Vũ đức đam là ai

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Những kết quả đạt được khẳng định ngành KHCN đã đi đúng hướng. Ảnh: VGP/Đình Nam

Thứ trưởng Bộ KHCN Lê Xuân Định cho biết, năm 2021, ngành KHCN, đổi mới sáng tạo đã đóng góp hiệu quả trong nâng cao năng suất, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển kinh tế. Trong đó, chỉ số giá trị sản phẩm công nghệ và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt trên 50% GDP.

Trong năm 2021, Việt Nam tiếp tục duy trì xếp hạng trong nhóm 45 quốc gia dẫn đầu toàn cầu về chỉ số đổi mới sáng tạo [GII]. "Trong báo cáo GII 2021 do WIPO phát hành, Việt Nam tiếp tục là quốc gia đạt tiến bộ về đổi mới sáng tạo một cách có hệ thống và có tiềm năng lớn", Thứ trưởng Định dẫn thông tin.

Là đầu mối triển khai Đề án Hệ tri thức Việt số hóa, Bộ KHCN tập trung phát triển các ứng dụng để hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19; kết nối, hỗ trợ và chia sẻ dữ liệu về COVID-19 cho tất cả các tỉnh, thành phố; triển khai hệ thống trí tuệ nhân tạo [Callbot] gọi điện hỗ trợ khai báo y tế cho người dân trong vùng dịch, vùng có nguy cơ cao; triển khai hệ thống quản lý xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch COVID-19...

Bộ trưởng Bộ KHCN Huỳnh Thành Đạt: Trong năm 2022, các cơ chế, chính sách, giải pháp của Bộ sẽ tập trung để đại học thực sự trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ. Ảnh: VGP/Đình Nam

KHCN góp phần tái cơ cấu và có đóng góp rõ nét trong nhiều ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp, tài chính - ngân hàng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin, y tế, quốc phòng…

Năm 2021, các chính sách thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; thị trường KHCN; khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao; đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả phát triển trí tuệ nhân tạo; thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển vaccine trong nước... đã được xây dựng và ban hành.

Tham luận từ lãnh đạo một số bộ, trường đại học và viện nghiên cứu, địa phương, doanh nghiệp cũng chỉ ra nhiều dữ liệu cho thấy, các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ đang đóng góp vào phát triển kinh tế chung và từng ngành, địa phương.

Bộ trưởng Bộ KHCN Huỳnh Thành Đạt cho biết, Bộ đang khẩn trương thực hiện xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu KHCN, xây dựng chính sách để các doanh nghiệp tăng cường trích lập quỹ phát triển KHCN; quy hoạch lại hệ thống cơ sở nghiên cứu KHCN của Việt Nam trong thời kỳ mới...

Các kết quả nghiên cứu KHCN đang đóng góp vào phát triển kinh tế chung và từng ngành, địa phương. Ảnh: VGP/Đình Nam

Trong năm 2022, các cơ chế, chính sách, giải pháp của Bộ KHCN sẽ tập trung để đại học thực sự trở thành trung tâm nghiên cứu KHCN. Hiện nay, Bộ đang phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng dự thảo Nghị định quy định hoạt động KHCN trong các cơ sở giáo dục đại học.

"Bộ KHCN đang rất quyết tâm, tuy nhiên, vẫn vướng rất nhiều và rất cần sự quan tâm, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, sự phối hợp của các bộ ngành, địa phương, sự vào cuộc của các tổ chức, các nhà khoa học", Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nói.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc đánh giá những đóng góp của ngành KHCN cần nhìn cả quá trình chứ không chỉ sau một vài năm hay một số sự kiện nổi bật. Nhìn lại 10 năm qua, ngành KHCN đã có những đóng góp rất quan trọng.

