Ý nào dưới đây đánh gia dung về nội dung Chính sách kinh tế mới

Câu hỏi: Nội dung chính sách kinh tế mới của Liên Xô là gì?

Lời giải:

- Nông nghiệp:Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực bằng thuế lương thực.

- Công nghiệp:Phục hồi công nghiệp nặng; Phát triển yếu tố kinh tế tư nhân.

- Thương nghiệp: đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn, có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài.

- Đặc điểm:kinh tế nhiều thành phần dưới sự kiểm soát của nhà nước.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết chính sách kinh tế của Liên Xô qua bài Liên Xô xây dựng xã hội chủ nghĩa nhé

I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế [1921 - 1925]

1. Chính sách kinh tế mới

a] Hoàn cảnh lịch sử

Năm 1921, nước Nga Xô viết ở trong hoàn cảnh cực kì khó khăn.

- Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.

- Tình hình chính trị không ổn định.

- Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.

Trong bối cảnh đó, tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới [NEP] do V.I Lê –nin đề xướng,

b] Nội dung của Chính sách kinh tế mới

Bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.

* Nông nghiệp:Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.

* Công nghiệp:

- Tập trung khôi phục công nghiệp nặng.

- Cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ [dưới 20 công nhân] có sự kiểm soát của Nhà nước.

- Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.

- Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.

- Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.

* Thương nghiệp và tiền tệ:

- Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.

- Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ.

c] Bản chất, ý nghĩa

- Bản chất:là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

- Ý nghĩa:

+ Với việc thực hiện chính sách kinh tế mới, nhân dân Xô viết đã vượt qua được cuộc khủng hoảng: Kinh tế được phục hồi, chính trị - xã hội dần được ổn định.

+ Để lại bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước.

2. Sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

-Tháng 12/1922, Đại hội Xô viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết [Liên Xô].

-Gồm 4 nước cộng hòa đầu tiên là: Nga, Ukraina, Bêlôruxia và Zakapkazơ [Azecbaijan, Acmênia, Gruzia], đến năm 1940 có thêm 11 nước.

- Năm 1924, sau khi Lê-nin mất, Xta-lin lên thay, tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Liên Xô trong những năm 1924 - 1953.

Lược đồ Liên Xô năm 1940

II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô [1925-1941]

1. Những kế hoạch năm năm đầu tiên

a] Bối cảnh

- Đến năm 1925, Liên Xô cơ bản hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế => Nhân dân Liên Xô bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.

b] Nhiệm vụ trọng tâm:công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

Nhiệm vụ công nghiệp hóa được thực hiện theo đường lối ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng: công nghiệp chế tạo máy móc và nông cụ, công nghiệp năng lượng, công nghiệp quốc phòng,...

c] Quá trình thực hiện:

- Quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của Liên Xô được thực hiện thông qua những kế hoạch năm năm.

- Từ năm 1925 - 1941, nhân dân Liên Xô đã thực hiện 3 kế hoạch năm năm:

+ Lần thứ nhất [1928 - 1932].

+ Lần thứ hai [1933 - 1937].

+ Lần thứ 3 được thực hiện từ năm 1937, song, bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức vào năm 1941.

d] Thành tựu:

- Kinh tế:

+ Từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành 1 cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

+ Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp với 93% số hộ nông dân và hơn 90% diện tích ruộng đất được đưa vào nền nông nghiệp tập thể hóa. Sản xuất nông nghiệp cũng từng bước được cơ giới hóa.

- Văn hóa - giáo dục:thanh toán nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và tiến tới thực hiện phổ cập giáo dục THCS tại các thành phố lớn.

- Xã hội:các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức XHCN.

Một lớp học xóa mù chữ ở Liên Xô, năm 1926

e] Ý nghĩa, hạn chế:

- Ý nghĩa:

+ Liên Xô bước đầu xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

+ Tăng cường sức mạnh đất nước.

+ Nâng cao đời sống nhân dân.

- Hạn chế:

+ Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp.

+ Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ.

+ Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân.

2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô

- Liên Xô đã từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập của các nước phương Tây:

+ Trong vòng 4 năm [1922 - 1925], Liên Xô đã được các cường quốc tư bản: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật, lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao.

