Bài tập trắc nghiệm về tính từ lớp 4

Bài tập về danh từ, động từ, tính từ lớp 4

Các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 4 là những dạng bài tập về phân biệt danh từ, động từ và tính từ trong tiếng Việt lớp 4. Tài liệu này giúp các em ôn tập kiến thức về danh từ như danh từ chung, danh từ riêng, động từ, tính từ nhằm phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt tốt hơn. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tải về trọng bộ bài tập Luyện từ và câu lớp 4 để tham khảo và ôn luyện. Chúc quý thầy cô và các em học sinh có những tiết học bổ ích.

Tổng hợp bài tập luyện từ và câu lớp 4

Bộ đề ôn tập luyện từ và câu lớp 5

Danh từ

Bài 1: Xác định danh từ trong đoạn văn sau:

Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.

Bài 2: Tìm các danh từ có trong đoạn thơ sau:

a. Quê hương là cánh diều biếcTuổi thơ con thả trên đồngQuê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông.

b. Bà đắp thành lập trạiChống áp bức cường quyềnNghe lời bà kêu gọi

Cả nước ta vùng lên.

Bài 3: Xác định các danh từ trong đoạn văn sau:

"Bản làng đã thức giấc. Đó đây ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm tiếng gọi nhau í ới".

Bài 4: Tìm danh từ có trong câu văn sau:

Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

Bài 5: Xác định từ loại của các từ: "niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ" và tìm thêm các từ tương tự.

Bài 6: Tìm từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động và chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ sau:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang.

Động từ

Bài 1: Gạch dưới động từ trong mỗi cụm từ sau:

a. trông em d. quét nhà h. xem truyện

b. tưới rau e. học bài i. gấp quần áo

c. nấu cơm g. làm bài tập

Bài 2: Tìm danh từ, động từ trong các câu văn:

a. Vầng trăng tròn quá, ánh trăng trong xanh toả khắp khu rừng.

b. Gió bắt đầu thổi mạnh, lá cây rơi nhiều, từng đàn cò bay nhanh theo mây.

c. Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vạc.

Bài 3: Xác định từ loại trong các từ của các câu:

a. Nước chảy đá mòn.

b. Dân giàu, nước mạnh.

Bài 4: Xác định từ loại:

Nhìn xa trông rộng

Nước chảy bèo trôi

Phận hẩm duyên ôi

Vụng chèo khéo chống

Gạn đục khơi trong

Ăn vóc học hay.

Bài 5: Xác định từ loại:

a. Em mơ làm mây trắngBay khắp nẻo trời caoNhìn non sông gấm vóc

Quê mình đẹp biết bao.

b. Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng.

Bài 6: Tìm danh từ, động từ trong các câu sau:

Trên nương, mỗi người một việc, người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô.

Bài 7: Viết đoạn văn [5 - 7 câu] kể về những việc em làm vào một buổi trong ngày. Gạch dưới các động từ em đã dùng.

Tính từ

Bài 1: Viết các tính từ sau vào từng cột cho phù hợp: xanh biếc, chắc chắn, tròn xoe, lỏng lẻo, mềm nhũn, xám xịt, vàng hoe, đen kịt, cao lớn, mênh mông, trong suốt, chót vót, tí xíu, kiên cường, thật thà.

A

Tính từ chỉ màu sắc

B

Tính từ chỉ hình dáng

C

Tính từ chỉ tính chất phẩm chất

Bài 2: Viết tính từ miêu tả sự vật ghi ở cột trái vào mỗi cột phải:

Từ chỉ sự vật

Tính từ chỉ màu sắc của sự vật

Tính từ chỉ hình dáng của sự vật

Cái bút

Cái mũ

Bài 3: Gạch dưới những tính từ dùng để chỉ tính chất của sự vật trong đoạn văn:

"Từ trên trời nhìn xuống, phố xá Hà Nội nhỏ xinh như mô hình triển lãm. Những ô ruộng, những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc".

