Bài ltvc nhân hóa lớp 3 bài bao nhiêu năm 2024

Luyện từ và câu lớp 3: Nhân hóa. ôn tập cách đặt câu và trả lời câu hỏi Ở đâu? là lời giải phần Tiếng Việt lớp 3 trang 27 tập 2 cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức các dạng bài tập Luyện từ và câu về các phép nhân hóa, cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu? Mời các em cùng tham khảo chi tiết Luyện từ và câu trang 27 lớp 3 tập 2.

\>> Bài trước: Tập đọc lớp 3: Bàn tay cô giáo

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Câu 1 Tiếng Việt lớp 3 trang 27 tập 2

Đọc bài thơ sau

ÔNG TRỜI BẬT LỬA

Chị mây vừa kéo đến

Trăng sao trốn cả rồi

Đất nóng lòng chờ đợi

Xuống đi nào, mưa ơi!

Mưa! mưa xuống thật rồi!

Đất hả hê uống nước

Ông sấm vỗ tay cười

Làm bé bừng tỉnh giấc

Chớp bỗng loè chói mắt

Soi sáng khắp ruộng vườn

Ô! Ông trời bật lửa

Xem lúa vừa trổ bông

Câu 2 Tiếng Việt lớp 3 trang 27 tập 2

Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng những cách nào?

Phương pháp giải:

  1. Các sự vật được gọi bằng gì?
  1. Các sự vật được tả bằng các từ ngữ nào?
  1. Trong câu "Xuống đi nào, mưa ơi!", tác giả nói với mưa thân mật như thế nào?

Lời giải chi tiết:

  1. Các sự vật được gọi bằng gì?

- Mây được gọi bằng chị, sấm được gọi bằng ông, trời cũng được gọi bằng ông.

  1. Các sự vật được tả bằng các từ ngữ nào?

- Các sự vật cũng có hành động, ý nghĩa như người: trăng sao biết trốn, đất nóng lòng chờ đợi, đất hả hê uống nước, ông sấm vỗ tay cười, ông trời bật lửa xem lúa trổ bông.

  1. Trong câu "Xuống đi nào, mưa ơi!", tác giả nói với mưa thân mật như thế nào?

- Tác giả coi mưa như một người bạn thân thiết đã từ lâu đi vắng, nay nóng lòng muốn gặp lại nên đã gọi rất thân mật "Xuống đi nào, mưa ơi!"

Câu 3 Tiếng Việt lớp 3 trang 27 tập 2

Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "Ở đâu?":

  1. Trần Quốc Khái quê ở huvện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
  1. Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
  1. Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông.

Phương pháp giải:

Em hãy tìm bộ phận chỉ địa điểm trong câu.

Lời giải chi tiết:

  1. Trần Quốc Khái quê ở huvện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
  1. Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
  1. Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông.

Câu 4 Tiếng Việt lớp 3 trang 27 tập 2

Đọc lại bài tập đọc Ở lại với chiến khu và trả lời câu hỏi:

  1. Câu chuyện kể trong bài diễn ra khi nào và ở đâu?
  1. Trên chiến khu, các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở đâu?
  1. Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ về đâu?

Phương pháp giải:

Em đọc thật kĩ lại bài đọc và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

  1. Câu chuyện kể trong bài diễn ra khi nào và ở đâu ?

Trả lời: Câu chuyện kể trong bài diễn ra trong thời kì kháng chiến chống Pháp ở tại chiến khu Bình - Trị - Thiên.

  1. Trên chiến khu, các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở đâu ?

Trả lời: Trên chiến khu, các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở trong cái lán.

  1. Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ về đâu ?

Trả lời: Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn tại chiến khu, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về với gia đình.

\>> Bài tiếp theo: Tập đọc lớp 3: Người tri thức yêu nước

.......................................

Trong phần luyện từ và câu lớp 3 này, các em sẽ được học về phép nhân hóa, với tác dụng giúp cho các sự vật trở nên sống động và gần gũi hơn với con người, giúp cho các đồ vật, sự vật có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người. Như vậy, bài văn của các em sẽ trở nên hay hơn.

Xem thêm:

  • Luyện từ và câu lớp 3: Mở rộng vốn từ: Các dân tộc
  • Luyện từ và câu lớp 3: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm
  • Luyện từ và câu lớp 3: Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy
  • Luyện từ và câu lớp 3: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Luyện từ và câu lớp 3: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?. Ngoài Bài ôn tập trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 3 nâng cao và bài tập môn Toán lớp 3 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.

