Thi luật là gì

Ngành luật đối với thời kỳ hội nhập rất phổ biến, ở các trường đại học hằng năm số lượng sinh viên khoa luật càng tăng và độ phủ sóng càng ngày càng rộng. ở độ tuổi đó chắc chắn những hiểu biết về ngành luật của các bạn khá hạn chế. Nên sau đây tôi sẽ cung cấp một số thông tin như sau.

Ngành luật là gì?

Là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Trong đó có các lĩnh vực như: Thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viện, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý.

Vậy ngành luật học những gì?

1. Khi bạn bước chân vào giảng đường đại học, đối với bất cứ ngành nghề nào việc đầu tiên là nhà trường phải trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản mà ở trình độ đại học ai cũng nắm vững được. Vậy những thứ bạn cần học ở đây là gì?
– Là những biến đổi từng ngày trong xã hội.
– Những vấn đề về kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục.
2. Tiếp theo bạn sẽ được học những kiến thức chuyên ngành mà chỉ có ngành luật mới được trang bị.
Trong ngành luật được phân thành
-Luật dân sự
-Luật hình sự
-Luật kinh tế
-Luật hành chính
-Luật đất đai
-Luật tài chính
-Luật hôn nhân và gia đình
-Luật quốc tế
-Luật tố tụng dân sự
-Luật lao động
-Luật nhà nước

Có rất nhiều bộ luật

3. Là những vấn đề liên quan đến kỹ năng, đối với sinh viên ngành luật thì có những kỹ năng đặc biệt mà đòi hỏi bản thân những người theo ngành luật nhất định phải nắm bắt được. Trong ngành này thì có rất nhiều kỹ năng cần thiết như : kỹ năng phân tích, kỹ năng phản biện, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng hùng biện, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thương lượng.
a, Kỹ năng cứng
-Có khả năng tư duy hệ thống , nhận thức, phân tích, đánh giá đúng các vấn đề pháp lý nói chung.
-Biết tiếp cận các vấn đề trong bối cảnh xã hội luôn biến động, bước đầu hình thành kĩ năng phát hiện, phân tích, đánh giá, phản biện, tư vấn các vấn đề pháp lý dựa trên những thứ đã học.
-Có khả năng tự nghiên cứu và lập luận, biết vận dụng các kiến thức ,kỹ năng vào nhận diện và giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn.
b, Kỹ năng mềm
-Có kỹ năng làm việc độc lập, là, việc nhóm, giải quyết công việc một cách logic và sáng tạo
-Có kỹ năng giao tiếp, trình bày và thuyết trình
-Có Kỹ năng tra cứu thông tin, nghiên cứu văn bản, tài liệu, soạn thảo văn bản và viết bài báo cáo phân tích
-Có kỹ năng đàm phán, tư vấn và làm việc với khách hàng.
-Có kỹ năng thích ứng và quản lý sự thay đổi với môi trường công việc trong nước cũng như quốc tế luôn có sự biến động
-Giao tiếp ít nhất bằng 1 loại ngôn ngữ thông dụng
4, Và cuối cùng sẽ được trang bị những vấn đề, yếu tố cơ bản về thái độ, trách nhiệm đối với cộng đồng, đối với đất nước, cũng như thể hiện cái đạo đức nghề nghiệp cá nhân của mỗi người.
-Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết, có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, có bản lĩnh nghề nghiệp và thái độ trung thực, yêu nghề và có trách nhiệm trong công việc
-Có ý thức xây dựng và bảo vệ lợi ích của cộng đồng và xã hội góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
-Chuyên nghiệp và chủ động, tư tin trong công việc , giám chịu trách nhiệm và tự giải quyết công việc, mạnh dạn bày tỏ quan điểm và biết lắng nghe.
-Có tinh thần làm việc nghiêm túc , khoa học, trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thần cầu tiến, hợp tác, thân thiện với các đồng nghiệp và các cá nhân khác trong công việc.
Tất cả những chương trình mà được đào tạo sẽ giúp bạn có đầy đủ tư trang để bước một quãng đường dài rộng với chính cái ngành bạn học.
Xem thêm: Học luật cần giỏi môn gì?

Ra trường làm gì?

