1 quan tiền ngày xưa bằng bao nhiêu đồng

Đồng tiền đầu tiên là tiền 1 cent 1875K vốn được đúc bằng đồng đỏ để phát hành tại Pháp nhưng lại được đem sang Việt Nam sử dụng. Tiếp đó là hai loại tiền dành riêng cho Nam Kỳ là tiền 1 cent Bách phân chi nhất và tiền 1/5 cent Sapèque [đồng hai xu điếu].

Tiền bằng bạc giai đoạn này có 4 loại mệnh giá khác nhau: 1 piastre [quy đổi là 100 cent], 50 cent, 20 cent và 10 cent.

Tiền Đông Dương - Indochine [1885 – 1945]: Từ 1885 đến 9/3/1945, BIC đưa vào lưu thông 210 mẫu đồng tiền kim loại Đông Dương Indochine, gồm 12 mệnh giá: 1 piastre, 50 cent, 20 cent, 10 cent, 5 cent, 1 cent, 1/2 cent, 1/4 cent, 1/5 cent, 1/6 cent và 1 tael, 1/2 tael dùng cho việc ngoại thương với nước khác. Ngoài 210 mẫu nói trên, trước thời điểm thành lập Liên bang Đông Dương [17/10/1887], BIC đã đưa vào lưu thông 6 mẫu đồng tiền kim loại Cochinchine với 5 mệnh giá khác nhau.

Tiền bằng đồng: Từ nửa cuối 1885 - 1895, phát hành 9 mẫu đồng xu Bách phân chi nhất 1 cent. Từ 1896 - 1939 phát hành 38 mẫu đồng xu Bách phân chi nhất.

Từ 1935 - 1940 phát hành 6 loại đồng xu mệnh giá 1/2 cent.

Từ 1887- 1902, tiếp tục cho phát hành tiền xu sapèque có mệnh giá 1/5 cent bằng đồng.

Tiền bằng bạc: Tiền 1 piastre: Ngày 28/12/1885, chính thức lưu hành đồng bạc piastre. Từ 1885 - 1931, cho phát hành 36 đồng kim loại bạc mệnh giá 1 piastre với nhiều trọng lượng khác nhau. Tiền 50 cent: Từ 1885 - 1936, phát hành 5 mẫu đồng xu bạc mệnh giá 50 cent vào các năm 1885, 1894, 1895, 1896 và 1936. Tiền 10 cent: Từ 1885 - 1937, phát hành 36 mẫu đồng xu bạc mệnh giá 10 cent.

Tiền niken và hợp kim niken - đồng: Năm 1939, phát hành 3 loại đồng xu hợp kim niken - đồng có mệnh giá 20 cent.

Từ 1939 - 1941, cho phát hành 5 loại đồng xu mệnh giá 10 cent bằng hợp kim niken - đồng.

Từ 1923 -1939 cho phát hành 8 loại đồng xu mệnh giá 5 cent bằng hợp kim niken - đồng.

Ngoài ra, trong các năm 1943 và 1944, còn phát hành 6 loại đồng xu “ngoại thương” bằng bạc với mệnh giá 1 tael và 1/2 tael nhằm mục đích trao đổi buôn bán giữa Bắc Kỳ với Lào, thường được dùng vào việc mua bán thuốc phiện giữa Việt Nam với Lào và Trung Quốc nên dân gian gọi là đồng xu Á phiện.

Tiền bằng kẽm, gồm có: Trong hai năm 1940 - 1941, phát hành 3 loại tiền xu bằng kẽm với mệnh giá 1 cent.

Trong hai năm 1939 - 1940, phát hành 2 loại tiền xu mệnh giá 1/2 cent bằng kẽm.

Từ 1942 - 1944, phát hành 3 loại đồng xu kẽm, mệnh giá 1/4 cent.

Từ 1902 - 1905, phát hành 1 loại đồng xu mệnh giá 1/6 cent bằng kẽm.

Tiền bằng nhôm: Năm 1943, phát hành loại đồng xu bằng nhôm mệnh giá 1 cent, 5 cent.

Tiền Đông Dương từ 1945 - 1954: Sau khi Pháp tái chiếm Sài Gòn, BIC khôi phục hoạt động ở Nam kỳ, tiếp tục phát hành tiền tệ trong vùng chiếm đóng. Trong thời gian này Cục Quản lý tiền tệ của Pháp và BIC đồng thời phát hành tiền kim loại và tiền giấy ở Đông Dương. Tiền kim loại gồm các mệnh giá 1 piastre và 50 cent bằng hợp kim niken - đồng; 20 cent, 10 cent và 5 cent bằng nhôm.

Tiền 1 piastre bằng hợp kim nike – đồng phát hành trong các năm 1946 và 1947. Tiền 20 cent bằng nhôm phát hành năm 1945. Tiền 10 cent bằng nhôm phát hành năm 1945. Tiền 5 cent bằng nhôm phát hành năm 1946.