+ Năm 1933, Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

- Vai trò và uy tín của Liên Xô ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 10: Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế [1921 - 1925] chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 15 trang gồm 28 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 10 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 10 có đáp án: Chính sách kinh tế mới [1921 - 1925]:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 11

BÀI 10: CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI VÀ CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ [1921 - 1925]

Câu 1

: Từ việc quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy của tư sản trong chính
sách cộng sản thời chiến, đến Chính sách kinh tế mới được thay đổi như thế
nào?A. Trả hết toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp cho giai cấp tư sản.B. Cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ[dưới 20 công nhân]C. Khuyến khích tư bản nước ngoài vào xây dựng nhà máy, xí nghiệp trongnước.D. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp do giai cấp vô sản quản lí

Đáp án:

Trong nội dung của chính sách kinh tế mới về công nghiệp: Nhà nước tập trungkhôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng nhữngxí nghiệp loại nhỏ [dưới 20 công nhân] có sự kiểm soát của nhà nước; khuyếnkhích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.Đáp án cần chọn là: B

Câu 2

: Kinh tế quốc dân nước Nga Xô viết có sự biến đổi như thế nào sau khi
thực hiện Chính sách kinh tế mới?A. Kinh tế quốc dân có thay đổi nhưng không rõ rệt.B. Kinh tế quốc dân giảm sút nghiêm trọng.C. Kinh tế quốc dân không có sự thay đổi.D. Kinh tế quốc dân có sự chuyển biến rõ rệt.

Đáp án:

Bằng việc thực hiện chính sách kinh tế mới, chỉ sau một thời gian ngắn, nềnkinh tế quốc dân nước Nga Xô viết có những chuyển biến rõ rệt.

Bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm kinh tế của nước Nga [1921-1923]

 

Năm/Sản phẩm 1921 1923
Ngũ cốc [triệu tấn] 37,6 56,6
Gang [triệu tấn] 0,1 0,3
Thép [triệu tấn] 0,2 0,2
Vải sợi [triệu tấn] 105,0 691,0
Điện [triệu tấn] 0,55 1,1

 Đáp án cần chọn là: D 

Câu 3

: Ai là “cha đẻ” của Chính sách kinh tế mới [NEP] được thực hiện ở nước
Nga Xô Viết trong những năm 1921-1925?A. Lê-ninB. Xta-linC. Khơ-rút-sốpD. Brê-giơ-nhép

Đáp án:

Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng đã được Đảng Bôn-sê-vích thôngqua tại Đại hội Đảng lần thứ X nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn

gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế.


Đáp án cần chọn là: A
Câu 4

: "NEP" là cụm từ viết tắt của?A. Chính sách kinh tế mới.B. Chính sách cộng sản thời chiến.C. Sắc lệnh hòa bình.D. Sắc lệnh ruộng đất.

Đáp án:
"NEP" là cụm từ viết tắt của Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng [1921].
Đáp án cần chọn là: A
 

Câu 5

: Chính sách kinh tế mới [NEP] được thực hiện trong những năm 1921 -
1925 do ai đề xướng?A. Ru-đơ-venB. Lê-ninC. Xta-linD. Lép-xtôn-tôi

Đáp án:

Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng đã được Đảng Bôn-sê-vích thôngqua tại Đại hội Đảng lần thứ X nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàngắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế.Đáp án cần chọn là: B

Câu 6

: Cuối tháng 12-1922, ở nước Nga Xô Viết diễn ra sự kiện lịch sử gì quan
trọng?A. Liên bang cộng hòa Xô viết được thành lậpB. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ haiC. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết được thành lậpD. Đại hội lần thứ hai các Xô viết toàn liên bang

Đáp án:
Tại đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn liên bang, diễn ra cuối tháng 12-1922,
đã tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết [Liên Xô],

gồm 4 nước Cộng hòa Xô viết đầu tiên là Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xia và NgoạiCáp-ca-dơ.

