Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật mụ vợ trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng

Viết đoạn văn từ 7-10 câu nêu cảm nhận của e về mụ vợ trong bài Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Các câu hỏi tương tự

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Puskin, đại thi hào người Nga. Ông đã để lại cho sự nghiệp văn chương nhân loại một số lượng tác phẩm khổng lồ.

– Ngoài thơ, Puskin còn sáng tác truyện ngắn. “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là một tác phẩm nổi bật. Qua hình tượng mụ vợ, câu chuyện đã nêu ra bài học triết lý nhân văn sâu sắc về lòng tham không đáy và cách sống vô ơn, bội bạc của con người.

b. Thân bài:

– Tóm tắt câu chuyện

– Hình tượng nhân vật mụ vợ được xây dựng là một kẻ tham lam, tính toán: liên tục đòi hỏi vật chất với cá vàng mặc dù bà ta không có công lao gì.

→ Từ những thứ vật chất bé nhỏ như cái máng lợn lành, cái nhà, lâu đài cho tới danh phận phu nhân, nữ hoàng rồi cuối cùng là Long Quân.

=> Mơ ước hão huyền, vượt qua cả đạo lí làm người.

–  Mụ vợ là một kẻ sống bội bạc, không biết điều

+ Bản thân mụ đối với chồng luôn hạch dịch, bắt chồng phải làm theo yêu cầu của mình, mắng nhiếc thậm tệ.

+ Với cá vàng, là nhân vật giúp bà ta thực hiện được mọi nguyện vọng, ước muốn nhưng đối với bà ta, cá vàng cũng chỉ là người hầu phục dịch.

c. Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị nhân văn qua hình tượng mụ vợ.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà văn nổi tiếng người Nga Pu-skin. Trong tác phẩm này người đọc sẽ không thể nào quên chân dung của người vợ tham lam, bội bạc, đây là một.

Mụ là vợ của ông lão đánh cá nghèo, hai vợ chồng sống bên bờ biển, lấy việc đánh cá để sinh nhai. Trong một lần tình cờ nghe chồng nói bắt được một con cá vàng và hứa trả ơn cho chồng, mụ đã bắt lão ra biển đòi cá vàng trả ơn. Trái ngược với ông lão mụ vợ là một kẻ tham lam, nhưng lòng tham của mụ dường như không có giới hạn, hết lần này đến lần khác mụ đòi cá trả ơn mình. Ban đầu mụ đòi cá vàng một chiếc máng lợn, vì chiếc máng lợn ở nhà mụ sắp hỏng, yêu cầu này của mụ thiết thực, ta có thể chấp nhận được. Nhưng mụ lại tiếp tục đòi một ngôi nhà đẹp, chúng ta có thể chấp nhận và tha thứ vì cả đời này mụ đã phải sống trong căn nhà siêu vẹo, dột nát, mụ mong có căn nhà khang trang cũng hoàn toàn hợp lý. Đòi hỏi của mụ không dừng lại ở đó, nó ngày một tăng cao và quá quắt hơn. Mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân, gắn với danh vọng và tiền bạc, mụ lại đòi làm hoàng hậu giờ đây không chỉ còn là tiền bạc mà còn là cả quyền lực và cuối cùng mụ muốn làm Long Quân – quyền năng nhất, có thể thống trị cá vàng để buộc cá vàng phải tuân theo mọi yêu cầu của mụ. Yêu cầu cuối cùng của mụ quả đã vượt quá giới hạn cho phép, mụ đã không những không nhận được sự đáp ứng của cá vàng mà mụ còn bị cá vàng trừng trị. Mụ đã mất tất cả nhà cửa, tiền bạc, danh vọng, địa vị để trở về làm mụ nông dân nghèo khổ cạnh túp lều nát và chiếc máng lợn sứt bên bờ biển. Với ông lão, có lẽ trở về cuộc sống trước đây chẳng có gì làm ông đau khổ bởi ông chưa từng một ngày được hưởng vinh hoa phú quý. Còn mụ vợ khi phải quay về với kiếp sống nghèo nàn thì mụ vô cùng đau đớn, bởi mụ đã ở đỉnh cao của quyền lực và danh vọng vậy mà chỉ trong chớp mắt tất cả đã tan biến. Sự trừng phạt của cá vàng với mụ thật đích đáng.

