Vì sao nên nuôi mèo biểu đạt

Đăng lại thông báo khi có sự cho phép của Kat Albrecht thuộc Tổ Chức Hợp Tác Tìm Vật Nuôi Mất Tích

Một con mèo biến mất khi ở bên ngoài có nghĩa là có điều gì đó đã xảy ra làm gián đoạn hành vi về nhà của con mèo đó trong khi những con mèo chỉ sống trong nhà trốn ra ngoài thường ẩn nấp trong im lặng gần điểm trốn thoát của chúng. Do đó, nên sử dụng các phương pháp để tìm kiếm một con mèo ở ngoài trời mất tích rất khác với các phương pháp nên được sử dụng để tìm kiếm một con mèo chỉ ở trong nhà đã trốn ra ngoài. Khi hiểu được những hành vi dưới đây và thực hiện hành động thích hợp thì sẽ làm tăng khả năng bạn tìm lại được con mèo.

Mèo Ra Ngoài Trời

Mèo có xu hướng thiết lập lãnh thổ. Khi một con mèo ra ngoài trời đột nhiên biến mất, điều đó có nghĩa là con mèo đó gặp phải điều gì đó làm gián đoạn hành vi trở về nhà bình thường của nó. Việc con mèo đó biến mất có thể có nghĩa là con mèo đó đang bị thương, mắc kẹt hoặc chết trong lãnh thổ của nó. Hoặc có lẽ con mèo đó đã được di chuyển ra khỏi khu vực—do cố ý [do một người hàng xóm giận dữ đã bẫy con mèo đó] hoặc vô ý [do con mèo leo vào một chiếc xe tải đang đậu]. Có thể con mèo đó đã bị chuyển đến một lãnh thổ xa lạ—đơn giản như bị một con chó đuổi cách vài ngôi nhà nhưng ở một khu vực mà con mèo đó không quen thuộc, khiến nó bị hoảng sợ và lẩn trốn trong im lặng. Câu hỏi đặt ra khi một con mèo ra ngoài trời biến mất là: Điều gì đã xảy ra với con mèo đó?

Lãnh thổ của loài mèo chỉ sống trong nhà là bên trong ngôi nhà nơi nó sinh sống. Khi một con mèo chỉ sống trong nhà trốn ra bên ngoài, nó sẽ bị "dịch chuyển” vào một lãnh thổ xa lạ. Thông thường, chúng sẽ tìm kiếm nơi đầu tiên sẽ trốn và được bảo vệ. Phản ứng theo bản năng của chúng là ẩn mình trong im lặng, vì đó là cách bảo vệ chính của chúng khỏi những kẻ săn mồi. Thời gian chúng ở nơi ẩn náu đó và những việc chúng làm ở đó phụ thuộc vào tính khí của chúng. Câu hỏi đặt ra khi một con mèo chỉ sống trong nhà trốn ra ngoài trời là: Con mèo đó đang trốn ở đâu?

Đặc Điểm Của Mèo Có Ảnh Hưởng Đến Khoảng Cách Mèo Đã Di Chuyển

Tính khí ảnh hưởng đến hành động. Cách cư xử của một con mèo khi ở trong lãnh thổ bình thường của nó sẽ ảnh hưởng đến cách cư xử của nó khi bị “lạc” hoặc bị di dời vào lãnh thổ xa lạ. Ngoài việc dán tờ rơi và kiểm tra lồng ở những địa điểm trú ẩn ở địa phương, hãy khuyến khích chủ sở hữu mèo xây dựng chiến lược tìm kiếm dựa trên hành vi cụ thể của mèo. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng:

