Bài tập 1 trang 106 văn 7 kì 2 năm 2024

Tùy bút là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình kí. Điểm tựa của tùy bút là cái tôi của tác giả. Qua việc ghi chép về con người, sự kiện cụ thể, có thực, tác giả tùy bút thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của mình. Tùy bút thiên về tính trữ tình, có thể kết hợp trữ tình, suy tưởng, triết lí, chính luận. Bố cục bài tùy bút khá tự do, được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định. Tùy bút không nhất thiết phải có một cốt truyện cụ thể hay nhân vật hoàn chỉnh. Ngôn từ của tùy bút giàu hình ảnh, giàu chất thơ.

Tản văn

Tản văn là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc. Người viết tản văn thường dựa trên một vài nét chấm phá về đời sống để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, chủ kiến của mình. Tản văn khá tự do trong cách thể hiện, có sự kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả, khảo cứu… Ngôn từ của tản văn gần gũi đời thường, như lời chuyện trò, bàn luận, tâm sự…

Văn bản tường trình

Văn bản tường trình là một loại văn bản thông tin được tổ chức theo thế thức riêng, có nội dung trình bày về một vụ việc đang cần được xem xét, làm rõ và giải quyết.

Người viết tường trình là người có liên quan đến vụ việc, có trách nhiệm cung cấp thông tin xác thực theo phạm vi quan sát, nhận thức của nình cho cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ đó.

Ngôn ngữ vùng miền

Ngôn ngữ vùng miền [phương ngữ] là biến thể theo mỗi địa phương của một ngôn ngữ, được thể hiện chủ yếu trên các phương tiện ngữ âm và từ vựng. Mỗi phương ngữ có những đặc điểm riêng về ngữ âm, thể hiện qua cách phát âm của người dân mỗi địa phương. Đặc biệt, trong mỗi phương ngữ bao giờ cũng có một số từ ngữ không có nghĩa tương đương trong ngôn ngữ toàn dân

Có rất nhiều những cuốn sách hay và bổ ích để em có thể bổ sung vào tủ sách của bản thân. Mỗi cuốn sách theo lĩnh vực, thể loại,... đều bổ ích, đáng để đọc.

Quảng cáo

Trước khi đọc 2

Câu 2 [trang 103, SGK Ngữ văn 7 tập 2]

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Mỗi một cuốn sách đều mang một nội dung kiến thức bổ ích. Đọc càng nhiều sách con người sẽ càng tiếp thu được nhiều tri thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau sau từ đó có thể mở rộng được tầm hiểu biết. Ngoài ra đọc sách còn có thể giúp cho tâm hồn của bạn trở nên trong sáng, yên bình. Những cuốn sách cũng có thể như những người bạn giúp bạn vượt qua những khó khăn, thử thách.

Hoạt động 1

[trang 103, SGK Ngữ văn 7 tập 2]

Phương pháp giải:

Em đọc sách và suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

1. Cuốn sách: Người thầy đầu tiên

2. Phân tích

  1. Đề tài: tình cảm giữa con người với con người và quê hương đất nước
  1. Tác phẩm có 3 phần chính với nội dung kể về một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy.
  1. Người thầy đầu tiên đã thành công khắc họa nên một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy cũng như phản ánh được chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái, không kém phần nặng nề.
  1. Bài học: bài học về tình thầy trò, tình yêu quê hương đất nước luôn cao cả và thiêng liêng.

Hoạt động 2 1

Câu 1 [trang 106, SGK Ngữ văn 7 tập 2]

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Vấn đề được đưa ra bàn luận: nghệ thuật và nội dung trong bài Quê nội của Võ Quảng

Hoạt động 2 2

Câu 2 [trang 106, SGK Ngữ văn 7 tập 2]

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

- Ý kiến của người viết về hoàn cảnh sống trong tác phẩm, căn cứ: Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương. Một nông thôn miền Trung, tại thôn Hòa Phước, bên con sông Thu Bồn vào những ngày rất mới mẻ - như một buổi tảng sáng - sau Cách mạng tháng Tám thành công.