Phó Thủ tướng nêu ví dụ, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp [TFP] vào tăng trưởng GDP từ mức 33,6% vào năm 2010 lên 45,2% vào năm 2020 vượt mục tiêu đặt ra ở thời điểm năm 2010 là 39%. Tương tự, năm 2010 các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao chỉ chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu, đến nay tỉ lệ này đã xấp xỉ trên 50% và tiếp tục tăng. Không chỉ trong các ngành công nghiệp, điện tử, máy tính mà ngay trong lĩnh vực nông nghiệp hàm lượng KHCN cao cũng đã tăng lên. Năm 2010, đầu tư cho KHCN chủ yếu từ ngân sách Nhà nước [chiếm 70-80%] nhưng đến năm 2020 tỉ lệ này là 48% từ Nhà nước, 52% từ doanh nghiệp. Những kết quả đó khẳng định ngành KHCN đã đi đúng hướng và cần tiếp tục điều chỉnh thích hợp với những thay đổi trong nước, quốc tế.

Phó Thủ tướng chúc mừng, biểu dương nỗ lực của Bộ KHCN, các nhà khoa học; cám ơn các bộ, ngành, cấp uỷ Đảng, chính quyền từng bước dành sự quan tâm cho KHCN nhiều hơn, thiết thực hơn.

Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Bộ KHCN ký kết Kế hoạch phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2022-2025. Ảnh: VGP/Đình Nam

Về các nhiệm vụ triển khai trong năm tới, Phó Thủ tướng lưu ý một số điểm chính.

Thứ nhất là ngành KHCN phải có cơ chế mạnh mẽ, tạo điểm nhấn trong phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo như là một bộ phận trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.

Bộ KHCN phải là nơi tập hợp, chủ động đề xuất rất cụ thể, làm việc với Bộ Tài chính về cơ chế tài chính cho DN; triển khai nhanh hơn nữa mô hình nghiên cứu khoa học trong các trường đại học theo hướng các trường là đầu mối nhận nhiệm vụ khoa học trực tiếp từ Bộ KHCN; quyết liệt quy hoạch lại toàn bộ các cơ sở nghiên cứu khoa học, bao gồm cả các viện nghiên cứu trong DN, trường đại học, đồng thời tính đến mạng lưới liên kết với các trung tâm nghiên cứu ở nước ngoài.

Từ quá trình triển khai thí điểm mô hình Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc [VKIST], Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh đề nghị Bộ KHCN cần tháo gỡ các vướng mắc để củng cố mô hình mới trong quản trị khoa học và lan toả các kết quả nghiên cứu.

Thứ hai, Bộ KHCN phải tiên phong trong quản lý một cách khoa học, trên cơ sở hình thành cơ sở dữ liệu về quản lý khoa học, được minh bạch hoá, công khai hoàn toàn, tăng cường sự giám sát đồng đẳng trong giới khoa học. “Bộ đã có những bước tiến đáng kể nhưng năm 2022 phải làm mạnh hơn nữa. Mọi công việc quản lý khoa học phải được tin học hoá, minh bạch, công khai ngay từ khâu đăng ký đề tài, phản biện đề tài”, Phó Thủ tướng nói.

Thứ ba, Bộ KHCN phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, nhất là Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, để đẩy mạnh hoạt động KHCN gắn với những vấn đề thiết thực ở cơ sở, qua đó nâng lên vai trò của các Sở KHCN.

Thứ tư, cùng với việc thúc đẩy hơn nữa các khoa học xã hội, khoa học chính trị với nhiều nghiên cứu lớn đang được triển khai, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ KHCN lưu ý một số nhiệm vụ như “Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam - Quốc sử”; “Xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam – Quốc chí” cần khẩn trương hoàn thành, xuất bản.

Cùng với đó, ngành KHCN phải đẩy mạnh phổ biến tri thức KHCN cho toàn dân, góp phần nâng cao dân trí, trong đó cần thúc đẩy đề án Hệ Tri thức Việt số hoá để “xoá mù tri thức KHCN”.

“Năm 2022, Bộ KHCN cần tạo chuyển biến rõ rệt, tạo đà cho những năm tiếp theo”, Phó Thủ tướng nói.