Không một lời chào hỏi, cảm tạ cá vàng đã đành, cuối cùng mụ còn muốn chính cá vàng cũng phải trở thành đầy tớ, nô lệ của mụ, đế mụ sai khiến và hầu hạ mụ. Mụ không muốn đòi hỏi cá vàng qua ông lão nữa, mụ muốn gạt bỏ ông lão đi – một ân nhân đã trở thành chướng ngại vật. Thật là trơ tráo và bỉ ổi hết chỗ nói. Sụ bội bạc của mụ đã đi đến tột cùng, cả người và trời đất không thể dung tha!

Đế trừng phạt đích đáng lòng tham lam và sự bội bạc của mụ, cá vàng đã đòi lại tất cả; hơn nữa còn bắt mụ phải trả giá thêm. Tuy vẫn trở lại với hiện trạng ban đầu; danh phận nghèo hèn, tài sản vẫn chỉ là cái máng lợn sứt mẻ và cái lều rách nát nhưng với mụ [một nữ hoàng thành một mụ nông dân nghèo khổ] thì không có sự trừng phạt nào nặng nề bằng.

Sự thất bại của mụ vợ ông lão đánh cá là sự thất bại của cái ác, cái xấu. Đây là sự thất bại tất yếu, hợp với lôgic cố tích và quan niệm sông của nhân dân.

Nhân vật mụ vợ ông lão là một nhân vật điển hình của truyện cố tích, nhằm thế hiện quan niệm và triết lí sông của nhân dân. Song, Pu-skin muốn mượn hình ảnh này đế phê phán chế độ Nga Hoàng độc ác, tàn bạo, chuyên quyền đã đi ngược lại quyền lợi của nhân dân. Phải chăng, Pu-skin muốn nhân dân Nga nhìn rõ bộ mặt thật của chế độ Nga Hoàng và đứng lên đấu tranh.

Ý nghĩa của truyện, vì đó mà trở nên sâu sắc hơn. Dù mang những ý nghĩa nào đi chăng nữa thì mụ vợ ông lão đánh cá vẫn là một trong những nhân vật cổ tích, để lại nhiều sự căm ghét và khinh bỉ nhất trong lòng người đọc

3.2. Bài văn mẫu số 2

Dưới ngòi bút diêu luyện và tinh tế của Pu-skin, cái ác và cái xấu hiện nguyên hình ở nhân vật mụ vợ và được tô đậm ở hai mặt: tham lam và bội bạc.

Lòng tham là một nét cá tính phố biến ở nhiều người nhưng ở nhân vật mụ vợ ông lão, lòng tham được đẩy tới mức tột cùng.

Ban đầu, mụ đòi cá vàng trả ơn vợ chồng mụ một cái máng lợn mới, đòi hỏi này rất đơn giản và dễ đồng chấp nhận bởi âu cũng là chuyện bình thường. Tiếp theo mụ đòi một cái nhà đẹp. Tuy đòi hỏi này có tham hơn một chút nhưng vẫn có thế chấp nhận và tha thứ. Vì dù sao chồng mụ cũng là ân nhân của cá vàng, cái nhà của hai vợ chồng mụ lại là một túp lều nát. Nhưng càng ngày sự đòi hỏi của mụ vợ ngày càng quá quắt. Từ chỗ chỉ đòi hỏi những của cải cần thiết phục vụ cho cuộc sống và sinh hoạt bình dị của người dân lao động, mụ đã đòi hỏi một cuộc sống vật chất giàu có, gắn với danh vọng cá nhân: đòi làm nhất phẩm phu nhân – một địa vị sang trọng trong xã hội lúc bấy giờ, một địa vị gắn với bao vinh hoa phú quý. Từ một mụ nông dân quèn, nghèo hèn, không cồng trạng gì, trong phút chốc trở thành thành một bà nhất phẩm phu nhân danh giá, giàu sang, lẽ ra mụ phải biết tự thoả mãn, phải biết dừng đúng lúc. Nhưng lòng tham của con người là không cùng, mụ tiếp tục đòi hỏi. Lần này, mụ không chỉ đòi hỏi của cải và danh vọng, mụ còn đòi hỏi quyền lực: đòi làm nữ hoàng. Đây là địa vị cao nhất trong xã hội mà con người có thể có – Một địa vị gắn liền với vinh hoa phú quý tột đỉnh và những quyền lực lớn lao, dưới một người [trời] và trên muôn người [cả thiên hạ].

