Đánh giá cách giảm stress cho học sinh

Tinh thần sa sút, sức khỏe suy nhược, trầm cảm… là những tác hại của tình trạng stress, căng thẳng học đường gây ra cho trẻ nếu không được khắc phục sớm. Vì thế, khi nhận thấy con có biểu hiện bị căng thẳng, áp lực thì bố mẹ hãy ngay lập tức áp dụng các cách để giảm stress cho học sinh hiệu quả được chia sẻ trong bài viết sau đây nhé. 

  • Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học
  • Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

Stress trong học tập là gì?

Stress trong học tập hay stress học đường là một vấn đề không còn quá mới trong xã hội hiện nay khi tỷ lệ học sinh, sinh viên bị stress ngày càng tăng cao. Có thể hiểu một cách đơn giản, đây là phản ứng của cơ thể học sinh, sinh viên trước những áp lực hay quá tải tác động vào bản thân như: áp lực điểm số, áp lực từ gia đình, bạn bè…

Thực trạng stress của học sinh hiện nay đang ở mức báo động

Nguyên nhân gây stress học đường có thể khác nhau nhưng hầu hết đều khiến cho trẻ lo lắng, mệt mỏi, chán nản và căng thẳng kéo dài. Từ đó, làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm nhận, hành vi và ứng xử, nghiêm trọng hơn trẻ dễ đi nhầm đường, nhiễm phải thói hư tật xấu.

Những dấu hiệu và nguyên nhân gây stress ở học sinh

Vì tác hại của tình trạng stress trong học tập gây ra cho trẻ là không nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và cả tương lai sau này. Do đó, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu, nắm rõ nguyên nhân gây stress học đường cùng dấu hiệu nhận biết để phòng tránh và có cách giảm căng thẳng cho con kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị stress học đường

Stress trong học tập bao gồm rất nhiều các triệu chứng thực tế, kèm theo đó là những cảm giác mệt mỏi, khó chịu làm ảnh hưởng tới việc học hành, sinh hoạt hàng ngày của các bạn học sinh, sinh viên. Cụ thể hơn về dấu hiệu nhận biết trẻ đang gặp stress học đường:

  • Cảm thấy bực bội vô cớ

Khi học sinh, sinh viên bị stress trong học hành sẽ thường cảm thấy lo lắng, chán nản và bất an về những việc xảy ra quanh. Nghiêm trong học, chỉ gặp một vấn đề nhỏ cũng khiến trẻ phải suy nghĩ và buồn phiền rất nhiều. 

Không những thế, khi vấn đề khó khăn không được giải quyết ổn thỏa, êm đẹp sẽ khiến trẻ trở nên dễ bực bội, giận dữ và cáu gắt một cách vô cớ.

Khi bị stress trẻ thường cảm thấy bực bội, nổi nóng vô cớ

  • Mất dần hứng thú với mọi thứ

Đây được xem là một trong các biểu hiện thường gặp nhất đối với các trường hợp bị stress học đường ngày nay. Các em học sinh sẽ dần mất đi sự hứng thú, đam mê trong học tập, hoạt động vui chơi, giải trí, thậm chí là những điều mà trẻ từng rất yêu thích. 

Thích ở một mình, chán nản là biểu hiện điển hình ở trẻ bị stress học đường

  • Thích ở một mình

Khi gặp nhiều áp lực, khó khăn trong việc học hành hay cuộc sống hàng ngày thì trẻ có tâm lý muốn thu mình lại và chỉ thích ở một mình. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục, trong thời gian dài sẽ hình thành nên một thói quen tiêu cực. Đây là một trong những biểu hiện bất thường về mặt tâm lý, khiến cho con người khó có thể hòa nhập với môi trường sống và mọi người xung quanh.

  • Luôn cảm thấy bản thân thất bại và vô dụng

Muốn thể hiện, chứng tỏ năng lực của bạn thân là một tâm lý điển hình thường gặp ở hầu hết các trẻ ở lứa tuổi vị thành niên. Lúc này, các em luôn cố gắng để thể hiện các điểm mạnh của bản thân với mong muốn được tán thưởng, khen ngợi từ mọi người xung quanh. Tuy nhiên, nếu bật chợt nhận thấy các bé xuất hiện cảm xúc tiêu cực, lúc nào cũng nghĩ bản thân vô dụng thì khả năng cao trẻ đang bị stress.

  • Có những suy nghĩ tiêu cực

Khi hệ thần kinh chịu căng thẳng quá mức sẽ khiến con người liên tục cảm thấy tiêu cực và suy nghĩ về những điều tồi tệ, tổn thương, mất mát. Ở học sinh, sinh viên cũng vậy, nếu bị stress, áp lực trong học tập kéo dài sẽ hình thành nên các suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là ý nghĩ hoặc hành động cực đoan khó có thể kiểm soát được. 