Đáp án cần chọn là: C

 

Câu 7

: Chính sách kinh tế mới ở Liên Xô bắt đầu thực hiện từ ngành kinh tế
nào?A. Công nghiệpB. Thương nghiệpC. Thủ công nghiệpD. Nông nghiệp

Đáp án:

Chính sách kinh tế mới ở Liên Xô bắt đầu từ nông nghiệp. Nhà nước đã thay thếchế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thựcnộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nôngdân toàn quyền sử dụng số lương thực thừa và tự do bán ra thị trường.Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Ý nào sau đây không

phải là nội dung của Chính sách kinh tế mới?A. Thay thế nội dung trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thựcB. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặngC. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệpD. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế

Đáp án:

Nội dung của chính sách kinh tế mới bao gồm:- Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lươngthực, [ban hành thuế nông nghiệp].- Công nghiệp:+ Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng.+ Tư nhân xây dựng những xí nghiệp nhỏ, dưới 20 công nhân.+ Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga.

+ Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt.


- Thương nghiệp và tiền tệ: tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại cácchợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.=> Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp không phải là nội dung củaChính sách Kinh tế mới.

Đáp án cần chọn là: C

 

Câu 9

: Trong Chính sách kinh tế mới, để nâng cao năng suất lao động đã có
nhiều chủ trương quan trọng, ngoại trừ:A. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao hông vậntải, ngân hàng, ngoại thương.B. Nhà nước tổ chức lại các xí nghiệp, nhà máy, thành lập các tổ chứcnghiệp đoànC. Nhà nước chuyển các xí nghiệp nhỏ sang hạch toán kinh doanh, cải thiệnchế độ tiền lương.D. Nhà nước chấn chỉnh lại việc tổ chức, sản xuất các ngành kinh tế côngnghiệp.

Đáp án:

Nội dung Chính sách kinh tế mới được thực hiện từ năm 1921 bao gồm:- Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lươngthực, [ban hành thuế nông nghiệp].- Công nghiệp:+ Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng.+ Tư nhân xây dựng những xí nghiệp nhỏ, dưới 20 công nhân.+ Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga.+ Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt.+ Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức sản xuất, quản lí sản xuất nông nghiệp.+ Phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chếđộ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.=> Loại trừ đáp án: B

Đáp án cần chọn là: B


Câu 10

: Trong “Chính sách kinh tế mới”, nhà nước có vai trò như thế nào đối
với hoạt động kinh tế đất nước?A. Nắm độc quyền về mọi mặtB. Kiểm soát, điều tiết ở các vị trí then chốtC. Không có vai trò gìD. Nắm các ngành kinh tế chủ chốt

Đáp án:

Trong Chính sách kinh tế mới, nhà nước giữ vai trò kiểm soát, điều tiết nền kinhtế nhưng vẫn để nó vận hành theo cơ chế thị trường thay vì việc nắm độc quyềnvề mọi mặt và quản lý theo cơ chế mệnh lệnh như trong chính sách cộng sảnthời chiến.

Đáp án cần chọn là: B

 

Câu 11

: Vai trò của nhà nước trong Chính sách kinh tế mới được đưa ra như thế
nào?A. Nhà nước nắm độc quyền mọi mặt kinh tếB. Nhà nước chỉ nắm độc quyền các ngành công nghiệpC. Nhà nước kiểm soát, điều tiết các ngành kinh tế then chốtD. Nhà nước có vai trò thứ yếu, kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ yếu.

Đáp án:

Trong Chính sách kinh tế mới, nhà nước giữ vai trò kiểm soát, điều tiết nền kinhtế nhưng vẫn để nó vận hành theo cơ chế thị trường thay vì việc nắm độc quyềnvề mọi mặt và quản lý theo cơ chế mệnh lệnh như trong chính sách cộng sảnthời chiến.Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Ý nào sau đây không

phải là ý nghĩa Chính sách kinh tế mới đối với
Liên Xô và các nước trên thế giới?A. Thúc đẩy kinh tế quốc dân, chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Liên Xô.vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tếB. Cổ vũ các nước XHCN tại thời điểm đó nhanh chóng tiến lên xây dựngchủ nghĩa xã hội