Bài 4: Đánh dấu x vào chỗ trống nêu cách thể hiện mức độ tính chất đặc điểm của mỗi tính từ ở cột trái

Tính từ

Thêm tiếng để tạo ra các TG hoặc TL

Thêm các từ chỉ mức độ [rất, lắm vào trước hoặc sau]

Dùng cách so sánh

hơi nhanh

x

vội quá

đỏ cờ

tím biếc

mềm vặt

xanh lá cây

chầm chậm

khá xinh

thẳng tắp

Chọn 1 từ ở cột trái để đặt câu.

Bài 5: Tìm tính từ trong khổ thơ sau:

"Việt Nam đẹp khắp trăm miền

Bốn mùa một sắc trời riêng đất này

Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây

Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.

Sum sê xoài biếc, cam vàng

Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi"

Bài 6: Hãy tìm 5 từ ghép, 5 từ láy nói về tình cảm, phẩm chất của con người. Đặt 1 câu với một trong số những từ vừa tìm được.

Bài 7:

  1. Hãy chỉ ra tính từ [nếu có] trong câu sau:

Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

  1. Đặt 1 câu trong đó có chủ ngữ là một tính từ.

Bài 8: Hãy tìm 2 từ ghép và 2 từ láy nói về những đức tính của người học sinh giỏi.

Bài 9:

  1. Tìm 2 từ cùng nghĩa, gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ "chăm chỉ". Đặt câu với từ vừa tìm.
  2. Tìm 2 từ cùng nghĩa, gần nghĩa và 2 từ trái nghĩa với từ "dũng cảm".

Bài 10: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong 2 câu thơ của Bác Hồ:

"Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót, chim kêu suốt cả ngày".

Bài 11:

"Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"

Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ. Vì sao?

Ôn tập Luyện từ và câu lớp 4

Bài 1: "Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn".

  1. Tìm các tính từ có trong câu văn.
  2. Nhận xét về từ loại của các từ "cái béo, mùi thơm".

Bài 2: Hãy tách thành các từ loại [DT, ĐT, TT] trong đoạn thơ sau:

Bút chì xanh đỏ

Em gọt hai đầu

Em thử hai màu

Xanh tươi, đỏ thắm

Em vẽ làng xóm

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát.

Bài 3: Tìm DT, ĐT, TT có trong khổ thơ sau:

Em mơ làm gió mát

Xua bao nỗi nhọc nhằn

Bác nông dân cày ruộng

Chú công nhân chuyên cần.

Bài 4: Xác định từ loại của các từ sau: niềm vui, vui tươi, vui chơi, yêu thương, đáng yêu, tình yêu, thương yêu, dễ thương.

Cập nhật: 17/07/2017

Câu 1. Tính từ là gì?

A. Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái

B. Có thể trực tiếp làm vị ngữ

C. Có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, sẽ, không, chưa, chẳng...

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Đoạn văn trên có mấy cụm tính từ

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 5. Cụm tính từ gồm mấy thành phần?

A. Một tập hợp từ gồm tính từ chính, từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau

B. Tập hợp một số từ, có các từ chỉ mức độ [rất, hơi, khí..]chị sự phủ định [không, chưa, chẳng...]

C. Gồm 3 phần, phụ ngữ trước, tính từ chính, phụ ngữ sau

D. Cả 3 đáp án trên

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1DCâu 6A
Câu 2BCâu 7C
Câu 3ACâu 8C
Câu 4CCâu 9B
Câu 5CCâu 10A

Chu Huyền [Tổng hợp]

Câu hỏi : Tính từ là gì lớp 4

Lời giải:

1. Khái niệm tính từ là gì?

Tính từ là những từ dùng để miêu tả các đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hiện tượng, trạng thái, con người.

Ví dụ: Yêu, thích, ghét, ngọt, đắng, cay…

2. Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái tiếng Việt

Theo khái niệm,chúng ta có thể phân chia tính từ thành 3 loại chính: Tính từ chỉ đặc điểm, Tính từ chỉ tính chất, tính từ chỉ trạng thái. Cụ thể:

Tính từ chỉ đặc điểm

- Đặc điểm là những nét riêng biệt, là vẻ riêng của mỗi một sự vật nào đó, có thể là người, con vật, đồ vật, cây cối,…. Đặc điểm của một sự vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài [chính là ngoại hình] mà ta có thể dễ dàng nhận biết được trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,… Đó là những nét riêng, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh,…của sự vật nào đó.

-Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà phải qua quan sát, suy luận, khái quát,…ta mới có thể nhận biết ra được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lý, tính cách của một người, hay độ bền, giá trị của một đồ vật,…

-Tính từ chỉ đặc điểm là từ dùng biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tượng như đã nêu ở phần trên.

Cho ví dụ về tính từ chỉ đặc điểm:

+ Tính từ chỉ các đặc điểm bên ngoài như: Cao, thấp, rộng, dài , hẹp, xanh, đỏ,…

+ Tính từ chỉ đặc điểm bên trong như:tốt, ngoan, thật thà, chăm chỉ, bền bỉ,…

Tính từ chỉ tính chất

Tính chất thực tế cũng là đặc điểm riêng của các sự vật, hiện tượng bao gồm cả những hiện tượng xã hội hay những hiện tượng trong cuộc sống,….Nhưng thiên về mô tả đặc điểm bên trong, mà ta không quan sát trực tiếp được, mà phải trải qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích, tổng hợp thì ta mới có thể nhận biết được. Do đó, tính từ chỉ tính chất cũng chính là từ biểu thị những đặc điểm thuộc bên trong của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng, vụng về, nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,…

Như vậy, tính từ chỉ đặc điểm sẽ thiên về nêu các đặc điểm bên ngoài , còn từ chỉ tính từ tính chất thiên về nêu lên các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng.

Tính từ chỉ trạng thái

Trạng thái chính là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một khoảng thời gian nào đó. Tính từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong một thực tế khách quan.

Ví dụ:

+ Trời nay thậtđứng gió.

+ Người bệnh vẫn còn đangbất tỉnh.

+ Cảnh vật đêm nayyên tĩnhđến lạ.

Các tính từ chỉ trạng thái trong ví dụ trên là: đứng gió, bất tỉnh, yên tĩnh.

3. Cách sử dụng của tính từ trong tiếng Việt?

Tính từ có thể kết hợp được với danh từ, động từ để bổ sung ý nghĩa cho cả danh từ và động từ về mặt đặc điểm, tính chất, cũng như mức độ.

Ví dụ:Bơi điêu luyện

Hoa quả tươi ngôn bày bán tại cửa hàng

Trong đó:

-Bơi [động từ] điêu luyện [tính từ – bổ sung thêm ý nghĩa cho hành động bơi]

-Hoa quả [danh từ] tươi ngon [Tính từ – bổ sung thêm ý nghĩa cho danh từ hoa quả] bày bán tại cửa hàng.

Khác với động từ, tính từ không thể nào kết hợp được với các phó từ mệnh lệnh [như hãy, đừng, chớ,…] mà chỉ có thể kết hợp được với các phó từ còn lại [ như đã, sẽ, đang, không, chưa, chẳng, vẫn, cứ, còn,…]

Ví dụ cụ thể: đã từng xấu xí, không được tỉnh táo, vẫn lề mề như vậy,…

Vậy sau tính từ là gì? Sau tính từ có có thể là các từ chỉ địa điểm, thời gian, không gian.

4. Chức năng của tính từ trong tiếng Việt

Ở trong câu tính từ hay cụm tính từ sẽ có chức năng chính là làm vị ngữ trong câu để bổ sung thêm ý nghĩa cho danh từ.

-Ví dụ chức năng tính từ trong tiếng Việt:

+ Hôm nay, trời // trong xanh.

Trời là chủ ngữ [Danh từ], trong xanh là vị ngữ [tính từ].

+ Cô ấy // rất tốt bụng.

Cô ấy là chủ ngữ [Cụm danh từ], rất tốt bụng VN [Cụm tính từ]

Ngoài chức năng chính làm vị ngữ, tính từ và cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ hay bổ ngữ trong câu.