Nguyên nhân gây stress ở học sinh, sinh viên phổ biến

Các chuyên gia giáo dục giàu kinh nghiệm cho biết, nguyên nhân gây stress ở học sinh, sinh viên chủ yếu là do áp lực từ việc học hành, điểm số, thi cử liên tục và những kỳ vọng quá lớn từ phía bố mẹ cũng như giáo viên, khiến trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. 

Thi cử, bài tập quá nhiều là nguyên nhân phổ biến gây stress học đường

Dưới đây là một số lý do phổ biến khiến cho học sinh, sinh viên bị stress học đường thường xuyên và diễn ra trong thời gian dài:

  • Thi cử

Điểm số được xem là yếu tố đánh giá năng lực của một người khi còn ở trên ghế nhà trường. Do đó, các bạn học sinh, sinh viên bắt buộc phải học tập không ngừng nghĩ, liên tục trong nhiều giờ để có sự chuẩn bị tốt nhất cho lần kiểm tra, thi cử sắp tới. Và chính điều này đã khiến trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực về điểm số và lo lắng quá nhiều. 

  • Bài tập về nhà quá nhiều

Khi khối lượng bài vở quá nhiều cũng dễ khiến cho trẻ cảm thấy bị choáng ngợt và mệt mỏi. Tình trạng này có thể tạo nên một chu kỳ stress khi trẻ đối diện với đống bài tập chồng chất, phải hoàn thành trong thời gian ngắn.

Tình trạng thiếu ngủ nhiều ngày cũng có thể gây stress cho học sinh

  • Mâu thuẫn với bạn bè trong lớp

Các mâu thuẫn, hiểu lầm xảy ra trong quá trình học hành hay mối quan hệ bạn bè xung quanh cũng khiến cho trẻ cảm thấy lo lắng, suy nghĩ nhiều hơn và bị ảnh hưởng về mặt cảm xúc.

  • Giấc ngủ không được đảm bảo

Hiện nay, ngoài học chính trên trường, trẻ còn phải học thêm, học năng khiếu ngoài giờ rất nhiều. Chưa kể tối về trẻ còn phải hoàn thành các bài tập trên lớp, ôn luyện bài vở khi đến mùa thi cử… Điều này khiến trẻ phải thức khuya, ngủ trễ và không ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày theo khuyến cáo từ chuyên gia tâm lý. Từ đó, dễ dần đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, ể oải và cơ thể trẻ bị suy nhược nghiêm trọng. 

Tổng hợp 12 cách để giảm stress cho học sinh

Cách để giảm stress cho học sinh, sinh viên hiệu quả nhất đó chính là dựa vào bản thân các em cùng với sự hỗ trợ, động viên từ phía gia đình và nhà trường. 

Đặt ra mục tiêu học tập phù hợp

Điểm số mặc dù rất quan trọng trong mọi kỳ thi nhưng đó không phải là tất cả. Hãy biết năng lực của bản thân mình tới đâu, đừng đặt ra mục tiêu quá xa vời so với khả năng sẽ giúp tăng sự tự tin, thần thần được thoải mái, thả lỏng hơn và là cách xả stress trong học tập hiệu quả trước mỗi kỳ thi cử. 

Nên đặt ra mục tiêu phù hợp với năng lực bản thân để không bị stress

Sắp xếp thời gian học tập một cách hợp lý

Trẻ nên tự sắp xếp cho bản thân mình một lịch trình học tập khoa học, hợp lý, phân bổ thời gian cụ thể cho từng môn thay vì phải học liên tục một môn trong ngày. Việc làm này không chỉ là một trong những cách giảm stress cho học sinh khi não bộ có biểu hiện quá tải mà còn giảm áp lực trước các kỳ thi quan trọng. 

Cách giảm stress trong học tập: Quan tâm chế độ dinh dưỡng

Trước hay trong các kỳ thi thì sức khỏe chính là nền tảng cho việc học hành và thi cử đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, các bậc phụ huynh cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ mỗi ngày. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học dành cho bé có khả năng tập trung kém

Đặc biệt, với chế độ ăn uống khoa học kết hợp thực phẩm dồi dào DHA như cá hồi, cá thu, mực, cua, tôm, lòng đỏ trứng gà… sẽ giúp não bộ trẻ luôn ở trạng thái hoạt động ổn định. Ngoài ra, nên hạn chế trẻ uống các loại nước có chứa kích thích, thức ăn nhanh và các món cay nóng, nhiều dầu mỡ vì sẽ gây hại đến sức khỏe, sự phát triển toàn diện của bé.

Cách giảm stress cho học sinh: Hãy ngủ đủ giấc

Một giấc ngủ ngon, sâu và đủ thời gian là cách để giảm stress cho học sinh cực kỳ hiệu quả. Vì vậy, bố mẹ nên tạo thói quen ngủ sớm cho trẻ, nhắc nhở con đi ngủ đúng giờ và hạn chế bé thức quá khuya chơi game, xem tivi…

Tập thể dục thể thao giúp học sinh giảm stress hiệu quả

Những bài tập yoga không những giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao tinh thần mà còn sản sinh chất endorphins [là loại hormone giúp ức chế các cơn đau, tạo sự hưng phấn] trong quá trình tập luyện, từ đó làm cơ thể trở nên vui vẻ, dễ chịu và thoải mái hơn.