Tưởng như cái ham muốn của một kẻ tham lam đến đâu thì cùng chỉ đến đó là cùng. Nhưng đối với người đàn bà tham lam này, thế vẫn chưa đủ thoả mãn.

Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc. Với cá vàng, là “người dưng”, mụ xử sự như vậy là đã vô cùng quá đáng. Vậy mà ngay cả với ông lão, người vừa là chồng vừa là ân nhân, mụ cũng đối xử không ra gì. Cùng với lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ càng ngày càng tăng. Khi ông lão trở về mà không đòi hỏi điều gì ở cá vàng, mụ mắng chồng là “đồ ngốc”. Khi ông chỉ xin cái máng theo yêu cầu của mụ, mụ quát to, chửi chồng là “đồ ngu”. Lần tiếp theo, mụ mắng như tát nước vào mặt” chồng. Rồi lần tiếp, mụ “nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão”; được làm nữ hoàng, mụ đuổi thẳng ông lão ra ngoài. Và lần cuối, sau khi đã được làm “nhất phẩm phu nhân”, mụ “nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến” để ông đi tìm cá vàng, bắt nó phải chiều theo ý thích ngông cuồng của mụ.

Rõ ràng, lòng tham của mụ vợ càng tăng thì tình nghĩa vợ chồng càng suy giảm. Khi lòng tham lên đến đỉnh điểm, thậm chí mụ vợ còn muốn gạt hẳn ông lão ra ngoài để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

Kết cục, mụ đã bị cá vàng trừng trị vì cả hai tội tham lam và bội bạc, trong đó lòng tham đã làm mụ mù quáng, mất hết lương tri. Tuy nhiên, ở đây, tội bội bạc có ý nghĩa quyết định khiến lòng tham trở nên vô hạn độ và dẫn đến sự trừng trị đích đáng của cá vàng với mụ vợ.

Nhân vật mụ vợ ông lão đánh cá là hiện thân của sự tham lam và bội bạc tột cùng. Những kẻ như mụ phải trở lại cảnh máng lợn sứt, nhà tranh vách đất và bộ quần áo rách nát dường như vẫn còn chưa thoả đáng. Dẫu sao, kết thúc của tác phẩm đã gióng lên một lời nhắc nhở và cảnh tỉnh những ai còn đang mang trong mình những ước mơ ngông cuồng về tiền tài, danh vọng mà quên đi tình nghĩa con người.

—–Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp—–

Đề bài: Phân tích nhân vật mụ vợ trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Phân tích nhân vật mụ vợ trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng
 

I. Dàn ý Phân tích nhân vật mụ vợ trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng [Chuẩn]

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Puskin, đại thi hào người Nga. Ông đã để lại cho sự nghiệp văn chương nhân loại một số lượng tác phẩm khổng lồ.
- Ngoài thơ, Puskin còn sáng tác truyện ngắn. "Ông lão đánh cá và con cá vàng" là một tác phẩm nổi bật. Qua hình tượng mụ vợ, câu chuyện đã nêu ra bài học triết lý nhân văn sâu sắc về lòng tham không đáy và cách sống vô ơn, bội bạc của con người.

