Viên dầu cá Omega 3 uống lúc nào tốt nhất

Từ lâu, bổ sung dầu cá được coi là một trong những giải pháp hiệu quả tốt nhất giúp cải thiện thị lực và tăng cường sự phát triển trí não. Tuy nhiên, uống dầu cá lúc nào tốt nhất? thời điểm nào trong ngày uống dầu cá tốt nhất? thì không phải ai cũng biết.

Trong bài viết này, Hebemart muốn chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản nhất về loại thực phẩm và thời điểm sử dụng dầu cá để đạt được hiệu quả tốt nhất.

1. Dầu cá là gì?

Dầu cá là loại dầu tự nhiên được chiết xuất trực tiếp từ các loại cá béo mà một số mô cấu tạo nên cơ thể chúng có chứa dầu. Tiêu biểu như cá thu, cá trích, cá ngừ, cá hồi, cá mòi,... 

Trong thành phần của dầu cá có chứa các loại acid béo [omega -3, EPA, DHA] đặc biệt tốt cho sức khỏe con người.

Ngày nay, cụm từ “dầu cá” còn được dùng để chỉ các loại thực phẩm chức năng được sản xuất dưới dạng viên nang mềm, chứa các loại vitamin có tính chất tan trong dầu [hoặc dầu gan cá], acid béo omega-3, omega-6,...trong thành phần. Loại dầu cá này được sử dụng nhằm mục đích bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe.

2. Uống dầu cá có tác dụng gì?

Uống dầu cá mang đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho cơ thể:

  • Tốt cho trí não: Omega 3 và Omega 6 có trong dầu cá đặc biệt tốt cho sự hình thành và phát triển trí não, giúp phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến thần kinh như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt,..
  • Tốt cho tim mạch: Omega 3 tác động làm giảm hàm lượng cholesterol và triglycerid xấu trong máu và góp phần cải thiện tình trạng tăng huyết áp do tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể - một trong những nguyên nhân gây xơ cứng động mạch. Nhờ đó, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến tim mạch;
  • Tốt cho xương khớp: Dầu cá có công dụng giảm sưng và đau nhức rất hiệu quả đối với người bị viêm khớp hay đau lưng. Ngoài ra, omega-3 còn giúp hệ xương khớp trở nên khỏe mạnh hơn nhờ tác dụng cân bằng khoáng chất trong xương và các mô xung quanh;
  • Tốt cho mắt: Dầu cá chứa EPA và DHA có công dụng cải thiện hiệu quả tình trạng khô mắt, làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng;
  • Phòng ngừa ung thư: Một nghiên cứu đã chứng minh rằng: Sử dụng 2 phần dầu cá/tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở nữ giới. Ngoài ra, dầu cá cũng có tác dụng phòng ngừa 02 dạng ung thư phổ biến khác là ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt. Omega 3 trong dầu cá giúp nuôi dưỡng các tế bào luôn khỏe mạnh, tránh tình trạng đột biến, phát triển thành các tế bào ung thư;
  • Đẩy nhanh quá trình phục hồi các thương tổn: Dầu cá thúc đẩy quá trình phục hồi các thương tổn phát sinh do tì đè ở những người mắc bệnh nặng dựa theo nguyên lý làm tăng nồng độ oxy tại các mô trong cơ thể.

>> Sản phẩm cho bạn: Dầu cá không mùi Blackmores Odourless Fish Oil Mini Caps 400 viên

3. Uống dầu cá lúc nào là tốt nhất?

Câu trả lời: Bạn có thể bổ sung dầu cá cho cơ thể vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày khi bạn cảm thấy thuận tiện nhất.

Nhiều thử nghiệm thực tế chứng minh rằng: Thời gian tốt nhất để cơ thể hấp thụ các thành phần dinh dưỡng có trong dầu cá là vào buổi sáng [trước 14 giờ chiều].

Sau khoảng thời gian này, khả năng hấp thụ dầu cá của cơ thể sẽ bị giảm xuống. Do đó, rất nhiều chuyên gia khuyên rằng nên uống dầu cá vào buổi sáng là tốt nhất.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu khác của Đại học Oxford [Mỹ] cũng cho thấy: 

  • Nồng độ Omega-3 trong máu cao có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp người dùng dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Vì thế nên nếu có triệu chứng mất ngủ hoặc khó ngủ, bạn có thể uống dầu cá vào buổi tối. 

Điều chỉnh thời gian uống dầu cá Omega 3 hợp lý không chỉ làm gia tăng hiệu quả mà còn giúp hạn chế nguy cơ phát sinh một số tác dụng phụ khi sử dụng dầu cá, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.

