800000 mỹ kim bằng bao nhiêu tiền Việt Nam

Giữa tháng 6, vải thiều chín đỏ rực khắp các khu vườn đồi ở Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên... Với sản lượng cả nước ước khoảng 370 ngàn tấn, vải thiều theo những chiếc xe tải, xe container tỏa đi khắp cả nước tới các ngõ chợ, lên quầy kệ siêu thị; vải còn lên máy bay, xuống tàu biển sang nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Giá bán lẻ vải thiều tại hệ sống siêu thị Nhật ở mức 400.000-550.000 đồng/kg.

Ngày 20/6, lô hàng vải thiều tươi đầu vụ 2023 của tỉnh Bắc Giang qua đường hàng không đã đến Houston [Mỹ]. Ngay sau đó, vải thiều tươi Việt Nam được bán đồng loạt tại nhiều siêu thị và chợ châu Á lớn nhất ở Houston, Texas [Mỹ], gồm các siêu thị lớn như: Hong Kong, Tân Bình, Việt Hoa, Linda’s Tropical Fruits, Cà Mau,...

Giá bán lẻ cho khách hàng là 14-15 USD mỗi pound [tương đương khoảng 780.000 đồng mỗi kg]; hoặc 140 USD cho gói 11 pound [5kg], tương đương 3,2 triệu đồng [640.000 đồng/kg].

Vải thiều Việt Nam nổi danh toàn cầu, được người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng [Ảnh: Tâm An]

Trước đây, vải thiều Việt Nam đến Mỹ theo diện hàng đông lạnh. Từ năm 2020, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ nhận thấy nhu cầu vải tươi và kết nối các nhà xuất - nhập khẩu hai nước để làm việc với cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ [APHIS] tìm hiểu quy trình xuất vải tươi.

Cuối tháng 5, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật [Bộ NN-PTNT] cho biết, APHIS đã công nhận thêm một nhà máy đủ điều kiện chiếu xạ trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi để vải thiều tươi Việt Nam vào thị trường này.

Bà Jolie Nguyễn, CEO Công ty LNS International Corporation [nhà nhập khẩu vải thiều], cho biết, LNS sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác nhập khẩu, phân phối, vận tải... đưa các loại nông sản Việt [bao gồm trái vải tươi] đến nhiều tiểu bang tại Mỹ trong tháng này. Điều đó khích lệ người tiêu dùng Mỹ và nâng cao uy tín của các doanh nghiệp Việt trên toàn thế giới.

Đầu tháng 6, một lô vải u hồng Việt Nam cũng được Công ty TT Meridian nhập khẩu vào Anh, trở thành lô vải xuất khẩu chính ngạch đầu tiên của Việt Nam đến Anh trong năm nay.

So với sản phẩm cùng loại cũng như các loại trái cây nhập khẩu khác, vải thiều Việt Nam có giá bán khá cao tại Anh, 15 bảng/kg, tương đương 435.000 đồng.

Giữa tháng 6, Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm - Sông Âm [Tập đoàn Hồ Gươm] đã xuất khẩu vải thiều không hạt sang thị trường Nhật Bản và Anh. Theo khảo sát, tại thị trường Nhật Bản, vải thiều không hạt đang được bán với giá 4.500-5.000 Yen/kg [750.000-840.000 đồng/kg].

Ông Huỳnh Tấn Đạt - Cục phó Cục Bảo vệ thực vật, thông tin, đã có 17 lô hàng, tổng trọng lượng trên 82 tấn vải thiều, đạt chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu sang Nhật Bản.

Trước đó, ngày 15/6, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã phối hợp với một số doanh nghiệp đưa gần 30 doanh nhân, đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản đến Hải Dương, Bắc Giang để khảo sát vùng trồng vải thiều, lên kế hoạch thu mua xuất khẩu.

Ông Nguyễn Khắc Tiến - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ameii Việt Nam, cũng cho biết, doanh nghiệp đang tất bật chuẩn bị các đơn hàng vải thiều xuất khẩu đi Nhật Bản, Đức, Anh, Trung Đông,... Tại thị trường Nhật Bản, năm nay, doanh nghiệp dự kiến xuất khẩu lượng vải thiều tăng khoảng 30-50% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, sầu riêng xuất sang Nhật cũng tăng trưởng tốt.

Vải thiều Việt Nam xuất sang các thị trường cao cấp dao động từ 400.000- 840.000 đồng/kg.

Xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản năm 2023 sẽ tăng trưởng tích cực, doanh nghiệp sẽ có nhiều đơn hàng hơn so với những năm trước, ông Huỳnh Tấn Đạt dự báo.

Năm 2022, ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa, vải thiều Việt Nam còn được xuất khẩu sang thị trường truyền thống Trung Quốc và hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Hàng triệu đô la tiền mặt kiếm được từ các sòng cờ bạc ở những khu vực khó khăn nhất của Sydney đã được sử dụng để đóng góp từ thiện cho cộng đồng, nhưng thực chất là đánh lạc hướng cho khoản chi phí khổng lồ mà họ trả lương cho các nhân viên cấp cao và các chuyến du lịch nước ngoài. 

Câu lạc bộ Fairfield RSL Memorial ở Tây Sydney đã chi gần 800,000 Úc kim để đóng góp cho cộng đồng và các khoản hỗ trợ tài chính khác vào năm 2014, trong khi lợi nhuận mà họ thực sự thu về lên tới hơn 40 triệu Úc Kim trước thuế, lợi nhuận đó kiếm được từ các máy đánh bạc hoặc từ người chơi đánh bài thua tính đến tháng 8 trong năm đó 

Tuy nhiên, theo những thông tin điều tra của SBS News về một trong số các câu lạc bộ đánh bạc lớn nhất trong khu vực, Fairfield RSL Memorial đã hào phóng trả thù lao cho nhân viên cấp cao của họ từ 790,000 tới 799,999 Úc Kim trong năm 2014. 

Mức lợi nhuận thu được từ các câu lạc bộ đánh bạc này đã dấy lên sự lo ngại về sức ảnh hưởng của các sòng bạc này lên cộng đồng người di dân ở Tây Sydney, khu vực này vốn thu hút hơn hàng ngàn người tị nạn từ cuộc chiến ở Syria và Iraq trong những năm gần đây.

Một số những người đánh bạc bị thua lỗ nhiều nhất đã chia sẻ câu chuyện của họ với SBS News. 

"Đó chắc chắn là điều mà tôi cảm thấy hối tiếc nhất," ông Thang Ngo, cựu thành viên hội đồng Fairfield và là người Việt tị nạn. Ông cho biết các máy đánh bạc bắt đầu được chuộng và kiếm lời nhiều hơn kể từ sau cuộc bài trừ heroin ở Cabramatta vào những năm 1990. Trong khoảng thời gian đó, Cabramatta được gọi là "thủ đô ma túy của Úc". 

"Chúng tôi đã thắng lợi trong cuộc chiến chống lại ma túy, nhưng lại không thể nào dẹp sạch được những người nghiện đánh bạc trong khu vực."

Sự mất mát của chính di dân

Địa phương Fairfield, nơi mà có 8.4 tỷ Úc kim được sử dụng để chơi các máy đánh bạc vào năm ngoái, đã thu về mức lợi nhuận trung bình cao nhất cho tiểu bang tới hơn 280,732 Úc kim tính trên mỗi máy. 

Đây cũng là khu vực có mức sống khó khăn nhất tại Sydney dựa theo những số liệu của Australian Bureau of Statistics, với tỉ lệ thất nghiệp cao gấp đôi mức trung bình của toàn quốc. Hơn nửa số dân địa phương là người nước ngoài và hơn 70% trong số đó chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ của họ mà không sử dụng tiếng Anh. 

Một phúc trình của Australian Gambling Research Centre đã tình cờ phát hiện được những người có nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ khác nhau thường có khả năng dính vào nhiều vấn đề rắc rối khi họ đánh bạc hơn phần đông dân số nói chung.

READ MORE

‘Đồng tiền vấy máu’: Thúc giục chính phủ NSW NGỪNG gia tăng số máy đánh bạc ở Fairfield

Những căng thẳng khi di dân, kết hợp với sự gia tăng của các sòng bạc làm cho họ dễ dàng tiếp cận các hình thức đánh bạc, dẫn đến việc gia tăng các vấn đề rắc rối.

Heshmat Shaheed, cố vấn tài chính và vấn đề cờ bạc và Hội đồng người Ả Rập tại Úc, cho biết có hơn 200 người đã đặt lịch hẹn với họ, hầu hết đều liên quan tới vấn đề cờ bạc. 