  • Mèo tò mò/mèo hề – Đây là những giống mèo sống thành đàn, dễ gặp rắc rối, thường chạy ra cửa chào đón người lạ và không dễ sợ bất cứ điều gì. Khi bị di dời, những con mèo này ban đầu có thể ẩn náu, nhưng sau đó rất có thể chúng sẽ đi di chuyển. Chiến lược tìm kiếm đó là nên đặt các áp phích hình bông hoa trong bán kính ít nhất là năm dãy nhà. Ngoài ra, hãy phỏng vấn những người hàng xóm khi xem xét từng nhà, tìm kiếm kỹ lưỡng những nơi mèo có thể ẩn náu trong sân nhà và các khu vực khác trong phạm vi gần điểm trốn thoát. Đừng cho rằng con mèo sẽ đến khi bạn gọi!
  • Mèo ít quan tâm – Những con mèo xa cách này dường như không quan tâm nhiều đến mọi người. Khi có người lạ đi vào, chúng đứng lại và quan sát. Khi bị di dời, ban đầu chúng có thể sẽ ẩn náu, nhưng cuối cùng, chúng sẽ phá vỡ vỏ bọc và quay trở lại cửa, kêu meo meo hoặc có thể di chuyển. Chiến lược nên là tìm kiếm những nơi ẩn nấp gần đó, phỏng vấn hàng xóm từng nhà và tìm kiếm ở sân của họ. Nếu những nỗ lực này không mang lại kết quả, hãy cân nhắc việc đặt một cái bẫy nhân đạo đã gắn mồi.
  • Mèo thận trọng – Những con mèo này nhìn chung không hay di chuyển nhưng chúng thường tỏ ra nhút nhát. Chúng thích con người, nhưng khi có người lạ đến cửa, chúng phóng đi và trốn. Một số con mèo trong số này sẽ nhìn quanh góc nhà và cuối cùng đi ra ngoài để khảo sát địa hình. Khi bị di dời, chúng có thể sẽ ngay lập tức trốn trong sợ hãi. Nếu không bị đẩy [sợ hãi] ra khỏi nơi ẩn náu của chúng, chúng thường sẽ quay trở lại nơi chúng đã trốn ra hoặc chúng sẽ kêu meo meo khi người chủ đến tìm chúng. Hành vi này thường được quan sát thấy trong vòng hai ngày đầu tiên [sau khi mèo đã có sự tự tin] hoặc trước bảy đến mười ngày sau khi cơn đói hoặc khát của chúng đã đạt đến mức khiến chúng sẽ có phản ứng. Chiến lược sẽ là tiến hành một cuộc tìm kiếm tập trung chặt chẽ trong các sân của hàng xóm và đặt những chiếc bẫy nhân đạo đã gắn mồi.
  • Mèo bài ngoại – Bài ngoại nghĩa là “sợ hãi hoặc ghét những điều kỳ lạ hoặc xa lạ.” Mèo bài ngoại sợ mọi thứ mới mẻ hoặc không quen thuộc. Hành vi sợ hãi của chúng gắn với tính cách của chúng; điều đó là do di truyền và/hoặc trải nghiệm trong thời thơ ấu của mèo con [tự nhiên hoặc nuôi dưỡng]. Những con mèo này sẽ trốn khi có người lạ vào nhà và chúng thường sẽ không ra ngoài cho đến khi người lạ rời đi. Chúng không tương tác tốt với con người [bế, vuốt ve, v.v.] và chúng dễ bị quấy rầy bởi bất kỳ sự thay đổi nào trong môi trường của chúng. Khi bị di dời, chúng lao đi và sau đó ẩn nấp trong im lặng. Chúng có xu hướng ở lại chỗ ẩn náu cũ và trở nên gần như bị bất động vì sợ hãi. Nếu chúng được tìm thấy bởi một người nào đó không phải là chủ của chúng, chúng thường bị nhầm là chưa được thuần hóa hoặc là động vật "hoang dã". Chiến lược chính để tìm lại những con mèo này là đặt bẫy nhân đạo có gắn mồi. Những con mèo bài ngoại trở nên “lạc loài” thường được đưa vào quần thể mèo hoang.