C. Đưa Liên Xô thoát khỏi tình trạng khủng hoảng


D. Là bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mộtsố nước trên thế giới

Đáp án:

Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kip thời từ nền kinh tế do Nhà nướcnắm độc quyền về moi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặtdưới sự kiểm soát của nhà nước. Chính sách này đã đưa nước Nga vượt quacuộc khủng hoảng kinh tế chính trị. Đồng thời để lại nhiều kinh nghiệm đối vớicông cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới.Tại thời điểm trước chiến tranh thế giới thứ hai [1939-1945], Liên Xô là nhànước xã hội chủ nghĩa duy nhất trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: B

 

Câu 13

: Chính sách kinh tế mới [NEP] ở Liên Xô được đề ra trong bối cảnh lịch
sử như thế nào?A. Nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước tronghoàn cảnh cực kì khó khănB. Nước Nga Xô viết đã hoàn thành cải cách ruộng đấtC. Nước Nga bị các nước đế quốc bao vây về kinh tếD. Nước Nga Xô viết bước vào thời kì ổn định về kinh tế, chính trị

Đáp án:

Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nướctrong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng,tình hình chính trị ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chốngphá, gây bạo loạn ở nhiều nơi. Trong bối cảnh đó, tháng 3-1921, ĐảngBônsêvích Nga đã quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới [NEP].Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Ý nào không

phản ánh đúng tình hình nước Nga Xô viết khi bước vào
thời kì hòa bình xây dựng đất nước?A. Tình hình chính trị không ổn địnhB. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọngC. Chính quyền Xô viết nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nước ngoài

D. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn


Đáp án:

Tình hình nước Nga Xô viết khi bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước:- Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.- Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồngchống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi.- Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiến nhândân bất bình.=> Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng. => Loại trừ đáp án C.

Đáp án cần chọn là: C

 

Câu 15

: Điểm nổi bật trong chính sách Chính sách kinh tế mới về nông nghiệp
A. Tiếp tục chế độ trưng thu lương thực thừaB. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thựcC. Thực hiện đồng thời chế độ trưng thu lương thực và thu thuế lương thựcD. Thu thuế lương thực bằng tiền

Đáp án:

Điểm nổi bật trong chính sách về nông nghiệp của NEP là nhà nước thay thế chếđộ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộpbằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định trước mùa gieo hạt, nông dân cótoàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trườngĐáp án cần chọn là: B

Câu 16: Ý nào dưới đây không phải

nội dung của Chính sách kinh tế mới về
nông nghiệp?A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thế lương thựcB. Thuế lương thực nộp bằng hiện vậtC. Nông dân được toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự dobán ra thị trường.D. Nông dân được tự do mua bán ruộng đất.

Đáp án:

Những nội dung của Chính sách kinh tế mới về nông nghiệp:- Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.Thuế lương thực nộp bằng hiện vật.- Sau khi nộp đủ số thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân toànquyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường.=> Loại trừ đáp án D.

Đáp án cần chọn là: D

 

Câu 17

: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời vào năm nào?A. Năm 1922.B. Năm 1917.C. Năm 1924.D. Năm 1920.

Đáp án:

Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang, diễn ra cuối tháng 12-1922, đãtuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết [gọi tắt là LiênXô].Đáp án cần chọn là: A

Câu 18

: Nguyên tắc cơ bản nào được Lê – nin xác định trong khi thành lập Liên
bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?A. Bình đẳng về mọi mặt và quyền tự quyết của dân tộcB. Hợp tác xây dựng thành công chủ nghĩa xã hộiC. Cưỡng bức các dân tộc giai nhập Liên bangD. Tự nguyện gia nhập, không miễn cưỡng

Đáp án:

Mặc dù chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, về dân số và diện tích giữa cácnước cộng hòa, nhưng tư tưởng chủ đạo cơ bản của Lê – nin trong việc thành lậpLiên Xô là sự bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, giúp đỡ lẫn nhau vìmục tiêu chung là xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội

Đáp án cần chọn là: A

 

Câu 19

: “Cộng hòa Xô viết” đầu tiên gồm bốn nước nào?A. Nga, U-crai-na, Latvia, Kazakhtan.B. Nga, Ngoại Cáp-ca-dơ, Kazakhtan, Litvia.C. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a, Ngoại Cáp-ca-dơ.D. Nga, Latvia, Gruzia, Tajikistan.