Đình Nam


Giáo dục 28/11/2021 16:39

[Chinhphu.vn] - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, cần giải phóng tối đa nguồn lực con người, hoàn thành dứt điểm dự án xây dựng khu đô thị đại học quốc gia tại Hòa Lạc, tăng thẩm quyền, tăng phân cấp, tăng tự chủ, linh hoạt, nâng cao vai trò, vị thế của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vũ Đức Đam được biết đến là một chính trị gia tài năng, nhạy bén, ông hiện nay là phó thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Người nổi tiếng cập nhật tiểu sử phó thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam.

I. Tiểu sử Vũ Đức Đam, lý lịch phó thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam

1. Vũ Đức Đam là ai? Tên thật là gì? Làm gì?

Vũ Đức Đam là một nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính trị gia người Việt Nam. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI, XII, XIII, Ủy viên Ban Cán sự Đảng.

Ông hiện nay là phó thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, là Phó Trưởng ban Thường trực chỉ đạo phòng chống COVID-19 của Chính Phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý. là Đảng viên Đảng cộng sẩn Việt Nam.

Ông Vũ Đức Đam nguyên là Ủy viên dự khuyết Trung ương khóa X; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh; Thứ trưởng Bộ Bưu chính – Viễn thông; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh; Trợ lý, Thư ký cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Ông Đam là một người có lối sống giản dị, mê đi xe máy và đá bóng.

Tên thật của ông cũng chính là Vũ Đức Đam.

2. Vũ Đức Đam sinh năm bao nhiêu? Mệnh gì? Năm nay ông bao nhiêu tuổi?

Ông Vũ Đức Đam sinh ngày 03 tháng 02 năm 1963, tuổi Quý Mão, mệnh Kinh, năm nay ông 58 tuổi [2021].

3. Ông Vũ Đức Đam quê ở đâu?

Ông Vũ Đức Đam sinh ngày 03 tháng 02 năm 1963, quê ở làng Cụ Trì, xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

Hiện nay ông ở cùng vợ con tại Hà Nội.

4. Xuất thân, gia đình ông Vũ Đức Đam

Ông Vũ Đức Đam xuất thân từ gia đình làm nông ở tỉnh Hải Dương, Bố mẹ ông đều là nông dân chất phác, hiền lành. Dù là gia đình làm nông nhưng bố mẹ ông coi việc học hành của các con là điều quan trọng nhất nên ông Đâm được đầu tư học hành rất kỹ lưỡng.

Nhiều thông tin nói rằng ông là con Vũ Khoan, nhưng thực chất thì không phải vì ông Phó Thủ tướng Vũ Khoan quê ở Hà Tây cũ.

Hiện nay gia đình ông Vũ Đức Đam có bốn người bao gồm ông và vợ cùng 2 người con, một trai, một gái. Hiện cả gia đình ông đang sống ở Hà Nội.

Vợ ông là Tiến sĩ Đinh Đào Ánh Thuỷ, Giảng viên, Trưởng bộ môn Kinh tế đầu tư, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Đinh Đào Ánh Thủy cũng là Tiến sĩ Kinh tế, bà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ “Phát triển doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc và một số gợi ý đối với Việt Nam”, năm 2007 ở Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới.

Vũ Đức Đam con rể ai? Được biết vợ ông là Đinh Đào Ánh Thủy, là giảng viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhưng ít thông tin chứng thực ông là con rể của ai.

Ông Đam có đầy đủ cả con trai và con gái, ông có 1 người con trai và một người con gái.

5. Học vấn, Học hàm, học vị ông Vũ Đức Đam

Ông Vũ Đức Đam theo học phổ thông tại quê nhà tỉnh Hải Dương. Năm 1982, ông được Nhà nước cử đi du học tại Université Libre de Bruxelles, thành phố Bruxelles, Vương quốc Bỉ, ông hoàn thành chương trình học tập năm 1988.

Năm 1994, ông bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ: Kinh tế chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế tại Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới. Tên luận văn là “Xu hướng, kinh nghiệm phát triển viễn thông trên thế giới và vận dụng vào Việt Nam”, người hướng dẫn là Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Huy Khoát.

Ông Đam biết thành thạo hai thứ tiếng: Tiếng Anh và Tiếng Pháp.