Hành Vi của Chủ Sở Hữu Gây Rắc Rối

Những người nuôi mèo thường hành xử theo những cách thực tế làm hạn chế cơ hội tìm thấy con mèo bị thất lạc của họ. Họ tạo ra "tầm nhìn đường hầm" và không tìm thấy con mèo của họ vì họ tập trung vào các lý thuyết sai lầm. Họ trải qua "sự xa lánh đau buồn" và nhanh chóng từ bỏ nỗ lực tìm kiếm. Họ cảm thấy bất lực và đơn độc, thường bị nản lòng do những người khác quở trách và nói với họ rằng "đó chỉ là một con mèo thôi mà" và "bạn sẽ không bao giờ tìm thấy con mèo của mình đâu." Nhưng một trong những vấn đề lớn nhất là những người nuôi mèo thường tập trung nỗ lực tìm kiếm bằng cách dán các tờ rơi về mèo thất lạc và bằng cách tìm kiếm trong lồng tại những địa điểm trú ẩn địa phương. Mặc dù những kỹ thuật này rất quan trọng và không nên bỏ qua nhưng kỹ thuật chính để tìm lại một con mèo mất tích là phải xin phép tất cả những người hàng xóm vào sân của họ và tiến hành một cuộc tìm kiếm tích cực, mạnh mẽ con mèo mất tích [và đặt những cái bẫy nhân đạo đã gắn mồi ở đó khi cần thiết]. Chỉ nhờ một người hàng xóm tìm kiếm con mèo thất lạc là không đủ! Hàng xóm sẽ không nằm sấp dưới sàn hoặc nhà của họ để tìm kiếm con mèo thất lạc của người khác!

Hành Vi của Người Cứu Hộ Gây Rắc Rối

Một trong những cách hiểu sai bi thảm nhất về hành vi của mèo xảy ra khi những người cứu hộ quan sát thấy một con mèo có tính khí bài ngoại và dựa trên hành vi sợ hãi, cho rằng con mèo đó là “mèo hoang” chưa được thuần hóa. Mặc dù đúng là mèo hoang, chưa được thuần hóa, không quen tiếp xúc với con người sẽ rít, khạc nhổ, xoay người, nhào lộn và đi tiểu khi bị mắc bẫy nhân đạo, nhưng hành vi “hoang dã” này cũng phổ biến ở những con mèo có tính khí bài ngoại! Chúng tôi biết điều này bởi vì chúng tôi đã nói chuyện với chủ sở hữu của những con mèo bài ngoại bị mất tích mắc bẫy nhân đạo để được về với chủ; họ đã xác minh rằng mèo của họ có biểu hiện hoang dã khi ở trong bẫy nhân đạo. Những hành vi này phản ánh tính khí dễ sợ hãi, không phải là sự thiếu thuần phục. Nhân viên của trung tâm cứu trợ động vật và TNR cần xem xét tất cả các con mèo “hoang” để tìm chip điện tử và tiến hành nghiên cứu [kiểm tra những con mèo được phân loại, báo cáo về mèo thất lạc, v.v.] để xác định xem con mèo “hoang” mới có thực sự là con mèo cưng có bản chất bài ngoại của ai đó đã trốn ra ngoài, có thể vài tuần hoặc vài tháng trước khi con mèo đó được tìm thấy hay không.

Để được hướng dẫn thêm về việc tìm mèo và biết thông tin về hành vi của mèo thất lạc, hãy truy cập www.lostapet.org và/hoặc đọc sách của Kat Albrecht, The Lost Pet Chronicles: Adventures of a K-9 Cop Turned Pet Detective [Sử Ký Mèo Đi Lạc: Cuộc Phưu Lưu của Thám Tử Thú Cưng Do Cảnh Sát K-9 Trả Về].

Mèo là một vật nuôi phổ biến, chúng rất thông minh, nhanh nhạy và luôn có những cách biểu đạt thái độ rất riêng. Rất nhiều trong chúng ta đều đang sở hữu một hoặc nhiều chú mèo. Nhưng liệu bạn đã biết cách giao tiếp với chúng, đã tìm ra phương thức để tương tác với chúng dễ dàng hơn. Hãy kéo xuống đọc vì bài viết này sẽ cho bạn vài mẹo nho nhỏ để gần gũi hơn với loài thú cưng này.

