Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 110, 111, 112

Mai Anh Ngày: 18-05-2022 Lớp 4

85

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập làm văn trang 110, 111 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 1 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 110, 111 Tập làm văn - Quan sát đồ vật

I. Nhận xét

1. Quan sát một đồ chơi em thích và ghi lại những điều quan sát được [Dựa vào gợi ý ở sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 154] : 

2. Theo em, khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì ?

Phương pháp giải:

1] - Các đồ chơi để quan sát có thể là: búp bê, gấu bông, bộ xếp hình, cái chong chóng,...

- Nên quan sát theo một trình tự nhất định: Nhìn bao quát -> quan sát từng bộ phận.

- Nên quan sát bằng nhiều giác quan

- Cố gắng tìm ra những đặc điểm riêng của đồ vật, phân biệt nó với những đồ vật khác, nhất là những đồ vật cùng loại.

2] 

- Thứ tự miêu tả ra sao?

- Quan sát bằng một hay nhiều giác quan?

- Có cần tìm ra những đặc điểm riêng biệt của đồ vật so với những đồ vật cùng loại khác không?

Trả lời:

1] Quan sát và ghi lại những điều quan sát được về chú gấu bông

Màu lông : màu nâu.

Hình dáng : đứng hơi nghiêng, "quay" mãi ra như muốn mỉm cười thân thiện.

- Đầu: Tròn

- Tai: Tròn và be bé xinh xinh

- Hai con mắt : tròn xoe như hai hòn bi

- Mũi : Tròn

- Miệng : rộng, đang nhoẻn cười

- Chân tay : múp, mập ú, xinh xắn và rất đáng yêu.

2] 

- Phải chú ý quan sát theo một trình tự hợp lý; từ bao quát rồi mới đến các bộ phận.

- Quan sát bằng nhiều giác quan, mắt, tai.

 - Tìm ra những điểm riêng biệt của đồ vật để có thể phân biệt, nhận dạng dễ dàng, nhất là những đồ vật cùng loại.

II. Luyện tập

Dựa theo kết quả quan sát của em, hãy lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi mà em đã chọn : 

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

Dựa theo kết quả quan sát của em, hãy lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi mà em đã chọn :

A. Mở bài : Giới thiệu chú gấu bông - một trong những đồ chơi mà em thích.

B. Thân bài :

Hình dáng : Gấu bông nhỏ, là gấu ngồi dáng người tròn, hai tay cầm bình sữa để trước bụng, mặc một bộ quần áo yếm màu xanh.

- Bộ lông :  màu vàng sáng, mượt mà

- Hai mắt : đen và sáng, trông như mắt thật.

- Mũi : màu nâu, nhỏ.

- Cái miệng rộng, đang mỉm cười vui vẻ.

- Hai hàng lông mày nhỏ xíu làm gương mặt xấu trông rất tinh nghịch.

C. Kết bài : Em rất yêu gấu bông.

Mai Anh Ngày: 18-05-2022 Lớp 4

342

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập cuối học kì II trang 110, 111 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 2 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 110, 111 Ôn tập cuối học kì II - Tiết 1

Đề bài: Em hãy lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Khám phá thế giới hoặc Tình yêu cuộc sống :

Khám phá thế giới

TT Tên bài Tác giả Thể loại [Văn xuôi, thơ, kịch] Nội dung chính
1        
2        
3        
4        
5        
6        

Tình yêu cuộc sống

TT Tên bài Tác giả Thể loại [Văn xuôi, thơ, kịch] Nội dung chính
1        
2        
3        
4        

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

Khám phá thế giới

TT Tên bài Tác giả Thể loại [Văn xuôi, thơ, kịch] Nội dung chính
1  Đường đi Sa Pa  Nguyễn Phan Hách  Văn xuôi  Ca ngợi cảnh đẹp Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến cảnh đẹp đất nước. 
2  Trăng ơi từ đâu đến  Trần Đăng Khoa  Thơ  Thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.
3  Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất  Hồ Diệu Tẩn
Đỗ Thái
 Văn xuôi  Ma-gien-lăng cùng đoàn thủy thủ trong chuyến thám hiểm hơn một nghìn ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
4  Dòng sông mặc áo  Nguyễn Trọng Tạo  Thơ  Dòng sông duyên dáng luôn đổi màu - sáng, trưa, chiều, tối - như mỗi lúc lại khoác lên mình một chiếc ảo mới.
5  Ăng-co Vát  Sách Những kì quan thể giới  Văn xuôi  Ca ngợi vẻ đẹp của khu đền Ăng-co-vát, Cam-pu-chia.
6  Con chuồn chuồn
nước
 Nguyễn Thế Hội  Văn xuôi  Miêu tả vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước, thể hiện tình yêu đối với quê hương.

