Yếu tố nào quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Công nghệ 10

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn Công nghệ 10 Bài 54: Thành lập doanh nghiệp được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Giải bài tập SGK Bài 54 Công Nghệ lớp 10

Câu 1 trang 173 Công nghệ 10

Xây dựng phương án kinh doanh cho một doanh nghiệp gồm những nội dung gì?

Lời giải:

Xây dựng phương án kinh doanh cho một doanh nghiệp gồm những nội dung sau:

- Xác định khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

- Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng với hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh.

- Nghiên cứu khả năng kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường.

Câu 2 trang 173 Công nghệ 10

Nghiên cứu thị trường doanh nghiệp nhằm mục đích gì?

Lời giải:

Nghiên cứu thị trường doanh nghiệp nhằm mục đích:

- Nghiên cứu nhu cầu của khác hàng đối với hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh. Từ đó có lựa chọn phù hợp để kinh doanh.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng, động cơ mua hàng, tiêu dùng của khách hàng.

- Dựa vào các yếu tố trên giúp doanh nghiệp xây dựng quy trình phục vụ khách hàng, có kế hoạch thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp.

Câu 3 trang 173 Công nghệ 10

Trình bày nội dung và quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

Lời giải:

- Nội dung lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp: Tìm những nhu cầu của khách hàng chưa được thỏa mãn, tìm hiểu lí do tại sao chưa được thỏa mãn và liệu có thể thỏa mãn được nhu cầu đó không.

- Quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp sẽ tiến hành theo các bước:

    + Xác định lĩnh vực kinh doanh chưa thỏa mãn nhu cầu.

    + Xác định loại hàng hóa trong lĩnh vực kinh doanh đó.

    + Xác định đối tượng khách hàng.

    + Xem xét doanh nghiệp có khả năng để thực hiện những yêu cầu trên không.

    + Xác định nhu cầu tài chính cho từng cơ hội kinh doanh.

    + Sắp xếp cơ hội kinh doanh theo một tiêu chí nào đó [sở thích, khả năng chi tiêu, rủi ro,…].

Lý thuyết Công Nghệ Bài 54 lớp 10

I - XÁC ĐỊNH Ý TƯỞNG KINH DOANH

Ý tưởng kinh doanh xuất phát từ nhiều lý do khác nhau:

Làm giàu cho bản thân và có ích cho xã hội.

Các điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh như có nhu cầu thị trường, có địa điểm kinh doanh thuận lợi, hoặc đơn giản là có tiền nhàn rỗi thích thử sức trên thương trường.

Có mặt bằng rộng ở khu vực đông dân cư. Vì vậy, chủ hộ có ý định mở cửa hàng kinh doanh các mặt hàng thuộc nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư như rau, hoa, quả, thực phẩm chế biến sẵn.

II - TRIỂN KHAI VIỆC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

1. Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp:

Mục đích là chứng minh ý tưởng kinh doanh là đúng và triển khai hoạt động kinh doanh là cần thiết.

Để xây dựng phương án kinh doanh, người ta tiến hành nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng, khả năng kinh doanh và xác định cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thị trường quyết định sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường với mục đích khác nhau, nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho việc tạo lập và phát triển doanh nghiệp.

a] Thị trường của doanh nghiệp

Thị trường của doanh nghiệp là khách hàng của doanh nghiệp bao gồm khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp

Khách hàng hiện tại là những khách hàng thường xuyên có quan hệ mua, bán hàng hoá với doanh nghiệp

Khách hàng tiềm năng là những khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng phục vụ và họ sẽ đến với doanh nghiệp.

b] Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp

Là nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh trên thị trường.

Nhu cầu của khách hàng thể hiện qua 3 yếu tố:

    - Mức thu nhập của dân cư.

    - Nhu cầu tiêu dùng.

    - Giá cả trên thị trường.

Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp là tìm ra phần thị trường cho doanh nghiệp, hay nói cách khác là tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên thị trường phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi sau:

Ai mua hàng? Mua ở đâu? Khi nào? Mua như thế nào?

Từ đó doanh nghiệp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng, động cơ mua hàng và tiêu dùng hàng hoá của khách hàng.

Tất cả các yếu tố trên giúp cho doanh nghiệp hình thành quy trình phục vụ khách hàng hiệu quả, đồng thời có các biện pháp thích hợp nhằm thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp và sản phẩm doanh nghiệp.

c] Xác đinh khả năng kinh doanh của doanh nghiệp

Xác định nguồn lực của doanh nghiệp [ vốn, nhân sự, cơ sở vật chất].