CÁCH CHƠI VỚI MÈO KHIẾN CHÚNG GẦN GŨI VỚI BẠN

Không nhất thiết rằng mèo sẽ làm theo những gì bạn chỉ bảo chúng, hãy đưa ra nhiều biện pháp cho chúng lựa chọn. Phải có lí do thì chú mèo mới cắn bạn. Mèo thường sẽ tự bảo vệ mình nếu chúng cho rằng mình đang bị đe doạ hoặc có dấu hiệu nguy hiểm. Hãy chú ý những ngôn ngữ cơ thể của chúng, cử chỉ hoặc hành động khiến chú mèo của bạn bị kích thích. Thường thì tai sẽ ngang bằng, mắt sẽ nhìn chằm chằm vào bạn và đuôi bắt đầu đảo qua lại. Có 1 ranh giới giữa sự thích thú được vuốt ve và sự khó chịu. Nếu bạn chạm/vuốt ve vào nơi nhạy cảm, chúng sẽ cắn hoặc cào như một cách nói "tránh ra". Nếu con mèo của bạn vón dĩ được sống ở môi trường yên tĩnh, thì việc đột nhiên có tiếng động ồn ào của xe cộ, hoặc trẻ con đùa nghịch sẽ khiến chúng khó chịu và cào/cắn. Để đào tạo 1 con mèo con không cào/cắn là điều tương đối dễ dàng, nhưng với 1 chú mèo trưởng thành và quen với việc này rồi thì sẽ mất nhiều thời gian hơn để chúng bỏ thói quen đó. Chơi đùa với mèo cũng là cách để dạy chúng cách cẩn thận và nhẹ nhàng khi chơi đùa, vì vốn dĩ việc cào và cắn là bản năng săn mồi của mèo. Hãy để ý kĩ đến ánh mắt của mèo, bắt đầu bằng một trò chơi nhẹ nhàng và cường độ tăng dần để theo dõi thái độ của mèo. Ngay khi bạn nhận thấy sự kích thích ở mèo tăng cao, răng và móng bắt đầu xuất hiện thì ngừng trò chơi ngay lập tức. Điều này sẽ làm chú mèo bình tĩnh lại và thu móng vuốt về.  Nếu chúng cào cắn trúng bạn, hãy la lớn lên "Á" và ngừng trò chơi, lơ chúng đi trong 1 thời gian ngắn. Bắt đầu lại trò chơi. Với nhiều lần kết thúc đột ngột như vậy, mèo sẽ tự hiểu thái độ của mình là quá thô bạo, và sự tích cực thái quá của chúng sẽ gây nên việc kết thúc trò chơi. Việc kết thúc trò chơi đột ngột như là 1 thông điệp vô cùng mạnh mẽ.

Thường xuyên chơi đùa với mèo để chúng quen dần với thói quen sống của gia đình bạn. Mèo rất thích được chơi cùng với đồ chơi và những trò chơi mang tính tương tác giữa bạn và mèo. Hãy trang bị cho chúng những món đồ chơi phù hợp với sở thích.

Ngôn ngữ nói

Mèo là loài có ngôn ngữ âm thanh khá đặc biệt. Chúng phát ra những tiếng meow meow, nhưng mỗi âm thanh phát ra lại mang một âm sắc khác nhau. Có những âm thanh mang tính yêu cầu, kháng nghị hoặc biểu hiện một sắc thái khác. Sau đây là một số lý giải về âm thanh từ mèo :

Meow ngắn : lời chào.

Meow liên tục : chào hỏi một cách vui mừng.

Kêu meow âm vực thấp : yêu cầu nước hoặc thức ăn.

Meoww [kèm gru] kéo dài: một nhu cầu cho một cái gì đó.

Meoww [kèm gru] ở khoảng thấp: khiếu nại hoặc không hài lòng.

Miao [kèm gru] ở khoảng cao: giận dữ, đau hoặc bị sợ hãi.

Nhấp nháy môi- răng liên tục, nhanh: phấn khích, thất vọng.

