Ý nghĩa vấn đề cơ bản của triết học

Triết học luôn là nỗi ám ảnh của sinh viên, học viên cao học, nhưng liệu triết học có thực sự khó đến vậy không? Thật ra triết học rất dễ hiểu nếu như bạn nắm được bản chất và các vấn đề xoay quanh triết học. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được thông tin triết học là gì, nguồn gốc của triết học, những vấn đề và vai trò của triết học trong đời sống xã hội ngày nay.

Triết học là gì?

Khái niệm Triết học

Về khái niệm, Triết học được định nghĩa là một bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, quy luật, giá trị, ý thức, kiến thức và ngôn ngữ. 

Thuật ngữ Triết học được đặt ra bởi Pythagoras of Samos - một triết gia Hy Lạp đầu tiên được biết đến với việc sáng lập phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pythagoras.


Triết học là gì?

Triết học là ngành học duy nhất khám phá, nghiên cứu tất cả mọi thứ. Nó cũng là ngành học duy nhất thách thức mọi thứ, ngay cả chính nó. Chính vì thế, triết học được tách riêng khỏi khoa học, lịch sử, văn học và nghệ thuật. Mặc dù triết học và các ngành học khác có chung một số mục tiêu [cùng với các nhà khoa học, các nhà triết học muốn khám phá bản chất của thực tế; cùng với các nhà sử học, các triết gia muốn hiểu chúng ta đến từ đâu; cùng với các nhà nghệ thuật, các triết gia muốn kích thích những câu hỏi mới lạ về trải nghiệm của con người…]

Nguồn gốc của Triết học

Theo ghi chép của các tài liệu lịch sử, hình thái ý thức xã hội Triết học ra đời vào khoảng thứ VII đến thế kỷ thứ VI trước Công nguyên [TCN]. Triết học Triết học ra đời ở cả Phương Đông và Phương Tây, trong đó nổi bật nhất là tại  Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại - ba trung tâm văn hóa lớn thời kỳ cổ đại. Cụ thể:

- Ở Ấn Độ: Triết học Ấn độ cổ đại có tên gọi là “darshana”, có nghĩa là “chiêm ngưỡng”. Được hiểu là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải, thấu đạt được chân lý về vũ trụ và nhân sinh.

- Ở Trung Quốc: Triết học hướng đến các vấn đề chính trị - xã hội nên được xem là  sự truy tìm bản chất, thấu hiểu căn nguyên sự việc.

- Ở Hy Lạp: Triết học hướng về con người và khoa học tự nhiên, hay còn gọi là “triết học tự nhiên”. Đây được xem như “người mẹ” của các khoa học, triết học ở Hy Lạp còn được gọi là “philosophia” - “tình yêu đối với sự thông thái”. 


Sokrates - một triết gia người Hy Lạp cổ đại

Ở mỗi quốc gia, Triết học sẽ mang một màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, dù là ở phương Đông hay phương Tây, triết học đều được coi là đỉnh cao của trí thức nhân loại, sử dụng trí óc để khám phá vạn vật.

Đối tượng của Triết học là gì?

Quá trình xác định đối tượng của triết học sẽ tùy vào thời kỳ trong lịch sử:

  • Thời cổ đại [Thế kỷ V TCN - IV]: triết học cổ đại được xem là đỉnh cao của nền văn minh Hy Lạp, được xem là “khoa học của các khoa học”. Các triết gia cổ đại quan tâm đến 2 vấn đề chính: mối liên hệ giữa nguyên nhân - hệ quả và bản chất, khởi thủy của thế giới tồn tại. Triết học cổ đại cũng quan tâm đến con người.
  • Thời Trung cổ [Thế kỷ V - XV]: đời sống tinh thần của con người chịu sự thống trị của thần học Kitô giáo, nên triết học bị ảnh hưởng nặng nề. Một trong những mâu thuẫn đáng chú ý của triết học trong thời kỳ này chính là giữa đức tin và lý trí.
  • Thời phục hưng [Thế kỷ XIV -XVI]: đối tượng của triết học không còn chỉ là tự nhiên mà đã được mở rộng ra thêm con người và xã hội.
  • Thời cận đại [Thế kỷ XVII - XVIII]: đây là thời kỳ thắng lợi của chủ nghĩa duy vật, mang hình thức của chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc. Trí thức của con người ngày càng phát triển, các ngành khoa học khác dần dần độc lập tách ra khỏi triết học. Các quy luật tự nhiên, tư duy, xã hội trở thành đối tượng nghiên cứu của triết học.
  •  Triết học cổ điển Đức: Đỉnh cao của quan niệm “Triết học là khoa học của mọi khoa học” 
  • Triết học Mác: Trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng để nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