-Ví dụ như sau:

+ Tính từ làm chủ ngữ trong câu: Mộc mạc // là sự dung dị, không cầu kỳ, vẫn giữ được nguyên vẹn vẻ tự nhiên.

Mộc mạc là chủ ngữ [tính từ], sự dung dị, không cầu kỳ, vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp tự nhiên là vị ngữ [là cụm danh từ/cụm tính từ/cụm động từ].

+ Tính từ làm bổ ngữ trong câu: Cô Bình // gửi cho cháu một bức thư rất dài.

Cô Bình là chủ ngữ, rất dài là bổ ngữ cho vị ngữ gửi cho cháu một bức thư.

5. Phân loại tính từ trong tiếng Việt

Để phân biệt các loại tính từ trong tiếng Việt vô cùng phức tạp, vì nhiều khi tính từ có ở dạng thức như động từ hoặc danh từ.

Cũng có những từ mà vừa có thể coi là tính từ, lại vừa có thể coi là động từ ví dụ như từ ăn cướp trong hành động ăn cướp; hay từ ấy có thể vừa là tính từ vừa là danh từ ví dụ như từ thành thị trong lối sống thành thị.

Dựa theo những luận điểm trên, tính từ trong tiếng Việt có thể chia làm hai loại lớn là tính từ tự thân và tính từ không tự thân.

Tính từ tự thân trong tiếng Việt

Khái niệm tính từ tự thân là gì? Tính từ tự thân tức bản thân chúng là tính từ, là những tính từ mà chỉ có chức năng biểu thị phẩm chất, hình dáng, màu sắc, kích thước, hương vị, mức độ, …của một sự vật hay một hiện tượng nào đó.

Ví dụ ta có:đỏ, đen,xanh,lùn, cao, thấp,…

Ta lại có thể phân chia những tính từ trong loại này thành những tiểu loại nhỏ hơn như sau:

- Tính từ dùng chỉ màu sắc như:vàng, xanh, đỏ, xanh ngắt, tím biếc, vàng hoe,…

-Tính từ dùng chỉ phẩm chất như:tốt, xấu, hèn nhát, dũng cảm, anh hùng, tiểu nhân, sai, đúng,…

-Tính từ dùng chỉ kích thước như:cao, thấp, rộng, khổng lồ, hẹp, nhỏ, tí hon, mỏng, dày, bự, ngắn, dài, to,…

-Tính từ dùng chỉ hình dáng như:vuông, tròn, méo, dẹp, thẳng, cong, quanh co, hun hút, thẳng tắp, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu,…

-Tính từ dùng chỉ âm thanh như:ầm ĩ, ồn ào, xôn xao, văng vẳng, trầm bổng, vang vọng, ồn,…

-Tính từ dùng chỉ hương vị như:thơm, ngọt, cay, lợ, đắng, chát, mặn, chua, tanh, thối,…

-Tính từ dùng chỉ mức độ, cách thức như:xa, gần, nhanh, chậm chạp, lề mề, nhanh nhẹn,…

-Tính từ dùng chỉ lượng như:nhiều, nhẹ, ít, nặng, vơi, đầy, vắng vẻ, nông, đông đúc, hiu quạnh, sâu,…

-Tính từ không tự thân trong tiếng Việt

Khái niệm tính từ không tự thân là gì? Tính từ không tự thân là những từ bản chất không phải tính từ mà là những từ thuộc các loại khác [danh từ hay động từ] chuyển loại và được sử dụng như một tính từ.

Những tính từ không tự thân thường được tạo ra bằng cách chuyển loại của các từ thuộc các nhóm từ loại khác nên ý nghĩa của tính từ này chỉ được xác định khi đặt chúng trong mối quan hệ nhất định với những từ khác trong cụm từ hoặc trong câu. Nếu tách chúng ra khỏi mối quan hệ đó thì chúng không được coi là tính từ nữa hoặc có ý nghĩa khác.

Ví dụ như: rất Quang Dũng [dùng để chỉ phong cách nghệ thuật, cá tính, những hành động, ngôn ngữ mang đặc trưng của tác giả Quang Dũng]

Khi danh từ, động từ được sử dụng như một tính từ thì ý nghĩa của chúng sẽ mang một nghĩa khái quát hơn so với nghĩa vốn thường được sử dụng của chúng.

Ví dụ như: ăn cướp là động từ dùng sức mạnh của bản thân để tước đoạt một tài sản của người khác.

=> đây nghĩa thường được sử dụng.

Hành động ăn cướp lại là những hành động có ý nghĩa hay tính chất giống như đi ăn cướp nhưng không phải ăn cướp thật.

6. Cụm tính từ là gì ?

Khái niệm cụm tính từ là cụm từ trong đó có tính từ là trung tâm, kết hợp với các phần phụ trước, phụ sau để tạo thành một cụm từ.

Chức năng chính của cụm tính từ cũng giống như tính từ, cụm tính từ có chức năng là làm vị ngữ, nhưng có thể dùng chúng để làm chủ ngữ hay bổ ngữ trong câu.

Cấu tạo đầy đủ của một cụm tính từ như sau:

Phụ trước + Tính từ trung tâm + Phụ sau

Trong đó ta có:

- Phụ trước là Các từ dùng để chỉ quan hệ thời gian như đã, sẽ, đang, từng,…. Các từ chỉ sự tiếp diễn tương tự như vẫn, cứ, còn, cũng,.. Các từ dùng để chỉ mức độ của đặc điểm, tính chất như rất,lắm,…Các từ dùng để khẳng định hay phủ định như không, chưa, chẳng,…

- Phụ sau là Các từ dùng biểu thị vị trí. Các từ để chỉ sự so sánh. Các từ dùng chỉ mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất.

Tuy nhiên trong thực tế, một cụm tính từ có thể sẽ không có cấu tạo đầy đủ, chúng có thể thiếu phụ trước hoặc thiếu phụ sau.

7. Các bài tập về tính từ

Bài 1:Đặt 5 câu có sử dụng tính từ, cụm tính từ

-Cô ấy có cái váyrất đẹp

-Hoa hồng hôm nay nở rộ một màuhồng rực

-Nắng buổi trưa rừng rừng một màuvàng chói

-Bầu trời mùa thutrong xanh vời vợi

-Cô người mẫu mặc bộ váy xẻ tàđầy quyến rũ

Bài2:Đặt câu sử dụng tính từ chỉ:

-Tính tình: Đó là một cô gáithùy mị, nết na

-Âm thanh: Tiếng sáo diềuvi vutrên bầu trời

-Tính cách: Cậu bé ấy tuy nghèo nhưng lại rấthiền lành

-Sắc thái: Cô giáo bước vào nở nụ cườitươi tắnvới lũ học trò

Bài3: Viết đoạn văn có sử dụng tính từ hoặc cụm tính từ

Cô giáo tôi tên là Hiền. Cô dạy bộ môn Văn. Với tôi, dù đã không còn học cô nữa nhưng cô mãi là người mẹ thứ hai mà tôi luôn kính trọng. Côkhông caonhưng lại có nước datrắng. Cô có một mái tócdài ngang lưngvàóng ả.Tôi thích nhất là đôi mắt cô. Đôi mắt ấyto, trònvàsáng long lanh.Nó càng trở nên sáng vàtrìu mếnmỗi khi cô nhìn lũ học trò chúng tôi. Nó toát lên sựấm ápvànhiệt huyếtcủa một giáo viên. Không chỉtận tâmvới nghề mà cô còn coi chúng tôi như những đứa con của mình vậy. Trong giảng dạy, côrất nghiêm khắcnhưng cũngrất hiềnvà lo cho học sinh. Ai có khó khăn cô đều tâm sự và tìm cách giải quyết. Vì vậy, chúng tôirất yêu quýcô và luôn coi cô là người mẹ hiền thứ hai vậy.

-Các tính từ: trắng, óng ả, to, tròn, trìu mến, ấm áp, nhiệt huyết, tận tâm

-Các cụm tính từ: không cao, dài ngang lưng, sáng long lanh, rất nghiêm khắc, rất hiền, rất yêu quý

Video liên quan

Chủ Đề