Nhỏ nhẹ [kết hợp giữa meow và rừ rừ với âm được bẻ cong ] : lời chào thân thiện ,thường được sử dụng khi mèo mẹ gọi con.

Rừ rừ: Lời mời tiếp xúc gần hoặc sự chú ý.

Khè, khạc: Một dấu hiệu bị xâm lược nghiêm trọng.

Nếu hiểu được điều chúng muốn biểu đạt thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc rèn luyện chúng vào một thói quen hoặc hiểu khi chúng găp phải vấn đề nào đó cần con người giúp đỡ.

Ngôn ngữ cơ thể

Đối với loài mèo thì ngôn ngữ cơ thể là rất quan trọng, giữa đồng loại với nhau thì ngôn ngữ cơ thể là ngôn ngữ chính được mèo sử dụng. Những cử chỉ của chúng sẽ thể hiện rất nhiều điều, sau đây là một vài giải nghĩa có thể có ích cho bạn :

Đuôi thẳng hoặc hướng lên, cuộn tròn ở cuối: sự vui vẻ hạnh phúc.

Đuôi co giật, đập liên tục: rất vui mừng.

Đuôi rung: Vui mừng và hạnh phúc khi thấy bạn.

Lông đuôi dựng lên uốn thành hình chữ N: một sự xâm lược nghiêm trọng.

Đuôi thẳng, phần cuối đuôi không dựng đứng mà ở vị trí thấp: xâm phạm hoặc sợ hãi.

Đuôi thấp, giấu ở dưới hoặc phía sau: hoảng sợ.

Con ngươi dãn to: phấn kích [vui vẻ], cực kì hoảng sợ [khi bị gây hấn].

Mắt chớp chớp: trạng thái rất thoải mái.

Hếch mũi rồi nghiêng đầu : “tôi đã chấp nhận bạn”. Riêng hình ảnh này thì bạn sẽ rất hay bắt gặp khi đi bộ và nhìn thấy những chú mèo nằm trên cửa sổ hoặc đang tắm nắng

Cọ xát vào bạn: đánh dấu bạn như của riêng.

Cọ mũi ướt vào bạn: cử chỉ trừu mến dành cho người mà nó yêu quý.

Cụp tai ra phía sau: Sợ hãi, lo âu, hoặc trong một tâm trạng rất phấn khích cũng được sử dụng khi đánh hơi một cái gì đó làm chúng tò mò.

Đánh lưỡi ra để liếm môi dưới: Lo lắng, sợ hãi.

Chà đầu, thân mình và đuôi với người hoặc con vật khác: chào mừng.

Cọ đầu: Thân thiện, tình cảm.

Hít mũi: Xác nhận danh tính.

Cào: đây là một dấu hiệu bình thường thể hiện sự phấn khích hoặc vui mừng. Đôi khi cũng là để… mài vuốt.

Liếm: dấu hiệu thể hiện cho sự tin tưởng. Chú mèo đã coi bạn như là gia đình của nó [như mèo mẹ làm sạch mèo con]. Trường hợp thứ 2 là nó đang đòi thứ gì đó ngon ngon bạn đang cầm.

Hãy cố gắng giao tiếp với chúng thật sự

Đã là một người chủ thì bạn sẽ muốn có được sự tin tưởng và gần gũi đối với vật nuôi của mình. Về phần mèo, chúng cũng có nhu cầu tìm hiểu về những cá thể xung quanh, xem có thể đặt niềm tin vào ai, thân thiện hay phản kháng … Sự tương tác là cần thiết vì giữa chủ và thú cưng có lẽ mối quan hệ tốt là điều nên có, có những lúc buồn hay gặp chuyện khó khăn thì đôi khi chú mèo thân yêu lại là nguồn cảm thông bên bạn.

