Bán thanh lý là gì

30/05/2018 12:00:00 SA

 Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 02 có sở hình thành giá trị phi thị trường đã hết hiệu lực hướng dẫn:

 "Giá trị thanh lý là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản sau khi trừ chi phí thanh lý ước tính.

Giá trị thanh lý phản ánh giá trị còn lại của một tài sản [trừ đất đai] khi tài sản đó đã hết hạn sử dụng và được bán thanh lý. Tài sản vẫn có thể được sửa chữa, hoặc hoán cải cho mục đích sử dụng mới hoặc có thể cung cấp những bộ phận linh kiện rời cho những tài sản khác còn hoạt động."

Sau này, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 03 Giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá [Ký hiệu: TĐGVN 03] Ban hành kèm theo Thông tư số 158/2014/TT-BTC  ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính không đưa ra khái niệm này.

- Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, tại Điều 430 quy định: "Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán". tại Điều 105 khái niệm. “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”

- Theo quy định tại Luật Thương mại 2005: tại khoản 8 Điều 3 quy định: "Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận" và khoản 1 Điều 3 Hàng hóa bao gồm: “Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; Những vật gắn liền với đất đai.”

Như vậy, theo khái niệm của Luật Thương mại không điều chỉnh đối tượng giao dịch chuyển nhượng - mua bán quyền sử dụng đất, không coi quyền sử dụng đất là hàng hoá. Có quan điểm cho rằng mua bán hàng hoá nhằm mục đích sinh lời còn mua bán tài sản có mục đích để sử dụng là chưa chính xác vì trong cùng một giao dịch nhưng các bên đều có thể hiểu đối tượng giao dịch là tài sản hoặc hàng hoá mà không làm thay đổi giá trị của đối tượng, nội dung giao dịch.

Ngoài ra, theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 35 của Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp phân chia thêm khái niệm chuyển nhượng và thanh lý tài sản như sau:

“3.2.1. Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh, dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án: TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả."

"3.2.2. Trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.”

Mặc dù nội dung thông tư chỉ hướng dẫn thủ tục nội bộ của bên bán có hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng khác với thanh lý nhưng chỉ áp dụng cho đối tượng là bên bán có tài sản [đủ tiêu chuẩn là Tài sản cố định theo Luật kế toán], không hướng dẫn cho bên mua. Về bản chất động từ thanh lý hay chuyển nhượng đều chỉ đến hành vi giao dịch chuyển quyền sở hữu, sử dụng hàng hoá, tài sản cho bên khác mà thôi.

* Các khái niệm để tham khảo khác:

Theo từ điển Anh - Việt: Thanh lý tiếng Anh được dịch là [Dt] liquidation; [Đt] Liquidate

Theo VAI: Thanh lý là danh động từ thường được dùng từ thời bao cấp, chỉ hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản [của cải] cho người khác khi chủ sở hữu tài sản không có nhu cầu sử dụng, sở hữu [tương đương với bán].

Thanh lý là gì? Quy trình thủ tục thanh lý hợp đồng kinh tế mới nhất? Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp nào? Là hàng loạt những câu hỏi của rất nhiều người. Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thêm một số thông tin hữu ích qua bài viết này nhé!

Khái niệm của giá trị thanh lý là gì?

Nội dung bài viết

  1. Giá trị thanh lý là gì?
    1. Khái niệm.
    2. Giá trị thanh lý bao gồm giá trị trên các tài sản hữu hình thuộc sở hữu doanh nghiệp.
    3. Đặc trưng.
    4. Cần thiết xác định các cấp độ tính toán giá trị.
  2. Lời kết:

Giá trị thanh lý là gì?

Khái niệm.

Giá trị thanh lí là tổng giá trị tài sản vật chất của một công ty trong trường hợp công ty đó bị phá sản. Và hoạt động bán tài sản với ý nghĩa thanh lý được thực hiện. Hoạt động định giá, thương lượng tiến hành hoàn tất. Và các bên xác định giá trị cho hợp đồng thanh lý tài sản. Giá trị đó phản ánh giá trị tài sản mà doanh nghiệp phá sản thanh lý. Tài sản vô hình bị loại ra khỏi giá trị thanh lí của công ty. Giá trị thanh lý thường được thực hiện bằng nghĩa vụ tiền mặt.

Giá trị thanh lí hiểu theo cách đơn giản là giá trị hay số tiền khi bán doanh nghiệp không còn tiếp tục được nữa. Việc xác định giá trị của các tài sản hữu hình cũng được dựa trên căn cứ cụ thể. Khi mà các tài sản đó có thể được sử dụng trong doanh nghiệp với các khoảng thời gian khác nhau. Tần suất sử dụng và khai thác công dụng cũng không giống nhau. Và còn nhiều yếu tố khác có thể tác động lên giá trị của từng tài sản thanh lý.

