Giâm cành la phương pháp nhân giống

 I. Khái niệm

 Giâm cành là phương pháp nhân giống vô tính,được thực hiện bằng cách sử dụng một đoạn cành tách ra khỏi cây mẹ trồng vào giá thể, trong những điều kiện môi trường thích hợp cành ra rễ và sinh cành mới.

II. Ưu nhược điểm của phương pháp giâm cành.

1. Ưu điểm.

- Cây con giữ được đặc tính, tính trạng của cây giống mẹ.

- Cây trồng từ cành sớm ra hoa kết quả.

- Hệ số nhân giống cao, thời gian nhân giống nhanh.

2. Nhược điểm.

- Khó thực hiện, chi phí cao không áp dụng rộng rãi được.

- Dễ có hiện tượng già hóa.

III. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra rể của cành giâm.

1. Yếu tố nội tại của cành giâm.

a. Các giống cây.

- Các giống cây khác nhau ra rễ khác nhau.

VD: Cây thân leo, cây thân mềm dể ra rể.

b. Chất lượng của cành giâm.

- Cành có độ lớn, chiều dài, số lá thích đủ chất dinh dưỡng.

- Cành phải được lấy trên cây mẹ mang những đặc tính tốt.

2.Yếu tố ngoại cảnh.

a. Nhiệt độ

- Cần phải có nhiệt độ vừa phải để giảm sự hô hấp, tiêu hao dinh dưỡng và sự thoát hơi nước qua mặt lá.

b. Độ ẩm

Luôn đảm bảo độ ẩm bảo hòa trên mặt lá trong thời kì cành giâm chưa ra rể.

c. ánh sáng.

-  Tránh ánh sáng trực xạ.

d. Giá thể giâm cành.

- Nền giâm phải dảm bảo đầy đủ không khí đủ độ ẩm, chất dinh dưỡng

3. Yếu tố kỉ thuật

- Cần đảm bảo các yếu tố kỉ thuật trong giâm cành sẻ nâng cao được chất lượng của cành giâm như: Chăm sóc, xử lí cành....

VI. Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trong giâm cành.

Dùng các chất kích thích sự ra rễ như : NAA, IAA... pha đúng nồng độ, xử lý đúng thời gian và nhúng gốc cành vào dung dịch kích thích ra rễ sau khi pha


Giâm cành là cách nhân giống vô tính cho một loài thực vật bằng cách cắt một đoạn cành [hoặc rễ] nhất định rồi chuyển sang một không gian khác để dần mọc thành nguyên một cây khác. Trong môi trường mới với đủ những chất dinh dưỡng, cành đem giâm sẽ mọc rễ mới trước để tự nuôi thân rồi sau đó ra lá. Có một số loài thực vật việc giâm cành có thể dùng chỉ một cái lá cũng có thể nhân giống được nhưng thường phải có một đoạn cành vài phân tây.[1]

cành cây sau khi giâm sẽ mọc rễ mới

  1. ^ Propagation by Cuttings, Layering and Division Diane Relf, Extension Specialist, Environmental Horticulture; and Elizabeth Ball, Program Support Technician; Virginia Tech

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Giâm_cành&oldid=68378601”

Câu hỏi: Giâm cành là gì?

Trả lời:

Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt đủ chồi đem cắm xuống đất ẩm, cho cành đó bén rễ phát triển thành cây mới.

Cùng Top lời giải mở rộng kiến thức về các loại dinh sản ở cây và vận dụng làm bài tập nhé!

I. Sinh sản sinh dưỡng do con người

- Là hình thức sinh sản do con người thực hiện trên các bộ phận của cơ quan dinh dưỡng và dựa vào khả năng tái sinh của cây. Gồm 3 hình thức:

1. Giâm cành

- Khái niệm: giâm cành là cắt 1 đoạn cành nào đó có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

- Một số cây thường được trồng bằng cách giâm cành như: sắn, rau ngót, mía, dâu …

- Đặc điểm của của cây đem giâm cành là: cành phải có các mấu, trên cành có đủ mắt, chồi, có khả năng tạo rễ phụ nhanh.