Đáp án:

Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang, diễn ra cuối tháng 12-1922, đãtuyên bố thành lập Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết [gọi tắt là LiênXô], gồm 4 nước cộng hòa Xô viết đầu tiên là Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a vàNgoại Cáp-ca-dơ.Đáp án cần chọn là: C

Câu 20

: Khó khăn lớn nhất của nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1920 là
gì?A. Nền kinh tế bị kiệt quệ do chiến tranh tàn phá.B. Chính quyền Xô viết mới thành lập, còn quá non trẻ.C. 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước mở cuộc tấn côngvũ trang vào nước Nga.D. Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy chống chính quyền cách mạng.

Đáp án:

Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc câu kết với lực lượng phản cáchmạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga non trẻ,trong suốt 3 năm [1918-1920], nhân dân Nga đã tập trung chiến đấu chống thùtrong giặc ngoài trong những điều kiện vô cùng khó khăn để giữ vững chínhquyền Xô viết. Trong đó, khó khăn về ngoại xâm là khó khăn lớn nhất của nướcNga.

Đáp án cần chọn là: C

 

Câu 21

: Chính sách kinh tế mới [1921-1925] có ý nghĩa như thế nào với nước
Nga?A. Nền kinh tế đổi theo hướng thị trường, nhân dân vẫn còn khó khăn.B. Nền kinh tế chuyển biến rõ nhưng chưa hoàn thành khôi phục kinh tế.

C. Nền kinh tế có sự chuyển biến, nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt.


D. Chuyển từ nền kinh tế nhiều thành phần, đặt dưới sự kiểm soát của nhànước.

Đáp án:

Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nướcnắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặtdưới sự kiểm soát của nhà nước. Với chính sách này, nhân dân Xô viết đã vượtqua những khó khăn lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phụckinh tế.=> Chính sách kinh tế mới đã chuyển từ nền kinh tế nhiều thành phần, đặt dướisự kiểm soát của nhà nước.Đáp án cần chọn là: D

Câu 22

: Vì sao Chính sách kinh tế mới có thể đưa Liên Xô thoát ra khỏi tình
trạng khủng hoảng kinh tế?A. Do NEP chủ trương khôi phục kinh tế từ nông nghiệpB. Do NEP chủ trương xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩaC. Do NEP đã giải phóng và thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuấtD. Do NEP chủ trương lấy phát triển công nghiệp nặng làm nền tảng

Đáp án:

Bên cạnh sự tàn phá của chiến tranh, đến đầu năm 1921, Liên Xô rơi vào tìnhtrạng khủng hoảng về kinh tế - chính trị còn là do những hạn chế của chính sáchCộng sản thời chiến đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vì vậy,điểm mấu chốt mà Chính sách kinh tế mới chú trọng tập trung giải quyết đó làgiải phóng và thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất với biểu hiện là cácchính sách trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiềntệ. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu giúp cho Liên Xô nhanh chóng thoát rakhỏi tình trạng khủng hoảng và phát triển.

Đáp án cần chọn là: C

 

Câu 23: Nội dung nào sau đây thể hiện điểm sáng tạo của Lê - nin khi vận dụng
những đặc điểm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong quá trình khôi phục kinh
tế ở Liên Xô [1921-1925]?
A. Khôi phục kinh tế bắt đầu từ nông nghiệp

B. Xây dựng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nướcC. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặngD. Chuyển từ bao cấp sang chế độ hạch toán kinh tế

Đáp án:

Điểm sáng tạo của Lê-nin khi vận dụng những đặc điểm của nền kinh tế Tư bảnchủ nghĩa trong quá trình khôi phục kinh tế ở Liên Xô [1921-1925] là xây dựngnền kinh tế thị trường [đặc trưng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa với tính linhhoạt, năng động] có sự kiểm soát, điều tiết của nhà nước [đảm bảo tính ổn định,tránh bị khủng hoảng cho nền kinh tế].Đáp án cần chọn là: B