Phương pháp bổ sung khoa học nhất là chia liều lượng dầu cá cần sử dụng trong ngày thành các phần nhỏ để uống vào cả buổi sáng và buổi tối. 

Dầu cá là sản phẩm được chiết xuất từ tự nhiên nên không thể cho thấy hiệu quả ngay lập tức. Vì thế, khi bổ sung sản phẩm này, bạn cần duy trì tần suất sử dụng ổn định trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, thậm chí vài năm tùy thuộc vào khả năng hấp thụ của cơ thể bạn.

>> Xem thêm: 

4. Nên uống dầu cá trước hay sau bữa ăn?

Theo các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên uống dầu cá trong các bữa ăn. Bởi vì, đây là thời điểm thích hợp nhất để giúp cơ thể hấp thụ tối đa các thành phần dinh dưỡng có trong dầu cá.

Đặc biệt, việc sử dụng dầu cá trong bữa ăn đảm bảo acid béo Omega-3 phát huy hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn hơn, làm giảm nguy cơ trào ngược acid trong dạ dày và cải thiện tình trạng khó tiêu.

5. Lưu ý cách uống dầu cá đúng cách hiệu quả và an toàn

Dầu cá là loại thực phẩm rất dễ bổ sung. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

5.1. Sử dụng dầu cá với liều lượng vừa đủ

Đối với tất cả các loại thực phẩm [không chỉ dầu cá], bạn đều cần chú ý bổ sung đúng liều lượng. Tránh trường hợp sử dụng quá liều làm phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn như: huyết áp thấp, tiêu chảy, đường máu cao, trào ngược acid,...

Hơn nữa, hàm lượng omega - 3 trong từng sản phẩm sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn nên căn cứ vào sản phẩm mình lựa chọn và tham khảo hướng dẫn của bác sĩ để biết được liều lượng sử dụng phù hợp nhất.

Hiện nay, chưa có bất kỳ thông tin chính xác nào về liều lượng dầu cá nên sử dụng trong một ngày.

Mặc dù vậy, phần lớn các tổ chức y tế trên thế giới đều đưa ra khuyến nghị rằng:

  • Nên bổ sung ít nhất 250mg hỗn hợp EPA và DHA cho cơ thể mỗi ngày. Đây là 2 dạng acid béo phổ biến nhất của Omega-3.

Bên cạnh đó, EFSA - Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu cũng chỉ ra rằng: cơ thể có thể hấp thụ một cách hiệu quả và an toàn 5.000 mg Omega-3 mỗi ngày. Bạn có thể căn cứ vào các chỉ số trên để bổ sung hàm lượng dầu cá sao cho phù hợp nhất.

>> Xem thêm: 12 nhóm thực phẩm giàu DHA nhất cho bà bầu, thai nhi và trẻ nhỏ

5.2. Thời gian liệu trình sử dụng dầu cá hợp lý

Thời gian sử dụng dầu cá ngắn hay dài phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của cơ thể mỗi người.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia: mỗi người chỉ nên sử dụng dầu cá liên tục trong vòng từ 1 - 2 tháng. Nếu nhận thấy cơ thể đã có dấu hiệu thay đổi tích cực thì bạn nên ngừng sử dụng một thời gian.

Tuy nhiên, nếu chưa cảm thấy hiệu quả rõ rệt từ sản phẩm, bạn có thể kéo dài thời gian sử dụng thêm 1 tháng nữa.

5.3. Bảo quản dầu cá đúng cách

Đây cũng là một trong những lưu ý rất quan trọng. Trong quá trình sử dụng dầu cá, bạn nên bảo quản hộp dầu cá ở những nơi khô ráo, thoáng mát, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và vặn chặt nắp hộp sau khi dùng để công dụng cũng như tính chất của các thành phần trong sản phẩm không bị biến chất.

Không nên đặt dầu cá trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao bởi vì các viên nang có thể bị nhũn ra và chảy nước.

>> Gợi ý cho bạn: 

5.4. Đối tượng sử dụng dầu cá

Tất cả mọi người có thể trạng bình thường đều có thể sử dụng dầu cá. Loại thực phẩm chức năng này đặc biệt tốt cho:

  • Những người thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính dẫn đến tình trạng khô mắt.
  • Những người ăn chay cần bổ sung acid béo lành mạnh.
  • Người mắc bệnh viêm khớp hoặc muốn cải thiện tình trạng da, tóc bị khô.
  • Người đang gặp các vấn đề liên quan đến tim mạch,..

Mặt khác, cũng có một số đối tượng không nên sử dụng dầu cá như:

  • Người mắc bệnh về đường tiêu hóa hay tuyến tiền liệt.
  • Người có cơ địa bị dị ứng.
  • Trẻ em còn quá nhỏ.
  • Người bị rối loạn về tâm thần,...
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ cũng không nên sử dụng các loại dầu cá thô. Bởi vì trong dầu cá thô, các kim loại nặng và độc tố có thể chưa được loại bỏ hết. Các chất này gây tác động tiêu cực tới sức khỏe của mẹ và bé. Hơn nữa, Omega-3 trong dầu cá có đặc tính chống đông máu nên có thể dẫn tới tình trạng chảy máu tử cung rất nguy hiểm.

Tổng kết

Hy vọng những thông tin do Hebemart chia sẻ trên đây đã giúp các bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: “Uống dầu cá lúc nào tốt nhất?”. Chúc các bạn có trải nghiệm sử dụng dầu cá thực sự hiệu quả và an toàn.

*Các bài viết tại blog Hebemart có tính chất tham khảo thông tin, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

------------------------------------

HEBEMART - THẾ GIỚI HÀNG NGOẠI CHÍNH HÃNG

Website: //hebemart.vn

Hotline: 0813.706154

Email:  

Địa chỉ: Ngõ 2 Yên Phúc, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội

Omega 3 là một loại dưỡng chất cần thiết, có tác dụng hiệu quả cho tim mạch. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng Omega sao cho hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc uống Omega 3 bao lâu thì dừng, khi nào tốt nhất, trước hay sau ăn?

Uống omega 3 bao lâu thì dừng?

Trước khi trả lời câu hỏi uống Omega 3 bao nhiêu thì dừng, chúng ta cùng đi tìm hiểu về những lợi ích mà sản phẩm này mang lại và lý do tại sao con người cần phải bổ sung Omega 3:

Uống omega 3 bao lâu thì dừng
  • Ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch

Đây là một trong những tác dụng quan trọng nhất của Omega 3. Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, việc ăn cá thường xuyên sẽ giúp con người hạn chế được các bệnh về tim mạch, mà cá là nguyên liệu chính để điều chế nên Omega 3. Chính bởi lẽ đó, việc bổ sung Omega 3 sẽ giảm thiểu nguy cơ tim mạch. Cụ thể: 

  • Triglycerides: Dầu cá giúp giảm khoảng một lượng lớn – khoảng 15-30% – triglyceride trong cơ thể.
  • Huyết áp: Omega-3 có tác dụng hiệu quả đối với những bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp.
  • HDL-cholesterol: Axit béo Omega-3 giúp tăng lượng cholesterol tốt 
  • Bệnh đông máu: Omega-3 có thể giữ cho các tiểu huyết cầu không kết dính với nhau, ngăn chặn tình trạng đông máu, tắc mạch máu, gây nguy hại cho tim.
  • Các mảng xơ vữa: Uống Omega 3 giúp các động mạch hoạt động bình thường và không bị tổn thương bằng cách ngăn ngừa các mảng xơ vữa trong động mạch.
  • Sưng viêm: Axit béo omega-3 có tác dụng giảm sự sản sinh ra một số chất gây hại cho tim giải phóng trong suốt quá trình chống lại chứng viêm.
  • Hạn chế chứng gan nhiễm mỡ: Khi cung cấp đủ lượng Omega-3 mà cơ thể cần sẽ làm giảm lượng mỡ trong gan và chứng viêm đối với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Việc hấp thụ đủ axit béo Omega 3 ở cả trẻ em và người lớn có thể giúp kéo dài giấc ngủ cũng như tăng chất lượng giấc ngủ.
  • Tốt cho làn da: Một số thành phần có trong viên uống Omega 3 có tác dụng tích cực với làn da, chống lão hóa, kiểm soát độ ẩm của da, ngăn ngừa mụn hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp: Omega-3 còn giúp tăng cường hiệu quả của các loại thuốc chống viêm.
  • Phát triển não bộ và cải thiện não bộ: Có đến 60% não là chất béo và DHA chiếm 1/4 trong số đó. DHA là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp phát triển thị lực và thần kinh ở trẻ. Trong Omega 3 có khá nhiều DHA, do đó, việc cho trẻ sử dụng sản phẩm này với liều lượng hợp lý sẽ mang đến những tác dụng tích cực cho trí não và thị lực của trẻ.

Omega rất tốt cho con người, tuy nhiên tùy thuộc vào đối tượng và mục đích sử dụng sản phẩm mà thời gian uống Omega 3 sẽ khác nhau. Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người chỉ nên duy trì dùng từ 1 đến 2 tháng, tuy nhiên, nếu chưa nhận được sự thay đổi nhiều từ sản phẩm, bạn nên tăng thời gian sử dụng lên một tháng nữa rồi dừng. 

Xem thêm: Bột sắn dây bao nhiêu calo, làm gì ngon, ăn béo không, kỵ với gì và để được bao lâu?

Uống omega 3 6 9 lúc nào tốt nhất?

Bên cạnh tác dụng của Omega 3, nhiều người cũng thắc mắc về thời điểm uống sản phẩm tốt nhất. Trên thực tế, bạn có thể sử dụng loại thực phẩm này vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, khi bạn cảm thấy tiện lợi. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để dùng Omega 3 là buổi sáng, sau khi ngủ dậy. Bởi đây là khoảng thời gian mà cơ thể có khả năng hấp thụ các dưỡng chất tốt nhất. 

Uống omega 3 6 9 lúc nào tốt nhất

Trong trường hợp bị mất ngủ, bạn cũng có thể bổ sung Omega 3 từ lúc 14 giờ trở đi. Lúc này, nồng độ Omega 3 trong máu tăng dần đều, mang đến cho bạn một giấc ngủ ngon vào buổi tối. 

Vì Omega 3 mang đến một số tác dụng phụ như: trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… Do đó, để hạn chế tình trạng này, bạn có thể chia liều lượng uống thành 2 lần, uống vào buổi sáng và buổi tối sẽ giúp ngăn ngừa chứng trào ngược axit dạ dày hiệu quả.

Uống omega 3 trước hay sau bữa ăn?

Thông thường các vitamin này sẽ được hấp thụ tốt trong môi trường chất béo. Do đó, để phát huy được hiệu quả tối đa, bạn nên uống Omega sau khi ăn. Bởi lẽ, sau khi cơ thể hấp thụ hàm lượng chất béo từ các loại thức ăn thì các hoạt chất có trong Omega 3 sẽ tác động mạnh mẽ và vượt trội hơn lúc bình thường.

Ở mỗi đối tượng khác nhau sẽ có những liều lượng sử dụng khác biệt, bạn cần lưu ý để không gặp phải những tác dụng phụ của sản phẩm:

  • Đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Uống tối thiểu 0.7g/ngày.
  • Với trẻ từ 4 đến 8 tuổi: Nên dùng tối thiểu 0.9g/ngày.
  • Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: Nên dùng Omega 3 1.2g/ngày.
  • Trẻ trên 14 tuổi: Với nam: 1.6g, với nữ: 1.1g.
  • Phụ nữ mang thai: Nên dùng 4g/ngày.

Việc uống Omega 3 đúng thời điểm, đúng liều lượng sẽ mang đến những lợi ích vượt trội, đồng thời hạn chế những tác dụng không mong muốn cho sức khỏe con người. 

Nên uống Omega 3 mỗi ngày có tốt không?

Omega 3 là một dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, tuy nhiên, việc lạm dụng, dùng quá nhiều Omega cũng sẽ mang lại những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người. Các chuyên gia khuyến cáo, chúng ta chỉ nên nạp 250 mg đến 3000 mg EPA và DHA mỗi ngày, trừ khi có chỉ định đặc biệt từ người có chuyên môn.

Nên uống Omega 3 mỗi ngày có tốt không

Bởi việc tự ý dùng những sản phẩm giàu axit béo trong thời gian dài sẽ gây nên những tác hại nguy hiểm:

  • Thứ nhất, omega-3 có thể làm cho máu bị loãng hoặc chảy máu không ngừng ở một số người. Do đó, những người chuẩn bị phẫu thuật cần dừng uống sản phẩm từ 1 – 2 tuần. 
  • Thứ hai, Omega 3 có hàm lượng vitamin A rất cao, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thu nạp vitamin A với liều lượng cao sẽ khiến chúng biến thành chất độc nguy hại. 
  • Thứ 3, trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc dùng càng nhiều Omega 3 sẽ mang lại nhiều hơn những lợi ích cho sức khỏe. Do đó, bạn cần cẩn trọng khi sử dụng sản phẩm này. 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề Uống Omega 3 bao lâu thì dừng, khi nào tốt nhất, trước hay sau ăn? Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ với nhiều người hơn nữa bạn nhé!

Bác sĩ Phạm Thị Phương Thúy 10 Tháng Chín, 2020

Video liên quan

Chủ Đề