- Ý kiến của người viết về thế giới nhân vật trong tác phẩm, căn cứ: “Các nhân vật là những người nông dân bình thường…, những Cục, Cù Lao, bà Kiến, ông Hai Dĩ, thầy Lê Tảo,... là những con người thật đáng yêu…”

Hoạt động 2 3

Câu 3 [trang 106, SGK Ngữ văn 7 tập 2]

Phương pháp giải:

Xác định những từ ngữ, câu, đoạn cho thấy lí lẽ và bằng chứng

Lời giải chi tiết:

- Lí lẽ sắc bén:

+ Mỗi tác giả có một lối, một món nghề riêng trong cách nhìn, cách nghĩ, cách viết. Tảng sáng cũng như Quê nội là những tập truyện dài gần như không có cốt truyện với nhiều tuyến và nhiều nhân vật hoạt động, Thế mà truyện âm thầm như một mùi hương gây mê, có sức hấp dẫn và quyến rũ lạ thường.

+ Tâm hồn chúng ta… có là cục đá mới không xúc động, xao xuyến với những trang tả cảnh đồng bào…..

- Hàng loạt các dẫn chứng được tác giả lấy trong tác phẩm Quê nội, từ hoàn cảnh sống cho đến từng nhân vật, những dẫn chứng được tác giả lược thuật, tóm tắt, không trích dẫn [do các chi tiết trong văn bản gốc rất dài].

Hoạt động 2 4

Câu 4 [trang 106, SGK Ngữ văn 7 tập 2]

Phương pháp giải:

Em đọc và suy nghĩ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Những đặc điểm nghệ thuật và nội dung của tác phẩm đã được thể hiện trong việc người viết nêu ý kiến hoàn cảnh sống, về thế giới nhân vật, về người kể chuyện. Đồng thời, người viết cũng đã nhận xét chung về sức hấp dẫn của văn bản. Mục tiêu của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện nhất quán trong toàn bộ bài viết

Hoạt động 2 Viết kết nối với đọc

[trang 103, SGK Ngữ văn 7 tập 2]

Lời giải chi tiết:

Mỗi tác phẩm được viết lên đều là một bông hoa tỏa ngát hương theo cách riêng biệt đối với bạn đọc. Những kỉ niệm tuổi thơ đầy ắp sự hạnh phúc được nhân vật “tôi” nhớ lại vào một buổi chiều nghe thấy tiếng dế kêu đã tạo nên nét trong sáng riêng cho văn bản “Tuổi thơ tôi” của Nguyễn Nhật Ánh. Văn bản khắc họa được sự trân trọng tình yêu thiên nhiên, sinh vật của các nhân vật trong truyện đối xử với loài vật như đối với con người bằng ngôn ngữ giản dị, trong sáng phù hợp với các bạn nhỏ. Việc sử dụng ngôi kể thứ I, là dòng hồi ức nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật tôi giúp bài văn trở nên chân thật, sinh động và gần gũi hơn. Từ câu chuyện trên mỗi chúng ta đều rút ra một bài học về cách ứng xử trong cuộc sống, đó là sự biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu và bao dung nhau.

Hoạt động 3

[trang 109, SGK Ngữ văn 7 tập 2]

Lời giải chi tiết:

  1. Mon và Mên là hai nhân vật trong tác phẩm của nhà văn
  1. Vì tất cả những đứa trẻ đó đều quan tâm đến bầy chim chìa vôi nên với tâm lí của một đứa trẻ thì chúng sẽ thức để nghĩ về và lo lắng cho những chú chim mà chúng quan tâm đó.
  1. Cậu bé đã nghĩ rằng nhà văn tại sao lại không cùng Mon và Mên ra ngoài sông để cứu những chú chim chìa vôi, nước dâng cao rất nguy hiểm, cậu bé lo lắng cho Mên và Mon sẽ gặp nguy hiểm.
  1. Nhà văn chính là người có trải nghiệm rõ nhất về đêm mưa ấy và bầy chim chìa vôi.

e.

- Nhân vật Mon và Mên sẽ sống mãi trong trái tim bạn đọc.

- Những cánh chim chìa vôi cũng đã tìm được và cất cao đôi cánh của mình lên bầu trời để bay đến những miền đất hứa, đến những nơi mà dành cho chúng.

Chủ Đề