>>>Xem thêm:

Tiểu luận Triết học là gì? Cách viết một bài tiểu luận Triết học cao học

Vấn đề cơ bản của triết học là gì?

Cách tốt nhất để hiểu rõ về triết học chính là tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến nó và những gì các nhà triết học [hoặc bất kỳ người nào khác] đang làm về triết học.

Vấn đề cơ bản của triết học

Sự đối lập trong tư duy giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm là vấn đề cơ bản của triết học. Hai mặt của vấn đề triết học:

  • Mặt thứ nhất: Giải quyết vấn đề vật chất và ý thức, cái nào có trước cái nào? Cái nào quyết định cái nào?

Các nhà triết học chia làm 2 phe chính:

+ Chủ nghĩa nhất nguyên: cho rằng một yếu tố có trước và quyết định một yếu tố còn lại, gồm có 2 nhóm: chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. 

+ Chủ nghĩa nhị nguyên: cho rằng cả 2 yếu tố đều có trước và tồn tại song song, độc lập.

  • Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới xung quanh không?

+ Khả tri luận: thừa nhận khả năng nhận thức của con người.

+ Bất khả tri luận: phủ nhận khả năng nhận thức của con người.

Trong quá trình phát triển của triết học, ngày càng tồn tại sự đối lập giữa 2 hình thức tư duy: biện chứng và siêu hình. 


Các vấn đề cơ bản của Triết học

Tại sao nói đó là vấn đề cơ bản của triết học?

Triết học ra đời từ rất sớm, đã tồn tại sự mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Vấn đề cơ bản của triết học chính là chuẩn mực để phân biệt chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Sự đấu tranh để chứng tỏ quan điểm của mình là đúng giữa 2 phe [chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật]  xuyên suốt lịch sử của triết học đã tạo nên sự phát triển cho triết học. Lịch sử triết học cũng như lịch sử cuộc đấu tranh giữa 2 phe, nhưng chúng không loại bỏ lẫn nhau mà là càng lúc càng bổ sung, hoàn thiện cho nhau. 

Xem thêm các đề tài tiểu luận triết học cao học, truy cập: //luanvan99.com/tieu-luan-triet-hoc-cao-hoc-bid54.html

Vai trò của triết học trong đời sống xã hội

Vai trò của triết học trong đời sống xã hội được thể hiện qua chức năng của triết học. Triết học có nhiều chức năng, nhưng quan trọng nhất chính là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận.

Chức năng thế giới quan

Thế giới quan có vai trò quan trọng đối với đời sống mỗi con người, mỗi giai cấp, mỗi cộng đồng. Nó giúp con người nhận thức đúng được sự vật, sự việc. Hoạt động của con người luôn bị chi phối bởi một thế giới quan nhất định.

Nếu được thế giới quan khoa học hướng dẫn, con người sẽ xác định đúng mối quan hệ giữa con người và đối tượng, từ cơ sở đó mà nhận thức đúng quy luật vận động của đối tượng, từ đó có thể xác định đúng phương hướng, mục tiêu và cách thức hoạt động của con người. Ngược lại, nếu được một thế giới quan không khoa học hướng dẫn, con người sẽ không thể xác định đúng mối quan hệ giữa con người và đối tượng, không nhận thức đúng quy luật của đối tượng thì con người sẽ không xác định đúng mục tiêu, phương hướng và cách thức hoạt động, từ đỏ hoạt động không đạt kết quả như mong muốn.