Xác định được lợi thế của doanh nghiệp.

Xác định khả năng tổ chức, quản lí của doanh nghiệp.

d] Lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp

Nội dung lựa chọn cơ hội kinh doanh:

    - Nhà kinh doanh tìm những nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu của khách hàng chưa được thoả mãn

    - Tìm nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu chưa được thoả mãn

    - Tìm cách để thoả mãn nhu cầu đó

Quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh:

    - Xác định khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp

    - Xác định đối tượng khách hàng

    - Xác định loại hàng hoá, dịch vụ

    - Xác định lĩnh vực kinh doanh

    - Sắp xếp thứ tự các cơ hội kinh doanh

2. Đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp:

a] Trình tự đăng kí thành lập doanh nghiệp.

Chính xác, trung thực về nội dung hồ sơ đăng kí kinh doanh

Lập và nộp đủ hồ sơ đăng kí kinh doanh theo quy định

b] Hồ sơ đăng kí kinh doanh bao gồm:

Đơn đăng kí kinh doanh.

Điều lệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xác nhận vốn đăng kí kinh doanh.

c] Nội dung đơn đăng kí kinh doanh:

Địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp

Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh

Tên doanh nghiệp

Vốn của chủ doanh nghiệp

Vốn điều lệ

Họ, tên, địa chỉ thường trú của chủ doanh nghiệp

∗ Đơn đăng kí kinh doanh được lập theo mẫu thống nhất do cơ quan cấp đăng kí kinh doanh quy định.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải Công nghệ lớp 10 Bài 54: Thành lập doanh nghiệp chi tiết, đầy đủ nhất, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

DNVN - Chị Lê Thị Ánh Hằng - Chuyên viên Ban Quản lý Đào tạo, Học viện Chính trị khu vực II là một người nghiên cứu về kinh tế. Trong nội dung một bài chia sẻ của mình chị đã đưa ra 10 yếu tố quyết định đến sự tồn, vong của một doanh nghiệp được đúc kết dựa vào chính những kinh nghiệm và những nghiên cứu của chị trong một thời gian dài.

Để một doanh nghiệp có thể tồn tại và lớn mạnh cần sự kết hợp của rất nhiều yếu tố từ con người, công nghệ, tài chính, tư duy, chiến lược. Thực tế cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp đã không thể đi được đến đích, chịu tổn thất nặng nề và phải phá sản, giải thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan lẫn khách quan.

Mới đây, chị Lê Thị Ánh Hằng - Chuyên viên Ban Quản lý Đào tạo, Học viện Chính trị khu vực II đã gửi thư về hòm thư bạn đọc của Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam chia sẻ những góc nhìn của chị về những yếu tố quyết định đến sự tồn, vong của một doanh nghiệp. Theo chị Ánh Hằng, hệ thống doanh nghiệp bị gãy đều có lý do của nó. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm ra được và khắc phục.

Vốn là một người thích nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, trong nội dung chia sẻ của mình chị cũng đưa ra những lý do chính giải thích cho việc hầu hết các hệ thống doanh nghiệp ở Việt Nam đều dễ bị đứt gãy và phát triển không bền vững.

Chị Lê Thị Ánh Hằng - Chuyên viên Ban Quản lý Đào tạo, Học viện Chính trị khu vực II.

Theo chị Hằng, hiện nay đã số các chủ doanh nghiệp đều đang mắc phải một vấn đề chung đó là tầm nhìn còn quá nhỏ bé và hạn hẹp, chưa đủ tầm cũng như không định hướng được những bước phát triển tiếp theo của doanh nghiệp trong tương lai.

Bên cạnh đó, tính kỷ luật thấp cũng là một vấn đề cần lưu ý. Chị cho rằng những người có tình kỷ luật cao sẽ tạo ra những kết quả tuyệt vời vì họ luôn là người có trách nhiệm với công việc, tập thể và ngược lại. Những người có tính kỷ luật thấp thường khó đạt được kết quả như mình mong muốn.

Với những kinh nghiệm mà mình đã được chứng kiến và trải qua khi tiếp xúc và tư vấn cho các doanh nghiệp, chị Hằng khẳng định nếu không có lòng biết ơn sẽ không tạo ra được đội nhóm tốt. Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn không có lòng biết ơn. Theo chị, từng hành vi nhỏ sẽ chạm đến trái tim của những đồng đội, khi chúng ta biết chia sẻ yêu thương và nhìn nhận những thành quả, công lao của những người đi trước thì ta mới thành công như hôm nay.

Không đào tạo hay truyển cảm hứng được cho đội nhóm cũng là một nguyên nhân được chị Hằng nhắc tới. Chị cho rằng, người lãnh đạo doanh nghiệp không có chuyên môn, không trực tiếp làm những công việc mình quản lý và điều hành thì khó dẫn dắt đội nhóm đi đến thành công. Người lãnh đạo phải là người đồng cam cộng khổ mới chia sẻ được vất vả của đồng đội, chứ không phải không biết gì hoặc la hét khi thấy công việc không thành công, như thế đội nhóm sẽ đánh giá người lãnh đạo có trình độ thấp. Xét về lâu dài dễ phá sản hoặc kém phát triển doanh nghiệp.

Việc hiểu biết về cách làm Marketing và cách bán hàng tuyển sỉ hiệu quả cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển vững mạnh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên theo chị Hằng quan sát thì hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp vẫn chưa biết cách làm Marketing cũng như cách bán hàng tuyển sỉ một cách hiệu quả. Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng đang phải loay hoay không biết cách tạo đội nhóm vững mạnh.

Theo chị Hằng, muốn doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì người lãnh đạo doanh nghiệp phải:

Luôn trang bị kiến thức cho bản thân và đội nhóm, nhất là thời buổi công nghệ thông tin 4.0, lãnh đạo phải biết cách sử dụng số hóa phần mềm để quản lý một cách hiệu quả nhất.

Khuyến khích, động viên, tuyên dương những nhân viên giỏi, năng lực, trách nhiệm, sáng tạo, có kết quả cao trong công việc.

Chọn những nhóm trưởng có thâm niên công tác, kinh nghiệm, chuyên môn tốt để dẫn dắt từng đội nhóm nhỏ, bên cạnh đó phải có chế độ khen thưởng, lương bổng cho những người nhóm trưởng để khích lệ tinh thần cùng tiến.

Quan tâm và động viên từng thành viên đúng lúc để họ có tinh thần cống hiến và phát triển công việc tốt hơn cho doanh nghiệp.

Sa thải những nhân viên làm việc không hiệu quả, tham vặt, gây thất thoát tài sản, giao tiếp khách hàng không văn minh, lịch sự, không có sáng kiến trong kinh doanh chỉ nghĩ công việc thủ công là đủ, không chịu phát triển bản thân...

Cùng với đó, các chủ doanh nghiệp cần có kiến thức về tài chính ít nhất đọc được bản thu chi, ứng dụng phần mềm quản lý. Định hướng tương lai cho toàn doanh nghiệp phát triển tạo ra tiền nhiều hơn và tái đầu tư sinh lãi vốn, dòng tiền. Nhưng trên thực tế hiện nay, các chủ doanh nghiệp đều không có kiến thức tài chính, không tạo ra tiền, không giữ được tiền, chị Hằng cho biết.

Thiếu kỹ năng quản trị cũng là một vấn đề nan giải hiện nay. Đa số các chủ doanh nghiệp không biết cách tổ chức, kiểm tra, giám sát, đôn đốc công việc từng bộ phận và từng thành viên. Theo chị, các chủ doanh nghiệp phải biết cách phân chia công việc hợp lý trong một đội nhóm, các thành viên cùng trình độ được làm cùng những công việc như nhau, số lượng công việc như nhau, hưởng lợi ích như nhau. Ưu tiên những người có kiến thức, chuyên môn, thâm niên, làm việc hiệu quả những mức thưởng, lương hợp lý.

Bên cạnh đó, việc sử dụng nhân sự chưa đúng, cào bằng giữa người giỏi, người dở, người có kinh nghiệm và người không kinh nghiệm, người có chuyên môn tốt và người không chuyên môn. Thậm chí không phân biệt được ai như thế nào, đây chính là nguyên nhân mất lửa trong việc truyền cảm hứng cho những người có năng lực thật sự, chị Hằng chia sẻ.

Yếu tố cuối cùng chị Hằng đưa ra về nguyên nhân khiến các doanh nghiệp phải suy vong đó là chủ doanh nghiệp không có đạo đức nghề nghiệp Nếu lãnh đạo doanh nghiệp không có tâm, không có tầm, tham lam, gian dối, không tạo được chứ Tín và Tin trong kinh doanh thì doanh nghiệp đó sẽ khó phát triển rộng lớn ra Thế giới và sẽ phá sản trong tình hình phát triển xã hội như hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

Video liên quan

Chủ Đề