Có nhiều bạn cho rằng “học luật sư thì ra trường chỉ có thể làm luật sư”. Ý kiến đó nó không đúng một cách hoàn toàn vì không phải cứ học xong một khóa học, khi ra trường nhận được bằng luật là bạn có thể làm luật sư mà phải qua một khóa đào tạo hành nghề luật sư. Ví dụ như các bạn muốn trở thành thẩm phán hay kiểm soát viên thì đòi hỏi bạn phải đáp ứng các điều kiện nhất định và được thông qua các lớp đào tạo đầy đủ.
Không phải học luật ra là có thể làm tòa án hay viện kiểm soát mà có thể công tác trong các ngành công an và có thể làm nhà báo. Đi cùng đó còn có cơ hội rất lớn làm việc trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tập đoàn, ngân hàng thương mại, tư vấn luật sư với các vị trí khác nhau như: chuyên viên pháp giới, trưởng phòng pháp giới. Bạn cũng có thể là 1 công dân bình thường để nhận diện được những cái trường hợp xâm phạm quyền lợi hợp pháp của chúng ta và hiểu được để bảo vệ nó. Và bạn cũng sẽ có cơ hội trở thành công dân làm việc theo hiến pháp của pháp luật.

Một số nghề nghiệp trong ngành Luật

Thẩm phán:

Thẩm phán là người làm việc tại tòa án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án, quyết định những hình thức xử lý phù hợp với các hành vi vi phạm luật pháp. Khi thẩm phán đã ra phán quyết, những người có liên quan phải thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ bị cơ quan nhà nước cưỡng chế thi hành.

Kiểm sát viên:

Kiểm sát viên làm việc tại Viện Kiểm sát, bảo vệ lợi ích cho Nhà nước và lợi ích công cộng. Vai trò của kiểm sát viên thể hiện rõ ràng nhất trong lĩnh vực tội phạm hình sự. Kiểm sát viên có quyền đưa một vụ việc ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm.
Tại phiên tòa xét xử án hình sự, kiểm sát viên phải làm rõ các hành vi phạm tội [buộc tội] và đề xuất đưa ra hình phạt thích hợp. Còn trong phiên tòa xét xử các loại án khác, kiểm sát viên có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của mọi người, kể cả thẩm phán.

Luật sư:

Luật sư có 2 mảng công việc chính: Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án ở trong các vụ án hình sự, dân sự và hành chính; Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của các khách hàng.
Khác với thẩm phán và kiểm sát viên, luật sư là người hành nghề tự do, không thuộc biên chế của cơ quan Nhà nước. Luật sư không được Nhà nước trả lương mà họ có thu nhập từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Để hành nghề, luật sư có thể thành lập các văn phòng luật hoặc công ty luật hợp danh.

Công chứng viên:

Công chứng viên là người làm việc tại các phòng công chứng nhà nước. Nhiệm vụ chính của họ là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký của các cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc [bản chính], các bản dịch thuật từ tiếng nước ngoài…

nghề công chứng viên

Chấp hành viên:

Chấp hành viên là người làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự. Khi toà án đã ra phán quyết mà một hay nhiều bên liên quan không chịu chấp hành, chấp hành viên [bằng các hình thức mà Nhà nước cho phép]bắt buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Ngoài ra còn có một số nghề khác trong lĩnh vực pháp luật như:

Chuyên viên pháp lý: là những người có bằng cử nhân luật. Họ tham gia các công việc liên quan đến luật pháp tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức…
Cố vấn pháp lý: là người cố vấn cho ban lãnh đạo cơ quan về các vấn đề chính sách và pháp luật.
Giáo viên, giảng viên luật: là những người giỏi chuyên môn luật và có khả năng về sư phạm. Bạn có thể trở thành giảng viên luật tại các trường đại học, cao đẳng hoặc là giáo viên môn giáo dục công dân tại các trường phổ thông trung học.
Cán bộ nghiên cứu pháp luật: là những người nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến luật pháp, giúp những người xây dựng pháp luật có thể viết ra được các đạo luật phù hợp; giúp những người thi hành pháp luật áp dụng những quy định pháp luật một cách linh hoạt.
Điều tra viên: là người công tác trong cơ quan công an. Họ tiến hành các phương pháp nghiệp vụ cần thiết để khám phá ra những tình tiết trong các vụ án hình sự.
Thư kí toà án: là người giúp thẩm phán các công việc cần thiết trong việc xét xử những vụ án.
Thẩm tra viên: là người làm việc tại các toà án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu các hồ sơ vụ án đã được xét xử, đề xuất với lãnh đạo để xem xét lại các bản án của toà án cấp dưới.
Xem thêm: Mức lương của sinh viên luật vừa mới ra trường là bao nhiêu?

Chủ Đề