Đầu tiên, hãy nhớ rằng bạn nhận diện âm thanh của mèo như thế  nào thì chúng cũng sẽ làm tương tự thế với chúng ta. Vậy nên, hãy tập sử dụng ngữ điệu nhẹ nhàng vui vẻ khi bạn khen hoặc âu yếm chúng. Khi bạn tức giận hoặc không hài lòng thì hãy nói với giọng nghiêm khắc, ngữ điệu hạ xuống. Dần dần, chú mèo sẽ quen và hiểu được cảm xúc bạn muốn biểu đạt

Lặp đi lặp lại một từ. Khi bạn cho mèo ăn, hãy nhắc đến chữ ăn hoặc ăn đi nhiều lần. Hoặc khi đi ngủ hay nhìn vào nó và nói chữ ngủ. Cuối cùng thì mèo của bạn sẽ bắt đầu liên hệ được với âm thanh và hành động. Thậm chí là chưa cần cầm đồ ăn ra mà chỉ cần nhắc đến chữ ăn thì nó đã đến khu vực ăn của mình chờ đợi rồi.

Khi vuốt ve hoặc thể hiện ý muốn gần gũi với mèo, bạn hãy chậm rãi, nhẹ nhàng và thể hiện một thái độ thân thiện.

Quan trọng nhất là bạn nên có một thái độ nhất quán để huấn luyện vật nuôi. Nhiều người chủ đã mắc phải sai lầm khi không nhất quán hành động, việc này là rất khó hiểu đối với con vật. Nếu muốn chúng đi vệ sinh đúng chỗ, hãy chỉ vào nơi đó, canh chừng chúng một vài lần để chúng thực hiện đúng. Bạn hãy kiên nhẫn cho những lần sau đó để quan sát thói quen, sẵn sàng phạt nếu chúng làm sai. Việc này sẽ làm con vật hiểu được những quy tắc không nên xâm phạm

Không bao giờ la mắng hoặc đánh một con mèo. Điều này chỉ làm nó sợ và tức giận, rất phản tác dụng.

Nói “Không” khi bạn không muốn và để mèo ở nguyên chỗ của nó. Và hãy cố gắng không gọi mèo quá nhiều.

Thật ra mỗi loài mèo, mỗi con mèo đều có thói quen khác nhau. Để mọi việc được hiệu quả hơn hãy tinh tế nhận biết những đặc điểm riêng của chúng, đưa ra những hình thức cư xử thích hợp.

Với mèo thì việc phát ra âm thanh không phải chế độ thông tin liên lạc ưa thích của chúng. Chúng thường sử dụng ngôn ngữ phức tạp đến mùi hương, nét mặt, ngôn ngữ cơ thể … Con người chúng ta khó có thể hiểu được các tín hiệu phi ngôn ngữ này do đó nỗ lực giao tiếp của chúng ta sẽ cần một thời gian dài lâu.

Mới đầu khi cố gắng làm quen với một con mèo, có thể bạn sẽ phải chịu sự gầm gừ khó chịu hoặc đôi khi còn bị nó tấn công. Bạn nên kiên nhẫn.

Kết :

Dù là bằng phương pháp nào đi chăng nữa nhưng với tư cách là chủ của con mèo thì bạn hãy nhớ rằng mình phải dùng tình yêu thương thực sự đối xử với chúng. Tình yêu thương là ngôn ngữ có sức lay động mạnh mẽ và sự chân thành nào rồi cũng sẽ được đáp trả. Chúc các bạn may mắn !

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM: Hướng dẫn cách chăm sóc cho mèo

Những chú mèo xinh xắn đáng yêu luôn khiến các bé thích thú và không còn cảm thấy cô đơn. Đôi khi bố bận đi làm, mẹ bận nấu cơm không có thời gian chơi với bé, thì những chú mèo đáng yêu sẽ là những người bạn thân thiết của bé yêu.