Ông còn nói rằng việc chơi cờ bạc ở khu vực Tây Sydney là quá dễ dàng, quá dễ tiếp cận, tại vì "ở đâu cũng có sòng bạc".

Ông Heshmat khuyên những người mới di dân sang đây, đặc biệt là người tị nạn nên từ chối tất cả những lời mời vào những sòng bài để "thử vận may", nhưng nhiều người bước vào đấy xong là trở thành con nghiện cờ bạc. 

"Khi họ di dân đến Úc, họ không thể nói ngôn ngữ ở đây, họ cũng không tìm được việc làm," ông cho biết.

"Họ cảm thấy chán nản, cứ ngồi ở nhà suốt và chẳng làm gì, đặc biệt là đối với những người đã quen với việc đi làm khi họ còn ở quê nhà, rồi họ di dân tới đây, bỗng dưng họ trở thành người thất nghiệp," ông nói. 

"Họ thỉnh thoảng đến lớp học tiếng Anh, sau đó là đi về nhà, ngoài thời gian đó ra, họ biết đi đâu bây giờ?"

Người thắng cuộc từ các sòng bạc ở Tây Úc là ai?

Các câu lạc bộ phi lợi nhuận thường đóng góp và tài trợ cho cộng đồng, vốn là để lảng tránh những lời chỉ trích về lợi nhuận khổng lồ và những tác hại liên quan đến máy đánh bạc.

Một phần đóng góp đáng kể được thực hiện thông qua chương trình ClubGRANTS, cho phép các câu lạc bộ đánh bạc đã đăng kí ở khu vực NSW được yêu cầu hoàn trả 1.85 phần trăm thuế đánh trên lợi nhuận từ các máy đánh bạc của họ ở mức trên 1 triệu đô nếu như họ chịu chi một khoảng tương xứng đóng góp cho các dự án cộng đồng. 

Nhưng SBS News đã đem thông tin về sự đóng góp hào phóng đó trong và xung quanh khu vực Fairfield đặt vào một bối cảnh rộng hơn, đối chiếu các chi tiết tài chính mà các sòng bạc khai báo theo pháp luật.

Over 3,000 refugees were resettled in Fairfield in 2016. Source: Fairfield City Council

Dựa vào phúc trình có sẵn trong suốt 3 thời điểm khai báo liên tiếp, Fairfield RSL đã chi tổng số tiền lương cho nhân viên cấp cao của họ cao gấp 3 lần số tiền mặt được đóng góp cho cộng đồng, trong khi đó những khoản chi khác và các khoản hỗ trợ tài chính vẫn y giữ nguyên trong suốt 12 tháng. 

Trong năm 2016, 14 nhân viên quản lý của họ đã thu được từ 2.46 triệu đến 2.6 triệu Úc kim, dựa trên mức tổng số tiền lương được họ quy định, bao gồm cả những nhân viên cấp cao nhất của các sòng bạc, hiện có tổng mức thu nhập đã giảm hơn so với 2 năm trước đó, xuống còn 610,000 đến 619,999 Úc kim.

Một khoảng chi khác khoảng hơn 148,000 Úc kim đã được sử dụng cho "các chuyến đào tạo" của nhân viên tới Bali, Singapore và Las Vegas. 

Cùng thời điểm đó, Fairfield đã trả hơn 742,000 Úc kim cho việc đóng góp vào cộng đồng và hỗ trợ các vấn đề tài chính khác. Câu lạc bộ này thu lợi hơn 40 triệu Úc kim trước thuế từ các máy đánh bạc trong suốt 12 tháng tính đến tháng 8 năm 2016. 

Giám đốc điều hành của Fairfield, ông Anthony Sobb đã cho biết, các khoản đóng góp không thể nào gói gọn được hết những thứ mà câu lạc bộ đã làm cho cộng đồng. 

"Những thứ mà các số liệu có thể không phản ánh được hết đó là chi phí ban đầu để vận hành các tổ chức như Ủy ban Tư Pháp Xã hội của câu lạc bộ, vốn được sử dụng để tổ chức các đợt kêu gọi đóng góp từ thiện, chuyến đi thăm Matthew Talbot Hostel, chuyến thăm các nhà điều dưỡng, hỗ trợ quần áo và rất nhiều các yếu tố khác hỗ trợ cho cộng đồng," ông cho biết. 

