Vì sao nuôi tôm nuôi cá phải nuôi nước

Nuôi tôm chung với cá là mô hình không còn mới lạ và hiện nó đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương trên cả nước. Nhiều người cho rằng mô hình này quá phức tạp, họ chỉ muốn chú tâm nuôi tôm hoặc cá. Tuy nhiên thực tế thì hình thức nuôi cá và tôm chung với nhau lại đem tới rất nhiều lợi ích cho người nuôi. Vậy những lợi ích đó là gì? Hãy cùng chuyên gia tìm hiểu vấn đề này qua những chia sẻ ngay sau đây nhé!

Nuôi tôm chung với cá là như thế nào?

Mô hình nuôi cá chung với tôm tức là mô hình nuôi cá và tôm chung với nhau trong một không gian [chung ao/chung bể]. Tuy nhiên cũng sẽ phân cách khu vực để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, cho tôm và cá ăn, thu hoạch.

Hiện tại hình thức này được khá nhiều địa phương áp dụng, triển khai và đem lại hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt là ở các khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì trong những năm gần đây minh hình này càng lan rộng, tạo nguồn thu nhập cao cho người dân.

Lợi ích của mô hình nuôi tôm chung với cá

Sở dĩ nuôi cá chung với tôm ngày càng trở nên phổ biến là bởi các lợi ích sau:

Ổn định môi trường nước để cả tôm và cá phát triển

Bạn nên biết rằng khi nuôi tôm lâu năm thì sẽ tạo lượng lớn chất thải ra ao. Đó là còn chưa kể tới lượng thuốc kháng sinh, hóa chất và các vật tư thủy sản khác rất dễ làm ô nhiễm môi trường nước, gây mất cân bằng hệ sinh thái. Lâu dần tôm dễ bị ngộ độc hoặc dễ mắc dịch bệnh, nhất là ở các khu vực ao nuôi không đảm bảo điều kiện.

Trong khi đó cá lại có đặc tính là ăn mùn bã hữu cơ do tôm thải ra. Do đó khi nuôi cá chung với tôm sẽ giúp chuyển hóa các chất gây hại trong đáy ao thành chất ít độc hơn, giảm nguy cơ ô nhiễm đáy ao. Thêm vào đó cá còn ăn được cả tảo bám trong ao nên tạo môi trường tốt nhất để tôm phát triển, cá cũng lớn nhanh.

Hạn chế nguy cơ tôm và cá mắc bệnh dịch

Khi nuôi tôm trong ao, nhất là ao bùn đất hay lâu năm dễ phát sinh tảo và chất bẩn. Chính chất này khiến tôm dễ chết do dịch bệnh hoặc do chất độc dưới đáy ao. Nhưng nhờ có mô hình nuôi tôm chung với cá mà cá sẽ ăn cả tảo, ăn tạp chất, làm sạch đáy ao hơn. Vì thế mà góp phần hạn chế nguy cơ xảy ra dịch bệnh, giảm sự phát triển của loại vi khuẩn Vibrio trong nước. Đồng thời còn giúp kiểm soát tốt được hội chứng tử vong sớm ở tôm, qua đó hạn chế mất mát rủi ro cho người nuôi.

Tận dụng tốt được lượng thức ăn thừa của tôm

Như chúng ta đã biết khi cho tôm ăn thì chắc chắn sẽ có lượng thức ăn dư thừa rơi xuống đáy ao. Nhất là với những nơi không kiểm soát lượng thức ăn tốt, cho ăn quá nhiều, tôm không ăn hết sẽ rớt xuống đáy. Điều này không chỉ gây lãng phí thức ăn mà để lâu thức ăn thừa đó còn phân hủy, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới tôm.

Và nhờ có việc nuôi cá chung với tôm mà cá sẽ giúp ăn hết các phần thức ăn thừa dưới đáy ao đó. Qua đó tận dụng thức ăn thừa để cá phát triển, vừa ổn định nguồn nước, kết hợp 2 trong một vô cùng có lợi cho người nuôi.

Tăng thêm lợi nhuận và kinh tế cho người nuôi

Thay vì chỉ nuôi tôm hoặc cá thông thường, chỉ thu hoạch được tôm hoặc cá nên lợi nhuận sẽ ít hơn. Nhưng khi nuôi tôm chung với cá thì bạn vừa tận dụng tốt thức ăn mà vừa thu hoạch cùng lúc được 2 nguồn hải sản, nhờ đó mà càng tăng thêm lợi nhuận.

Xem thêm : Bạt lót hồ cá tphcm giá rẻ

Một số hình thức nuôi tôm và cá kết hợp

Bạn có thể tham khảo một số mô hình nuôi tôm chung với cá dưới đây:

– Mô hình nuôi tôm chung với cá trong cùng một ao

–  Dùng lồng lưới để nuôi cá và đặt ở trong ao tôm

–  Nuôi cá trong ao lót bạt riêng rồi chuyển nước từ ao cá sang ao nuôi tôm.

Lưu ý khi nuôi tôm chung với cá

– Cần lưu ý thiết kế ao nuôi cho phù hợp để cả tôm và cá cùng phát triển tốt. Nên thiết kế thêm vèo lưới vào vùng trũng giữa ao, chiếm khoảng 7 – 10% diện tích ao và mắt lưới phải thưa [tầm 0,5 – 1cm] để cho các chất thải có thể lọt qua lưới làm thức ăn cho cá.

– Thả tôm và cá với mật độ phù hợp nhất, đừng để mật độ quá dày sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cả tôm cũng như cá.

– Khi nuôi cá và tôm chung thì bạn nên thả tôm vào ao trước. Sau đó 10-15 ngày sau thì thả tiếp cá vào, tránh thả tôm và cá cùng lúc.

– Lựa chọn thời điểm thích hợp cho tôm ăn. Bởi vì tôm hay ăn mồi vào chập tối và lúc rạng sáng còn cá ăn mồi vào ban ngày. Nên bạn cần cho tôm ăn trước khi trời sáng hay sau khi tối để tránh cá tranh mồi của tôm.

– Ngoài ra nên dùng máy sục khí để làm tăng hàm lượng oxy hòa tan

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới hình thức nuôi tôm chung với cá, xin liên hệ ngay qua số hotline: 0989 999 219 [Call/Zalo]

Xem thêm các vật tư bạt lót hồ tôm, cá giúp ích tăng trưởng cho việc nuôi tôm : //suncogroupvn.com/bat-lot-ho-tom/

Theo ông Dương Hùng Đỗ [Chủ tịch Viện Công nghệ sinh học Miền Nam], có thể dùng phân bón xử lí hiệu quả cho ao nuôi thủy sản. 

Ông bảo, nguyên tắc cốt lõi để nuôi được tôm, đó là “nuôi tôm là nuôi nước”!

Ông Dương Hùng Đỗ nguyên là GĐ Cty CP Khai thác khoáng sản và Xây dựng Miền Nam. Ông không phải là một nhà khoa học trong ngành nông nghiệp, nhưng lại là người đam mê với việc tìm tòi và nghiên cứu ra các chế phẩm phân bón để xử lí và cải tạo môi trường.


Nhiều ao nuôi tôm tại ĐBSCL sử dụng chế phẩm Vôi lân Địa Long để xử lí môi trường nước rất hiệu quả
 

Ở nhiều vùng trồng hồ tiêu ở Tây Nguyên, ông được biết đến với biệt danh người “cứu tinh” cây hồ tiêu nhờ biện pháp dùng phân bón để chữa bệnh chết nhanh chết chậm cho cây tiêu. Gần đây, sản phẩm phân bón của ông Đỗ đã được nông dân tại nhiều vùng trồng cây có múi như bưởi Đoan Hùng [Phú Thọ], cam Cao Phong [Hòa Bình]… đưa vào sử dụng có tác dụng kháng bệnh hiệu quả.