2. Thân bài

- Tóm tắt câu chuyện- Hình tượng nhân vật mụ vợ được xây dựng là một kẻ tham lam, tính toán: liên tục đòi hỏi vật chất với cá vàng mặc dù bà ta không có công lao gì.→ Từ những thứ vật chất bé nhỏ như cái máng lợn lành, cái nhà, lâu đài cho tới danh phận phu nhân, nữ hoàng rồi cuối cùng là Long Quân.

=> Mơ ước hão huyền, vượt qua cả đạo lí làm người...[Còn tiếp]

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích nhân vật mụ vợ trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng tại đây

Puskin, đại thi hào người Nga được cả thế giới nhắc đến với sự kính trọng. Trong suốt những năm tháng miệt mài cống hiến, ông đã để lại cho văn chương nhân loại một số lượng tác phẩm khổng lồ. Ngoài thơ, Puskin còn sáng tác văn xuôi, viết truyện ngắn. "Ông lão đánh cá và con cá vàng" là một tác phẩm nổi bật. Qua hình tượng mụ vợ, câu chuyện đã nêu ra bài học triết lý nhân văn sâu sắc về lòng tham không đáy và cách sống vô ơn, bội bạc của con người.

Câu chuyện kể về một đôi vợ chồng ngư dân già nghèo khổ sống bên bờ biển. Trong một lần giăng lưới, người chồng tình cờ bắt được một con cá vàng. Cá vàng xin tha mạng và hứa sẽ trả ơn. Biết chuyện, mụ vợ bằng được đòi cá vàng thực hiện lời hứa. Hết lần này đến lần khác, đòi hỏi của mụ ngày càng quá đáng và cuối cùng, khi mụ đòi làm Long Quân để cá vàng hầu hạ bên cạnh, mọi ước muốn của mụ trước giờ lập tức tan thành mây khói. Mụ lại trở lại là bà già nghèo khổ bên cái máng lợn vỡ.

Mụ vợ trong câu chuyện là một kẻ tham lam, hám của. Ngay từ đầu, mụ không có một chút công sức gì trong việc tha mạng cho cá vàng. Trái ngược hẳn với người chồng không toán tính, làm việc tốt không cần trả ơn, mụ ta lại nằng nặc đòi ông lão quay trở lại biển đòi quyền lợi. Ban đầu, mụ chỉ đòi một chiếc máng lợn lành vì chiếc máng lợn nhà mụ đã bị nứt vỡ. Đây là một ước muốn phù hợp, thực tế, tưởng như khi có cái máng lợn rồi, bà ta sẽ chăm chỉ làm ăn, lao động. Nhưng ngay sau đó, mụ lại đòi một ngôi nhà đẹp, to rộng. Do cả cuộc đời thiếu thốn, khó khăn đã khiến mụ cảm thấy tù túng trong ngôi nhà chật hẹp. Ở đây người đọc đã thấy sự tăng tiến của mong ước con người, khi được sở hữu món đồ vật mong muốn liền lập tức muốn có thứ tốt hơn. Tuy vậy nhưng có thể hiểu rằng, những mong ước này còn có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, sự tham lam của mụ ta bắt đầu bộc lộ khi những yêu cầu ngày càng trở nên thái quá, khó chấp nhận. Thay đổi về vật chất chưa đủ, mụ muốn được trở thành nhất phẩm phu nhân, thay đổi chính bản chất nghèo hèn của mình. Sau đó, mụ đòi làm nữ hoàng để nắm trong tay mọi quyền lực, được sống trong lâu đài xa hoa, lộng lẫy. Lòng tham không đáy được đẩy đến đỉnh điểm khi mụ đòi được làm Long Quân để có cá vàng bên cạnh hầu hạ. Đây là một hành động phi lý, vượt quá luân thường đạo lý sống. Từ một bà ngư dân nghèo đói, chỉ trong nháy mắt đã có quyền lực của một nữ hoàng nhưng với mụ ta, điều đó vẫn chưa đủ. Cuối cùng, mụ mất tất cả mọi thứ, trở lại cuộc sống nghèo khổ bên cái máng lợn vỡ. Tính tham lam đến tột độ đã khiến mụ mờ mắt, không còn suy nghĩ đến đúng sai, phải trái. Giá như mụ ta chỉ ước có một căn nhà khang trang cùng vườn tược đầy đủ, có thể kiếm sống dư dả. Sự tham lam của nhân vật mụ vợ được thể hiện theo cấp độ thăng tiến theo từng sự kiện, khiến người đọc cảm thấy phẫn nộ và cám cảnh cho ông chồng tội nghiệp, đáng thương