Ông Sobb còn lên tiếng phản biện về những khoảng bồi thường mà công ty dành cho các nhân viên cấp cao là hoàn toàn phù hợp với những mong đợi của công ty và từ chính trách nhiệm của họ đối với nhân viên. Ông còn nói những lợi ích thu về được sau các chuyến đi nước ngoài thực sự là nhiều hơn so với số tiền đã bỏ ra.

"Chúng tôi đã thắng lợi trong cuộc chiến chống lại ma túy, nhưng lại không thể nào dẹp sạch được những người nghiện đánh bạc trong khu vực."

"Sự thành lập và phát triển của Trung tâm Cải tạo Oakdene House là kết quả trực tiếp từ việc chúng tôi tham gia các buổi họp mặt giữa bác sĩ và bệnh nhân của chương trình cải tạo tại Las Vegas Problem Gambling Centre," ông còn cho biết thêm.

Câu lạc bộ Cabra-Vale Diggers gần đó đã kiếm hơn 75 triệu Úc kim trước thuế, dựa vào những thông tin được công bố vào khoảng 2016-17, trong đó, những chi phí đi nước ngoài nằm vào khoảng 24,600 Úc kim. 

Năm nhân viên cấp cao nhất đã đem về nhà mức tổng thu nhập từ 1.18 triệu đến 1.38 triệu Úc kim, trong đó, người kiếm được nhiều nhất là ở mức từ 530,000 đến 540,000 Úc kim. 

Theo phúc trình hàng năm vào tháng 6, câu lạc bộ này đã đóng góp cho cộng đồng lên tới hơn 1.2 triệu đô la, hoặc khoảng 1.6 triệu đô la theo các tiết lộ của ClubGRANTS vào tháng 8 năm 2017. 

"Trong suốt 12 tháng vừa qua, số dân tị nạn trong khu vực đã gia tăng rất nhiều," phúc trình của Chủ tịch câu lạc bộ vào năm 2017 đã viết. 

"Việc này đã và đang tiếp tục làm gia tăng nhu cầu trong cộng đồng và câu lạc bộ sẽ tiếp tục hỗ trợ những người dân mới đến bằng mọi cách có thể."

Những khoản chi không tên khác

Tại khu vực Cumberland lân cận, vốn là nơi sinh sống của những di dân thuộc vùng ngoại ô Auburn, câu lạc bộ Dooleys Libcome Catholic đã thu về gần 82 triệu đô la trước thuế từ lợi nhuận của các máy đánh bạc trong năm tính đến tháng 8 năm 2017. 

Đây là một trong 3 câu lạc bộ thu về mức lợi nhuận cao nhất trong bang. 

Theo phúc trình hàng năm, câu lạc bộ này đã đóng góp 3.65 triệu đô la vào cộng đồng, tài trợ và hỗ trợ nhiều chương trình, chi trả từ 2.28 triệu đến 2.37 triệu đô la tiền lương cho 9 nhân viên cao cấp, bao gồm mức lương cao nhất ở khoảng 660,000 đến 670,000 đô la. Hơn 1.7 triệu đô la được sử dụng chi các khoản tư vấn bên ngoài. 

Chi phí tư vấn của câu lạc bộ này đã lên tới hơn 4.75 triệu trong năm trước đó, nhờ các dự án tái phát triển mà có gần 3.5 triệu đo được chi cho chương trình ClubGRANTS, cũng như các khoản hỗ trợ và đóng góp khác cho cộng đồng. Lợi nhuận mà họ thu được từ các máy đánh bạc tính đến tháng 8 năm 2016 tới hơn 83 triệu đô la.

READ MORE

Người dân Úc quay lưng với bảo hiểm y tế tư nhân

Các chuyến đi nước ngoài của nhân viên Dooleys chiếm tổng số tiền hơn 300,000 đô trải dài trong 3 năm, bao gồm những chuyến đi đến Singapore, Macau, Hong Kong và các khóa đào tạo tại Học viện Disney của công ty Walt Disney ở Florida. 

Trong một tuyên bố của Dooleys, họ đã nói rằng các quy trình quản lý và chi tiêu liên quan đến việc đi lại của nhân viên thực sự là "phù hợp với tiêu chuẩn mà bạn có thể thấy ở bất kì công ty Úc nào."

Những chuyến đi đến các thành phố ở Châu Á nhằm mục đích nghiên cứu cho các kế hoạch tái phát triển của họ là những cơ hội rất tốt, vì họ học hỏi được từ Học viện Disney, vốn là "đi đầu trên thế giới về đào tạo dịch vụ khách hàng".

