Việc dồn bài để gần kiểm tra mới học ở một số học sinh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hệ thần kinh

Ngày 18/12/2019     12,883 lượt xem

Lên đại học, thời gian giáo viên giảng bài trên lớp không nhiều, bài tập cũng không thể giải quyết hết trên lớp, thế nên học sinh phải tự nghiên cứa và làm tất cả những gì chưa hoàn thành. Thế nhưng các bạn lại không chú tâm trong giờ giảng, về nhà cũng không chịu ôn bài hoặc làm bài, đến lúc chuẩn bị kiểm tra hay thi cử thì mới chuẩn bị tài kiệu để học, mang bài tập cũ ra “giải quyết”, khi đó vì thời gian gấp rút nên các bạn luôn lâm vào tình trạng “ngập lụt”. Đấy gọi là “nước tới chân mới nhảy” nhưng lại không biết bơi.

Người xưa có câu “dục tốc bất đạt”, bạn sẽ không thể học kĩ nội dung kiến thức và khi vào phòng thi, với áp lực cộng với sự hồi hộp sẽ khiến bạn không thể nhớ được những gì bạn đã học.

Bốc thuốc: Để khắc phục điều này, bạn hãy sắp xếp thời gian hợp lý, lên kế hoạch cho từng ngày và hãy hoàn thành công việc của ngày hôm đó càng sớm càng tốt. Việc nhồi nhét kiến thức trong một thời gian ngắn không hề có lợi cho bạn một chút nào.

2. Làm nhiều việc cùng một lúc

Bạn biết không, chúng ta không phải như một cỗ máy, có thể làm nhiều việc cùng một lúc được. Nhiều bạn có tình trạng trong lúc ôn thi thì vừa học vừa chơi đôi lúc thì xem tivi hoặc lướt web. Bạn nghĩ rằng không sao đâu, chỉ lướt web 1 tí thôi mà, nhưng không, nếu bạn học như vậy thì sẽ làm cho việc học của bạn bị đứt quãng, vừa không đạt được sự tập trung cần thiết lại không mang lại kết quả gì.

Bốc thuốc: Hãy tránh xa những thứ làm bạn phân tâm, cố gắng tập trung hoàn thành cho xong một việc mà thôi.

3. Nghịch điện thoại – “bệnh nan y”

Check facebook, email, tin nhắn, gọi điện, chơi game... là việc làm của các bạn ở mọi lúc mọi nơi. Vì thế cũng không khó hiểu vì sao nghịch điện thoại được xem là “bệnh nan y”. 

Điều này là không nên nếu bạn đang học bài vì như thế gây phân tâm, mất tập trung công việc. Điện thoại tác động và kích thích não rất mạnh, đặc biệt là bạn vừa học vừa nghe nhạc, chơi game hay một trò gì đó trên điện thoại.

Bốc thuốc: “Bệnh” này không có “thuốc” nào chữa được ngoài "thuốc ý thức” của bạn. Nên nhớ thời gian chỉ có hạn, nên hãy hạn chế sử dụng điện thoại trong lúc học, nếu cần thiết có thể tắt nguồn hoặc tắt các thông báo để tập trung hơn. Như thế sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian rất nhiều!

 

4. Nghỉ ngơi nhiều hơn học

Thời gian giữa việc học và nghỉ ngơi của bạn không hợp lý. Bạn chỉ học một thời gian ngắn rồi sẽ tự thưởng cho mình thời gian nghỉ ngơi hằng giờ sau đó. Như vậy thì ngoài việc học tập không hiệu quả thì các bạn càng ngày càng lười nhác, chán học và hậu quả là thời gian dài sẽ mất đi hứng thú học tập.

Bốc thuốc: Hãy lên lịch cụ thể để việc học và nghỉ ngơi được cân bằng.

5. Ngồi học liền mạch trong nhiều giờ

Bạn nghĩ rằng việc ngồi lì ở bàn học như thế sẽ giúp tập trung 100% vào bài học, nhưng trái ngược hoàn toàn với những gì bạn nghĩ, việc ngồi lâu sẽ chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi. Khi bạn ngồi, cơ thể sẽ bị gấp khúc ở đầu gối và thắt lưng. Máu ở hai “địa điểm” này bị nghẽn lại khiến cho việc luân chuyển máu trong cơ thể cũng bị chậm lại. Lúc này, não của bạn lại cần nhiều máu hơn bình thường để giải quyết đống bài tập khó nhằn. Vậy là thay vì tập trung hơn, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng uể oải cùng với sự “ghé thăm” của một vài “vị khách” không mời, như váng đầu, tê chân…

Bốc thuốc: Hãy dành thời gian đứng dậy đi lại thay vì ngồi một chỗ quá lâu.

6. Vừa nằm vừa học

Nhiều bạn thường có thói quen vừa nằm vừa học bài, đọc sách, coi tivi… Thói quen này rất xấu và gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của bạn. Các bạn luôn nghĩ rằng nằm sẽ thỏa mái hơn nên học bài dễ vào. Thực tế thì khi bạn nằm, cơ thể có cảm giác nghỉ ngơi, vì vậy nếu bạn học bài lâu sẽ gây mất tập trung và dễ đi vào trạng thái ngủ, hơn nữa bạn nằm sẽ không có tư thế của người học bài khiến mất tập trung vào việc học.

Bốc thuốc: Hãy ngồi vào bàn học một cách đàng hoàng, vừa học lại có thể chống buồn ngủ. Bạn cần một không gian yên tĩnh, tránh ồn ào như vậy bạn sẽ dễ dàng tập trung hơn. Nên ngồi gần cửa sổ, càng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và luồng không khí lưu thông đều trong phòng.

7. Thức quá khuya để học bài

Đêm là khoảng thời gian khá yên tĩnh nên được nhiều bạn chọn học bài để có thể tập trung hơn. Tuy nhiên hẳn là bạn đã biết có vô số tác hại của việc thức đêm rồi đấy. Thức đêm cũng làm bạn giảm trí nhớ nữa, dù bạn có tập trung thì cũng không nhớ lâu được đâu.

Bốc thuốc: Hãy cân bằng thời gian học bài, theo các nghiên cứu được công bố, não bộ hoạt động tốt nhất vào buổi sáng, vì vậy đó là thời gian học tốt nhất. Tuyệt đối không thức đêm nhiều, nhất là trước kỳ thi.

 

Chúc các bạn học tập thật tốt và đạt được kết quả cao!

Việc dồn bài để gần kiểm tra hoặc thi mới học thường gặp ở một số học sinh. Việc làm này có không nên Vì 

Lên đại họchay còn đi học , thời gian giáo viên giảng bài trên lớp không nhiều, bài tập cũng không thể giải quyết hết trên lớp, thế nên học sinh phải tự nghiên cứa và làm tất cả những gì chưa hoàn thành. Thế nhưng các bạn lại không chú tâm trong giờ giảng, về nhà cũng không chịu ôn bài hoặc làm bài, đến lúc chuẩn bị kiểm tra hay thi cử thì mới chuẩn bị tài kiệu để học, mang bài tập cũ ra “giải quyết”, khi đó vì thời gian gấp rút nên các bạn luôn lâm vào tình trạng “ngập lụt”. Đấy gọi là “nước tới chân mới nhảy” nhưng lại không biết bơi.Người xưa có câu “dục tốc bất đạt”, bạn sẽ không thể học kĩ nội dung kiến thức và khi vào phòng thi, với áp lực cộng với sự hồi hộp sẽ khiến bạn không thể nhớ được những gì bạn đã học.

Để khắc phục điều này, bạn hãy sắp xếp thời gian hợp lý, lên kế hoạch cho từng ngày và hãy hoàn thành công việc của ngày hôm đó càng sớm càng tốt. Việc nhồi nhét kiến thức trong một thời gian ngắn không hề có lợi cho bạn một chút nà

Cận thị, loạn thị, stress [căng thẳng], suy nhược cơ thể,… là những tác hại của việc học quá nhiều mà trẻ phải đối mặt. Nếu tình trạng tiếp tục kéo dài, trẻ có thể gặp phải các ảnh hưởng nặng nề hơn như trầm cảm, rối loạn lo âu và một loạt các vấn đề tâm lý khác.

Rất nhiều trẻ nhỏ phải đối mặt với hàng loạt các hậu quả và tác hại của việc học quá nhiều

Tình trạng trẻ nhỏ phải học quá nhiều, học thêm tại các trung tâm sau giờ học/ vào những ngày cuối tuần đã trở nên quen thuộc trong những năm gần đây. Lịch học dày đặc không chỉ gặp ở các học sinh chuẩn bị thi chuyển cấp mà còn gặp ở các em học sinh cấp 1, cấp 2.

Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế, các gia đình đều có đủ điều kiện cho trẻ học tập và phát triển thêm các kỹ năng cần thiết khác. Thậm chí nhiều trẻ đã được bố mẹ định hướng sẽ học chuyên ngành, nghề nghiệp trong tương lai từ khi còn rất nhỏ. Sự kỳ vọng quá lớn từ các bậc phụ huynh khiến không ít trẻ phải học quá nhiều và không có thời gian vui chơi, giải trí.

Thực tế, áp lực học tập đôi khi tạo ra động lực để trẻ nỗ lực đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, song song với việc học, trẻ cần được nghỉ ngơi và vui chơi theo đúng độ tuổi. Tình trạng học quá nhiều xảy ra trong một thời gian dài có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của con trẻ. Hơn nữa, tình trạng này đôi khi tạo ra ám ảnh khiến trẻ “sợ học”.

Dưới đây là một số tác hại của việc học quá nhiều bố mẹ cần biết để điều chỉnh lại thời gian học tập của con cái:

Tác hại đầu tiên và cũng dễ nhận thấy nhất của việc học quá nhiều là tăng nguy cơ mắc các tật khúc xạ như loạn thị, cận thị,… Khi học tập trong một thời gian dài, mắt phải điều tiết liên tục khiến cho thị lực suy giảm và dẫn đến các vấn đề sức khỏe.

Gia tăng nguy cơ mắc các tật khúc xạ là tác hại thường gặp của việc học quá nhiều

Hiện nay, tỷ lệ học sinh – sinh viên gặp phải các tật khúc xạ là rất cao, trong đó tỷ lệ cận thị chiếm đến 15 – 40%. Điều này cho thấy thực trạng học sinh đang phải học tập quá mức và thiếu thời gian nghỉ ngơi, vui chơi.

Khi học tập quá nhiều, cơ thể dễ mất năng lượng, mệt mỏi và suy nhược. Hơn nữa, đa phần trẻ nhỏ đều phải học tập trong nhiều giờ liền và không có thời gian vui chơi, tập thể dục. Về lâu dài, trẻ có thể chậm phát triển, gầy yếu và thấp hơn so với các bạn đồng trang lứa.

Bên cạnh đó khi phải học tập quá nhiều, trẻ sẽ phải đối mặt với stress [căng thẳng thần kinh]. Stress làm gia tăng hormone cortisol ở tuyến thượng thận. Hormone này gây ức chế hoạt động của hệ miễn dịch và khiến cho sức khỏe suy giảm theo thời gian. Nếu để lâu dài, trẻ rất dễ mắc phải các bệnh lý truyền nhiễm do cơ thể suy nhược và hệ miễn dịch suy giảm.

Như đã đề cập, stress là vấn đề mà trẻ phải đối mặt khi học tập quá nhiều. Mặc dù là tình trạng phổ biến nhưng rất nhiều người không hiểu rõ về stress [căng thẳng thần kinh]. Stress là thuật ngữ đề cập đến tất cả phản ứng của cơ thể nhằm thích nghi, vượt qua những vấn đề khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

Stress ngắn hạn hiếm khi ảnh hưởng đến sức khỏe, ngược lại còn tạo ra động lực và nguồn năng lượng dồi dào. Tuy nhiên nếu phải học quá nhiều trong một thời gian dài, trẻ có thể phải đối mặt với căng thẳng thần kinh kéo dài.

Tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và thể chất của con trẻ. Do đó, phụ huynh cần phải chú ý đến sức khỏe của trẻ thay vì chỉ chăm chăm ép buộc trẻ học tập để đạt thành tích tốt và có tương lai xán lạn.

Suy giảm trí nhớ thường gặp ở người cao tuổi do các tế bào thần kinh bị thoái hóa. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng này cũng có thể gặp phải ở học sinh, sinh viên phải học tập quá nhiều.

Khi học tập với cường độ cao trong một thời gian dài, não bộ phải dung nạp một lượng kiến thức “khổng lồ” dẫn đến tình trạng quá tải với biểu hiện là suy giảm trí nhớ, đau đầu, mất ngủ, giảm sự linh hoạt, nhạy bén và tư duy chậm chạp.

Học quá nhiều khiến trí nhớ của trẻ suy giảm, não bộ hoạt động kém, thiếu sự linh hoạt và sáng tạo

Ngoài ra, tình trạng ngủ không đủ giấc và ăn uống tạm bợ ở trẻ cũng là nguồn cơn dẫn đến hiện tượng suy giảm trí nhớ. Khi trí nhớ suy giảm, trẻ rất khó ghi nhớ kiến thức và gần như không thể dung nạp thêm kiến thức mới. Đây cũng là lý do rất nhiều trẻ học hành siêng năng nhưng học trước quên sau và không đạt được thành tích như mong muốn.

Mục đích chính của học tập là rèn luyện đạo đức, nâng cao năng lực và kiến thức để phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội trong tương lai. Tuy nhiên, quá trình học tập chỉ mang lại kết quả khả quan khi tìm thấy niềm vui và sự hào hứng.

Khi tìm thấy sự hứng thú, trẻ sẽ say mê và chủ động học tập, tìm hiểu thêm các kiến thức bên ngoài. Trái lại nếu phải học tập với tâm thế bị ép buộc, trẻ sẽ gặp phải áp lực và dần mất đi sự hào hứng.

Đa phần trẻ bị phụ huynh ép phải học quá nhiều đều không nhận thức được ý nghĩa của việc học mà xem việc học làm nghiệm vụ phải hoàn thành. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen học tập, tư duy và định hướng tương lai của trẻ.

Áp lực học tập có thể làm gia tăng các vấn đề về giấc ngủ. Tác hại đầu tiên là thiếu ngủ và ngủ không đủ giấc. Thực tế cho thấy, học sinh phải học ở trường vào buổi sáng – buổi chiều, sau đó tiếp tục học thêm vào các buổi tối và những ngày cuối tuần. Lịch học dày đặc khiến học sinh không có đủ thời gian để ngủ dẫn đến thiếu ngủ trầm trọng.

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và đặc biệt là hoạt động của não bộ. Nếu không được cải thiện sớm, thành tích học tập của trẻ sẽ đi xuống do giảm trí nhớ và tư duy chậm chạp. Ngoài ra khi phải đối mặt với áp lực quá lớn từ các kỳ thi, sự kỳ vọng của thầy cô và gia đình, trẻ cũng có thể gặp phải một số vấn đề khác như mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu,…

Những năm gần đây đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ gặp phải các vấn đề tâm lý, tâm thần do áp lực học tập. Có thể nói, đây là tác hại nghiêm trọng nhất của việc học quá nhiều. Bởi việc tổn thương tâm lý sẽ để lại “vết sẹo” khiến trẻ ám ảnh dai dẳng về việc học, trở nên chán nản, mất hứng thú và không tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống.

Trẻ có thể đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý do phải học quá nhiều trong một thời gian dài

Học quá nhiều có thể gây ra những vấn đề tâm lý như stress, rối loạn lo âu và thậm chí là trầm cảm [nhất là trong giai đoạn dậy thì khi trẻ có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý]. Khi không đạt được thành tích như mong muốn và phải đối mặt với sự chì chiết, trách móc từ gia đình, một số trẻ còn có biểu hiện hoảng loạn, hội chứng Self-Harm và đôi khi giải tỏa bản thân bằng cách sử dụng rượu bia, chất kích thích.

Một thực trạng đáng buồn ở nước ta là rất ít bố mẹ thấu hiểu được tâm lý của con cái. Đôi khi những hành vi phá phách, chống đối của trẻ là cách đáp trả non nớt với những áp lực từ việc học và sự kỳ vọng quá lớn từ gia đình. Tuy nhiên trong mắt người lớn, các biểu hiện này thường bị quy chụp là do trẻ hư hỏng, thiếu giáo dục. Khi không nhận được sự chia sẻ và quan tâm đúng mực, không ít trẻ đã có những hành vi tự hủy hoại tinh thần và thể chất.

Ngoài các tác hại trên, học quá nhiều cũng gây ra một số tác hại khác như:

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về cột sống
  • Suy nhược thần kinh
  • Tạo khoảng cách giữa con cái và bố mẹ
  • Tâm lý đặt nặng thành tích, điểm số khiến trẻ học tập một cách rập khuôn, từ đó làm giảm sự sáng tạo và giới hạn tư duy của trẻ.
  • Việc quá câu nệ thành tích, điểm số và ép buộc trẻ thực hiện theo quy tắc bố mẹ đặt ra làm gia tăng nguy cơ phát triển các dạng nhân cách bất thường như rối loạn nhân cách ái kỷ, rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế,…
  • Thực tế, một số trẻ có thành tích học không quá xuất sắc nhưng có thiên bẩm về nghệ thuật và thể thao. Tuy nhiên, việc ép buộc trẻ học quá nhiều có thể giới hạn năng lực và khiến trẻ không thể phát triển năng khiếu vốn có của bản thân.

Bất cứ ai cũng muốn con cái được giáo dục trong môi trường lý tưởng để có đủ năng lực vượt qua kỳ thi đại học và cạnh tranh khi tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, việc ép buộc trẻ học quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề tâm lý, thể chất và giới hạn năng lực, sở thích của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải nhìn nhận lại và dẫn dắt, hỗ trợ trẻ học tập một cách hiệu quả nhất.

Phụ huynh nên cho trẻ vui chơi sau giờ học để thoải mái đầu óc và được phát triển một cách tự nhiên nhất

Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh:

  • Gia đình là chỗ dựa duy nhất của trẻ trong giai đoạn còn đi học. Do đó thay vì áp đặt, hãy tìm cách trò chuyện, chia sẻ với con cái để tạo mối quan hệ thân thiết. Trên thực tế, quá trình học tập khiến trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề như kết quả không như mong muốn, mâu thuẫn với bạn bè, thầy cô,… Việc kết thân với con cái giúp phụ huynh nắm bắt rõ tình hình, tâm lý của con để kịp thời có hướng xử lý.
  • Lắng nghe xem con thích gì và muốn gì thay vì áp đặt hoàn toàn. Nếu trẻ yêu thích các môn thể thao và nghệ thuật, nên cho trẻ thoải mái phát huy năng lực. Tuy nhiên, cần đặt ra quy tắc để trẻ cân bằng được việc học và việc phát triển năng khiếu bản thân.
  • Hướng dẫn trẻ lên kế hoạch học tập khoa học để đạt kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, nên xem xét việc cho trẻ học thêm những môn cần thiết thay vì học quá nhiều. Tình trạng này không mang lại hiệu quả, ngược lại còn gây ra áp lực tinh thần đối với trẻ và khiến trẻ mất đi hứng thú, niềm vui trong học tập.
  • Đảm bảo trẻ có đủ thời gian ngủ nghỉ, thư giãn, vui chơi và tập thể thao.
  • Chú ý các biểu hiện của trẻ để kịp thời phát hiện những vấn đề tâm lý học đường. Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường chính là “chìa khóa” giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, từ đó dần hoàn thiện nhân cách và nâng cao năng lực.
  • Năng lực của mỗi người là hoàn toàn không giống nhau. Ngay cả khi siêng năng học tập, thành tích học tập của trẻ cũng có thể không được như mong muốn. Chính vì vậy, bố mẹ không nên quá kỳ vọng vào con cái. Thay vào đó, nên để trẻ học tập và phát triển tự nhiên, đồng thời khuyến khích trẻ tự tìm tòi, nghiên cứu để trau dồi thêm kiến thức và trải nghiệm thực tế.

Trên đây là 8 tác hại thường gặp của việc học quá nhiều đối với sức khỏe và cuộc sống của trẻ. Hy vọng qua bài viết, phụ huynh có thể hiểu rõ hơn vấn đề này, từ đó biết cách điều chỉnh để con cái được học tập một cách lành mạnh và hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm:

Video liên quan

Chủ Đề