Bài ca đi học được viết ở nhịp mấy

Chuyển đổi dữ liệu18.02.2019
Kích0.54 Mb.
#80057

LỚP 7

BÀI 1

- Học hát: ĐI HỌC

- TĐN: số 1

- Nhịp lấy đà – Tên nốt nhạc bằng chữ cái

- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài Chiến thắng Điện Biên



I. MỤC TIÊU

- Thể hiện được tính chất trong sáng, vui tươi, duyên dáng khi hát bài Đi học.

- Đọc được bài TĐN số 1 ở giọng Đô trưởng.

- Nhận biết được nhịp lấy đà trong bản nhạc.

- Nêu được những nét chính trong sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Nhuận và giá trị của bài hát Chiến thắng Điện Biên.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

- Phương pháp chủ yếu: thuyết trình; trình bày tác phẩm, hướng dẫn thực hành luyện tập, sử dụng phương tiện dạy học…

- Tổ chức lớp học: Hoạt động tập thể, nhóm, cá nhân.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Giáo viên:

+ Tư liệu nghe/xem: bài Đi học, Lí cây đa, Du kích sông Thao, Hát mừng các cụ dân quân, nhạc kịch Cô Sao, nhạc hiệu bài Chiến thắng Điện Biên trên Đài Tiếng nói Việt Nam... và những bài hát mà giáo viên tự lựa chọn theo ý tưởng của mình.

+ Hình ảnh: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận, những hình ảnh minh họa bài dạy...

- Học sinh: Sách học HS và những tài liệu, tư liệu [nếu có]. Đây là bài đầu tiên của năm học nên chưa có phần chuẩn bị ở nhà.

- Thời gian dự kiến phân chia [3 tiết]:

Phương án 1:

+ Tiết 1: Học hát

+ Tiết 2: Ôn hát: khoảng 5’; Tập đọc nhạc: 25’; Nhạc lí: khoảng 10’

+ Tiết 3: Ôn TĐN: khoảng 10’ Thường thức âm nhạc: khoảng 30’

Phương án 2:

+ Tiết 1: Học hát

+ Tiết 2: Ôn hát: khoảng 10’; Tập đọc nhạc: khoảng 30’

+ Tiết 3: Ôn Tập đọc nhạc: khoảng 5’; Nhạc lý: khoảng 10’; Thường thức âm nhạc: khoảng 25’.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC [THAM KHẢO]


HỌC HÁT

ĐI HỌC



Mục tiêu: HS cần đạt

*Yêu cầu chính:

- Hát được bài Đi học đúng tính chất trong sáng, vui tươi, duyên dáng.

- Nắm bắt được nội dung ý nghĩa của bài hát.

* Yêu cầu khác:

- Biết cách hát luyến với bài hát đậm màu sắc dân ca miền núi phía Bắc

- Biết gõ đệm theo hướng dẫn trong sách.



1. Tìm hiểu [khoảng 5 – 6 phút].

MĐ: HS nêu được những đặc điểm nổi bật của bài hát Đi học; biết được những nét sơ lược về nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và một số nét giới thiệu thêm về ca khúc Đi học.


- Cho HS nghe và quan sát bản nhạc bài Đi học để đánh dấu X vào các phương án đúng với những đặc điểm nổi bật của bài hát.

 Không có luyến, láy  Có nhiều luyến, láy

 Có âm hưởng dân ca  Không có âm hưởng dân ca

 Giai điệu tha thiết, trữ tình  Giai điệu trong sáng, tươi vui


- Hướng dẫn HS dựa vào nghe, phần đọc và quan sát bản nhạc để trả lời đúng với đáp án.

Nên giới thiệu thêm âm hưởng của tính tẩu ở trong bài, đặc biệt ở câu nhạc dạo, đây là điểm nổi bật của dân ca Tày miền núi phía Bắc.

- Phần đọc không dành nhiều thời gian. GV cần nhấn mạnh ý chính:

+ Bùi Đình Thảo là nhạc sĩ viết nhiều cho thiếu nhi.

+ Đi học là sáng tác xuất sắc của ông, có âm hưởng dân ca miền núi phía Bắc. Có thể cho HS nêu ý nghĩa nội dung của bài hát.

- GV chia câu hát như trong bản nhạc.

2. Hướng dẫn thực hành

a. Học hát từng câu

MĐ: Giúp HS khởi động giọng với mẫu thang 5 âm; rèn luyện kỹ năng hát luyến, láy và hát đúng các câu trong bài.

- Khởi động giọng với mẫu luyến 2 nốt ở thang 5 âm:

Mi i mi i mi

+ Lưu ý HS về tư thế, khẩu hình, hơi thở và cách hát luyến âm: Hát luyến 2 âm vào nhau và hơi ngắt một chút sau mỗi âm thứ 2 của cung luyến.

+ Thực hiện khởi động giọng lên cao dần nửa cung đến nốt cao nhất mà HS có thể thực hiện được; sau đó luyện theo hướng đi xuống đến nốt thấp nhất mà HS có thể thực hiện được.

+ Chú ý luyện để phát triển giọng nên có thể hướng dẫn HS nữ chuyển giọng khi luyện lên nốt cao, hát nhẹ; chú ý hơi thở, khẩu hình.

- Học hát từng câu:

+ Hướng dẫn HS hát đúng các câu của bài.

+ Chú ý các chữ có nhiều luyến, láy như: vắng trong rừng thơm đồi vắng, nắng trong xòe ô che nắng, cốm trong hương cốm... Tuy nhiên, không đòi hỏi cao trong việc xử lý các chỗ luyến, láy, đối với những HS năng khiếu hạn chế.

+ Có thể dịch giọng cho phù hợp âm vực giọng của HS.
b. Hoàn thiện bài hát


MĐ: Hoàn chỉnh cả bài và thể hiện được tính chất trong sáng, vui tươi, duyên dáng của bài hát.

- Thực hiện theo hướng dẫn ở sách HS:

+ Hát với nhịp độ hơi nhanh, linh hoạt.

+ Hát với âm thanh sáng, tự nhiên và đúng tính chất của bài hát.

+ Có thể tự thể hiện câu nhạc dạo, nhạc nối [chia nhóm: nhóm hát, nhóm thể hiện câu nhạc dạo, nhạc nối].

- Chú ý đến việc hát sao cho hay, nhất là vấn đề thể hiện âm thanh: rõ, sáng, tròn tiếng, thể hiện sắc thái tình cảm…

- Nhắc HS khi hát không chỉ nhìn lời mà cần nhìn cả bản nhạc để thực hiện bài hát chuẩn xác hơn.

- Tổ chức hát theo nhóm, hát đôi, hát đơn [có tập thể họa theo ở các câu mô phỏng tiếng tính tẩu].

- Nên xen kẽ các câu hỏi gợi ý để HS nêu cảm nhận về tính chất AN, cách hát, cần phân tích cảm nhận thông qua giai điệu kết hợp lời ca.

Chú ý: Trong quá trình dạy HS nhận xét lẫn nhau về hát đúng, hát hay, luyến đúng, hoạ theo đúng…



c. Gõ đệm cho bài hát

MĐ: HS biết gõ đệm cho bài hát với tiết tấu đơn giản [có móc đơn].

Phương án 1: GV cho cả lớp vừa hát vừa gõ theo phách. Đây là phương án dễ, không nên dành nhiều thời gian, chủ yếu lưu ý HS gõ rõ phách mạnh, nhẹ.

Phương án 2 [nên hướng dẫn HS tập theo phương án này].

Sử dụng thanh phách, song loan… hoặc bộ gõ cơ thể [vỗ tay, vỗ vào vai…] để thực hiện âm hình tiết tấu. Đối với bài này, nếu sử dụng chùm xóc nhạc thì sẽ rất phù hợp bởi xóc nhạc là nhạc cụ được sử dụng trong dân ca Tày.

- Luyện gõ riêng tiết tấu:

+ Đọc: Đen - đơn đơn I Đen - đơn đơn I đen…

+ Tay gõ, miệng đọc theo

+ Gõ kết hợp đọc thầm: Tay gõ, đọc thầm trong đầu.

- Gõ đệm:

Chia lớp thành hai nhóm: nhóm gõ [hoặc xóc nhạc], nhóm hát, luân phiên nhau để gõ đệm. Với tiết tấu này, có thể cho vừa hát, vừa gõ hoặc tổ chức nhóm hát vừa hát vừa vỗ tay hoặc nhảy múa, mô phỏng động tác chơi đàn tính tẩu; nhóm gõ [xóc nhạc] đệm theo.


Lưu ý: [Lưu ý này thực hiện cho tất cả các phần gõ đệm]

- Giữ nhịp đều cho cả hai nhóm.

- Nhóm gõ đệm không gõ to hơn nhóm hát vì đây chỉ là phần đệm, tạo sự sinh động cho việc học hát.


Ghi nhớ

HS ghi nhớ [đọc và nắm được ý trong sách HS]:

- Đi học là bài hát đặc sắc của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo, mô tả hình ảnh đẹp của tuổi thơ khi đến trường. Bài hát đậm chất liệu dân ca Tày, miền núi phía Bắc.

- Hát bài Đi học cần thể hiện được sự trong sáng, duyên dáng, vui tươi; những nốt luyến, láy sao cho mềm mại với âm thanh sáng, tự nhiên và rõ lời ca.


Ôn bài hát: Đi học [thực hiện ở tiết 2]

Dự kiến vào tiết 2

- Hát toàn bài: yêu cầu thuộc lời, hát đúng tính chất trong sáng, vui tươi, duyên dáng của bài và thể hiện hay nhất.

- Hát với gõ đệm: Gõ đệm tự tin, chú ý mạnh nhẹ và gõ nhỏ hơn hát để làm nổi bật giai điệu.


TẬP ĐỌC NHẠC

Bài số 1



Mục tiêu

Hướng dẫn HS:

Yêu cầu chính: Đọc được bài TĐN số 1 ở giọng Đô trưởng với các nốt trắng, đen và móc đơn.

Yêu cầu khác:

- Nắm được quy trình tập đọc nhạc.

- Củng cố cách đọc gam của giọng Đô trưởng

- Củng cố cách đọc nốt trắng, nốt đen, móc đơn.

- Cảm nhận được cách đọc cao độ liền bậc, nhảy bậc.

- Biết gõ đệm cho bài TĐN theo tiết tấu hướng dẫn trong sách HS.


Modérato [vừa phải]


1. Tìm hiểu:

- Cho HS quan sát bản nhạc và nêu quãng nhảy xa nhất trong bài.

- HS đồng thanh đọc tên nốt nhạc trên bảng phụ [không nên đọc trên sách để hìnhthành năng lực thuộc tên nốt nhạc].

- Nhận xét quãng nhảy xa nhất trong bài là Mi-La.

- GV chia các chỗ lấy hơi trong bài.

2. Thực hành đọc nhạc

Hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động để hoàn thành bài đọc nhạc.

a. Đọc gam, quãng: [có thể dùng đàn theo cùng HS đọc]



- Trước khi đọc gam, yêu cầu HS chỉ ra các khoảng cách 1 cung và nửa cung giữa các bậc trong gam. Lưu ý: Gam Đô trưởng cần luôn luôn vẽ khung cấu tạo để HS hình thành các khoảng cách 1 cung và nửa cung trong tiềm thức.

- Hướng dẫn HS đọc gam Đô trưởng đi lên và đi xuống với trường độ nốt đen, tốc độ chậm, gõ phách theo đều đặn. Nhắc HS cảm nhận khoảng cách 1 cung và nửa cung khi đọc gam. Gam Đô trưởng đã đọc nhiều ở lớp 6 song nếu cần thiết có thể đọc riêng 2 quãng mi - pha và si - đô nhiều lần hơn nếu HS đọc chưa chính xác.

- Đọc gam với trường độ nốt móc đơn. Ôn lại cách thực hiện móc đơn: phân tích thời điểm gõ xuống và nhấc lên để HS hiểu móc đơn bằng nửa phách thì thực hiện thế nào.

Chú ý hướng dẫn HS gõ phách theo, đọc đều đặn, nhịp nhàng để cảm nhận rõ cách thực hiện 2 móc đơn trong 1 phách.

- Luyện đọc quãng 2 trong giọng Đô trưởng: Đọc mẫu [với những lớp chưa bao giờ luyện quãng] để HS làm theo. Chú ý thực hiện đúng trường độ nốt trắng.

- Luyện đọc quãng 3 trong giọng Đô trưởng: tương tự như cách đọc quãng 2.

- Hướng dẫn HS luyện đọc các hợp âm rải: GV đọc mẫu [hoặc dùng đàn], HS đọc theo


Lưu ý:

+ Luyện quãng để về lâu dài, hình thành cảm giác về cao độ trong tiềm thức HS nên cũng như đọc gam, cần đọc ở tất cả các giờ TĐN, trước khi vào bài TĐN. Giai đoạn đầu khi luyện quãng có thể hoàn toàn theo phương pháp truyền khẩu.

+ Phân bố thời gian sao cho hài hòa, là bài đầu nên luyện đọc gam kỹ để HS thấu hiểu. Để lên được các nốt cao và đỡ tốn sức, hướng dẫn HS đọc nhẹ nhàng, kết hợp với kỹ thuật hát và HS nữ nên đọc bằng phương pháp chuyển giọng.
b. Đọc bài tập đọc nhạc:

- Chỉ cho HS thấy rõ những đặc điểm để nhận biết giọng của bài như hóa biểu không dấu, kết bài ở nốt Đô là giọng Đô trưởng.

- Đọc riêng cao độ: [GV chỉ tên nốt trên bảng phụ, không dùng đàn, HS nhìn bảng và đọc theo, chỉ những cao độ khó mới dùng đàn hỗ trợ]. Lưu ý hướng dẫn trong sách HS: Đọc đúng cao độ nhảy quãng ở ô nhịp 3 và 10. Đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ không để HS ghi ký hiệu viết tắt tiếng Việt dưới tên nốt nhạc.

- Đọc tên nốt nhạc theo trường độ [không đọc cao độ], chỉ những cao độ khó mới dùng hỗ trợ đọc mẫu. Chỉ dẫn HS hiểu được bản chất cách gõ nốt móc đơn. Lưu ý trong sách HS: Các nốt móc đơn liên tiếp cần đọc đều đặn, ổn định tốc độ. [Một số nốt nhạc đầu tiên, GV đọc mẫu, sau đó để HS tự đọc].

- Ghép cao độ với trường độ theo từng câu [gợi ý để HS tự đọc, nếu HS không làm được thì dùng nhạc cụ hỗ trợ theo phương pháp: đàn giai điệu trước, HS nghe và đọc theo].

- Hoàn thiện cả bài, chú ý đọc có phách mạnh, nhẹ của nhịp 2/4. Đọc đúng nhịp độ vừa phải [modérato].

- Để thêm sự sinh động và nâng cao năng lực điều khiển nhóm, có thể cho HS vừa đọc vừa kết hợp đánh nhịp 2/4.

Lưu ý: phương pháp thực hiện chủ yếu để cả tập thể lớp đọc, khi tương đối hoàn thiện mới yêu cầu nhóm, cá nhân đọc. Lưu ý này được thực hiện cho tất cả các bài đọc nhạc.


3. Gõ đệm cho bài Tập đọc nhạc

GV chọn 1 trong 2 phương án để hướng dẫn HS:

* Phương án 1: Vừa đọc nhạc vừa gõ theo phách. Chú ý phách mạnh, nhẹ và âm thanh không bị thô. Phương án này sử dụng với lớp có đa số HS năng khiếu không tốt.

* Phương án 2 [Nên chọn luyện tập gõ theo phương án này để HS phát triển tốt về năng lực thực hiện tiết tấu]:

- Sử dụng thanh phách, song loan… hoặc bộ gõ cơ thể [vỗ tay, vỗ vào vai…, có thể kết hợp 2 HS thành một cặp, vỗ tay vào nhau] để thực hiện gõ đệm theo âm hình tiết tấu dưới đây:

Đen đơn đơn

-Luyện gõ riêng tiết tấu:

+ Đọc tiết tấu [trước khi gõ]: Đen-đơn đơnI Đen-đơn đơnI Đen-đơn đơnI Đen…

+ Tay gõ, miệng đọc theo

+ Gõ kết hợp đọc thầm: Tay gõ, đọc thầm trong đầu

- Gõ đệm:

Chia lớp thành hai nhóm: nhóm gõ, nhóm đọc nhạc.

Lưu ý: giữ nhịp đều cho cả hai nhóm. Đối với những lớp/nhóm HS có khả năng tốt, có thể cho vừa đọc nhạc vừa gõ. Lưu ý này được thực hiện cho tất cả các bài đọc nhạc.
4. Luyện thẩm âm và tiết tấu [khoảng 5-7’]


Mục đích:

- Hướng dẫn HS làm quen với việc rèn luyện kỹ năng luyện thẩm âm, tiết tấu với các bài luyện riêng cao độ đơn lẻ và gõ tiết tấu [âm hình ngắn].



a. Luyện thẩm âm với dạng chỉ có cao độ:

Giáo viên đàn một số cao độ trong giọng Đô trưởng [chủ yếu với các âm ổn định] và cho HS hát nhắc lại bằng âm “la”. Khi HS hát sai, GV đàn lại và làm mẫu để HS làm theo.

Luyện tập chủ yếu theo hình thức tập thể. Có thể tách ra kiểm tra nhóm hoặc cá nhân.

- Bài nghe nối tiếp 2 âm:

Chú ý: GV đàn chậm từng mẫu âm. HS nhắc lại xong mẫu âm này, GV đàn sang mẫu âm khác.:

- Nghe nối tiếp 3 âm:

b. Luyện tiết tấu:

Giáo viên gõ một số tiết tấu đơn giản cho HS nghe và thực hiện gõ lại.

Chú ý: gõ rõ ràng, đều đặn, tốc độ vừa phải để HS dễ nghe và gõ lại. Luyện tập chủ yếu theo hình thức tập thể, có thể tách ra kiểm tra nhóm hoặc cá nhân.


Lưu ý: Việc luyện thẩm âm-tiết tấu thực hiện chủ yếu theo tập thể lớp, mỗi lần luyện khoảng 5-7’. Bất cứ khi nào có thời gian, GV đều có thể thực hiện hoạt động này, không nhất thiết cứ phải trong nội dung Tập đọc nhạc.

NHẠC LÝ

Nhịp lấy đà – tên nốt nhạc bằng chữ cái

Hướng dẫn HS nhận biết được đặc điểm của nhịp lấy đà, biết các ký hiệu chữ cái của nốt nhạc.


Video liên quan

Chủ Đề