     1    Tổ ấm của mèo miu:

    Khâu chuẩn bị khá quan trọng. Các mẹ hãy giành riêng một góc nhà để làm tổ ấm cho chú mèo cưng như chân cầu thang, cạnh tủ…Mẹ có thể mua một chiếc giỏ xinh xắn có nệm bông hoặc một ngôi nhà xinh cho chú mèo tương lai của gia đình.
    Sau khi dọn dẹp chỗ ở, mẹ và bé có thể yên tâm đi chọn một chú mèo khỏe mạnh và xinh xắn. Để chọn được giống mèo khỏe mạnh và đáng yêu cũng phải tìm hiểu rất tỉ mỉ. Những chú mèo phải có dáng đi nhanh nhẹn, lông mượt, mắt sáng, xung quanh miệng và vành mắt không có rỉ bẩn. Khi nắm gáy mèo nhấc lên cao thấy hai chân sau và đuôi quắp về phía trước bụng thì chú mèo này sẽ thật khỏe khắn đấy.

    2   Thức ăn cho mèo miu:

    Các mẹ cũng không cần phải lo lắng khi tìm hiểu và chế biến các món ăn thật hấp dẫn và dễ dàng cho mèo miu đâu. Đối với những chú mèo con thì sữa là sản phẩm ưu chuộng nhất. Sau thời kỳ bú sữa, các mẹ hãy để bé tập cho mèo con ăn bằng bột hoặc bằng cơm nhão. Khi mèo đã lớn, mèo rất thích món cơm trộn với cá, thịt kho, và có thể cho rau vào nữa. Hãy nhớ rằng mèo rất sợ mặn, nên hãy nêm thật ít muối thôi. Và mỗi ngày các mẹ hãy nhắc bé thay bát nước cho mèo từ 2 đến 3 lần. Khi quá bận bịu, các mẹ cũng có thể ra siêu thị mua một số loại thức ăn khô công nghiệp cho mèo của các hãng như Royal Cannin Club, Kent…để thay đổi khẩu vị.

    3   Bé vệ sinh cho mèo miu:

Những chú mèo cũng hiếu động và hay nghịch ngợm như bé yêu của bạn nên đôi khi sẽ rất mất vệ sinh. Vì vậy vệ sinh và tắm cho mèo cũng là một khâu rất quan trọng. Một tuần có thể tắm cho mèo 1 đến 2 lần. Trước hết các mẹ phải chuẩn bị nước ấm, khăn lau, dầu tắm, lược và máy sấy. Vì mèo rất nhạy cảm và dễ ốm nên phải tắm thật nhanh, sấy khô và tránh để nước bắn vào mắt và tai nhé. Khi mẹ tắm cho mèo, bé hãy luôn ở bên mẹ để cùng hỗ trợ, đôi khi còn phải dỗ giành mèo miu để mèo miu không cáu giận và cào cấu.

Ủ ấm cho mèo miu

Nuôi mèo cũng là cách để bé yêu tập chăm sóc và biết yêu thương các con vật yêu ngay từ bé. Từ đó bé có thể học hỏi và giúp đỡ mẹ rất nhiều trong việc nhà như nấu nướng, dọn dẹp khi bé trưởng thành và quan trọng hơn là bé sẽ biết yêu thương và biết chăm sóc các thành viên trong gia đình hơn đấy.

8 lời khuyên khi nuôi mèo con

Một con mèo nhỏ xinh trong nhà sẽ mang lại tiếng cười và tình yêu thương cho mọi người trong gia đình bạn. Tuy nhiên, chúng cũng có không ít những phiền toái và rắc rối như gây dị ứng, gây mất vệ sinh và nhiều vấn đề khác. Vì vây, nếu bạn muốn nuôi một con mèo con, hãy chú ý những điều sau đây:

Lựa chọn mèo con ở khoảng mười tuần tuổi. Ảnh: internet


1. Lựa chọn
đúng độ tuổi

Có một chú mèo con đáng yêu, bạn sẽ âu yếm, vuốt ve nó mỗi ngày. Vậy nên, khi muốn nuôi, điều phải quan tâm đầu tiên là chọn lúc nó đã cai sữa mẹ. Thông thường là khoảng tám đến mười tuần tuổi. Nếu quá nhỏ, bạn sẽ phải chăm sóc rất mệt và mèo rất yếu, dễ bệnh và chết.

