Xe máy chịu được bao nhiêu kg

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tại Việt Nam, việc xe máy chở hàng hoá cồng kềnh trở nên hết sức phổ biến đặc biệt là tại các khu chợ thu mua nông sản. Đây là một hành vi tham gia phương tiện giao thông vô cùng nguy hiểm, bởi mỗi loại xe sẽ có những mức chuyên chở khác nhau nhằm đảm bảo an toàn giao thông khi di chuyển. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 46/2015/TT-BGTVT
  • QCVN 41:2019/BGTVT
  • Luật Giao thông đường bộ 2008

Quy định về tải trọng của đường bộ tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về tải trọng của đường bộ tại Việt Nam như sau:

– Tải trọng của đường bộ là khả năng chịu tải khai thác của cầu và đường để bảo đảm tuổi thọ công trình theo thiết kế.

– Khả năng chịu tải khai thác của cầu được xác định theo hồ sơ thiết kế cầu và tình trạng kỹ thuật thực tế của cầu, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế tổng trọng lượng xe qua cầu theo quy định về báo hiệu đường bộ.

– Khả năng chịu tải khai thác của đường được xác định theo hồ sơ thiết kế mặt đường và tình trạng kỹ thuật thực tế của đường, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế trọng lượng trên trục xe theo quy định về báo hiệu đường bộ.

Quy định về khổ giới hạn của đường bộ tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về khổ giới hạn của đường bộ tại Việt Nam như sau:

– Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe, kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.

– Khổ giới hạn về chiều cao của đường bộ là 4,75 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, II, III và 4,5 mét đối với đường cấp IV trở xuống.

– Khổ giới hạn về chiều rộng của đường bộ là giới hạn chiều rộng làn xe, phụ thuộc vào cấp kỹ thuật của đường bộ và địa hình xây dựng tuyến đường.

Quy định về công bố khổ giới hạn của đường bộ tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và tình trạng kỹ thuật đường ngang như sau:

– Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm công bố tải trọng và khổ giới hạn của quốc lộ; cập nhật tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và tình trạng kỹ thuật của đường ngang trong phạm vi cả nước trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

– Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm công bố tải trọng và khổ giới hạn của đường địa phương; đồng thời gửi số liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

– Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm công bố tình trạng kỹ thuật đường ngang trên mạng lưới đường sắt Việt Nam; đồng thời gửi số liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam

Xe máy là loại xe gì tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 31 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT quy định về xe máy như sau:

– Xe mô tô [hay còn gọi là xe máy] là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg.

Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về phương tiện giao thông cơ giới như sau: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ [sau đây gọi là xe cơ giới] gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự.

Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ như sau:

– Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

– Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.

– Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.

– Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.

Như vậy thông qua quy định trên ta biết được giới hạn kích thước hàng hóa xe máy như sau:

  • Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét.
  • Xe máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.
  • Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Mức phạt xe máy vượt quá giới hạn kích thước hàng hóa được phép chở

Theo quy định tại điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt xe máy vượt quá giới hạn kích thước hàng hóa được phép chở như sau:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe máy có hành vi: Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác. Trường hợp gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Mời bạn xem thêm

  • Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
  • Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
  • Thủ tục đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch mới

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam″. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến giải thể doanh nghiệp; hướng dẫn giải thể doanh nghiệp, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đi xe máy không có bằng lái phạt bao nhiêu năm 2022?

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
– Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
Bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ; hoặc bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Xe máy đi sai làn gây tai nạn những chưa đến mức bị phạt tù thì bị phạt ra sao?

Với trường hợp điều khiển xe máy đi sai làn cộng với gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.

Chủ Đề