Vận động vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa giúp trẻ giải tỏa căng thẳng

Vì thế, bố mẹ có thể cùng con tham gia các lớp học yoga, cho trẻ hoạt động thể thao nhiều hay đơn giản là chơi xếp hình, lắp ghép mô hình, phi tiêu… để giúp bé giảm stress, áp lực từ việc học hành. 

Hãy tập hít thở sâu để làm giảm stress

Hít thở sâu cũng là một cách xả stress trong học tập cho trẻ cực kỳ hiệu quả. Khi hút một hơi thật sâu, não bộ sẽ ngầm ra hiệu để tạo cho cơ thể một tình thần sảng khoái, thoải mái, đẩy lùi các căng thẳng và lo âu. 

Nghe nhạc – Cách xả stress học tập đơn giản mà hiệu quả

Thực tế, âm nhạc được xem là một liều thuốc cho cơ thể vì theo nghiên cứu, chỉ với 6 phút nghe những bản nhạc yêu thích là đã có thể giúp não bộ giải tỏa hơn 61% căng thẳng. 

Nghe nhạc là cách xả stress vô cùng hiệu quả

Nói cách khác, việc nghe nhạc sẽ khiến cho não bộ được giải phóng khỏi những luồng suy nghĩ tiêu cực, thoải mái và thư giãn hơn. Do đó, bố mẹ đừng quên trang bị cho con những thiết bị có tính năng phát nhạc cho bé nhé. 

Sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý

Việc tiếp xúc với mạng xã hội là con dao hai lưỡi, có thể vừa giúp học sinh giải trí nhưng cũng gây ra nhiều tác hại không nhỏ đối với trẻ nhỏ. Vì thế, các bậc phụ huynh nên kiểm soát thời gian sử dụng mạng xã hội của con. Đồng thời, thường xuyên chia sẻ, tâm sự những mặt hại từ mạng xã hội để con hiểu và tránh xa. 

Dạy trẻ cách sử dụng mạng xã hội sao cho hợp lý

Tham khảo: Tác hại của internet đối với học sinh

Bài trí không gian học tập thân thiện, thoáng đãng

Trong nghiên cứu của phó giáo sư tâm lý học Peter Kahn tại đại học Washington [Mỹ] đã chỉ ra rằng, nhịp tim con người bị ảnh hưởng bởi yếu tố không gian. Một không gian thoáng đãng, sạch sẽ với chiếc cửa sổ mở rộng, hướng đến khu vườn nhiều cây xanh sẽ giúp nhịp tim trở về trạng thái bình thường khi bị căng thẳng, áp lực do ngồi học quá lâu. 

Vì thế, bố mẹ đừng quên thiết kế, bố trí góc học tập của con ở nơi rộng, đầy đủ ánh sáng và gần với thiên nhiên để giúp trẻ xả stress trong học tập hiệu quả hơn.

Uống trà giúp giảm căng thẳng cho học sinh

Làm dịu tâm hồn và trí não trước các kỳ thi cử quan trọng bằng một tách trà thảo mộc cũng là cách để giảm stress cho học sinh, sinh viên đáng để áp dụng. Chất L-theanine có trong các loại trà như: trà xanh, trà bạc hà, trà hoa cúc… sẽ giúp giải tỏa các áp lực, mệt mỏi ngay lập tức 

Một cốc trà xanh cũng có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn

Sử dụng tinh dầu giúp tinh thần thoải mái

Hiện nay, việc sử dụng mùi hương từ tinh dầu thảo mộc là một trong những liệu pháp phổ biến được áp dụng rộng rãi để điều trị nhiều vấn đề liên quan đến tâm lý. Cách giảm cho học sinh, sinh viên này rất hiệu quả vì mùi hôi từ tinh dầu sẽ tác động lên não bộ thông qua khứu giác, nhờ đó giúp đẩy lùi các căng thẳng, áp lực, lo âu nhanh chóng và mang lại một giấc ngủ ngon. 

Ngoài ra, tinh dầu thảo mộc còn có khả năng tăng cường ghi nhớ, giúp học sinh, sinh việc cảm thấy dễ chịu hơn khi ôn luyện để thi cử.

Phụ huynh cần tâm sự với con cái

Cuối cùng, các bậc phụ huynh đừng quên dành thời gian hỏi han, tâm sự và lắng nghe các tâm tư, nguyện vọng của trẻ. Việc có thể tâm sự với một ai đó về các căng thẳng, lo lắng đang gặp phải sẽ giúp trẻ giải tỏa căng thẳng và cảm thấy dễ chịu hơn.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách để giảm stress cho học sinh, sinh viên trong bài viết có thể giúp ích cho các bậc phụ huynh trong vấn đề chăm sóc và giáo dục con cái. Để từ đó, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện theo hướng tích cực, luôn vui vẻ và hạnh phúc. 

Chủ Đề