Ưu điểm của giâm cành

– Khả năng nhân giống nhanh, thuận lợi khi trồng diện tích lớn

– Tạo ra nhiều cây với nguồn nguyên liệu ít, tiết kiệm tiền mua giống

– Cây trồng giữ được đặc tính của bố mẹ

– Rút ngắn thời gian sinh trưởng để cây nhanh cho ra hoa, quả

2. Chiết cành

- Khái niệm: chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

- Một số cây thường dùng để chiết cành là: bưởi, nhãn, cam, chanh…

Những cây này thường được dùng để chiết cành chứ không dùng giâm cành vì chúng ra rễ phụ rất chậm nếu đem giâm xuống đất có thể làm chết cành đem đi giâm.

3. Ghép cây

- Khái niệm: ghép cây là đem cành [cành ghép] hoặc mắt [mắt ghép, chồi ghép] của cây này ghép với cây khác cùng loại [gốc ghép] để cho cành ghép hoặc mắt ghép tiếp tục phát triển.

- Khi mắt ghép phát triển được 1 thời gian người ta sẽ cắt phần trên của gốc ghép đi để tập trung chất dinh dưỡng nuôi mắt ghép.

II. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây

Từ các thành phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng ở một số cây như: rễ củ, độ ẩm, thân bò, lá, thân rễ có thể phát triển thành cây mới, trong điều kiện có độ ẩm. Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

Cây rau má bò trên mặt đất ẩm: Mỗi mấu thân đều có chồi và rễ. Mỗi mấu thân như vậy sẽ tạo thành một cây mới.

Củ gừng để ở nơi ẩm: khi đó củ gừng sẽ nảy chồi và rễ hình thành cây mới.

Củ khoai lang để ở nơi ẩm: củ khoai lang hút ẩm, nảy chồi và rễ hình thành cây mới.

Lá thuốc bỏng có hình thành các cây con có chồi và rễ quanh rìa lá, một thời gian, các cây con rơi xuống đất ẩm ta được cây mới.

III. Câu hỏi luyện tập

1. Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi?

Đáp án:

Sau khi cắm cành có đủ mắt chồi xuống đất ẩm từ các mắt sẽ mọc ra rễ mới. Tiếp đó các mầm non sẽ mọc lên từ chồi và để phát triển thành cây mới.

2. Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Người ta thường chiết cành với những loại cây nào?

Đáp án:

Giâm cành là rễ được hình thành sau khi cắm xuống đất.

Chiết cành là rễ đã hình thành trên cây mẹ trước khi trồng.

* Người ta thường chiết cành với những loại cây thân gỗ chậm mọc rễ phụ.

* Những cây ăn quả thường hay được chiết cành: Cây quýt, cây cam, cây bưởi, cây vải, cây nhãn, cây ổi, cây hồng xiêm.

3. Hãy cho một vài ví dụ về ghép cây thường được nhân dân ta thực hiện trong trồng trọt?

Đáp án:

Ghép cây là đem cành hay mắt của cây này ghép lên cây khác cho chúng tiếp tục phát triển. Nhân dân ta thường áp dụng phương pháp này để ghép loại cây này với loại cây khác [như cam với bưởi] hoặc ghép những cây trong cùng một loài với nhau [như táo với táo].

4. Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất?Vì sao?

Đáp án:

Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống tiết kiệm và rẻ tiền nhất bởi vì kĩ thuật này có ưu điểm lớn:

- Đòi hỏi nguồn nguyên liệu rất dễ kiếm, rẻ tiền: một mảnh nhỏ của một loại mô bất kì của cây mẹ.

- Đạt hiệu quả rất cao: trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng rất lớn [hàng vạn đến hàng triệu] cây con làm giống.

Video liên quan

Chủ Đề