lý chỉ đạo được thể hiện qua: Kế hoạch năm học [H1.1.03.01]., Kế hoạch chỉ đạo chuyên môn [H1.1.03.02]. Các đồng chí trong Ban giám hiệu Nhà trường đã tham gia các lớp bồi dưỡng về công nghệ thông tin, có chứng chỉ về công nghệ thông tin và đều có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn trong Nhà trường[H2.2.01.05].
2. Điểm mạnh Ban Lãnh đạo nhà trường gương mẫu trong mọi công việc, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình CSGD trẻ, có năng lực trong việc chỉ đạo, điều hành và triển khai các hoạt động của Nhà trường, được cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường, CMHS và các cấp quản lý tín nhiệm. Ban Lãnh đạo nhà trường đều có thâm niên công tác nhiều năm; đều đảm bảo yêu cầu về thời gian công tác liên tục trong ngành GDMN. So với qui định đều đạt trên chuẩn; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh; có năng lực chuyên môn vững, nắm chắc chương trình GDMN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ vị trí công tác đang đảm nhiệm.

3. Điểm yếu

Ban giám hiệu chưa có bằng hay chứng chỉ về lí luận chính trị, hiện 04 đồng chí trong Ban giám hiệu đang tham gia học lí luận chính trị.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Cán bộ quản lý nhà trường tiếp tục tự học tập và bồi dưỡng để nâng cao trình độ lãnh đạo quản lý, tích cực tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do sở GDĐT Hà Nội, phòng GDĐT quận Ba Đình và trường CĐSP Trung ương tổ chức. Thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo mới của Nhà nước, của ngành, vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào các hoạt động CSGD trẻ trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Phấn đấu cả 04 đồng chí trong Ban giám hiệu Nhà trường sẽ hoàn thành xong khóa học Cao cấp và Trung cấp lý luận chính trị trong năm học 2017 - 2018 để bổ sung văn bằng về lí luận chính trị.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 2: Số lượng, trình độ đào tạo và yêu cầu về kiến thức của giáo viên.
a] Số lượng giáo viên theo quy định;
b] 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên, trong đó có ít nhất 30% giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo đối với miềm núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 40% đối với các vùng khác;
c] Có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác và có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.
1. Mô tả hiện trạng
          Trường MNTH Hoa Sen có đủ số lượng giáo viên theo quy định tại Thông tư 06/2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ về Hướng dẫn qui định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN công lập. Giáo viên được phân công nhiệm vụ cụ thể từng năm học [H2.2.02.01]
Tại thời điểm đánh giá tổng số giáo viên của nhà trường là 75 đồng chí, trong đó 59 giáo viên biên chế. Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng song vẫn có một số giáo viên còn hạn chế về kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ. Trình độ chuyên môn của giáo viên đạt chuẩn 75/75 đạt 100% trong đó: 8/75 đạt trên chuẩn chiếm tỷ lệ 64%; 27/75 đạt chuẩn  chiếm tỷ lệ 36% [H2.2.02.02].
Trường MNTH Hoa Sen kết hợp với các Khoa [ GDMN, Giáo dục đặc biệt, Mỹ thuật, Âm nhạc, Tiếng Anh ...] của trường Cao đẳng sư phạm trung ương  tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ Cán bộ, giáo viên. Giáo viên có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ phù hợp với địa bàn công tác, giáo viên nhà trường đều có kiến thức cơ bản về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật [H2.2.02.03].
2. Điểm mạnh Trường MNTH Hoa Sen có đủ số lượng giáo viên theo quy định: 100% giáo viên đạt chuẩn, 100% giáo viên được tập huấn kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật có 01 giáo viên tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục đặc biệt, 03 giáo viên song nghành GDĐB - MN.

3. Điểm yếu

Một số giáo viên chưa nghiên cứu sâu những kiến thức cơ bản về giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2017 - 2018, nhà trường tiếp tục phát huy các điểm mạnh bằng cách: Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia học các lớp cử nhân, liên thông đại học. Phân công những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt kèm cặp giáo viên mới, tạo điều kiện cho giáo viên mới được kiến tập dự giờ đồng nghiệp đồng thời động viên khuyến khích giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi các chuyên đề để phát triển nhân tố mới. Để đẩy mạnh chất lượng công tác giáo dục hòa nhập và can thiệt sớm cho trẻ có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt đạt kết quả cao hơn Tham dự đầy đủ các lớp tập huấn về GDMN do Phòng Giáo dục và đào tạo tổ chức. Tăng cường đầu tư các loại sách về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tạo điều kiện cho giáo viên tham khảo, nghiên cứu, học tập.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 3: Kết quả đánh giá, xếp loại và bảo đảm các quyền của giáo viên.
a] Xếp loại chung cuối năm học của giáo viên đạt 100% từ loại trung bình trở lên, trong đó có ít nhất 50% xếp loại khá trở lên theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
b] Số lượng giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện [quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh] trở lên đạt ít nhất 5%;
c] Giáo viên được bảo đảm các quyền theo quy định của Điều lệ trường mầm non và của pháp luật.
1. Mô tả hiện trạng
Năm học 2016 - 2017 Trường MNTH Hoa Sen có 108/108 cán bộ giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến trong đó có: 17 đồng chí đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua từ cấp cơ sở [H2.2.03.01], [H2.2.03.02] Hàng năm 100% giáo viên được đánh giá xếp loại theo Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành, không có giáo viên bị xếp loại kém. Công tác đánh giá , xếp loại giáo viên được thực hiện nghiêm túc theo qui định, qui trình .Mã minh chứng bình xét theo chuẩn nghề nghiệp
Hàng năm Trường MNTH Hoa Sen đều tổ chức Hội thi “Rèn luyện tay nghề” cho đội ngũ giáo viên và nhân viên dinh dưỡng; kết quả 100% giáo viên và nhân viên tham gia thi, trong đó có trên 90% đạt loại giỏi cấp cơ sở và trên 20 % được đề nghị Hiệu trưởng Trường CĐSP Trung ương tặng thưởng giấy khen [H2.2.03.03], [H2.2.03.04].
Giáo viên được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ , được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo qui định của pháp luật khi được cử đi học để nâng cao trình chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo chế độ, chính sách qui định đối với nhà giáo [H2.2.03.05]. Giáo viên được bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thực hiện các quyền khác theo quy định của Pháp luật.Giáo viên được đảm bảo các quyền theo qui định của Điều lệ trường mầm non và quy định của Pháp luật [H2.2.03.06], [H2.2.03.07], [H2.2.03.08], [H2.2.03.09]
2. Điểm mạnh Kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đạt tỷ lệ cao, không có giáo viên xếp loại trung bình, kém, không có giáo viên bị kỷ luật. Giáo viên được đảm bảo các quyền theo qui định tại Điều 37, Điều lệ trường mầm non ban hành tại văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13/02/2014 của Bộ GDĐT.

3. Điểm yếu

Tỷ lệ giáo viên nhân viên giỏi thành phố chưa cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Duy trì và phát huy việc thực hiện tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua lao động giỏi trong Nhà trường, có chế độ khuyến khích đối với những cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt thành tích cao trong công tác. Kết hợp với các tổ chức làm tốt công tác động viên xây dựng mối đoàn kết trong tập thể. Tiếp tục thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên nhân viên theo qui định của pháp luật. Đề xuất với Ban Giám hiệu Trường CĐSP Trung ương có hướng chỉ đạo công nhận kết quả thi với những giáo viên tham dự các kỳ thi do Trường CĐSP Trung ương tổ chức được công nhận giáo viên dạy giỏi hoặc Phòng mầm non Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội ra Quyết định để các trường MNTH được tham gia tương đương cấp Quận.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 4: Số lượng, chất lượng và việc bảo đảm chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân viên của nhà trường.
a] Số lượng nhân viên theo quy định;
b] Đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, riêng nhân viên nấu ăn phải có chứng chỉ nghề nấu ăn;
c] Nhân viên thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao và được bảo đảm chế độ, chính sách theo quy định.
1. Mô tả hiện trạng
Trường MNTH Hoa Sen có đủ số lượng nhân viên theo quy định gồm có 29 nhân viên trong đó có: 01 nhân viên y tế, 04 nhân viên kế toán, 13 nhân viên nấu ăn, 05 nhân viên bảo vệ, 05 nhân viên hành chính  [H2.2.04.01]. 
Đội ngũ nhân viên của nhà trường có trình độ chuyên môn đạt chuẩn  theo quy định  tại  Điều 38 Điều lệ trường  mầm  non. Cụ thể: Nhân viên nuôi dưỡng có bằng trung cấp nấu ăn; nhân viên kế toán có bằng đại học; nhân viên y tế có bằng đại học; nhân viên hành chính có bằng đại học, trung cấp, chứng chỉ theo chuyên môn được giao; nhân viên bảo vệ có bằng đại học hoặc chứng chỉ, tuy nhiên chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên [H2.2.04.02].  
Các nhân viên trong trường thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định tại điều 36 của Điều lệ trường mầm non, được học bồi dưỡng nghiệp vụ, được đánh giá xếp loại theo đúng quy định, được đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Được đảm bảo chế độ nâng lương, nghỉ thai sản, được bồi dưỡng chuyên môn theo quy định. Đối với các nhân viên nuôi dưỡng thì được trang bị đầy đủ đồ dùng bảo hộ lao động theo đúng quy định như: Tạp dề, khẩu trang, ủng… [H2.2.04.03].  
2. Điểm mạnh Đội ngũ nhân viên nhà trường có trình độ từ trung cấp đến đại học theo chuyên môn được giao, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định, hoàn thành tốt nhiệm vụ và luôn được bảo đảm chế độ, chính sách theo đúng quy định.

