Về số đồ tóm tắt quy trình quản lý đồ vải

"Chi phí quan trọng hơn chất lượng, nhưng chất lượng là con đường tốt nhất để giảm chi phí" - Genichi Taguchi

Quy trình quản lý đồ vải tập trung

SỞ Y TẾ SƠN LA

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN SÔNG MÃ

QUY TRÌNH

QUẢN LÝ TẬP TRUNG ĐỒ VẢI Y TẾ

QT.02.KSNK

Người viết

Người kiểm tra

Người phê duyệt

Họ và tên

Cn. Phạm Thị Minh

BsCKI. Hoàng Lan Phượng

BsCKI. Đoàn Vũ Hưng

Đã ký

Đã ký

Đã ký

BVĐK  SÔNG MÃ

QUY TRÌNH QUẢN LÝ TẬP TRUNG ĐỒ VẢI Y TẾ

Mã số: QT.02.KSNK

Ngày ban hành:

Lần ban hành:01

1. Người có liên quan phải học tập và thực hiện đúng các nội dung của quy định này.

2. Nội dung trong quy định này có hiệu lực thi hành như sự chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện.

3. Mỗi khoa, phòng được phát 01 bản. Cán bộ công chức được cung cấp file mềm trên mạng nội bộ để chia sẻ thông tin khi cần

NƠI NHẬN [ghi rõ nơi nhận rồi đánh dấu X ô bên cạnh]

Giám đốc

Phòng TC – KT

Phó giám đốc

Phòng HC - TC

Các khoa Lâm sàng

Khoa Cận lâm sàng

Phòng Điều dưỡng

Phòng KHNV

THEO DÕI TÌNH TRẠNG SỬA ĐỔI [ Tình trạng sửa đổi so với bản trước đó]

Trang

Hạng mục sửa đổi

Tóm tắt nội dung hạng mục sửa đổi

I. MỤC ĐÍCH

Quy định thống nhất quá trình quản lý đồ vải y tế tại Bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đủ đồ vải đạt tiêu chuẩn cho các hoạt động chuyên môn và phòng ngừa ô nhiễm cho nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà người bệnh và môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý đồ vải bẩn.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy trình này được áp dụng cho các khoa Lâm sàng trong Bệnh viện và 2 phòng khám ĐKKV Mường Lầm – Chiềng Khương.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Y tế “ Quy chế bệnh viện”, nhà xuất bản Y học, Hà Nội 1998.

Bộ Y tế “ Quy trình chống nhiễm khuẩn” 2000.

Bệnh viện đa khoa huyện Sông Mã, “ Quy định kiểm soát nhiễm khuẩn” 2015.

Bộ Y tế “ Thông tư hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” 2009.

IV. THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT

4.1. Giải thích thuật ngữ:

- Quản lý đồ vải y tế: Thực hiện nhiệm vụ quản lý về các nội dung như tư vấn chủng loại, đề xuất mua sắm, lưu giữ, cấp phát, thay thế, giặt là, giao nhận, kiểm tra, đánh giá chất lượng đồ vải y tế.

- Quản lý tập trung đồ vải y tế: Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và triển khai mọi nội dung trong công tác quản lý đồ vải y tế.

4.2. Từ viết tắt:

- Đồ vải: ĐV

- Kiểm soát nhiễm khuẩn: KSNK

- Điều dưỡng: ĐĐ

- Nhân viên y tế: NVYT

- Hộ lý: HL

- Bệnh nhân: BN

5. NỘI DUNG QUY TRÌNH

5.1. Nội quy quản lý tập trung đồ vải y tế

Trách nhiệm

Các bước thực hiện

Mô tả/tài liệu liên quan

Nhân viên tổ giao nhận ĐV – khoa KSNK. HL phụ trách các khoa.

 

Với các khoa tự thay ĐV[ Hồi sức CC, Sản, Phẫu thuật gây mê hồi sức]:

- Nhân viên tổ giao nhận cấp phát ĐV sạch cho HL khoa phụ trách tại khoa KSNK vào trước 8h30p các ngày theo lịch cấp phát đã thống nhất với các khoa.[ xem phụ lục 1]

- Số lượng ĐV cấp cho khoa được ghi lại vào sổ phiếu giao nhận có đủ chữ ký người giao nhận theo biểu mẫu BM.01.KSNK.01.

- Cấp cơ số ĐV dự phòng [khoảng 10 – 20 % BN] để các khoa thay đột xuất khi cần. ĐV cấp cho các khoa được ghi lại vào sổ mượn ĐV có xác nhận của Lãnh đạo đơn vị theo biểu mẫu BM.01.KSNK.02.

Với các khoa khác:

- Hộ lý các khoa phụ trách thay đồ vải cho BN vào trước 8h30p các ngày theo lịch đã thống nhất với các khoa[ Xem phụ lục 1] và theo đúng kỹ thuật quy định[ xem phụ lục 2]

- Số lượng Đv thay cho BN được ghi lại vào phiếu thay thay ĐVBN tại giường có chữ ký xác nhận của BN và HL tại khoa theo mấu BM.01.KSNK.03.

- Hộ lý Tổ Giao nhận trực 24/24h có nhiệm vụ:

+ Cấp phất ĐV cho mọi Bn vào viện: BN xuất trình giấy nhập viện được cấp phát 1 bộ quần áo, 01 ga giường, 1 chăn và vỏ chăn[ tùy theo mùa] theo mẫu BM.01.KSNK.04.