Không chỉ là “bác sĩ cây trồng”, ông Dương Hùng Đỗ còn nghiên cứu ra một số loại phân bón vi sinh có tác dụng xử lí ao nuôi thủy sản rất hiệu quả tại các tỉnh ĐBSCL.

Ông Đỗ trần tình: Do hạn hán và xâm nhập mặn rất gay gắt nên những năm gần đây, người nuôi thủy sản, nhất là nuôi tôm nhiều nơi ở ĐBSCL bị thiệt hại rất nặng, nhất là vùng 1 vụ lúa - 1 vụ tôm. Ngoài ra, do dịch bệnh nên tình trạng tôm chết cục bộ cũng diễn ra ở nhiều nơi.

Hiện tượng tôm chết vì bệnh hoặc không rõ nguyên nhân trong khoảng 30 - 45 ngày đầu tiên sau khi thả hoặc chậm lớn là khá phổ biến. Nguyên nhân [nếu tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh] chủ yếu liên quan đến cách thức cải tạo ao hoặc quản lý chất lượng nước. “Kinh nghiệm thực tiễn đã khẳng định, nguyên tắc cốt lõi là… nuôi tôm tức là nuôi nước”, ông Đỗ đúc kết.

Theo ông Đỗ, để “nuôi” được nước, cần phải nắm rõ yêu cầu chất lượng nước ban đầu cũng như diễn biến điển hình trong một vụ nuôi. Trong đó, độ mặn là một trong nhiều yếu tố môi trường cần phải kiểm soát.

Không phải nguồn nước cấp nào cũng có tính chất tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi tôm. Độ mặn phù hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng phải dao động từ 5 - 35‰. Những vùng có độ mặn thấp hơn 5‰ thường có độ kiềm thấp [20 - 60 mg CaCO3/l], khiến cho pH biến động lớn hoặc không đáp ứng được nhu cầu về khoáng của tôm nuôi.

Ngoài ra, các yếu tố môi trường cơ bản của nguồn nước ban đầu cần được kiểm tra còn bao gồm độ pH, độ kiềm và hàm lượng chất hữu cơ.

Hàm lượng chất hữu cơ trong môi trường ao nuôi là yếu tố quan trọng cần được kiểm soát một cách chặt chẽ. Ngoại trừ các diễn biến bất thường của thời tiết, hầu hết các sự cố gặp phải trong ao nuôi khiến tôm bị chết hoặc dịch bệnh ở các tháng nuôi thứ 2 - 3 và sau đó đều có liên quan đến việc quản lý hàm lượng chất hữu cơ tích lũy trong môi trường.

Các nguồn nước bị ô nhiễm thường có hàm lượng chất hữu cơ cao, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và sẽ tiêu tốn nhiều oxy. Xử lý nước khi hàm lượng chất hữu cơ còn cao luôn tốn kém hơn và không hiệu quả.

Ở tháng nuôi đầu, do tổng khối lượng của đàn tôm không lớn nên lượng thức ăn đưa xuống ao không nhiều, nhưng từ tháng thứ 2, lượng thức ăn bắt đầu tăng lên. Nguy cơ ô nhiễm là thường trực do thức ăn thừa, xác lột của tôm, do phân và các chất bài tiết mà tôm thải ra. Môi trường nước bị ngộ độc hữu cơ làm cho độ pH biến động mạnh theo chiều hướng bất lợi.

Do độ pH thay đổi, các loại tảo có hại bắt đầu sinh sôi và tiêu hao một lượng lớn oxy hòa tan, sản sinh ra các độc tố gây yếu hoặc chết tôm nuôi. Nước mất màu, hàm lượng oxy hòa tan giảm mạnh, các chất khí độc bùng phát gây stress cho tôm.

Video liên quan

Chủ Đề