3. Điểm yếu

Có một vài nhân viên bố trí công việc chưa hợp lý, nhân viên bảo vệ chưa thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tham mưu, đề xuất với cấp trên sắp xếp nhân viên cho hợp lý. Hằng năm tổ chức bồi dưỡng kiến thức về VSATTP và chế biến món ăn mới cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho tất cả nhân viên khác.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 5. Trẻ được tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và được bảo đảm quyền lợi theo quy định.
a] Được phân chia theo độ tuổi;
b] Được tổ chức bán trú và học 2 buổi/ngày;
c] Được bảo đảm quyền lợi theo quy định.
1. Mô tả hiện trạng
Trong năm học nhà trường tiếp nhận chăm sóc và giáo dục khoảng 1.150 trẻ trong độ tuổi từ  24 tháng đến 72 tháng tuổi được sắp xếp vào 25 lớp - theo 04 khối: Khối Nhà trẻ [24 - 36 tháng] có 02 lớp; Khối Mẫu giáo bé [36 - 48 tháng] có 08 lớp; Khối mẫu giáo nhỡ [48 - 60 tháng] có 08 lớp; Khối mẫu giáo lớn [60 - 72 tháng] có 07 lớp [H1.1.02.01].
100% trẻ đến trường được tổ chức bán trú và học 2 buổi/ ngày [H1.1.05.02].
100% trẻ đến trường được đảm bảo các quyền lợi theo qui định, được chăm sóc sức khỏe ban đầu; được khám bệnh định kỳ, được tham gia đầy đủ các hoạt động ở lớp và được CSGD, nuôi dưỡng theo chế độ sinh hoạt 1 ngày, được vui chơi được tạo cơ hội phát triển các năng khiếu cá nhân và được hưởng mọi tình cảm yêu thương [H1.1.05.03] [H1.1.05.04] [H2.2.05.01].
2. Điểm mạnh Trẻ được đảm bảo các quyền theo quy định tại Điều 43, Điều lệ trường mầm non. Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi; được chăm sóc hai buổi tại trường

3. Điểm yếu

Một số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm do đó đôi lúc còn áp đặt trẻ trong một vài hoạt động. 

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Để tiếp tục duy trì và phát huy các điểm mạnh, năm học 2017 – 2018 và các năm học tiếp theo, Nhà trường tiếp tục đưa ra các biện pháp cụ thể như:  Ban giám hiệu phân chia trẻ học tại các lớp phù hợp với số trẻ ra lớp theo từng năm học, phù hợp với độ tuổi, nhu cầu và nguyện vọng của phụ huynh. Đồng thời  đảm bảo  sự cân đối về số lượng giữa các nhóm lớp.  Tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên nhất là giáo viên trẻ được học hỏi và trao đổi kinh nghiệm về công tác chăm sóc, giáo dục. Tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên nhất là giáo viên trẻ được học hỏi và trao đổi kinh nghiệm về công tác chăm sóc, giáo dục

5. Tự đánh giá: Đạt


KẾT LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN 2 Qua phân tích mô tả hiện trạng và đánh giá 5 tiêu chí với 15 chỉ số của tiêu chuẩn 2 nhà trường có những kết luận sau: Cán bộ quản lý nhà trường đều đạt các yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường mầm non; có đủ năng lực để triển khai các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; có phẩm chất đạo đức tốt, được cấp trên, giáo viên, nhân viên trong nhà trường và nhân dân tín nhiệm. Trường MNTH Hoa Sen có đủ số lượng giáo viên theo quy định: 100% giáo viên đạt chuẩn. Giáo viên thực hiện nghiêm túc công tác CSGD trẻ theo Chương trình GDMN, chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường có đủ số lượng nhân viên : Kế toán, văn thư, cấp dưỡng, bảo vệ theo qui định và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tất cả nhân viên đều đảm bảo yêu cầu về văn bằng theo qui định Tỷ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đạt danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua từ cấp cơ sở hàng năm đều cao. Tỷ lệ giáo viên được xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non từ loại khá trở lên. Nhà trường không có cán bộ, giáo viên, nhân viên nào bị kỷ luật. Cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường luôn được đảm bảo đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ; được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác; được bảo vệ nhân phẩm; được hưởng các quyền lợi theo qui định của pháp luật. Giáo viên thực hiện nghiêm túc công tác CSGD trẻ theo chương trình GDMN; quản lý tốt mọi mặt trong thời gian trẻ ở trường; Giáo viên luôn quan tâm đến trẻ, đối xử công bằng, tôn trọng nhân cách của trẻ; bảo vệ quyền lợi chính đáng của trẻ  không áp đặt trẻ. Tuy nhiên đối chiếu với Thông tư 06/2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN công lập, nhà trường cần điều chỉnh một vài nhân viên cho hợp lý ở vị trí: Kế toán, Nghiệp vụ, điện nước, bảo vệ. Tỷ lệ giáo viên giỏi cấp Quận , Thành phố còn hạn chế

Tiêu chuẩn 25 tiêu chí, trong đó: Số lượng tiêu chí đạt: 5


                                                            Số lượng tiêu chí không đạt: 0
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng và đồ chơi
Mở đầu: Trong những năm học vừa qua, Trường MNTH Hoa Sen đã làm tốt công tác tham mưu cho Đảng ủy, Ban giám hiệu trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương và kêu gọi được sự ủng hộ của CMHS nên đã đầu tư xây dựng và trang bị CSVC đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Trường có tổng diện tích 6.034m2, có khuôn viên riêng biệt, có 5 cổng trường, biển trường, hàng rào, sân chơi ngoài trời phù hợp với điều kiện trường Mầm non chất lượng cao, có 25 lớp học, 07 phòng chức năng và các phòng làm việc đều đáp ứng nhu cầu các hoạt động của nhà trường. Các phòng đều được xây dựng kiên cố cao tầng. Các công trình phụ trợ, có nhà vệ sinh riêng trong mỗi lớp học, có nhà vệ sinh chung, nhà để xe, có khu bếp ăn, sân vườn, hệ thống điện nước, cống rãnh…đều đảm bảo yêu cầu về thiết kế theo quy định của Điều lệ trường mầm non.
Tiêu chí 1Diện tích, khuôn viên và các công trình của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
a] Đủ diện tích đất hoặc diện tích sàn sử dụng theo quy định, các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
b] Có biển tên trường, khuôn viên có tường rào bao quanh;
c] Nguồn nước sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh.
1. Mô tả hiện trạng
Trường MNTH Hoa Sen xây dựng trên khuôn viên đất có diện tích 6.034m2, diện tích đất sử dụng 5,49 m2/trẻ. Trường được xây dựng 3 khu nhà: Khu nhà A, B, C, D với số lượng 25 phòng học cùng với 07 phòng chức năng, khu hiệu bộ được xây dựng kiên cố. Khuôn viên của nhà trường rộng, thoáng mát [H3.3.01.01].
Trường có biển ghi rõ tên trường, lớp và các phòng ban đều có biển của từng phòng, từng lớp. Trường có tường rào bao quanh đảm bảo an toàn cho trẻ và cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường [H3.3.01.02]
Nhà trường sử dụng nguồn nước sinh hoạt do Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội cung cấp, hệ thống cống rãnh thoát nước thải hợp lý, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ [H3.3.01.03]
2. Điểm mạnh Từ năm 2008 - 2010, trường được xây mới lại toàn bộ khuôn viên CSVC nhà trường trị giá 15 tỷ đồng và nhà trường đã làm tốt công tác "Xã hội hóa  Giáo dục" nên đã giúp cho trường có khuôn viên xanh - sạch - đẹp, thoáng mát, có đầy đủ các phòng chức năng, khu hiệu bộ đáp ứng tốt yêu cầu học tập, vui chơi của trẻ, sử dụng nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn. Năm học 2015 - 2016 Hội CMHS đã phối hợp với nhà trường xây dựng khu vui chơi với diện tích hơn 700m2.       