2. Kiểm tra kĩ nguồn gốc

Trước khi chính thức mang về nhà nuôi, bạn hãy kiểm tra nguồn gốc và sức khỏe của con mèo ấy. Một số virus bệnh như bạch cầu mèo, suy giảm miễn dịch mèo có thể ảnh gây bệnh cho nó và cả những con mèo khác xung quanh. Một điều quan trọng khác, là bạn cần phải làm các xét nghiệm và điều trị kí sinh trùng, đồng thời chủng ngừa những bệnh phổ biến ở động vật. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe chú mèo bạn sẽ nuôi mà còn tốt cho mọi thành viên trong gia đình bạn.
 

Chuẩn bị chỗ ở cho mèo. Ảnh: internet


3. Chuẩn bị một không gian an toàn

Khi mang mèo về, bạn phải sắp xếp cho nó một cái “tổ” riêng và an toàn [trong trường hợp nhà có nuôi những con khác]. Sau một vài tuần, nó sẽ tự quen với mọi thứ trong nhà thì sẽ tự tìm ra chỗ khác thích hợp hơn. Khi ấy, “tổ” mèo sẽ không còn cần thiết nữa.

4. Đừng xích hay buộc dây mèo

Để mèo vào đúng “tổ”, bạn đừng xích hay buộc dây vào cổ, để nó có thể tự do đi lại, khám khám phá khoảng không gian riêng mà bạn đã sắp xếp. Điều này sẽ giúp chú mèo của bạn thích nghi nhanh hơn với môi trường mới.

5. Ấn định giờ giấc

Khi “nhà cửa” cho mèo đã ổn, bạn hãy tập cho nó thói quen ăn uống bằng cách ấn định giờ giấc cụ thể. Hãy để thức ăn và nước uống vào cố định một chỗ, mèo sẽ biết quay lại thôi ngay cả khi nó “đi lạc” trong nhà. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, bạn nên chú ý làm vệ sinh hàng ngày nơi mèo “sinh sống” nhé.


Khám thú y thường xuyên cho mèo. Ảnh: internet

6. Lên lịch khám thú ý

Bạn hãy chuẩn bị cho mèo một cuốn sổ “hẹn” với bác sĩ thú y. Cũng như con người, hệ miễn dịch của nó cũng cần được tiêm chủng phòng ngừa định kì, bắt đầu từ khoảng hai, ba tháng tuổi. Ngoài ra, khi gặp bác sĩ thú y, bạn cũng sẽ cũng cung cấp thêm thông tin về các bệnh lý, kí sinh trùng, vắc xin… Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mèo, đồng thời biết cách tự bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trong gia đình.

7. Cung cấp dinh dưỡng hợp lý

Mèo con cần được chăm sóc chu đáo, đặc biệt về dinh dưỡng. Khi sinh ra, hầu hết chúng sẽ bú sữa trong vòng bồn tuần tuổi đầu, có khả năng nhai thức ăn khô trong hai tuần sau đó; và cai sữa hoàn toàn khi đến mười tuần tuổi. Bạn nên sử dụng các loại thực phẩm dành riêng cho mèo được bán phổ biến ở các siêu thị, phòng khám thú ý... Từ ba đến sáu tháng tuổi, hãy cho mèo ăn ba lần/ngày và giảm còn hai lần/ngày sau đó.

Tạo mối quan hệ và tương tác với mèo. Ảnh: internet

8. Tạo mối quan hệ với mèo

Khi bạn thường xuyên tiếp xúc với mèo ở độ tuổi từ mười đến mười hai tuần, chúng sẽ có nhiều khả năng tương tác tốt với bạn về lâu dài. Đây cũng chính là lý do vì sao những con mèo đã trưởng thành thường khó thân thiết với con người và giữ tập tính hoang dã khá nhiều hơn. Chính vì thế, bằng cách chơi với mèo, bạn đang phát triển mốt quan hệ với nó.

Nuôi mèo cảnh
Kinh nghiệm nuôi mèo cảnh
Có nên nuôi mèo trong nhà hay không?
Cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ kinh nghiệm nuôi mèo thành công
Cách chăm sóc mèo tây chuẩn [ST]

Video liên quan

Chủ Đề