Tình yêu cuộc sống

TT Tên bài Tác giả Thể loại [Văn xuôi, thơ, kịch] Nội dung chính
1  Vương quốc vắng nụ cười  Trần Đức Tiến  Văn xuôi  Ở một vương quốc nọ, cuộc sống rất buồn chán và có nguy cơ tàn lụi vì vắng tiếng cười : Nhờ một chú bé, nhà vua và cả vương quốc biết cười, thoát khỏi cảnh buồn chán và nguy cơ tàn lụi.
2  Ngắm trăng, Không đề  Hồ Chí Minh  Thơ  Cả hai bài thơ được sáng tác trong những hoàn cảnh hết sức đặc biệt và đều thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác Hồ.
3 Con chim chiền chiện Huy Cận Thơ Hình ảnh con chim chiền chiện bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người cảm giác yêu đời, yêu cuộc sống.
4  Tiếng cười là liều thuốc bổ  Báo : Giáo dục và thời đại   Văn xuôi  Tiếng cười, sự hài hước làm cho con người khỏe mạnh, sống lâu hơn.
5  Ăn "mầm đá"  Truyện dân gian Việt Nam  Văn xuôi

 Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho Chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn Chúa.

Với bài giải Luyện từ và câu Tuần 15 trang 110, 111, 112 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 4.

GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI

I - Nhận xét

1, Tìm câu hỏi trong khổ thơ dưới đây. Những từ ngữ nào trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của người con ?

- Mẹ ơi, con tuổi gì?

- Tuổi con là tuổi Ngựa

Ngựa không yên một chỗ

Tuổi con là tuổi đi ...

- Câu hỏi:......................................

- Những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép:..............................

Trả lời:

- Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì?

- Những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép: tiếng gọi: Mẹ ơi?

2, Em muốn biết sở thích của mọi người trong ăn mặc, vui chơi, giải trí. Hãy đặt câu hỏi thích hợp :

a] Với cô giáo hoặc thầy giáo em:

b] Với bạn em:

Trả lời:

a] Với cô giáo hoặc thầy giáo em:

- Thưa cô, cô có thích xem phim không ạ ?

- Thưa cô, những lúc cô rảnh rỗi cô thường làm gì ạ ?

b] Với bạn em:

- Bạn có thích đọc truyện tranh không ?

- Bạn có thích xem phim hoạt hình không ?

3, Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung như thế nào ?

Trả lời:

- Để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung làm phiền lòng người khác.

II - Luyện tập

1, Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào ?

a] Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn ... Thầy hỏi:

- Con tên là gì ?

Ông Giô-dép liếc mắt nhìn Lu-i, có ý bảo con trả lời.

- Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ.

- Con đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi ?

- Thưa thầy, con muốn đi học ạ.

b] Một lần, l-u-ra chạm trán tên sĩ quan phát xít. Tên sĩ quan hỏi:

- Thằng nhóc tên gì?

- l-u-ra.

- Mày là đội viên hà ?

- Phải.

- Sao mày không đeo khăn quàng ?

- Vì không thể quàng khăn trước mặt bọn phát xít.

Đoạn a:- Quan hệ giữa hai nhân vật là : .......................

- Tính cách mỗi nhân vật:

     + Thầy Rơ-nê ........................

     + Lu-i Pa-xtơ ........................

Đoạn b:- Quan hệ giữa hai nhân vật là : ........................

- Tính cách mỗi nhân vật:

     + Tên sĩ quan phát xít ........................

     + Cậu bé ........................

Trả lời:

Đoạn a:- Quan hệ giữa hai nhân vật là : quan hệ thầy trò

- Tính cách mỗi nhân vật:

     + Thầy Rơ-nê ân cần, trìu mến và nhẹ nhàng ...

Chứng tỏ thầy rất thương yêu học trò.

     + Lu-i Pa-xtơ lễ phép, ngoan ngoãn, chứng tỏ là một đứa con ngoan.

Đoạn b:- Quan hệ giữa hai nhân vật là : tên cướp nước và em bé yêu nước

- Tính cách mỗi nhân vật:

     + Tên sĩ quan phát xít hống hách, xấc xược

     + Cậu bé cứng cỏi, dũng cảm: Câu trả lời trống không của cậu chứng tỏ cậu rất căm ghét tên phát-xít, tên giặc cướp nước.

2, So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?

   Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.

- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi :

- Chắc là cụ bị ốm ?

- Hay cụ đánh mất cái gì ?

- Chúng mình thử hỏi xem đi !

Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

Câu các bạn hỏi cụ già :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

⇒ Câu hỏi này thế nào?

Những câu hỏi khác:

- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?

- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?

- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?

⇒ Ba câu hỏi này thế nào?

Trả lời:

Câu các bạn hỏi cụ già :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

⇒ Câu hỏi này là thể hiện thái độ lịch sự, ân cần, thể hiện thiện chí sẵn lòng giúp đỡ.

Những câu hỏi khác:

- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?

- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?

- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?

⇒ Một trong ba câu hỏi này không được tế nhị cho lắm vì câu hỏi có phần tò mò vào cuộc sống riêng tư của người khác.

Video liên quan

Chủ Đề