3. Điểm yếu

Hiện nay nhà trường vẫn còn khu nhà C nhà khu nhà D cần phải sang sửa lại để khang trang hơn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2017 - 2018 nhà trường tiếp tục duy trì việc kiểm tra, rà soát CSVC để sửa chữa kịp thời phục vụ các cháu. Nâng cấp tầng 3 khu nhà A, B để chuyển các cháu từ khu C, D sang. Chuyển các phòng bên khu C, D thành các phòng học chức năng.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 2: Sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi bảo đảm yêu cầu.
a]Diện tích sân chơi được quy hoạch, thiết kế phù hợp, có cây xanh tạo bóng mát;
b] Có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, giúp trẻ khám phá, học tập;
c]Khu vực trẻ chơi ngoài trời được lát gạch, láng xi măng hoặc trồng thảm cỏ; có ít nhất 5 loại đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non.
1. Mô tả hiện trạng
Sân chơi của nhà trường có diện tích 4.200 m2 được thiết kế khoa học, hợp lý, thân thiện với trẻ. Sân trường có nhiều cây xanh, cây ăn quả, bồn hoa, cây cảnh được trồng hợp lý, đẹp mắt và được cắt tỉa thường xuyên, có khu vui chơi thể chất, giúp trẻ được thường xuyên giao lưu tập thể và tiếp xúc với thiên nhiên [H3.3.02.01]
Mỗi lớp có một góc thiên nhiên dành riêng cho trẻ, được trồng nhiều loại rau, hoa, quanh năm xanh tốt giúp trẻ được chăm sóc, khám phá, theo dõi sự phát triển của các loại rau và được khám phá trong nhiều hoạt động [H3.3.02.02]
Khu vực sân chơi ngoài trời của trẻ được lát gạch bằng phẳng, an toàn. Sân trường có 17 loại đồ chơi ngoài trời phong phú, đa dạng, đẹp, an toàn, phù hợp với trẻ, đảm bảo như: Cầu trượt , xích đu, đồ chơi liên hoàn, bập bênh, bộ giáo dục thể chất,  thú nhún các loại...các đồ chơi này đều được đảm bảo về thẩm mỹ, vệ sinh, an toàn cho trẻ [H3.3.2.03]. Nhà trường có khu vui chơi trải thảm cỏ nhân tạo với diện tích hơn 700 m2 cho trẻ rất an toàn và đẹp mắt [H3.3.02.04]
2. Điểm mạnh Sân trường rộng, thiết kế đẹp, có chỗ cho trẻ vui chơi, hoạt động như: Thể dục sáng, chơi các trò chơi dân gian, hoạt động ngoài trời, giao lưu tập thể, vận động phát triển thể chất. Có nhiều đồ chơi ngoài trời, nhiều cây xanh, bồn hoa, cây cảnh, vườn rau của bé, giúp trẻ được tăng cường khám phá, vui chơi và học tập.

3. Điểm yếu

Khu vườn của trẻ diện tích còn hạn chế do vậy trẻ chưa được tham gia nhiều vào việc chăm sóc cây.

4. Kế hoạch cải tiến

Năm học 2017 - 2018, Nhà trường triển khai việc qui hoạch lại khu vườn cho trẻ rộng hơn để trẻ được tham gia vào quá trình trồng và chăm sóc cây triệt để hơn nữa. Bổ sung thêm các loại cây cho phong phú

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 3: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, hiên chơi bảo đảm yêu cầu.
a] Phòng sinh hoạt chung [có thể dùng làm nơi tổ chức ăn, ngủ cho trẻ] bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, có đủ đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ hoạt động; có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp;
b]Phòng ngủ bảo đảm diện tích trung bình cho một trẻ và có các thiết bị theo quy định tại Điều lệ trường mầm non;
c] Hiên chơi [vừa có thể là nơi tổ chức ăn trưa cho trẻ] bảo đảm quy cách và diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; lan can của hiên chơi có khoảng cách giữa các thanh gióng đứng không lớn hơn 0,1m.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường có 25 phòng sinh hoạt chung với diện tích mỗi phòng bình quân là 80 m2, đạt trung bình 2,3 m2/trẻ. Trẻ được ăn, ngủ, vui chơi trong phòng với đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Sàn nhà lát gỗ đảm bảo mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Các lớp có đủ bàn ghế và các trang thiết bị phục vụ cho công tác CSGD trẻ đúng quy định cho cô và trẻ, trang trí lớp đẹp, phù hợp, có cây xanh, tranh ảnh phù hợp với từng chủ đề, từng lứa tuổi. Có đủ đồ dùng, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học theo quy định của bộ GDĐT [H3.3.03.01], [H3.3.03.02]
Phòng ngủ cũng là phòng sinh hoạt chung của trẻ, có diện tích trung bình là 2,3 m2/trẻ, yên tĩnh thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có rèm che sáng, có chiếu, chăn đệm phục vụ cho công tác bán trú [H3.3.03.03] [H3.3.03.04]
Các lớp đều có hành lang trước rộng 19 m2, ban công sau rộng 25 m2. Hành lang trước có  lan can bằng gióng inox bao quanh cao 0,60 m, khoảng cách giữa các thanh gióng 0,1m. Ban công phía sau có gióng inox cao lên tận trần đảm bảo an toàn cho trẻ [H3.3.03.05],[H3.3.03.06].
 2. Điểm mạnh Phòng sinh hoạt chung và ban công chơi rộng rãi đủ điều kiện cho cô và trẻ hoạt động, hành lang rộng giúp trẻ được hoạt động vui chơi hàng ngày.

3. Điểm yếu

          Diện tích 04 lớp khu C còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hằng năm, Nhà trường tiến hành bảo dưỡng các loại đồ chơi ngoài trời để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục về tăng cường hệ thống cây xanh tạo bóng mát và vườn hoa, cây cảnh và bổ sung đồ chơi giúp trẻ có nhiều cơ hội được khám phá, trải nghiệm. Xây nâng tầng 3 khu nhà A, B để chuyển các cháu khu C, D vào học để đảm bảo về CSVC cho trẻ.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 4: Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật, bếp ăn, nhà vệ sinh theo quy định.
a] Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật có diện tích tối thiểu 60 m2, có các thiết bị, đồ dùng phù hợp với hoạt động phát triển thẩm mỹ và thể chất của trẻ;
b] Có bếp ăn được xây dựng theo quy trình vận hành một chiều; đồ dùng nhà bếp đầy đủ, bảo đảm vệ sinh; kho thực phẩm có phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, bảo đảm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn;
c] Có nhà vệ sinh cho trẻ, nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên bảo đảm yêu cầu và thuận tiện cho sử dụng.
1. Mô tả hiện trạng
Trường có đầy đủ các phòng chức năng như: Phòng giáo dục thể chất rộng 130 m2, phòng thư viện cho trẻ có diện tích là 60 m2, phòng vi tính có diện tích là 42 m2, có 4 phòng lab cho trẻ làm quen với Tiếng Anh,có đủ các trang thiết bị và đồ dùng phục vụ cho trẻ hoạt động, thoáng mát, đủ ánh sáng. Hàng ngày trẻ được hoạt động theo lịch phân công theo từng khối lớp [H3.3.04.01], [H3.3.04.02].
Khu vực bếp ăn được xây dựng theo quy trình một chiều có diện tích 128 m2, có đầy đủ đồ dùng, dụng cụ nhà bếp được trang  bị hiện đại 100% bằng inox, có máy xay thịt sống và chín, máy xay gạo, máy thái rau củ quả, tủ hấp cơm, tủ hấp khăn mặt cho trẻ. Mẫu thức ăn hàng ngày của trẻ được nhân viên y tế lưu lại trong tủ lạnh 24/24 giờ. Có 3 phòng kho chứa thực phẩm và đựng đồ rộng 20 m2 được bày biện gọn gàng, sắp xếp khoa học, hợp lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có 01 tủ lạnh để thức ăn hàng ngày và nghiêm túc thực hiện kiểm thực theo ba bước theo quy định. Bếp ăn của trường có giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm [H3.3.04.03], [H3.3.04.04],[H3.3.04.05].
Trường có 25 khu vệ sinh riêng biệt cho bé trai, bé gái khép kín tại các lớp và chỉ đạo giáo viên trang trí khu vệ sinh của trẻ giúp trẻ có cảm giác thân thiện, an toàn khi vào khu vệ sinh. 100% lớp có bình nóng lạnh để đảm bảo nước ấm cho trẻ sử dụng. Có 03 khu vệ sinh riêng biệt cho cán bộ, giáo viên và nhân viên sử dụng hàng ngày, đảm bảo an toàn và vệ sinh [H3.3.04.06].
2. Điểm mạnh Trường có đầy đủ các phòng chức năng giúp trẻ phát triển toàn diện, đáp ứng tốt cho việc CSGD trẻ theo yêu cầu giáo dục hiện nay. Bếp ăn được xây dựng theo quy trình bếp một chiều, sạch sẽ đảm bảo vệ sinh, đạt tiêu chuẩn, nhà vệ sinh thuận tiện khi sử dụng, đảm bảo vệ sinh môi trường.

3. Điểm yếu

Khu vệ sinh riêng biệt cho cán bộ, giáo viên và nhân viên sử dụng đã xuống cấp về hệ thống thoát.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2017 - 2018 cần có kế hoạch cải tạo khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên và nhân viên.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 5: Khối phòng hành chính quản trị bảo đảm yêu cầu.
a] Văn phòng trường có diện tích tối thiểu 30m2, có bàn ghế họp và tủ văn phòng, có các biểu bảng cần thiết; phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có diện tích tối thiểu 15m2, có đầy đủ các phương tiện làm việc và bàn ghế tiếp khách; phòng hành chính quản trị có diện tích tối thiểu 15m2, có máy vi tính và các phương tiện làm việc;
b] Phòng y tế có diện tích tối thiểu 12m2, có các trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khoẻ trẻ, có bảng thông báo các biện pháp tích cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì, có bảng theo dõi tiêm phòng và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ, có tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho trẻ;
c] Phòng bảo vệ, thường trực có diện tích tối thiểu 6m2, có bàn ghế, đồng hồ, bảng, sổ theo dõi khách; phòng dành cho nhân viên có diện tích tối thiểu 16 m2, có tủ để đồ dùng cá nhân; khu để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có đủ diện tích và có mái che.
1. Mô tả hiện trạng
Văn phòng của trường có diện tích 30 m2 có đầy đủ bàn ghế, biểu bảng để tổ chức các buổi họp của nhà trường. Phòng Hiệu trưởng rộng 30 m2, phòng các Phó hiệu trưởng rộng 30 m2 có đủ máy tính, máy in, các loại biểu bảng, tủ để lưu giữ tài liệu sắp xếp hợp lý, có đầy đủ các phương tiện làm việc, bàn ghế tiếp khách phục vụ công tác quản lý chỉ đạo của nhà trường. Phòng hành chính rộng 30 m2 có đủ máy tính, máy in, máy phô tô, tủ đựng tài liệu, bàn ghế phục vụ cho công việc. Phòng tài vụ có diện tích 30 m2, có đầy đủ máy tính, máy in, tủ đựng tài liệu, bàn ghế và một số phần mềm phục vụ cho công tác thu, chi cân đối khẩu phần ăn của trẻ và việc thanh quyết toán trong nhà trường [H3.3.05.01].
Nhà trường có phòng y tế rộng 15 m2  đủ các trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khỏe trẻ. Các biểu bảng tuyên truyền chăm sóc và chữa bệnh cho trẻ, biểu bảng theo dõi và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì... được treo trên tường khoa học hợp lý, có kế hoạch cụ thể theo khám sức khỏe định kỳ cho trẻ và biểu đồ theo dõi sự phát triển và sổ theo dõi khám sức khỏe cho từng trẻ [H3.3.05.02].
Trường có phòng bảo vệ ở cổng chính với diện tích 30 m2 được  trang bị  đủ đồ dùng phục vụ cho công tác bảo vệ an ninh trật tự của nhà trường [Bàn ghế, đồng hồ, bảng phân công trực, sổ theo dõi khách, điện thoại...], bên trong có 2 giường  cho nhân viên nghỉ, có tủ để đồ dùng cá nhân. Phòng dành cho nhân viên nuôi dưỡng có diện tích 25 m2, có tủ ngăn riêng đồ dùng cá nhân, có bàn ghế [H3.3.05.03].Khu vực để xe dành riêng cho cán bộ, giáo viên và nhân viên với diện tích 100 m2 , có mái che nắng mưa [H3.3.05.04].
2. Điểm mạnh Nhà trường có các phòng chức năng  như: Phòng họp, phòng Hiệu trưởng, phòng Phó hiệu trưởng, phòng hành chính, phòng bảo vệ, phòng tài vụ, phòng y tế, phòng dành cho nhân viên nuôi dưỡng, các phòng có đủ đồ dùng, phương tiện cơ bản đảm bảo yêu cầu về diện tích sử dụng, cũng như các trang thiết bị đồ dùng để phục vụ cho công việc của từng bộ phận trong nhà trường.

3. Điểm yếu

Phòng tài vụ chưa được trang bị thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác chuyên môn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2017 - 2018 nhà trường rà soát, lập kế hoạch để bổ sung cho phòng tài vụ trang thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho công tác chuyên môn.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 6:Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo Tiêu chuẩn kỹ thuật đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non.
a] Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định và sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
b]Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định phải bảo đảm tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;
c]Hằng năm sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
1. Mô tả hiện trạng
100% các lớp có đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ GDĐT và triệt để sử dụng, bảo quản hợp lý, có hiệu quả vào các hoạt động CSGD của trẻ.Đồ chơi, đồ dùng được đưa về các nhóm, các góc để trẻ được chơi theo đúng chủ đề, được sử dụng trong các hoạt động khác nhau [H3.3.06.01], [H3.3.06.02].Hàng năm nhà trường đã phát động giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo ngoài danh mục quy định đảm bảo về thẩm mỹ, an toàn, phù hợp với lứa tuổi để bổ sung vào các góc chơi của trẻ cho phong phú [H3.3.06.03]. Các thiết bị, đồ dùng đồ chơi ngoài danh mục được nhà trường đầu tư thêm hàng năm cho các lớp học đảm bảo tính giáo dục, tính an toàn và phù hợp với trẻ. Ngoài sự đầu tư của nhà trường, giáo viên các lớp còn tích cực trong việc tự làm đồ chơi, đồ dùng. Tuy nhiên, đồ dùng đồ chơi tự làm độ bền chưa cao.

Ngay từ đầu năm học, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo giáo viên các lớp lên kế hoạch rà soát các thiết bị đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp để có kế hoạch sửa chữa, bổ sung và thay thế, nâng cấp trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi. Sưu tầm những đồ chơi phù hợp với trẻ, có tính giáo dục để đầu tư thêm cho các lớp nhằm phục vụ tốt các hoạt động của trẻ [H3.3.06.04], [H3.3.06.05], [H3.03.06.06].


2. Điểm mạnh Nhà trường đã đầu tư đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo đúng chủng loại, phù hợp độ tuổi, đúng quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

3. Điểm yếu

Một số giáo viên lớn tuổi còn hạn chế trong việc làm thêm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ. Kinh phí để nâng cấp, bảo dưỡng, thay thế trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2017-2018 Nhà trường tiếp tục phát động giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo để bổ sung thêm cho các góc chơi của trẻ phong phú, nhất là những đồ chơi làm từ các nguyên vật liệu thiên nhiên và tiếp tục đầu tư thêm cho các lớp để làm phong phú góc chơi của trẻ.

5. Tự đánh giá: Đạt


KẾT LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN 3 Tại tiêu chuẩn 3, trường MNTH Hoa Sen có những điểm mạnh nổi bật sau:                            Nhà trường có khuôn viên đẹp, rộng rãi, thoáng mát, phù hợp với yêu cầu về thiết kế theo quy định của Điều lệ trường mầm non, CSVC đạt yêu cầu trường Mầm non chất lượng cao. Khu vực sân chơi, vườn trường đủ diện tích, được lát gạch sạch sẽ đảm bảo an toàn, phù hợp với trẻ, sân có đủ đồ chơi ngoài trời. Vườn được qui hoạch các khu riêng biệt dành cho trẻ chăm sóc đã tạo được môi trường học tập tích cực cho trẻ. Bồn hoa cây cảnh thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa tạo môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp. Nhà trường có đủ số lượng phòng học, phòng chức năng, phòng hành chính  và các công trình phụ theo đúng qui định Điều lệ trường mầm non. Các phòng đều đủ diện tích, thoáng mát, đủ ánh sáng và có đủ các đồ dùng và phương tiện cần thiết để làm việc. Phòng học có đủ đồ dùng, thiết bị theo quy định của Bộ GD&ĐT, trang trí đẹp mắt, phù hợp với trường mầm non.  Bếp ăn được xây dựng theo quy trình bếp một chiều được trang bị đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ ăn bán trú, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có nhà để xe cho cán bộ giáo viên và nhân viên. Có nhà vệ sinh riêng cho cô và trẻ đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng thuận tiện cho sử dụng. Hằng năm, nhà trường có biện pháp tích cực duy trì, kiểm tra, theo dõi việc sử dụng tài sản, thiết bị dạy học CSVC và thiết bị giáo dục hiện có. Thực hiện tốt  công tác tham mưu với lãnh đạo cấp trên trong việc đầu tư, nâng cấp và mua sắm bổ sung trang thiết bị và đồ dùng dạy học. Giáo viên tích cực làm đồ dùng dạy học sáng tạo, chủ động, sáng tạo trong việc khai thác và sử dụng thiết bị, đồ chơi trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao. Về tổng thể CSVC của nhà trường đã đáp ứng tốt các điều kiện thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, CSGD trẻ theo qui định. Tuy nhiên phòng hoạt động chung vẫn sử dụng chung cho việc học tập, vui chơi và ăn ngủ của trẻ. Từ năm học 2017 – 2018  nhà trường sẽ cố gắng làm tốt hơn nữa trong công tác tham mưu với lãnh đạo cấp trên và tiếp tục thực hiện công tác XHH giáo dục nhằm huy động các nguồn lực để  bổ sung các điều kiện CSVC tốt hơn nữa nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ CSGD trẻ.