Chức năng phương pháp luận

Phương pháp luận là hệ thống những quy tắc được rút ra từ quy luật thế giới khách quan. Phương pháp luận chính là cơ sở vô cùng quan trọng cho phương pháp nghiên cứu khoa học. Việc hoàn thiện phương pháp luận sẽ giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu tìm ra những cách tiếp cận mới trong những lĩnh vực mới, từ đó xác định được hướng đi đúng đắn, giúp nâng cấp và cải cách thế giới.

Phương pháp luận được chia làm 3 cấp bậc chính:

- Phương pháp luận ngành: được sử dụng cho những ngành khoa học cụ thể [sinh học, vật lý, hóa học,...].

- Phương pháp luận chung: được sử dụng để xác định phương pháp hay phương pháp luận của nhóm ngành có chung đối tượng nghiên cứu.

- Phương pháp luận chung nhất: dùng để khái quát các nguyên tắc, quan điểm chung nhất. Phương pháp luận này chính là cơ sở để xác định các phương pháp luận ngành, chung và các hoạt động thực tiễn.

Trên đây, Luận Văn 99 đã chia sẻ đến bạn những kiến thức xoay quanh khái niệm "Triết học là gì?". Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn về Triết học cũng như hoàn thành tốt bài tập, tiểu luận Triết học của mình.

Triết học là môn mà đa số các sinh viên đều không thích bởi vừa khó hiểu, vừa dài dòng và khó học thuộc. Do các bạn chưa hiểu rõ được các vấn đề cơ bản của môn học này nên mới cảm thấy nhàm chán, khó học. Vậy có mấy vấn đề cơ bản của triết học? Hãy cùng theo dõi hết bài viết để tìm được câu trả lời nhé! 

Tìm hiểu về vấn đề cơ bản của triết học

Trước khi đi vào tìm hiểu kỹ hơn về thắc mắc “Có mấy vấn đề cơ bản của triết học?” thì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm của triết học. Vậy triết học là gì?

Triết học là hệ thống các tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí và vai trò của con người ở trong thế giới ấy. Những vấn đề có sự kết nối với chân lý, sự tồn tại, giá trị, kiến thức, ý thức, quy luật và ngôn ngữ.

Triết học đã phản ánh thế giới một cách chỉnh thể, nghiên cứu những vấn đề và quy luật chung nhất của chỉnh thể này. Đồng thời thể hiện chúng theo một cách có hệ thống ở dưới dạng lý luận.

Triết học cũng như khoa học, cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề có sự liên quan với nhau. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất chính là nền tảng và điểm xuất phát để giúp giải quyết những vấn đề còn lại, được gọi là vấn đề cơ bản của triết học. Vậy có bao nhiêu vấn đề cơ bản của triết học? Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học như nào?

Vấn đề cơ bản của triết học là gì?

Theo Ăngghen thì: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, chính là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”.

Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học không chỉ giúp chúng ta xác định được nền tảng và điểm xuất phát để giải quyết được các vấn đề khác của triết học. Nó còn là tiêu chuẩn để chúng ta xác định được lập trường, thế giới quan của các triết gia và những học thuyết của họ.

Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt và mỗi mặt sẽ trả lời cho một câu hỏi lớn. Cụ thể như sau:

  • Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cho cái nào?
  • Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới quan hay không?

Vai trò của triết học trong đời sống xã hội đã được thể hiện qua các chức năng của triết học. Cụ thể triết học có nhiều chức năng khác nhau, nhưng quan trọng nhất vẫn là 2 chức năng thế giới quan và phương pháp luận.

Vai trò của triết học trong đời sống

Thế giới quan luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với đời sống của mỗi con người, mỗi giai cấp hay mỗi cộng đồng. Chúng giúp cho con người có thể nhận thức được đúng nhất về bản chất của mỗi sự vật, sự việc. Đặc biệt là các hoạt động của con người thường sẽ bị chi phối bởi một thế giới quan nhất định nào đó.