Câu lạc bộ còn xác nhận: "Các mức lương của chúng tôi hoàn toàn tương xứng với thị trường."

Tại Câu lạc bộ Bankstown Sports, người có mức lương cao nhất ở khoảng 620,000 đến 630,000 đô la vào năm ngoái. Tổng số tiền mà câu lạc bộ trả cho 5 nhân viên cao cấp của họ là từ 1.62 triệu đến 1.67 triệu đô. 

Cùng thời điểm đó, Bankstown Sports Club đã khai trong phúc trình hàng năm của họ rằng họ trả hơn 3 triệu tiền mặt để hỗ trợ cộng đồng và các nhóm thể thao. Trong năm đó tính đến tháng 8, câu lạc bộ đã thu về hơn 84 triệu đô lợi nhuận trước thuế. 

Giám đốc điều hành câu lạc bộ, ông Mark Codi đã cho biết mức lương dành cho nhân viên cao cấp là không quá cao "khi so sánh với các công ty khác cùng quy mô và độ phức tạp với doanh nghiệp của chúng tôi."

At Bankstown Sports Club, the top earner collected a total remuneration package of between $620,000 to $630,000 last financial year. Source: www.bankstownsports.com

"Chúng tôi phải chắc chắn rằng mức chi phí này là cân bằng để chúng tôi vừa có được những nhân tài làm việc cho công ty, đồng thời bảo đảm rằng chúng tôi không mất đi mục tiêu phi lợi nhuận và là một phần không thể thiếu của cộng đồng," ông cho biết. 

Tất cả số tiền mà câu lạc bộ kiếm được cũng được trả về cho cộng đồng bằng nhiều cách, ông cho biết thêm, bao gồm cả 26.3 triệu đô la tiền lương cho 650 nhân viên.

Nỗi lo cho cả thế hệ tương lai

Ông Ngo cho biết, những câu lạc bộ cờ bạc ở Tây Sydney nằm ngay khu vực trung tâm trong cộng đồng của họ, nên ông tin rằng việc đó còn đe dọa tới cả thế hệ sau đó. 

Một trong những câu lạc bộ cờ bạc thu được lợi nhuận cao nhất của NSW là Mounties, có trụ sở chính tại khu vực chính quyền địa phương Fairfield đã cho biết, việc đóng góp vào cộng đồng là để bảo đảm rằng "họ sở hữu cộng đồng này", ông nói. 

"Người giữ cửa ở đây nói thẳng ra chính là câu lạc bộ này," ông Ngo nói, câu lạc bộ này đứng chắn ngay bên ngoài khuôn viên của hội đồng Mount Pritchard Oval, và nó được quản lý bởi Mounties. Nó có hẳn một cái bảng chỉ dẫn cho những ai muốn liên lạc với câu lạc bộ để đặt lịch. 

"Hội đồng thành phố Fairfield có thể sở hữu tòa nhà đó, nhưng Mounties mới thực sự nắm quyền kiểm soát," ông Ngo nói. "Nói về quyền sở hữu thì bạn chỉ sở hữu khi bạn kiểm soát nó."

"Người giữ cửa ở đây nói thẳng ra chính là câu lạc bộ này."

Mounties đóng góp hơn 5 triệu đô vào cộng đồng lấy từ lợi nhuận mà họ thu về từ 103 triệu đô la doanh thu của sòng bạc vào năm ngoái, bao gồm cả hơn 400,000 đô la họ đã chi để bảo trì các sân thể thao trong địa phương. 

Câu lạc bộ đã tuyến bố rằng họ hỗ trợ cộng đồng này gần 64, 67 phần trăm, hoặc thậm chí 174 phần trăm lợi nhuận của họ, họ không tiết lộ mức lương dành cho nhân viên cấp cao hay những chi phí đi nước ngoài, cũng như chi phí họ dùng cho dịch vụ tư vấn. 

Câu lạc bộ còn bác bỏ quyền thành viên của một nhà báo SBS News, người đang cố gắng tìm hiểu thêm thông tin về vụ này. Giám đốc điều hành của Mounties, Greg Pickering đã nói, ban giám đốc không có lý do gì để cung cấp những thông tin như vậy. 

"Mounties tự hào về những cam kết của mình đối với cộng đồng và họ tiếp nhận những trách nhiệm quản lý của họ một cách trân trọng và chuyên nghiệp," ông Pickering cho biết.

Chủ Đề