Tiêu chuẩn 3 có 6 tiêu chí, trong đó: Số lượng tiêu chí đạt: 6


                                                            Số lượng tiêu chí không đạt: 0
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Mở đầu: Trong những năm qua Trường MNTH Hoa Sen đã làm tốt công tác XHH giáo dục, chủ động tham mưu, phối hợp có hiệu quả với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, Ban đại diện CMHS nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, cụ thể: Nhà trường đã chủ động phối hợp với các bậc CMHS nhằm huy động các nguồn lực để xây dựng nhà trường ngày một phát triển; phối hợp với Ban đại diện CMHS trong việc hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đến tất cả CMHS nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, các cá nhân, doanh nghiệp tham gia hỗ trợ nhà trường bổ sung trang thiết bị, CSVC xây dựng nhà trường ngày càng khang trang, hiện đại, cùng với nhà trường tham gia tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn dân về công tác GDMN.
Tiêu chí 1: Nhà trường chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
a] Có Ban đại diện cha mẹ trẻ em theo quy định tại Điều lệ trường mầm non;
b]Có các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà;
c] Giáo viên phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin về trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
Ban thường trực hội CMHS nhà trường có 07 người [01 trưởng ban, 02 phó ban, 04 ủy viên], được bầu thông qua cuộc họp Ban đại diện CMHS các lớp vào đầu năm học và hoạt động theo đúng Thông tư 55 của Điều lệ Ban đại diện CMHS do Bộ GD ĐT ban hành. Ban đại diện CMHS của 25 lớp được bầu thông qua cuộc họp CMHS đầu năm học, mỗi lớp có 3 người: 01 trưởng ban và 02 phó ban. Kế hoạch hoạt động của Ban thường trực hội CMHS được xây dựng dựa trên kế hoạch hoạt động của nhà trường và Điều lệ hoạt động của hội CMHS nhà trường. Ban thường trực hội CMHS hoạt động năng nổ, nhiệt tình và có trách nhiệm. Sau mỗi học kỳ đều có báo cáo về hoạt động của Ban thường trực hội CMHS của trường và của từng lớp [H4.4.01.01], [H4.4.01.02].
Nhà trường đã sử dụng những biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn các bậc CMHS trong công tác CSGD trẻ khi ở nhà như: giáo viên gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với CMHS vào các giờ đón, trả trẻ, các buổi họp CMHS, qua điện thoại. Góc tuyên truyền của trường có nhiều nội dung liên quan đến chăm sóc sức khỏe, dịch bệnh, cách hướng dẫn trẻ học... Các nội dung này được thay đổi theo từng chủ đề. Các góc tuyên truyền tại cửa lớp được trang trí đẹp, hấp dẫn và đã sưu tầm nhiều bài viết về cách phòng tránh các dịch bệnh theo mùa, kết quả khám sức khỏe, các tài liệu khác liên quan đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà và chương trình học trên lớp của trẻ để CMHS biết thêm thông tin cùng kết hợp với giáo viên chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả [H4.4.01.03].
Giáo viên phụ trách nhóm lớp và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin về tình tình ăn ngủ và các hoạt động trong ngày của trẻ, sức khỏe của trẻ ở trường qua gặp gỡ trực tiếp tại giờ đón, trả trẻ, gọi điện thoại [H4.4.01.04].
2. Điểm mạnh Nhà trường có Ban thường trực hội CMHS trường và các lớp hoạt động theo đúng quy định của Điều lệ Ban đại diện CMHS do Bộ GDĐT tạo ban hành. Ban đại diện CMHS hoạt động năng nổ, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm, luôn có ý kiến đóng góp xây dựng cho nhà trường và các lớp về việc CSGD trẻ.

3. Điểm yếu

Một số CMHS do bận công tác nên chưa dành nhiều thời gian cho trẻ chính vì vậy mà việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2017 – 2018 nhà trường và Ban đại diện CMHS tổ chức tốt hơn công tác phối kết hợp CSGD trẻ. Thực hiện nghiêm túc về thời gian và số lần họp định kỳ 02 lần/năm học vào tháng 9 và tháng 5 [có thể họp đột xuất khi cần thiết]. Đối với từng lớp giáo viên chủ nhiệm và Chi hội trưởng CMHS các lớp cần có biện pháp hiệu quả hơn đối với những phụ huynh chưa quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương.
a] Chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương ban hành chính  sách phù hợp để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
b] Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường;
          c] Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ.
1. Mô tả hiện trạng
Nhà trường chủ động tham mưu với lãnh đạo các cấp, với  Đảng ủy, chính quyền địa phương có chính sách phù hợp giúp nhà trường nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, như: Báo cáo công tác chuẩn bị khai giảng năm học mới [H4.4.02.01],Nhà trường phối hợp chặt chẽ với Hội đồng nhân dân, Công an và Ủy Ban Phường Giảng Võ làm tốt công tác tuyên truyền đến CMHS về kiến thức chăm sóc và nuôi dạy trẻ.
Nhà trường đã phối hợp với công ty Vietedutech, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục sáng tạo Việt tổ chức tốt English Festival, Hội thi Rung chuông vàng. Bên cạnh đó nhà trường phối hợp có hiệu quả với các bậc CMHS huy động đóng góp tạo sân cỏ nhân tạo cho trẻ với diện tích 700 m2 [H4.4.02.01].
Nhà trường cũng luôn phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương để xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ như: Phối hợp với bên công an Phường dẹp chợ tạm xung quanh trường[H4.4.02.02].
2. Điểm mạnh Nhà trường đã thực hiện tốt công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp, công tác xã hội hoá giáo dục đạt kết quả cao. Nhà trường phối hợp có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể,tổ dân phố các cá nhân trong và ngoài nhà trường huy động các nguồn lực tinh thần và vật chất cải thiện môi trường giáo dục ngày một khang trang, nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục toàn diện cho trẻ. Xây dựng môi trường sư phạm nhà trường xanh - sạch - đẹp, an toàn.

3. Điểm yếu

Phối hợp chưa triệt để với công an Phường Giảng Võ để dẹp triệt để chợ tạm xung quanh trường.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Cần phối hợp tốt hơn nữa với công an phường để dẹp chợ tạm xung quanh trường.

5. Tự đánh giá: Đạt


KẾT LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN 4: Sự đồng thuận của CMHS, sự nhất trí cao của toàn thể cán bộ giáo viên, sự ủng hộ nhiệt tình của các tổ chức đoàn thể chính trị trong và ngoài nhà trường đã tạo nên sức mạnh tổng hợp giúp nhà trường hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị trong thực hiện nhiệm vụ năm học. Trong những năm học vừa qua nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu, công tác phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể. Nhà trường thành lập được Ban đại diện CMHS. Ban đại diện CMHS thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và hoạt động theo đúng Điều lệ Ban đại diện CMHS do Bộ GDĐT ban hành. Công tác phối kết hợp các hoạt động giữa nhà trường và Ban đại diện CMHS đều thực hiện tốt, cụ thể: Đã làm tốt công tác tuyên truyền, trao đổi thông tin phối hợp có hiệu quả trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường và CMHS. Hầu hết CMHS có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm trong việc giáo dục chăm sóc trẻ nên thường xuyên phối hợp, nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của nhà trường. Nhà trường đã thực hiện tốt công tác tham mưu, công tác xã hội hoá giáo dục. Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể, các cá nhân trong và ngoài nhà trường. Huy động hiệu quả các nguồn lực tinh thần và vật chất cải thiện môi trường giáo dục ngày một khang trang góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục toàn diện cho trẻ. Xây dựng môi trường sư phạm nhà trường xanh - sạch - đẹp, an toàn cho trẻ. Tuy nhiên vì Trường MNTH Hoa Sen là trường trực thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương nên chịu sự quản lý và chỉ đạo của trường Cao đẳng chính vì vậy mà sự kết hợp giữa trường MNTH Hoa Sen với Phường Sở tại và các đoàn thể của Phường để tạo điều kiện về CSVC còn hạn chế.

Tiêu chuẩn 4 có 2 tiêu chí, trong đó: Số lượng tiêu chí đạt: 2


   Số lượng tiêu chí không đạt: 0
Tiêu chuẩn 5: Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ Trường MNTH Hoa Hoa Sen luôn xác định công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Chính vì vậy, trong suốt chặng đường đã qua Ban giám hiệu nhà trường đã luôn chủ động trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn, với nhiều biện pháp thiết thực, sáng tạo và hiệu quả nên công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ luôn đạt chất lượng cao và được Cha mẹ học sinh và cộng đồng ghi nhận. Nhà trường thực hiện có hiệu quả chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành 100% trẻ học tập tại trường đều được quan tâm chăm sóc chu đáo, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần; trẻ được phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm quan hệ xã hội phù hợp với độ tuổi. Đặc biệt, Nhà trường tăng cường tổ chức nhiều hoạt động tập thể, hoạt động tham quan dã ngoại, giáo dục kỹ năng sống … giúp trẻ có nhiều cơ hội được trải nghiệm, tiếp xúc với thiên nhiên. Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú tham gia vào các hoạt động, có nền tảng kỹ năng, kiến thức vững vàng, đạt yêu cầu các độ tuổi.