Câu 24

: Vì sao trong chính sách kinh tế mới, Liên Xô lại chọn nông nghiệp làm
điểm xuất phát cho quá trình khôi phục kinh tế trong những năm 1921-1925?A. Do lương thực là vấn đề trước mắt cần phải đảm bảo cho nhân dân XôviếtB. Do đầu tư vốn vào nông nghiệp ít, thời gian quay vòng vốn nhanh hơn sovới các ngành khácC. Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệpD. Do nhu cầu của thị trường thế giới về các sản phẩm nông nghiệp lớn

Đáp án:

Sở dĩ nước Nga Xô viết quyết định khôi phục kinh tế bắt đầu từ nông nghiệp dophát triển nông nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian quay vòng vốn nhanh hơnso với các ngành khác; cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp. Chính vìthế, Liên Xô phát triển nông nghiệp xuất phát từ những lợi thế của nguồn lựctrong nước, đáp ứng nhu cầu của thế giới về sản phẩm nông nghiệp.

Đáp án cần chọn là: D

 

Câu 25

: Theo anh [chị], Chính sách kinh tế mới [NEP] mà Liên Xô thực hiện
trong những năm 1921-1925 mang bản chất là gì?A. Chuyển từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nềnkinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nướcB. Thả nổi nền kinh tế cho tư nhân phát triểnC. Xây dựng nền kinh tế thị trường đơn thuần

D. Tạo điều kiên cho các tập đoàn tư bản lũng đoạn kinh tế


Đáp án:

Bản chất của chính sách kinh tế mới [NEP] là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinhtế tập trung mà nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiềuthành phần, vận hành theo cơ chế thị trường nhưng vẫn có sự kiểm soát, điều tiếtcủa nhà nước ở các vị trị then chốt.Đáp án cần chọn là: A

Câu 26

: Thực chất của chính sách kinh tế mới là gì?A. Chuyển từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nềnkinh tế nhiều thành phần.B. Coi trọng, bảo vệ quyền lợi, giúp đỡ để các tập đoàn tư bản lớn phục hồivà phát triển sản xuất.C. Kịp thời chuyển đổi, quy hoạch lại các nhà máy, xí nghiệp nhỏ để tậptrung cho sản xuất lớnD. Nhà nước nắm độc quyền mọi mặt và quản lí các ngành kinh tế.

Đáp án:

Trong nội dung của cải cách kinh tế trong lĩnh vực công nghiêp:Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng.+ Tư nhân xây dựng những xí nghiệp nhỏ, dưới 20 công nhân có sự kiểm soátcủa nhà nước.+ Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga.+ Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt một số ngành như: công nghiệp,giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.+ Phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chếđộ tiền lượng và nâng cao năng suất lao động.=> Bản chất của chinh sách kinh tế mới là chuyển từ nền kinh tế nhà nước nắmđộc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần.

Đáp án cần chọn là: A

 

Câu 27: Đâu không phải là bài học từ chính sách Kinh tế mới [NEP] ở Liên Xô
đã được Việt Nam vận dụng cho công cuộc đổi mới năm 1986?

A. Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sựnghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nềnkinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cưB. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xâydựng liên minh công nông trên cơ sở chính trị là chínhC. Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủnghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độD. Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chínhthuần túy sang biện pháp kinh tế

Đáp án:

- Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sựnghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinhtế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư.- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựngliên minh công nông trên cơ sở cả chính trị và kinh tế.- Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩaphải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ- Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túysang biện pháp kinh tế.

Đáp án cần chọn là: B

 

Câu 28

: Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh
nghiệm nào cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?A. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọnB. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ti lớnC. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặngD. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước

Đáp án:

Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, Việt Nam có thể rút ra những bài học kinhnghiệm cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay:- Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sựnghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh

tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư.


- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựngliên minh công nông trên cơ sở cả chính trị và kinh tế.- Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước. Conđường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phảiqua những bước trung gian, những hình thức quá độ.- Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túysang biện pháp kinh tế.

Đáp án cần chọn là: D

 

Video liên quan

Chủ Đề