Mụ vợ còn là một kẻ sống vô ơn, bạc tình bạc nghĩa. Đối xử với chồng, người đã khốn khổ đi xin cá vàng cho mụ từng ước mơ, nguyện vọng, thay vì tôn trọng, biết điều thì trái lại, mụ mắng chồng là "đồ ngốc" khi ông lão thả con cá đi mà chẳng đòi hỏi gì. Mỗi một lần ông lão thất thểu từ biển về, mụ chửi ông là "đồ ngu" khi chỉ xin cái máng lợn, "mắng như tát nước vào mặt", "nổi trận lôi đình, tát vào mặt" ông lão, "đuổi thẳng ra ngoài", "nổi cơn thịnh nộ" yêu cầu ông phải chiều theo những hạch sách của mụ ta. Bản thân mụ không phải người thả cá vàng về lại biển khơi, không có công lao gì nhưng lại đòi hỏi, yêu sách. Thậm chí, đối với cá vàng, nó đã cho mụ ta tất cả những gì mụ cần, nhưng đến cuối, mụ vẫn chỉ muốn cá vàng trở thành người hầu, làm theo ý của mụ. Lòng tham cùng sự vong ân bội nghĩa lên đến đỉnh điểm, biến mụ trở thành một kẻ ngông cuồng, thiển cận. Kết cục, mụ bị trừng trị thích đáng khi tất cả mọi ước muốn trước nay đều tan thành mây khói.

Xây dựng nhân vật mụ vợ ở tuyến nhân vật phản diện, tác giả khắc họa hình ảnh của một kẻ tham lam, bội bạc với ân nhân của mình. Kết thúc bi thảm của mụ ta chính là bài học răn đe về lẽ sống phải phép, biết tôn trọng người khác, không vì của cải, danh phận mà sẵn sàng phản bội lại người đã giúp đỡ trong hoàn cảnh khó khăn. Tình huống dễ ngấm, dễ vào, truyền tải tới mọi tầng lớp đối tượng khiến tác phẩm trở thành một chân lý hiển nhiên được người đời noi theo và học tập.

---------------------HẾT----------------------

Mụ vợ là một trong 3 nhân vật chính trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, bên cạnh bài Phân tích nhân vật mụ vợ trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng, các em có thể tìm hiểu thêm về nhân vật ông lão đánh cá cũng như nội dung tư tưởng của tác phẩm qua các bài: Cảm nghĩ về nhân vật ông lão đánh cá trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, Viết tiếp phần kết truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, Phân tích truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, Tưởng tượng một kết thúc khác của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Qua việc tham khảo bài văn mẫu phân tích nhân vật mụ vợ trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng, các em sẽ thấy được bản chất tham lam, độc ác, bội bạc đến tận cùng của mụ vợ khi được cá vàng hiện thực hóa những điều ước.

Kể sáng tạo truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng theo lời kể của ông lão đánh cá Dàn ý cảm nghĩ của em về nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông Lão Đánh Cá và Con Cá Vàng Dàn ý phân tích truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng Cảm nghĩ của em về nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông Lão Đánh Cá và Con Cá Vàng Viết tiếp phần kết truyện Ông lão đánh và con cá vàng Dàn ý trong vai mụ vợ, hãy kể lại truyện ông lão đánh cá và con cá vàng

Video liên quan

Chủ Đề