Tiêu chí 1 : Trẻ có sự phát triển về thể chất phù hợp với độ tuổi.


a] Chiều cao, cân nặng phát triển bình thường;
b] Thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động;
c] Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe.
1. Mô tả hiện trạng                                         
 Nhà trường xây dựng và thực hiện kế hoạch theo dõi sức khỏe cho trẻ cụ thể như sau: 100% trẻ đi học được khám sức khỏe từ 2 - 3 lần/năm vào các thời điểm: Bắt đầu nhập học vào trường,  đầu năm học [tháng 9] và cuối năm học [tháng 4]. Trẻ được cân đo 3 - 4 lần/năm học vào tháng 9, tháng 12, tháng 3 và tháng 6 hàng năm. 100% trẻ được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng, riêng trẻ suy dinh dưỡng được cân đo và theo dõi sự phát triển hàng tháng; Tỷ lệ trẻ đạt cân nặng, chiều cao so với độ tuổi từ 92% - 96% [H5.5.01.01], [H5.5.01.02], [H5.5.01.03], [H5.5.01.04].
Thông qua việc tổ chức các hoạt động cho trẻ trong giờ giáo dục thể chất và các hoạt động ngoài giờ học, hội thi “Hội khỏe măng non” [H5.5.01.05], [H5.5.01.06]. Qua đánh giá về mặt phát triển thể chất của trẻ, dựa trên tiêu chí phù hợp với từng độ tuổi, tỷ lệ trẻ thực hiện đúng tư thế các bài tập vận động cơ bản của các độ tuổi, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kỹ năng khéo léo và phù hợp với độ tuổi, đạt được các chỉ số về các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp, các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu, các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay mắt theo kết quả mong đợi về giáo dục thể chất của chương trình giáo dục mầm non đạt trên 95% [H5.5.01.08], [H1.1.05.02], [H1.1.05.03].
Thông qua các hoạt động trong ngày, giáo viên đã chú ý rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ bản thân như tự xúc cơm ăn, tự đi vệ sinh, tự rửa mặt rửa tay... Kết quả đánh giá cho thấy trên 95% trẻ có khả năng làm được một số việc tự phục vụ, vệ sinh cá nhân và có ý thức  giữ gìn sức khỏe như: Tự xúc cơm ăn, cởi bớt áo khi ngủ, tự đi vệ sinh cá nhân, biết tự lấy đúng  khăn, cốc của mình, tự lau mặt và rót nước uống, biết gọi khi có nhu cầu đi vệ sinh [trẻ nhà trẻ] [H5.5.01.07]. Tuy nhiên, ở một số trẻ do điều kiện gia đình có người giúp việc từ nhỏ nên đã hình thành thói quen ỷ lại, không muốn tự phục vụ nên còn không tập trung trong việc rèn luyện các kỹ năng này.
2. Điểm mạnh Trẻ đạt cân nặng và chiều cao phù hợp với độ tuổi đạt tỷ lệ cao. Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kỹ năng khéo léo, có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong việc ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi.

3. Điểm yếu

Một số trẻ do điều kiện gia đình có người giúp việc từ nhỏ nên đã hình thành thói quen ỷ lại, không muốn tự phục vụ nên còn không tập trung trong việc rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2017 - 2018 nhà trường sẽ tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền với phụ huynh cùng tham gia phối hợp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ với nhiều hình thức: Mời phụ huynh tham dự một số hoạt động của trẻ, trao đổi hàng ngày trong giờ đón, trả trẻ, trong sổ liên lạc... Chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp các nội dung có liên quan hình thành kỹ năng sống vào các hoạt động khác trong ngày để rèn kỹ năng cho trẻ.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 2: Trẻ có sự phát triển về nhận thức phù hợp với độ tuổi.
a] Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh;
b] Có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề;
c] Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm.
1. Mô tả hiện trạng
Trong quá trình tổ chức các hoạt động theo chủ đề, giờ học và hoạt động vui chơi, nhà trường đã tổ chức được nhiều hoạt động cho trẻ khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh, trẻ vô cùng hào hứng, thích thú và mong muốn được tìm hiểu, trải nghiệm và khám phá thế giới xung quanh thông qua các hoạt động từ quan sát, sờ, nắn, nghe, ngửi, để nhận biết được các đặc điểm nổi bật của đối tượng, đến quan tâm quan sát, thích làm các thí nghiệm đơn giản, xem tranh ảnh, băng hình… để nhận thức được các khái niệm, sự vật, hiện tượng xung quanh. Tuy nhiên, vẫn còn một số trẻ hạn chế về khả năng giao tiếp nên chưa thực sự tham gia tích cực vào các hoạt động [H5.5.02.01], [H5.5.02.02].
Qua sự quan sát trực tiếp trên trẻ và đánh giá theo các chỉ số phù hợp với từng độ tuổi được quy định trong Chương trình giáo dục mầm non thì trên 92% số trẻ đều có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi [H5.5.01.08].
Trong quá trình tổ chức các hoạt động trên lớp, các trẻ được trực tiếp tham gia các hoạt động khám phá về bản thân, con người, sự vật hiện tượng xung quanh thông qua các hoạt động học, hoạt động vui chơi, qua các trò chơi, bài hát, câu đố…Từ các hoạt động khám phá đó trẻ đã có những hiểu biết ban đầu về bản thân mình, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh đã bước đầu hình thành được một số khái niệm phù hợp với độ tuổi đáp ứng được theo đúng các chỉ số liên quan trong yêu cầu về kết quả mong đợi của Chương trình giáo dục mầm non [H5.5.01.08].
2. Điểm mạnh Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và khả năng của trẻ; Kết quả đánh giá, nhận xét cuối năm đạt từ: 92 đến 98,5 % trẻ thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Đa số trẻ có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi; có vốn hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi.

3. Điểm yếu

Một số trẻ còn nhút nhát, chưa thực sự tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể; khả năng tập trung tham gia hoạt động tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2017 - 2018 và những năm tiếp theo, Ban giám hiệu nhà trường sẽ khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên các nhóm lớp linh hoạt, chủ động lựa chọn nội dung hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. Tích cực đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm khuyến khích trẻ tự tìm ra kiến thức cho mình ở mọi lúc mọi nơi. Đẩy mạnh các hoạt động tập thể như giao lưu giữa các khối tổ, các hoạt động khám phá trải nghiệm ở trong và ngoài trường, khuyến khích động viên thu hút những trẻ còn nhút nhát, tích cực tham gia tăng sự tự tin và mạnh dạn cho trẻ.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 3: Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi.
a] Nghe và hiểu được các lời nói trong giao tiếp hằng ngày;
b] Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết, tình cảm, thái độ bằng lời nói;
 c] Có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết.
1. Mô tả hiện trạng
 Hầu hết trẻ đều có sự phát triển ngôn ngữ đúng theo mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non.Thông qua các hoạt động giao tiếp hàng ngày với cô, với bạn, qua các hoạt động học tập, vui chơi giúp trẻ có kỹ năng nghe và hiểu được các lời nói khi giao tiếp phù hợp với độ tuổi, thông qua các hoạt động như: Trò chuyện, hoạt động góc, giữa trẻ và mọi người xung quanh, hoạt động sinh hoạt hàng ngày [H5.5.03.01], [H5.5.03.02].
Qua đánh giá hàng năm có khoảng 90% trẻ Hiểu nội dung giao tiếp, nhận ra sắc thái của lời nói khi vui, buồn, tức giận, nghe và thực hiện các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động... Trẻ có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói hoặc cử chỉ phù hợp với độ tuổi. Đa số trẻ nhà trẻ biết diễn đạt hiểu biết, trả lời các câu hỏi của cô bằng câu đơn; trẻ có thể kể được cả câu chuyện theo trình tự nhất định [H5.5.01.08].
Thông qua giờ học và hoạt động góc, giáo viên hướng dẫn trẻ một số kỹ năng ban đầu về đọc: Đọc truyện theo tranh, đọc biểu tượng, biết cách cầm và xem sách từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Trẻ biết cách cầm bút và ngồi viết đúng tư thế. Với trẻ mẫu giáo lớn 94 đến 98% trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái đã học [H1.1.05.02], [H1.1.05.03], [H5.5.01.08], [H5.5.03.03].
2. Điểm mạnh
Đa số trẻ nghe và hiểu được các lời nói, giao tiếp phù hợp với độ tuổi, khoảng 90% trẻ mẫu giáo có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói hoặc cử chỉ phù hợp với độ tuổi. Tỷ lệ trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp; có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết phù hợp với độ tuổi.
3. Điểm yếu Còn một số trẻ chưa tập trung nghe và hiểu được các lời nói, giao tiếp phù hợp với độ tuổi; một số trẻ chưa thực sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2017 - 2018, giáo viên cần thường xuyên giao tiếp với trẻ, tạo tình huống lôi cuốn, hấp dẫn để trẻ tập trung lắng nghe và hiểu được lời nói. Tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp với nhau bằng cách tổ chức các trò chơi giao lưu, hoạt động đóng vai theo chủ để để trẻ biết sử dụng lời nói và cử chỉ diễn đạt phù hợp. Đẩy mạnh công tác phối hợp với CMHS để rèn luyện, phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới các hình thức: Đọc thơ, kể truyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo, đọc biểu tượng.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 4 : Trẻ có sự phát triển về thẩm mỹ phù hợp với độ tuổi.
a] Chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động văn nghệ;
 b] Có một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động âm nhạc và tạo hình;
c] Có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình.
1. Mô tả hiện trạng
 Trẻ thích thú và tích cực tham gia các hoạt động: Hát, múa trong các giờ hoạt động âm nhạc, học năng khiếu múa, biểu diễn trong các ngày lễ, ngày hội, đóng vai ca sỹ trong các giờ hoạt động góc... các tiết mục biểu diễn văn nghệ trong các giờ học, ngày lễ [H5.5.04.04].
Trẻ có kỹ năng cơ bản trong các hoạt động tạo hình: Vẽ tô màu, nặn, xé dán, đồ hình, in thổi màu... và kỹ năng cơ bản trong âm nhạc như nghe hát, vận động theo nhịp, phách, tiết tấu, vận động minh họa và chơi các trò chơi âm nhạc [H5.5.04.01], [H5.5.04.02], [H5.5.04.03], [H5.5.04.04].
 Trẻ có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các HĐ âm nhạc và tạo hình: Qua hoạt động âm nhạc và tạo hình 90% trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc phù hợp với độ tuổi. Trẻ biết hưởng ứng theo giai điệu, biết vận động, nhún nhảy theo bài hát, biết cảm nhận cái đẹp và thể hiện trong sản phẩm tạo hình, biết nhận xét sản phẩm của các bạn và bản thân [H5.5.01.08], [H1.1.05.02], [H1.1.05.03].
2. Điểm mạnh  Đa số trẻ chủ động tích cực hứng thú tham gia vào các hoạt động văn nghệ, có một số kỹ năng cơ bản và có khả năng cảm nhận, thể hiện cảm xúc về âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi; trẻ có kỹ năng cơ bản trong các hoạt động tạo bài hát, bản nhạc...  

3. Điểm yếu

Còn một số trẻ kỹ năng tạo hình và âm nhạc còn hạn chế, trẻ chưa biết thể hiện cảm xúc trong hoạt động âm nhạc và tạo hình.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2017 - 2018 và các năm học tiếp theo Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên tăng cường rèn luyện kỹ năng tạo hình và âm nhạc cho trẻ, bằng cách cho trẻ yếu tham gia hoạt động nhiều hơn với những trẻ làm tốt đồng thời động viên, khuyến khích trẻ cảm nhận cái đẹp và tạo ra sản phẩm. Vào giờ hoạt động góc, hoạt động chiều cô cho trẻ tăng cường hoạt động theo nhóm nhỏ và có thể rèn thêm vào giờ trả trẻ khi còn ít trẻ cô có thể rèn kỹ năng cho trẻ yếu.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 5: Trẻ có sự phát triển về tình cảm và kỹ năng xã hội phù hợp với độ tuổi.
a] Tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân;
b] Thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập;
c] Mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh, lễ phép với người lớn.
1. Mô tả hiện trạng
Trong chế độ sinh hoạt 1 ngày trẻ luôn được giáo viên động viên, khuyến khích bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, do đó trẻ luôn mạnh dạn, tự tin nêu ý kiến bản thân khi giao tiếp, khi trả lời câu hỏi, khi nhận xét về sự vật hiện tượng xung quanh, chủ động nêu ý kiến của mình khi gặp các tình huống để thoả thuận chơi với bạn, cùng nhau xây dựng các quy tắc cho hoạt động chơi của nhóm, đề nghị sự giúp đỡ của người khác [H5.5.05.01].
Đa số trẻ có thái độ thân thiện, chia sẻ hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập phù hợp với độ tuổi như: Biết quan tâm, chia sẻ, đoàn kết trong khi chơi, sẵn sàng giúp đỡ bạn thích tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động theo nhóm [H5.5.01.03].
Trong giao tiếp với người lớn, những người xung quanh đa số trẻ được quan sát, đánh giá đều có thái độ mạnh dạn, lễ phép với người lớn. Biết chủ động chào hỏi cô giáo, bố mẹ, khách đến thăm trường, lớp với thái độ và ngôn ngữ phù hợp với từng độ tuổi. Tuy nhiên cũng còn một số trẻ chưa thực sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp [H5.5.05.01], [H5.5.05.02], [H5.5.05.03].
2. Điểm mạnh Đa số trẻ trẻ tự tin, biết bày tỏ quan điểm, cảm xúc và ý kiến cá nhân, biết đoàn kết xây dựng mối quan hệ thân thiện với bạn bè, mạnh dạn trong giao tiếp, lễ phép với cô giáo, người lớn tuổi và những người xung quanh.

3. Điểm yếu

Còn một số trẻ chưa biết cách bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, chưa hòa đồng, hợp tác với các bạn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2017 - 2018 đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chỉ đạo giáo viên các lớp tăng cường tạo cơ hội để trẻ được bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân của mình, giáo viên lắng nghe, chia sẻ và giải đáp thắc mắc của trẻ kịp thời.  Chú ý giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Thường xuyên giao tiếp, tạo sự thân mật gần gũi với những trẻ nhút nhát, giao những việc đơn giản hoặc tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với người lạ để trẻ mạnh dạn, hòa đồng hơn. Dạy trẻ cách chào hỏi người lớn, cách xưng hô, cảm ơn, xin lỗi… nói đủ câu, đủ  từ, giúp trẻ mạnh dạn hơn trong hoạt động tập thể. Trao đổi và kết hợp với phụ huynh để dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 6: Trẻ có ý thức về vệ sinh, môi trường và an toàn giao thông phù hợp với độ tuổi.
 a] Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nền nếp, thói quen vệ sinh cá nhân;
 b] Quan tâm, thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi;
 c] Có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn.
1. Mô tả hiện trạng
 Qua khảo sát đánh giá thì đa số trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, không vẽ bậy lên tường, bàn ghế, không vứt rác bừa bãi trên lớp, ở nhà và những nơi công cộng. Trẻ xác định được các hành vi đúng - sai của mình và bạn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nơi công cộng trong các hoạt động hàng ngày. Trẻ có hiểu biết và thực hành tốt các hoạt động vệ sinh cá nhân, 95% trẻ biết tự rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh [H5.5.06.01], [H1.1.05.02], [H1.1.05.03].  Tuy nhiên, trong thực tế một số trẻ nhà trẻ và mẫu giáo bé có thói quen vệ sinh cá nhân chưa tốt như quên súc miệng nước muối, quên lau miệng sau khi ăn. Một số trẻ mẫu giáo chưa thực sự có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
Thông qua hoạt động khám phá, hoạt động ngoài trời trẻ rất thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh như: tưới cây, lau lá cây không ngắt lá, bẻ cành.Trẻ biết nhắc nhở mọi người bảo vệ cây xanh và môi trường sống. Qua các giờ học, các chủ đề, trẻ được làm quen với các con vật nuôi gần gũi, biết cách chăm sóc và có ý thức yêu quý, bảo vệ các vật nuôi xung quanh [H5.5.06.02], [H1.1.05.02], [H1.1.05.03].
 Trẻ hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện đúng luật lệ ATGT và có ý thức chấp hành những quy định về luật lệ ATGT như: Khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, khi đi bộ đi trên vỉa hè; không đứng lên, thò đầu thò tay ra ngoài cửa xe... Trẻ biết một số luật lệ giao thông đơn giản phù hợp với độ tuổi, biết nhắc nhở người lớn nghiêm túc thực hiện khi tham gia giao thông trên đường, biết một số biển báo thường gặp [H5.5.06.03], [H1.1.05.02], [H1.1.05.03].
2. Điểm mạnh  Đa số trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi, có ý thức chấp hành tốt những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi. 95% trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi.

3. Điểm yếu

Một số trẻ nhà trẻ và mẫu giáo bé có thói quen vệ sinh cá nhân chưa tốt như quên súc miệng nước muối, quên lau miệng sau khi ăn. Một số ít trẻ mẫu giáo chưa thực sự có ý thức trong việc giữ vệ sinh môi trường. Nhà trường chưa nuôi được những con vật gần gũi giúp trẻ được quan sát và chăm sóc thường xuyên

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2017 - 2018, Nhà trường tiếp tục tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực hành về chăm sóc, bảo vệ môi trường như chăm sóc vườn cây của Bé, thực hành trực tiếp mô hình về luật an toàn giao thông tại sân trường… Chỉ đạo các lớp phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để giáo dục và rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ. Tích hợp lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, rèn nề nếp thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ trong tất cả các hoạt động trong ngày.

5. Đánh giá tiêu chí: Đạt


Tiêu chí 7: Trẻ được theo dõi và đánh giá thường xuyên
a] Tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi đạt ít nhất 80% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đạt ít nhất 90% đối với các vùng khác; tỷ lệ chuyên cần của trẻ ở các độ tuổi khác đạt ít nhất 75% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và đạt ít nhất 85% đối với các vùng khác;
b] Có ít nhất 98% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non;
c] Có 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
1. Mô tả hiện trạng
 Nhà trường và giáo viên thực hiện tốt việc theo dõi trẻ đến lớp được thể hiện bằng nhiều hình thức điểm danh, luôn nhắc nhở, khuyến khích trẻ  đi học đều với các biện pháp: Tổ chức các hoạt động theo nhu cầu hứng thú của trẻ, phù hợp khả năng, tăng cường các hoạt động tập thể và động viên trẻ đi học đều. Khi trẻ nghỉ học giáo viên gọi điện thoại đến gia đình hỏi thăm. Cụ thể tỷ lệ chuyên cần các khối lớp đạt: Trẻ 5 tuổi đạt  94,5 %; trẻ ở độ tuổi khác đạt trung bình trên 85%.  [H1.1.02.02], [H5.5.07.01].
100% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN: Nhà trường đã tăng cường sử dụng nhiều biện pháp tuyên truyền để giúp CMHS và cộng đồng hiểu được về mục tiêu GDMN,  hiểu rõ trách nhiệm và những yêu cầu đổi mới của GDMN góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ về việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 một cách khoa học và phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi [H5.5.07.02].
Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ Mẫu giáo lớn dựa trên Chương trình GDMN và bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi để theo dõi và đánh giá sự phát triển của trẻ. Phối hợp với Cha mẹ trẻ cùng đánh giá về 5 lĩnh vực phát triển, với 120 chỉ số trong Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi do Bộ GDĐT ban hành, để phụ huynh phối hợp với giáo viên và nhà trường đánh giá trẻ. Kết quả: 100% trẻ 5 tuổi tại trường được theo dõi, đánh giá theo 120 chỉ số của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi [H5.5.07.03], [H5.5.01.05],  [H5.5.01.06].
2. Điểm mạnh  Nhà trường đã thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục GDMN cho trẻ 5 tuổi, 100% trẻ được theo dõi và đánh giá theo quy định.  Tỷ lệ chuyên cần các độ tuổi đạt yêu cầu cao so với quy định tại Điều lệ trường MN.

3. Điểm yếu: Không có điểm yếu


4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Từ năm học 2017 - 2018 duy trì các hình thức quan tâm đến trẻ khi trẻ nghỉ học và tổ chức nhiều hoạt động tập thể, ngoại khóa để trẻ tham gia và được phát triển toàn diện, hứng thú đến trường. Phấn đấu đến cuối năm học tỷ lệ chuyên cần: Trẻ nhà trẻ: 90%; Trẻ 3 tuổi: 92%; trẻ 4 tuổi: 95% ; 5 tuổi: 95%;  và duy trì 100% trẻ hoàn thành Chương trình GDMN và phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

5. Tự đánh giá: Đạt


Tiêu chí 8: Trẻ suy dinh dưỡng, béo phì và trẻ khuyết tật được quan tâm chăm sóc.
 a] 100% trẻ suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng; có biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì.
b] Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân [cân nặng theo độ tuổi], thể  thấp còi [chiều cao theo tuổi] đều dưới 10%.
c] Ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hòa nhập [nếu có] được đánh giá có tiến bộ.
1. Mô tả hiện trạng
 Nhà trường có kế hoạch và biện pháp cụ thể để chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và hạn chế tốc độ tăng cân và đảm bảo sức khỏe cho trẻ thừa cân: Tăng cường vận động cho các cháu trong các hoạt động hàng ngày tại khu vui chơi thể chất và các bài tập trong giờ giáo dục thể chất nhằm hạn chế tốc độ tăng cân, giảm chế độ ăn có nhiều tinh bột, tăng cường ăn rau, hoa quả... [H5.5.08.01].
Phối hợp cùng với CMHS chăm sóc sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng : uống thêm sữa, bổ sung chất dinh dưỡng và uống sữa thêm ở nhà. Bằng kế hoạch chăm sóc riêng như: Sắp xếp trẻ suy dinh dưỡng ngồi  bàn ăn riêng để giáo viên quan tâm đến trẻ hơn, vận động phụ huynh cho trẻ uống thêm sữa, có chế độ tập luyện vừa sức Kết quả: tháng 9/2016 trẻ suy dinh dưỡng - thấp còi: 1,8% đến tháng 3/2017 trẻ suy dinh dưỡng - thấp còi chỉ còn: 0,93 % [H5.5.08.01].  
Từ tháng 12/2015 Trường MNTH Hoa Sen đã triển khai thực hiện thí điểm đề án: Can thiệt sớm cho trẻ có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt; Trong tổng số 68 trẻ hòa nhập có 41 trẻ đăng ký học can thiệp. Sau thời gian thực hiện can thiệp sớm cho trẻ có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt Nhà trường đã tiến hành đánh giá kết quả cho thấy trẻ có sự tiến bộ 80% trẻ khuyết tật học hòa nhập được đánh giá có tiến bộ [H1.1.05.01].  
2. Điểm mạnh    100% trẻ suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nhà trường có nhiều biện pháp để hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì. Vì vậy, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có cân nặng cao hơn độ tuổi cuối năm giảm so với đầu năm học.

3. Điểm yếu:

          Nhà trường còn trẻ suy dinh dưỡng: 0,26% và thừa cân: 9,4%

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2017 - 2018 Nhà trường tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng trong các bữa ăn ở nhà, trẻ thừa cân tăng cường vận động và giảm các chất béo.

5. Tự đánh giá: Đạt


KẾT LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN 5 Trường MNTH Hoa Sen nhiều năm liền đạt thànhtích cao trong nhiệm vụ giáo dục. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ luôn đạt kết quả tốt và có sự chuyển biến tích cực năm sau cao hơn năm trước, được thể hiện rất rõ ở kết quả khảo sát đánh giá chất lượng cuối năm. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng luôn giảm dần từng năm. Các cháu đến trường được phát triển toàn diện về các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội theo đúng mục tiêu của chương trình GDMN mới phù hợp với yêu cầu của từng độ tuổi. Trẻ có nề nếp, thói quen, kỹ năng tốt trong các hoạt động học tập, vui chơi, lao động, vệ sinh. Trẻ thực hiện tốt các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi. Trẻ có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán cao. Có hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật xung quanh theo chuẩn qui định ở các độ tuổi. Trẻ hào hứng, chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động văn nghệ,nắm được kỹ năng cơ bản và có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc về âm nhạc và tạo hình. Trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, đoàn kết với bạn bè, mạnh dạn trong giao tiếp, lễ phép với người lớn. Hầu hết trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân, quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vật nuôi, có ý thức chấp hành quy định về an toàn giao thông phù hợp với độ tuổi. Nhà trường đã có biện pháp can thiệp về dinh dưỡng, vận động nhằm giúp cho trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi có thể lực tốt hơn đạt yêu cầu của độ tuổi.

  Tiêu chuẩn 5 có 8 tiêu chí, trong đó: Số lượng tiêu chí đạt: 08


     Số lượng tiêu chí không đạt: 0
III. KẾT LUẬN CHUNG Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng Thanh tra & Kiểm định chất lượng giáo dục Trường CĐSP Trung ương hướng dẫn; Cùng với sự cố gắng nỗ lực của tập thể Cán bộ, giáo viên và nhân viên Nhà trường, Trường MNTH Hoa Sen đã hoàn thành quy trình Tự đánh giá. Trong quá trình thực hiện công tác tự đánh giá, Nhà trường đã nghiêm túc tuân theo các bước thực hiện, sử dụng toàn bộ dữ liệu và phân tích, đánh giá một cách trung thực, khách quan, bám sát nội hàm các chỉ số, tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn chất lượng của trường mầm non. Với 5 tiêu chuẩn, 29 tiêu chí và 87 chỉ số, về chất lượng giáo dục, Trường MNTH Hoa Sen đạt được: - Số lượng và tỷ lệ các chỉ số đạt: 87/87 đạt 100% - Số lượng và tỷ lệ các tiêu chí đạt: 29/29 đạt 100% - Số lượng và tỷ lệ các chỉ số không đạt: 0/87 chiếm 0% - Số lượng và tỷ lệ các tiêu chí không đạt: 0/29 chiếm 0%

Đối chiếu với Điều 22 Mục 5 Công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường tự đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3./.

  Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2017
               HIỆU TRƯỞNG    

             Nguyễn Thị Thanh

Video liên quan

Chủ Đề