Biện pháp tu từ nhân hóa là một trong những biện pháp được sử dụng rất nhiều trong tiếng Việt giúp cho hình ảnh của các sự vật, hiện tượng trở nên sinh động hơn.

Biện pháp tu từ nhân hóa hóa làm cho thế giới loài vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người .

Khái niệm

Nhân hóa là cách gọi hoặc tả sự vật bằng những từ ngữ được dùng để gọi, tả người,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…

Dấu hiệu nhân biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…

Ví dụ: Ông trời mặc áo giáp đen ra trận

Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới.

Cách 1: Gọi các sự vật bằng những từ ngữ để gọi con người.

Các sự vật [ đồ vật, con vật, cây cối,…] không chỉ được gọi một cách thông thường mà được gọi giống như con người.

Ví dụ: Bác gà trống trông thật oai vệ.

Cách 2: Miêu tả sự vật bằng những từ ngữ miêu tả con người.

Đối với miêu tả sự vật, có thể tả dưới nhiều dạng như hành động, tâm trạng, ngoại hình, tính cách….

Ví dụ: Chú ếch con đang ngồi học bài bên bờ sông.

Cách 3: Xưng hô với sự vật thân mật như con người.

Sự vật không còn là vật vô tri vô giác mà trở nên gần gũi thông qua cách đối đáp, trò chuyện của con người.

Ví dụ: Chị gió ơi! Chị gió ơi!

Các bước để sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa

Bước 1: Xác định sự vật [ con vật, đồ vật, cây cối,…] được nhân hóa.

Việc nhận biết, xác định sự vật được sử dụng biệp pháp nhân hóa là gì? Con vật [ gà, vịt, cá,..], đồ vật [ bàn, ghế, tủ,…], hiện tượng tự nhiên [ mưa, nắng,…]…

Ví dụ: Trong câu: “ Bác chim đang đậu trên ngọc cây hót véo von”

  • Sự vật được nhân hoá trong câu là “ Bác chim”. Dùng từ ngữ của con người “ Bác” để gọi loài chim.

Bước 2: Sử dụng các hình thức nhân hóa [ gọi, miêu tả, xưng hô] gán cho sự vật được lựa chọn để nhân hóa.

Các sự vật được nhân hóa được lựa chọn các hình thức nhân hóa phù hợp.

Ví dụ: Trong câu: “ Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới”.

  • Sử dụng từ ngữ xưng hô “ Ông” để gọi Mặt trời.
  • Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người “ ban phát” dùng cho sự vật được nhân hoá.

Bước 3: Tiến hành thực hiện với nội dung của câu.

Ví dụ: Điền từ ngữ có sử dụng nhân hoá để hoàn chỉnh câu giới thiệu sau:

Mỗi loài chim đều có đặc điểm riêng: chim chích choè ………., chào mào…………., vẹt…………., cu gáy ……………….

  • Trong trường hợp này, chúng ta nên sử dụng từ ngữ nhân hoá miêu tả hoạt động, tính chất giống như con người.

Mỗi loài chim đều có đặc điểm riêng: chim chích choè biết múa, chào mào biết hát, vẹt biết nói, cu gáy biết chơi nhạc cụ.

Trên đây là những chia sẻ của Hocmai.vn về biện pháp tu từ nhân hóa trong chương trình học của các bạn học sinh. Chúng tôi tin rằng bài viết này sẽ thực sự mang lại những kiến thức quý báu, giúp các bạn học sinh nhận biết và áp dụng tốt các biện pháp tu từ nhân hóa trong các bài tập tiếng Việt.

Để con học tập và ôn luyện tốt hơn môn Tiếng Việt trong năm học 2020-2021, cha mẹ hãy tham khảo CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT của Hocmai.vn giúp con có phương pháp hộc tập phù hợp và mang lại thành tích cao trong học tập.

\>>> Phụ huynh đăng ký NHẬN BÀI GIẢNG MIỄN PHÍ tiếng Việt cho con ngay tại đây: //hocmai.link/Hocthu_TiengViet_mienphi_TH

Đăng ký Chương trình Học Tốt 2020 – 2021

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.

Chủ Đề