Do đó mà giá trị thanh lý cũng có các tính chất nhất định. Cũng như mối quan hệ với các cách thức giá trị khác. Khi một doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản. Việc thực hiện nghĩa vụ trở thành áp lực mà doanh nghiệp phải giải quyết trong một thời gian nhất định. Các áp lực thời gian cũng với các tác động và biến đổi thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn đối với xác định giá trị thanh lý.

Giá trị thanh lý bao gồm giá trị trên các tài sản hữu hình thuộc sở hữu doanh nghiệp.

Việc thanh lý trên thực tế doanh nghiệp đang muốn tìm kiếm tất cả các khả năng có thể. Tìm kiếm giá trị trước khi dừng hoạt động. Do đó, thanh lý thường được tiến hành xung quanh các khoảng thời gian doanh nghiệp xác định và thông báo phá sản. Giá trị thanh lý doanh nghiệp được xác định thông qua các tài sản mà doanh nghiệp sở hữu và có thể bán ra tìm kiếm giá trị. Tổng giá trị của các tài sản đó chính là giá trị tính toán giá trị thanh lý. Một doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất hay kinh doanh đều cơ bản sở hữu các tài sản sau.

Đặc trưng và ví dụ về giá trị thanh lý là gì?

Giá trị thanh lí bao gồm giá trị của bất động sản, máy móc, thiết bị và hàng tồn kho. Ngoài ra nó có thể là các tài sản khác cũng thỏa mãn yếu tố xác định tài sản công ty. Đó là thuộc sở hữu công ty và là các tài sản hữu hình.

Bất động sản là tất cả các tài sản được hình thành trong thời gian doanh nghiệp hoạt động. Có thể là trụ sở công ty, nhà xưởng, các khu nhà ở dưới sự sở hữu của doanh nghiệp. Máy móc, thiết bị do doanh nghiệp sở hữu, phục vụ cho sản xuất, vận chuyển hay thực hiện các công cụ, phương tiện thực hiện hoạt động quản lý. Hàng tồn kho luôn được coi là một loại tài sản của doanh nghiệp. Khi mà nó được thực hiện các chi phí khác nhau cho sản xuất, bảo quản. Các giá trị hàng tồn kho được định giá trên tổng thể các chi phí tham gia trong các giai đoạn sản xuất, bảo quản.

Đặc trưng và ví dụ về giá trị thanh lý.

Đặc trưng.

Nhìn chung có bốn cấp độ để định giá tài sản kinh doanh. Trong đó giá trị thanh lí đặc biệt quan trọng trong trường hợp phá sản và hoãn nợ. Thanh lý cũng phản ánh các ý nghĩa khi mà hoạt động được thực hiện không hoàn toàn do thời gian sử dụng hữu ích của tài sản không còn.

Ngoài ra, các cấp độ khác có mối liên hệ nhất định với giá trị thanh lý được phản ánh như sau. Giá trị thị trường, giá trị sổ sách, giá trị thanh lí và giá trị còn lại [giá trị thu hồi]. Mỗi cấp độ giá trị cung cấp cách thức khác nhau để kế toán viên và nhà phân tích phân loại tổng giá trị của tài sản. Các xem xét là yếu tố để xác định cơ sở tính toán giá trị thanh lý.

Khi mà việc thanh lý được thực hiện khi công ty đã có khoảng thời gian nhất định trong hoạt động. Việc sở hữu và sử dụng các tài sản cũng có tính chất không giống nhau. Dựa trên đòi hỏi của từng bên khi tham gia vào giao dịch luôn muốn tìm kiếm các lợi ích lớn nhất. Các giá trị được bên này xác định thường khó nhận được sự chấp thuận ngay từ đầu của bên còn lại. Do đó việc xác định căn cứ cho giá trị là hoàn toan cần thiết. Cũng như có thể giúp bên thanh lý không bị ảnh hưởng quá sâu trong việc phá sản.

Cần thiết xác định các cấp độ tính toán giá trị.

Để đi đến thực hiện giao dịch hiệu quả. Kế toán cần xác định các thông tin liên quan về giá trị của hao mòn hay khấu hao tài sản. Từ đó giúp nhà phân tích tính toán các giá trị cho tài sản thanh lý. Đảm bảo các giá trị nhận được phù hợp. Và đảm bảo nhu cầu tìm kiếm các khoản giá trị thanh lí.

Vai trò giá trị thanh lý là gì?

Tham khảo thêm

  • Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm
  • File EPS là gì? Cách mở và chuyển đổi file EPS sang PNG, PSD, EMF, SVG

Lời kết:

Bên trên bài viết là những thông tin hữu ích về Giá trị thanh lý là gì? Đặc trưng và ví dụ về giá trị thanh lý giúp bạn đọc có thêm kiến thức. Còn gì thắc mắc hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp nhé. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như:  dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…

Chủ Đề