– Giáo dục phổ thông: 10/10. – Chuyên môn nghiệp vụ: Điện cơ, Luật, Kinh tế. – Học hàm, học vị: Phó Tiến sỹ Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế. – Lý luận chính trị: Cao cấp.

– Ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Pháp.

II. Tiểu sử sự nghiệp ông Vũ Đức Đam

1. Ông Vũ Đức Đam làm ở Tổng cục bưu điện sau khi về nước

Sau khi trở về nước năm 1988, Ông Vũ Đức Đam được bố trí về làm việc ở Tổng cục bưu điện trong vai trò là kĩ sư tại Công ty Xuất nhập khẩu và Dịch vụ kỹ thuật Bưu điện.

Tháng 10/1990, ông trở thành Chuyên viên Ban Phát triển kỹ thuật và Quan hệ đối ngoại, Tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam.

Tháng 03/1992, ông trở thành Chuyên viên Văn phòng Tổng cục Bưu điện. Tháng 04/1993, ông được Tổng cục trưởng Đặng Văn Thân bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học – Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Bưu điện, khi vừa mới 30 tuổi.

Trong những năm đầu sự nghiệp chính trị ông Vũ Đức Đam đảm nhiệm qua nhiều chức cục trong ngành bưu điện và nay là Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam.

2. Ông Vũ Đức Đam làm việc ở văn phòng chính phủ

Tháng 10/1994, ông Đam được điều chuyển sang Văn phòng Chính phủ, giữ vị trí Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế thuộc Văn phòng Chính phủ Việt Nam khi đang còn rất trẻ.

Từ tháng 11/1995 đến tháng 08/1996, ông Đam là Quyền Vụ trưởng rồi Vụ trưởng Vụ ASEAN thuộc Văn phòng Chính phủ Việt Nam.

Tháng 08/1996, Ông được phân công làm Thư ký Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông công tác ở vai trò phụ tá, hoạt động trợ giúp cho lãnh đạo hành pháp những năm cuối nhiệm kỳ, những năm 1996 – 1997.

Năm 1997, Thủ tướng Võ Văn Kiệt được miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng khi 75 tuổi, là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Giai đoạn này, từ tháng 08/1998 đến tháng 03/2003, ông Đam tiếp tục phụ tá nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt, chức vụ là Trợ lý Cố vấn Trung ương.

3. Ông Vũ Đức Đam làm phó chủ tịch tỉnh Bắc Ninh

Năm 2003, ông Đam được điều chuyển về công tác tại tỉnh Bắc Ninh, Thời điểm đó Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải quyết định bổ nhiệm ông Đam làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Từ tháng 4/2004 ông là đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

4. Ông Vũ Đức Đam làm Thứ trưởng Bộ thông tin và truyền thông

Tháng 08/2005, ông Vũ Đức Đam được trung ương điều chuyển công tác từ Bắc Ninh về Trung ương, ông được Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải quyết định bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Bưu chính – Viễn thông.

Giai doạn năm 2006, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, ông Đam được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X nhiệm kì 2006 – 2011, khi đó ông 43 tuổi.

Ngày 27/07/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiến nghị quốc hội đổi tên Bộ bưu chính – Viễn thông thành bộ Thông tin và truyền thông, Ông Đam vẫn giữ chức vụ Thứ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông.

5. Ông Vũ Đức Đam làm bí thư, chủ tịch tỉnh Quảng Ninh

Tháng 11/2007, Trung ương quyết định điều chuyển Vũ Đức Đam tới công tác ở tỉnh Quảng Ninh, tham gia Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và giữ chức Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 05/05/2008, tại kỳ hợp thứ 12 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XI đã bầu ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, thay cho người tiền nhiệm Vũ Nguyên Nhiệm nghỉ hưu. Đồng thời ông Đam giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh, phụ trách lãnh đạo hành pháp tỉnh Quảng Ninh những năm 2007 – 2010.

Ngày 17/03/2010, tại Hội nghị lần thứ 26 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, ông Vũ Đức Đam được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh, thay thế Nguyễn Duy Hưng. Ông đồng thời giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho đến tháng 08 năm 2010.