Khi được thế giới quan khoa học hướng dẫn cụ thể, con người sẽ xác định được chính xác mối quan hệ giữa họ với đối tượng. Từ cơ sở đó mà họ sẽ nhận thức được đúng quy luật vận động của đối tượng và giúp xác định rõ phương hướng, mục tiêu và cách thức hoạt động của mỗi người.

Ngược lại nếu như một thế giới quan không có khoa học hướng dẫn thì con người đương nhiên cũng không thể xác định được đúng mục tiêu mà mình mong muốn là gì? Phương hướng và cách thức hoạt động ra làm sao? Từ đó khiến cho các hoạt động không thể đạt được kết quả như mong muốn.

Phương pháp luận chính là hệ thống những quy tắc đã được đúc rút ra từ quy luật của thế giới khách quan. Đây cũng là cơ sở quan trọng cho phương pháp nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó thì việc hoàn thiện phương pháp luận còn giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu và tìm ra những cách tiếp cận mới để có thể xác định được đúng phương hướng. Nhờ vậy mà thế giới quan có thể nâng cấp và cải cách. Hiện nay phương pháp luận được chia ra thành 03 cấp bậc chính đó là:

  • Phương pháp luận ngành
  • Phương pháp luận chung
  • Phương pháp luận chung nhất

||Bạn có biết: Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức chính là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định cho ý thức nhưng lại không bị thụ động, nó có thể tác động trở lại vật chất thông qua các hoạt động của con người.

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Theo Lênin thì: “Vật chất là một phạm trù triết học để chỉ về thực tại khách quan, đem đến cho con người trong cảm giác và được cảm giác của con người ghi chép lại, chụp lại, phản ánh lại mà không tồn tại sự lệ thuộc vào cảm giác.

Đặc điểm của vật chất là:

  • Vật chất tồn tại bằng sự vận động và thể hiện sự tồn tại đó thông qua vận động.
  • Không có vận động ngoài vật chất, không có vật chất nào không có vận động.
  • Vật chất vận động được trong không gian và thời gian.
  • Không gian và thời gian chính là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể; là hình thức tồn tại của vật chất.

Bên cạnh vật chất thì ý thức là kết quả của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử xã hội. Ý thức mang bản chất là những hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Chính là sự phản ánh tích cực, tự giác, chủ động của thế giới khách quan và bộ não của con người thông qua các hoạt động thực tiễn.

Ý thức chính là sự phản ánh lại vật chất nên là cái có sau. Nếu không có vật chất ở trong tự nhiên và vật chất trong xã hội thì sẽ không có ý thức. Vậy nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm của vật chất, chịu sự chi phối và quyết định của vật chất. Bên cạnh đó, ý thức còn có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này lại có cơ sở từ vật chất và tuân theo những quy luật của vật chất. Ý thức sau khi được sinh ra sẽ không bị vật chất gò bó mà có thể gây tác động và thay đổi vật chất.

Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là bởi vì:

  • Vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là một vấn đề rất rộng và chung chung. Nó chỉ đóng vai trò là nền tảng và định hướng để giúp giải quyết các vấn đề khác.
  • Các trường phái triết học đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp giả thích về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay giữa vật chất và ý thức trước khi đưa vào quyết định của mình.
  • Việc quyết định mối quan hệ giữa vật chất và ý thức chính là cơ sở xuất phát cho các quyết định triết học được ra đời.
  • Việc quyết định vấn đề cơ bản của triết học còn là tính chất khách quan khoa học để phá giải những lập trường tư tưởng triết học của các nhà triết học trong lịch sử.

Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về các vấn đề cơ bản của triết học. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc: “Có mấy vấn đề cơ bản của triết học?”, hiểu rõ được bản chất và đạt điểm cao khi làm bài kiểm tra.

||Bài viết liên quan khác:

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề