Vi sao ứng dụng công nghệ gen có thể giúp năng cao năng suất sản xuất vắc xin

Nhiều lĩnh vực được ứng dụng công nghệ sinh học đã bước đầu đạt được một số kết quả khá tích cực.

Theo thông tin từ Sở Khoa học và Công nghệ [KH&CN] Hà Nam cho biết, sau nhiều năm triển khai và đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tỉnh đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.

Cụ thể, trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp: Công nghệ sinh học tạo ra được các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, tạo ra được các loại phân sinh học, các chất kích thích sinh trưởng, các chế phẩm vi sinh bảo vệ cây trồng, tạo ra được các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, các loại thuốc thú y, các loại vắc xin phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Ngoài ra, công nghệ sinh học còn được ứng dụng trong bảo quản và chế biến nông sản, phát triển, duy trì và lưu giữ các nguồn gen quý hiếm, cải tạo giống cây con. Công nghệ sinh học cũng góp phần không nhỏ vào lĩnh vực thuỷ sản, tạo ra các giống sạch bệnh và tạo ra công nghệ xử lý môi trường nuôi, công nghệ sản xuất thức ăn đơn bào cho giai đoạn ấu trùng của công nghệ sản xuất giống. Kết quả này được coi là khâu đột phá cực kỳ quan trọng, có tính quyết định cho công nghệ nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu.

Tong lĩnh vực y tế việc ứng dụng công nghệ sinh học là phát triển công nghệ sản xuất vắc xin phục vụ các chương trình tiêm chủng mở rộng, góp phần thanh toán bệnh bại liệt. Gần đây, ngành y tế đã nghiên cứu, làm chủ công nghệ tạo ra quy trình sản xuất vắc xin viêm gan B thế hệ mới, các công nghệ nhân gen, giải mã gen và đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực quốc phòng, phục vụ cho việc xác định danh tính hài cốt liệt sỹ, nhận dạng huyết thống, kỹ thuật hình sự.

Trong lĩnh vực môi trường: đã tạo ra công nghệ xử lý chất thải lỏng hữu cơ, xử lý phân gia súc, ô nhiễm dầu mỏ… và đã được ứng dụng ở nhiều cơ sở sản xuất...

Tại Hà Nam, hoạt động ứng dụng công nghệ sinh học đã đạt một số kết quả quan trọng, tập trung chủ yếu vào việc đưa một số công nghệ tiên tiến, đạt hiệu quả vào lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản.

Trong trồng trọt, Hà Nam đã tiếp thu được công nghệ sản xuất hạt giống lai F1, sản lượng giống hằng năm đáp ứng 50% nhu cầu toàn tỉnh, triển khai trồng khảo nghiệm các giống lúa lai, ngô lai, đậu tương, lạc có năng suất chất lượng cao bổ sung vào cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ của tỉnh. Tỷ lệ diện tích lúa lai hàng năm chiếm từ 30 - 40% tổng diện tích gieo cấy, năng suất lúa đạt 11 tấn/ha, góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Hà Nam bước đầu triển khai thực hiện thành công dự án hoa ứng dụng công nghệ cao, mở ra một tiềm năng mới trong nông dân, nông thôn Hà Nam, đặc biệt là ở những địa phương có điều kiện phát triển nghề trồng hoa.

Trong chăn nuôi, mô hình chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí chăn nuôi, hạn chế dịch bệnh...  Mô hình tổ chức sản xuất giống tiêu chuẩn cho gà móng Tiên Phong [Duy Tiên] sinh sản để bảo vệ nguồn gen quý; ứng dụng một số giải pháp khoa học công nghệ nhằm nâng cao tỷ lệ sinh bê cái bằng tinh phân định giới tính; sử dụng kỹ thuật tách rắn - lỏng trong xử lý chất thải chăn nuôi; bảo tồn giống cá trối quý hiếm của tỉnh; chương trình Sind hoá đàn bò, cải tạo đàn dê địa phương bằng dê đực Bách Thảo, tiến hành nạc hoá đàn lợn, nuôi ngan Pháp… bằng nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Công tác nuôi trồng thuỷ sản: đã tiến hành cho cá chim trắng, cá trắm đen đẻ nhân tạo, nhân nhanh giống cá chép lai 3 máu, nuôi tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính, cá trê lai mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đáng kể được mức sống của người chăn nuôi.

Lĩnh vực Y học: Xây dựng thành công và duy trì Mô hình cấp cứu trước bệnh viện; Hoàn thành đề tài nghiên cứu về phòng chống thiếu máu thiếu sắt, qua đó đã góp phần thiết thực giảm tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở bà mẹ và trẻ em, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi năm 2015 còn 13% [vượt chỉ tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra].

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Đã ứng dụng công nghệ Biogas xử lý chất thải chăn nuôi và tạo nguồn khí đốt, ứng dụng công nghệ vi sinh trong việc xử lý nước thải tại Bệnh viện đa khoa tỉnh...

Mặc dù bước đầu đạt được một số kết quả khá tích cực, tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhân lực nghiên cứu, phát triển công nghệ, quản lý và sản xuất kinh doanh công nghệ sinh học còn nhiều hạn chế… Nhiều mô hình ứng dụng mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm, chậm nhân ra diện rộng trong sản xuất và đời sống. Một số công nghệ nhân giống cây, con truyền thống có giá trị kinh tế cao được đề xuất, nhưng chậm đưa vào sản xuất. Kinh phí cho áp dụng công nghệ sinh học chưa được đầu tư thoả đáng... Đội ngũ cán bộ chuyên môn về công nghệ sinh học còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng…

Công nghệ gen là gì? Trong tiếng Anh, công nghệ gen được gọi là Genetic Engineering. Ngoài ra, một số những khái niệm như Gene technology, genetic modification, gene technology cũng đều nói về kỹ thuật gen trong công nghệ sinh học hiện đại.

Nói một cách khái quát, công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới. Quá trình này liên quan đến việc con người sử dụng các kỹ thuật trong sinh học tác động và tạo ra các biến đổi trên vật liệu di truyền nhằm đáp ứng mục đích nào đó. 

Ví dụ như mục đích chuyển gen từ một sinh vật này sang một sinh vật khác của một giống loài khác là để cho loài sau thừa hưởng những đặc tính tốt của loài trước, giúp tăng năng suất và hiệu quả của giống loài đó.

“Công nghệ gen là quá trình sử dụng công nghệ DNA tái tổ hợp [rDNA] để thay đổi cấu trúc di truyền của một sinh vật.”

Công nghệ gen có đặc điểm gì?

Theo định nghĩa công nghệ gen là gì thì công nghệ gen không phải là công nghệ sinh học, nó chỉ là một nhánh của công nghệ sinh học hiện đại. Từ khi công nghệ gen phát hiện mọi sinh vật đều sử dụng cùng một mã hóa gen, các nhà di truyền học đã tìm được cách tăng cường hoặc xóa bỏ một số đặc điểm đặc biệt của một sinh vật, dựa trên mục đích muốn duy trì hay phá bỏ.  

Công nghệ gen sử dụng một loạt các kỹ thuật nhằm kiểm soát hoặc chỉnh sửa gen. Đặc biệt là di chuyển chúng giữa các loài sinh vật vốn chẳng có gì liên quan đến nhau, được gọi là công nghệ tái tổ hợp DNA.

Chẳng hạn, gen từ một loài thực vật có thể được đưa vào cơ thể của một động vật, hoặc ngược lại, có thể chuyển gen từ động vật sang một thực vật, hoặc đưa gen của các vi sinh vật vào cơ thể của thực vật và ngược lại. Những sinh vật mới được tạo ra theo cách này sẽ được gọi là sinh vật biến đổi gen.

Hiện nay, công nghệ gen được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực phẩm trồng trọt, động vật chăn nuôi ở các trang trại. Ví dụ như nghiên cứu gen để đảm bảo gà không thể truyền bệnh cúm gia cầm sang các loài chim hoặc gia súc không thể phát triển các virus truyền nhiễm gây ra bệnh “bò điên”.

Trong thực vật, áp dụng công nghệ gen để tạo ra những cây trồng biến đổi gen như ngô, đậu tương nhằm mục đích tăng năng suất cây trồng, hoặc giúp cây trồng có tuổi thọ lâu hơn, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.

Ngoài ứng dụng trong ngành nuôi trồng, công nghệ gen còn có các ứng dụng khác nữa. Trong y học, liệu pháp gen sẽ áp dụng cho những bệnh nhân bị những bệnh liên quan đến việc tạo thành gen.

Nó cũng được sử dụng để tạo ra những loại vắc xin và thuốc mới, hoặc để vẽ bản đồ gen người để chẩn đoán bệnh hiệu quả hơn, tạo ra đột phá trong điều trị bệnh nhân.

Ngoài ra, trong y học, công nghệ gen tạo ra những động vật biến đổi gen như là nguồn cung cấp nội tạng và mô trong y tế.

Những ứng dụng công nghệ gen trong đời sống 

Là thành tựu từ năm 1980, biến đổi gen ngày nay được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống. Người ta có thể thêm hoặc bỏ bớt gen, lấy gen từ sinh vật khác chuyển vào vật mong muốn.

Trong đó, cây trồng biến đổi gen là một trong những kết quả phổ biến nhất của công nghệ gen hiện nay. Nhờ kỹ thuật này, người sản xuất có thể tạo ra giống cây trồng như mong muốn, mà không tốn nhiều thời gian.

Về mặt nguyên tắc, kỹ thuật này chỉ tiến hành biến đổi ở những gen không liên quan đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, hoặc nếu có thì sẽ tác động theo hướng tăng cường hàm lượng dinh dưỡng. Vì thế cây trồng biến đổi gen sẽ giúp người sản xuất tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đồng thời tăng sức sống của cây trồng, vật nuôi dưới tác động của dịch bệnh hoặc thuốc diệt cỏ.

Các loại thực phẩm như ngô, khoai, cà chua, bí đỏ, đậu nành, đu đủ, dưa hấu… là những điển hình trong việc áp dụng công nghệ biến đổi gen. Ngoài tăng năng suất, tăng đề kháng và tăng khả năng chịu đựng với thuốc diệt cỏ, cây trồng biến đổi gen còn nhằm mục đích thu được màu sắc đẹp hơn, vòng đời lâu hơn.

Mặc dù công nghệ gen tạo ra nhiều đột phá và chiếm ưu thế rõ rệt, nhưng ngày nay nhiều người đặt ra câu hỏi, về việc các sản phẩm đến từ công nghệ gen có gây hại cho người sử dụng hay không?

Những người ủng hộ công nghệ gen và sản phẩm biến đổi gen cho rằng, công nghệ gen có giúp tăng năng suất nông nghiệp, giảm ứng dụng phân bón, giúp các cây trồng có khả năng kháng bệnh và sống lâu hơn. Từ đó giúp ngành nông nghiệp tăng năng suất, thúc đẩy thu nhập và giúp giải quyết nạn đói, nghèo của nhiều quốc gia.

Ngược lại, nhiều người phản đối liệt kê một loạt các mối quan tâm xung quanh công nghệ gen, bao gồm phản ứng dị ứng, đột biến gen, kháng kháng sinh và thiệt hại môi trường tiềm ẩn.

Các nghiên cứu chỉ ra, thực phẩm biến đổi gen có thể gây ra các vấn đề lâu dài. Nhiều thực phẩm biến đổi gen kháng thuốc diệt cỏ dẫn thuốc diệt cỏ độc hại lại được dùng nhiều hơn mỗi năm. Điều này không chỉ gây nguy hại đối với môi trường, kéo dài có thể gây ảnh hưởng lên hệ sinh thái.

Bởi vậy để đảm bảo an toàn, theo Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ [FDA], các loại thực vật biến đổi gen cần phải đáp ứng quy định an toàn như các loại thực phẩm không biến đổi gen. Cũng không thể đưa ra kết luận giống nhau về tất cả các sản phẩm biến đổi gen, vì thế cần được kiểm tra, đánh giá từng loại cụ thể.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về công nghệ gen là gì, đặc điểm cũng như tác động của công nghệ gen, cụ thể là những sản phẩm từ công nghệ gen có ưu nhược gì để bạn có lựa chọn phù hợp trong đời sống.

Nguyễn Lý

Video liên quan

Chủ Đề