5. Ông Vũ Đức Đam làm Bộ trưởng – Chủ nhiệm văn phòng chính phủ

Năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị phê chuẩn nhân sự Chính phủ nhiệm kỳ XI, về việc bổ nhiệm ông Vũ Đức Đam. Ngày 03/08/2011, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Việt Nam khóa XIII, Vũ Đức Đam được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Ông Đam phụ trách hoạt động của chính phủ trong khoảng thời gian từ 2011-2013, tham mưu cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc điều hành bộ máy nhà nước. Thời điểm này ông đóng vai trò như là người phát ngôn của chính phủ. Ông đã khởi tạo nên chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” trên truyền hình.

II. Ông Vũ Đức Đam làm Phó Thủ tướng chính phủ và các chức vụ kiêm nhiệm

1. Ông Vũ Đức Đam vào bộ chính trị giữ chức Phó thủ tướng chính phủ

Ông Vũ Đức Đam giữ chức Bộ Trưởng – Chủ nhiệm văn phòng chính phủ đến tháng 11/2013. Tại kỳ họp Quốc hội Việt Nam khóa XIII ông được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ sáu, đồng thời ông là Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 ngày 26/01/2016 của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông tiếp tục được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII nhiệm kì 2016 – 2021.

Ngày 28/07/2016, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Việt Nam khóa XIV, ông Vũ Đức Đam tiếp tục được Quốc hội phê chuẩn giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ.

Ông Đam cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phụ trách theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; lao động, việc làm và các vấn đề xã hội; thông tin và truyền thông; văn hóa, du lịch, thể dục, thể thao; y tế, dân số, gia đình và trẻ em.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ngày 30/01/2021, ông tiếp tục được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Ngày 28 tháng 07 năm 2021, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Việt Nam khóa XV, ông tiếp tục được Quốc hội phê chuẩn giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ.

2. Ông Vũ Đức Đam chống dịch Covid-19, giữ chức Bộ trưởng Bộ y tế

Cuối năm 2019, đại dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam là một trong những quốc gia bùng dịch hết sức nặng nề. Bộ chính trị, Trung ương Đảng và Nhà nước Việt Nam họp bàn phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham gia chỉ đạo, trực tiếp lãnh đạo phòng chống Đại dịch COVID-19.

Phó thủ tướng chính phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ y tế, lãnh đạo ban cán sự đảng Bộ y tế Vũ Đức Đam chỉ đạo “Khoanh rộng đến đâu phải rất cụ thể, không ỷ lại ở nguyên tắc. Trường hợp Bộ phận đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Ninh, Bắc Giang yêu cầu khoanh rộng hơn, có giải pháp mạnh hơn mà tỉnh không nghe thì báo cáo tôi để chỉ đạo tỉnh thực hiện” và đưa ra nhận định “chưa ai có kinh nghiệm chống dịch ở các khu công nghiệp với hàng trăm nghìn công nhân làm việc trong môi trường điều hòa kín” trước tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp tại Bắc Ninh, Bắc Giang.

Trong tình hình dịch bệnh căng thẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo TP. HCM phải có những giải pháp dứt khoát, mạnh mẽ, triệt để hơn sớm chấm dứt dịch trong cuộc làm việc trực tuyến với TP. HCM. Ông đề nghị “TP. HCM phải siết chặt tay nhau chấp nhận vất vả hơn, thiệt thòi hơn trong thời hạn ngắn để sớm quay lại cuộc sống bình thường”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu nhấn mạnh “Khoanh hẹp mà chặt thì chống dịch vất vả, kinh tế đỡ thiệt hại. Khoanh rộng và chặt thì chống dịch đỡ vất vả nhưng ảnh hưởng đến kinh tế nhiều hơn. Song nếu khoanh mà không chặt thì thiệt hại sẽ rất lớn. Sau khi đã khoanh vùng, phải điều chỉnh truy vết, xét nghiệm phù hợp”.

Ngày 07/07/2020, ông Vũ Đức Đam thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế và trao quyền lại cho Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế.

Ngày 25/08/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1438/QĐ-TTg, bổ nhiệm ông Vũ Đức Đam làm Phó Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

III. Tóm tắt quá trình công tác ông Vũ Đức Đam

Tóm tắt tiểu sử, quá trình công tác:

  • 10/1988 – 10/1990: Kỹ sư, Công ty XNK và Dịch vụ kỹ thuật Bưu điện, Tổng cục Bưu điện.
  • 10/1990 – 02/1992: Chuyên viên Ban Phát triển kỹ thuật và Quan hệ đối ngoại, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
  • 2/1992 – 4/1993: Chuyên viên, Văn phòng Tổng cục Bưu điện.
  • 4/1993 – 10/1994: Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Bưu điện.
  • 10/1994 – 11/1995: Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ.
  • 11/1995 – 8/1996: Quyền Vụ trưởng rồi Vụ trưởng Vụ ASEAN, Văn phòng Chính phủ.
  • 8/1996 – 3/2003: Thư ký rồi Trợ lý Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
  • 3/2003 – 8/2005: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh, Đại biểu HĐND tỉnh [từ tháng 4/2004].
  • 8/2005 – 11/2007: Thứ trưởng Bộ Bưu chính – Viễn thông [Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa X từ tháng 4/2006].
  • 11/2007 – 5/2008: Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh.
  • 5/2008 – 3/2010: Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.
  • 3/2010 – 8/2010: Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.
  • 8/2010 – 8/2011: Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng [Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI từ tháng 01/2011], Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh.
  • 8/2011 – 11/2013: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
  • 11/2013 – 10/2019: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ.
  • 10/2019 – 12/2019: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế.
  • 12/2019 – 7/2020: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế, điều hành công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  • Từ 7/2020 – nay: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

IV. Khen thưởng, thành tựu của ông Vũ Đức Đam

Ông Vũ Đức Đam theo học các khóa tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận bằng Cao cấp lý luận chính trị. Ông để lại nhiều thành tự to lớn trong phát triển kinh tế, an ninh chính trị như ở Bắc Ninh, Quảng Ninh nơi ông từng công tác. Đóng góp to lớn trong bộ máy chính phủ như khởi xướng chuyên đề “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời”.

Ông Đam được khen thưởng Huân chương lao động hạng 3 năm 2011.

Ông là Phó Thủ tướng trẻ nhất giữ chức vụ này từ trước đến nay, là vị phó Thủ tướng chạy xe máy xuống đường mừng U23 chiến thắng.

Ông được xem là “Anh hùng không ngủ” kiên trì chống dịch Covid-19, đem lại thành quả to lớn trong chống dịch Covid-19 của Việt Nam.

Trong thời gian công tác ông Đam có những phát biểu ấn tượng mạnh trước quốc hội để giải trình về các vấn đề như thương binh xã hội, phát biểu về phòng chống dịch Covid-19, các phát biểu về vùng xanh, vùng đỏ và vùng vàng để cách ly y tế khi cần thiết để đảm bảo an sinh xã hội.

Ông Vũ Đức Đam là một chính trị gia nhận được nhiều sự quan tâm, kính trọng của người dân từ khi là lãnh đạo các địa phương, văn phòng chính phủ cho đến phó Thủ tướng. Ông là một người có lối sống giản dị, người dân thường bắt gặp ông đi xe máy, hòa mình vào người dân tham gia lễ hội Cavani ở Hạ Long…

Khi được giao nhiệm vụ chỉ huy trực tiếp chống Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, ông Đam đã kiên quyết lãnh đạo để bảo vệ sức khỏe người dân, được yêu mến và gọi dưới các biệt danh như “Người hùng không ngủ”, “Tướng tư lệnh”, “Người thuyền trưởng tài ba”. Người nổi tiếng đã cập nhật thông tin tiểu sử ông Vũ Đức Đam, hy vọng đã cung cấp nhiều kiến thức cho bạn đọc.

Xem thêm:
Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư, chủ tịch nước, bí thư quân ủy trung ương

Tiểu sử ông Vương Đình Huệ – Chủ tịch quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề