Vẻ đẹp hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya là Trắc nghiệm

Batman

Hai câu đầu của bài thơ thiên về tả cảnh - cảnh ở đây rất đẹp vừa có suối, có trăng, có hoa chốn non xanh nước biếc hữu tình.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

- Âm thanh tiếng suối được nhà thơ so sánh như tiếng hát xa. Cảnh được bắt đầu từ âm thanh của suối tiếng suối êm dịu từ xa vọng lại mơ hồ hư thực vừa thể hiện sự tĩnh mịch của cảnh. Tiếng suối nơi xa xa vẳng lại nghe những tiếng hát của người con gái đẹp hát trong rừng vọng ra.

=> Âm thanh gợi lên sự thanh bình êm ái nhẹ nhàng.

- Trăng là một hình ảnh tiêu biểu trong thơ Bác, nó lại xuất hiện ở bài thơ này với vẻ đẹp lung linh huyền ảo. Điệp từ “lồng” được nhắc lại 2 lần nhằm nhấn mạnh vào vẻ đẹp của trăng in trên mặt đất.

Lồng 1: ánh trăng soi vào bóng cây cô thụ lồng vào tán cây.

Lồng 2: bóng tán cây được trăng chiếu vào in hình xuống mặt đất thành những bông hoa tuyệt đẹp.

=> Hai câu thơ vẻ lên một cảnh đêm khuya nơi chiến khu Việt Bắc trong một đêm trăng vô cùng thanh bình êm ả, có âm thanh nhẹ nhàng, có ánh sáng huyền ảo vàng nhẹ nhàng. Nó gợi lên sự bình yên của cuộc sống.

Trả lời hay

18 Trả lời 17:48 28/10

  • Bạch Dương

    “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Cái hay của câu thơ là không cần dùng từ khuya vẫn có thể đưa người đọc đến thẳng vào "Cảnh khuya". Bởi lẽ chỉ ở thời điểm này tiếng suối từ xa vẳng tới mới được nghe rõ thanh âm. Cách so sánh tiếng suối như tiếng hát là cách so sánh đặc sắc. Người xưa hay ví von tiếng suối với tiếng đàn: Côn Sơn có suối nước trong, ta nghe suối chảy như cung đàn cầm [Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi], hay Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền [Tiếng hát bên sông - Thế Lữ]. Nay Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát. Cách liên tưởng của Bác rất chân thực, phù hợp với cảnh vật và sinh hoạt ở Việt Bắc lúc bấy giờ. Cách so sánh ấy làm cho tiếng suối thêm gần gũi với con người, thêm sống động trẻ trung hơn.

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Đúng là “thi trung hữu họa”. Ánh trăng lồng vào vòm lá cố thụ tạo nên những mảng tối, đậm, nhạt, đen, trắng... gợi nên cảnh chập chùng của bóng trăng, bóng cây và bóng hoa. Tất cả làm thành một bức tranh có nhiều tầng lớp, đường nét và hình khối hòa hợp quân quýt và ấm áp thể hiện trong âm hưởng của hai từ lồng, trong một câu thơ vừa lung linh huyền ảo vừa cổ kính trang nghiêm.

    Trả lời hay

    8 Trả lời 17:49 28/10

    • Khang Anh

      - “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” đây là một hình ảnh so sánh độc đáo khi nhà thơ cảm nhận tiếng suối róc rách chảy như tiếng hát xa. Trước Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi đã từng cảm nhận tiếng suối như tiếng đàn cầm, nhưng đó là cách cảm nhận mang tính cổ điển. Còn với hình ảnh so sánh tiếng suối vs tiếng hát ta như cảm nhận được vẻ thánh thót của tiếng suối, đồng thời cảm nhận được sự sống con người như đang hiện hữu, làm thiên nhiên gần gũi với còn người.

      - "“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa“: câu thơ đã tả thực hình ảnh đêm trăng sáng chiếu rọi, làm bóng cây cổ thụ chen lẫn vào nhau với những tầng cao thấp, sáng tối hòa quyện. Bức tranh trở nên lung linh huyền ảo hài hòa giữa ánh sáng và bóng tối, giữa đường nét khỏe khoắn của cổ thụ và vẻ uyển chuyển của hoa.

      Trả lời hay

      3 Trả lời 17:49 28/10

        • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

        Câu 1. Bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng cùng thể thơ với bài nào?

        A. Bài ca Côn Sơn

        B. Sau phút chia li

        C. Sông núi nước Nam

        D. Qua Đèo Ngang

        Hiển thị đáp án

        Câu 2. Hai bài thơ miêu tả cảnh vật ở đâu?

        A. Thủ đô Hà Nội

        B. Việt Bắc

        C. Tây Bắc

        D. Nghệ An

        Hiển thị đáp án

        Câu 3. Hai bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

        A. Trước Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ mới về nước

        B. Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp

        C. Những năm hòa bình ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp

        D. Những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược

        Hiển thị đáp án

        Câu 4. Trong những cụm từ so sánh sau, cụm từ nào không phải so sánh với tiếng suối?

        A. Tiếng hát xa

        B. Nước ngọc tuyền

        C. Cung đàn cầm

        D. Tiếng hạc bay qua

        Hiển thị đáp án

        Câu 5. Câu thơ cuối bài Rằm tháng giêng gợi nhớ đến câu thơ cuối trong bài?

        A. Phong Kiều dạ bạc

        B. Tĩnh dạ tứ

        C. Hồi hương ngẫu thư

        D. Vọng Lư sơn bộc bố

        Hiển thị đáp án

        Câu 6. Dòng nào sau đây dịch nghĩa cho câu thơ “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”?

        A. Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất

        B. Sông xuân ,nước xuân tiếp giáp với trời xuân

        C. Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân

        D. Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền

        Hiển thị đáp án

        Câu 7. Bài thơ nào sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh không có hình ảnh trăng?

        A. Tin thắng trận

        B. Cảnh rừng Việt Bắc

        C. Leo núi

        D. Đi thuyền trên sông Đáy

        Hiển thị đáp án

        Câu 8. Đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng là:

        A. Cảnh vật có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại

        B. Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh

        C. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao.

        D. Gồm cả 3 yếu tố trên

        Hiển thị đáp án

        Câu 9. Cả hai bài thơ đều thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tâm hồn nhạy cảm, lạc quan, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ, đúng hay sai?

        A. Đúng

        B. Sai

        Hiển thị đáp án

        Câu 10. Cả hai bài thơ đều có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển, bình dị, tự nhiên, đúng hay sai?

        A. Đúng

        B. Sai

        Hiển thị đáp án

        Bài giảng: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng - Cô Trương San [Giáo viên VietJack]

        Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

        Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

        Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

        Bộ tài liệu 1000 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung từng bài học sgk Ngữ văn 7 Tập 1, Tập 2 giúp các bạn học giỏi môn Ngữ văn 7 hơn.

        Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

        Video liên quan

        Chủ Đề