 

Đồng bạc Đông Dương đã góp phần thúc đẩy phát triển nền tài chính/tiền tệ và giao thương của kinh tế Việt Nam thời thuộc Pháp. Mặt khác, nhìn từ hôm nay, có thể thấy nó còn lưu giữ nhiều trầm tích lịch sử, văn hóa gần một thế kỷ của Việt Nam và các nước Đông Dương thời Pháp thuộc.

Bảo tàng Lịch Sử TP HCM hôm 27/4 triển lãm lịch sử tiền tệ Việt Nam với chủ đề "Đồng tiền muôn mặt" với hơn 700 hiện vật, trong đó có nhiều tài liệu, mẫu tiền tệ quý chưa công bố [Ảnh: VnExpress]

Các hiện vật, hình ảnh về những giai đoạn tiền tệ của đất nước trong hơn 10 thế kỷ được trưng bày. Trong đó, đồng tiền cổ nhất của Việt Nam hiện được xác định là Thái Bình Hưng Bảo dưới triều Đinh Tiên Hoàng [năm 968] [Ảnh: VnExpress]

Những đồng tiền của các triều đại phong kiến thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn... được trưng bày, có đánh số để chú thích rõ tên loại tiền, thời đại giúp người xem dễ hiểu [Ảnh: VnExpress]

Triển lãm còn dành hẳn một góc riêng để trưng bày các đồng tiền bị lỗi dưới thời phong kiến. Khi ấy, việc đúc tiền phải trải qua nhiều công đoạn, thực hiện thủ công nên dễ bị sai sót. Những lỗi chủ yếu như chữ Hán bị thêm nét, chữ chồng, lệch lên nhau, không đối xứng... [Ảnh: VnExpress]

Các vật dụng liên quan như xâu tiền, thước đếm, hũ đựng... cũng được trưng bày [Ảnh: VnExpress]

Chiếc máy đếm tiền được sử dụng phổ biến trong những năm đầu thế kỷ 20 [Ảnh: VnExpress]

Đến thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và đô hộ, những đồng tiền kim loại lỗ vuông trước đây được thay bằng đồng tiền tròn mệnh giá bằng chữ Latin và chữ Hán, có hình ảnh bó lúa, nữ thần tự do... gọi là đồng bạc Đông Dương [Ảnh: VnExpress]

Được trưng bày nhiều nhất là các loại tiền giấy. Loại tiền này phong phú qua từng thời kỳ, chế độ chính trị. Trong đó có tờ tiền của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, có in hình Bác Hồ, được phát hành ở miền Bắc [Ảnh: VnExpress]

Trong các loại tiền do Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phát hành, độc đáo nhất phải kể đến đồng tiền vàng Cụ Hồ [Ảnh: VnExpress]

Trong suốt 20 năm tồn tại ở miền Nam, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã lưu hành 10 bộ tiền giấy và 5 bộ tiền kim loại với đơn vị là đồng [Ảnh: VnExpress]

Những văn bản về việc in ấn, phát hành và lưu thông tiền tệ, giấy tờ mua bán đất, văn bản thuế từ thời nhà Nguyễn đến nay được trưng bày. Trong đó có văn bản của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa cho phép lưu hành tiền 50 đồng bằng nhôm [Ảnh: VnExpress]

Triển lãm còn giới thiệu nhiều loại hình tiền tệ khác sử dụng trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ như Phiếu tiếp tế, Phiếu đổi chác, tiền địa phương, công phiếu nuôi quân... [Ảnh: VnExpress]

Đồng tiền cổ lần đầu tiên được tìm thấy trong vùng lõi cố đô Hoa Lư, nơi xưa kia Vua Đinh Tiên Hoàng đã rèn binh, luyện kiếm [Ảnh: Pháp luật Việt Nam]

Bộ sưu tập tiền cổ "khủng" của một người sưu tầm đồ cổ ở Hà Nội [Ảnh: thegioitien.vn]

Bộ sưu tập tiền cổ có niên đại hàng ngàn năm gồm những đồng tiền bằng giấy, bằng đồng, bằng kẽm qua các thời đại [Ảnh: thegioitien.vn]

1 đồng ngày xưa bằng bao nhiêu tiền?

Theo tỷ số xưa thì 1 quan 10 tiền; 1 tiền là 60 đồng nếu "tiền quý" còn trong dân gian thì chỉ có 30 đồng tiền gián. Đơn vị này sử dụng đến năm 1945 thì bị loại bỏ.

1 lượng bạc bằng bao nhiêu quân tiền?

1 lượng bạc = 1 quan tiền = 1000 văn tiền = 200 NDT = 700.000 VNĐ.

1 hào ngày xưa bằng bao nhiêu tiền ngày nay?

Hào là đơn vị tiền tệ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một hào tương đương với 10 xu và tương đương với 0,1 đồng.

1 quán tiên bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?

Lịch sử Kể từ thời nhà Lê thì một quan là 10 tiền. Một tiền quý [tức cổ tiền] 60 đồng tiền nên một quan là 600 đồng. Tỷ số này áp dụng trong mọi hối đoái giữa dân chúng và chính quyền như tiền nộp sổ để thí sinh đi thi, thuế má...

Chủ Đề