+ Thu hồi ĐV: thu hồi lại ĐV BN ra viện theo số lượng đã mượn khi vào viện theo mấu BM.02.KSNK.05, đóng dấu đã thu hồi ĐV và ký xác nhận vào giấy ký của BN.

+ Thay ĐV cho các BN nằm viện trong trường hợp đặ biệt: BN cần thay đột xuất hoặc có yêu cầu thay thêm ngoài giờ thay định kỳ theo mẫu BM.01.KSNK.03.

YC Tổ giao nhận khoa KSNK


- ĐV bẩn sau khi thay được đóng kín và vận chuyển về khoa KSNK, không tổ chức đếm kiểm tại phòng.

- ĐV thay nếu không vận chuyển được ngay phải lưu giữ tai xe thu gom ĐV bẩn tại nơi quy định cua khoa/ phòng, không để ĐV bẩn xuống sàn nhà.

- ĐV của BN tại các buồng cách ly phải được thu gom trong túi nilon riêng, buộc kín miệng túi và ghi trên mỗi túi cần dán nhãn ghi rõ số lượng, chủng loại và nguồn gốc ĐV.

- HL thu gom ĐV bẩn phải mang đủ phương tiện phòng hộ cá nhân: Giăng tay, khẩu trang, tạp dề.

- ĐV bẩn được vận chuyển về khoa KSNK bằng phương tiện riêng xe đẩy tay.

HL Tổ Giặt là, HL phụ trách các khoa  tại khoa KSNK

Giao nhận ĐV bẩn tại khoa KSNK

 

- HL các khoa bàn giao ĐV bẩn cho HL giặt là theo số lượng nhận của khoa được nghi trong phiếu giao nhận ĐV.

HL giặt là có trách nhiệm giặt đếm, kiểm số lượng, chủng loại ĐV nhận từ HL khoa giao và ký xác nhận vào số phiếu giao nhận ĐV.

- HL giặt là có trách nhiệm lập biên bản nếu phát hiện thiếu Đv trong khi điếm, kiểm và gửi biên bản tới Tổ trưởng Tổ ĐV, khoa KSNK để thông báo kịp thời tới các khoa.

HL Tổ giặt là khoa KSNK

 

- Phân ĐV thành 4 loại:

1. ĐV nhân viên

2. ĐV dính máu, dịch cơ thể và ĐV từ khu vực lây nhiễm.

3. ĐV mầu.

4. ĐV khác.

- Loại bỏ các đồ dùng, vật dụng khác[ bút bi, bong, gạc v.v..] lẫn trong ĐV.

- Mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân khi phân loại ĐV bẩn: Khẩu trang, găng tay, áo choàng, tạp dề, ủng.

HL Tổ giặt là khoa KSNK

- ĐV NVYT và ĐV từ khu vực lây nhiễm được giặt bằng máy giặt riêng.

- ĐV có dây máu, dịch cơ thể và ĐV từ khu vực lây nhiễm được giặt bằng hóa chất tẩy.

- Các ĐV khác được giặt hóa chất giặt

HL Tổ giặt là khoa KSNK


- HL Tổ giặt là có trách nhiệm là, gấp, đống gói riêng từng loại ĐV theo đúng số lượng quy định trước khi chuyển cho HL kho ĐV.

HL Tổ Giặt là và Trưởng khoa – khoa KSNK, phòng TC- KT.

Kiểm tra, sửa chữa, hủy, dự trù ĐV


- HL tổ giặt có trách nhiệm khâu vá, sửa chữa ĐV thủng rách, đứt khuy, đảm bảo ĐV sạch theo tiêu chuẩn quy định [ xem phụ lục 3].

- ĐD Trưởng khoa KSNK cùng phòng TC- KT tổ chức kiểm tra và xét hủy ĐV không hiện vật và lên danh mục ĐV cần hủy [ xem phụ lục 4]  và dự trù ĐV mới.

HL tổ giặt là  bàn giao ĐV sạch HL kho ĐV theo phiếu bàn giao của HL các khoa.

HL kho Đv phải có trách nhiệm đếm, kiểm tra chất lượng, chủng loại ĐV nhận từ HL tổ giặt và ký đầy đủ vào phiếu giao nhận ĐV.

HL kho ĐV khoa KSNK.

Trưởng khoa KSNK

Lưu giữ, vận chuyển ĐV sạch

 

- Lưu giữ trong kho sạch tới khi sử dụng.

- Sử dụng xe riêng đẻ vận chuyển ĐV.

- Đồ vải sạc được tre phủ hoặc có vải bọc đề phòng ô nhiễm khi vận chuyển.

- Thực chi lượng ĐV BN sử dụng vượt mức quy định[ những trường hợp thay đột xuất].

- Định kỳ hàng tháng kiểm kê ĐV đã mượn.

- Đền bù bằng tiền mặt với các trường hợp ĐV bị thất thoát do thiếu sót trong công tác quản lý BN tại các khoa lâm sàng[ xem phụ lục 5]

- hướng dẫn, nhắc nhở Bn và NNBN, NVYT tuân thủ đúng lịch thay ĐV và quy định quản lý ĐV của bệnh viện [xem phụ lục 6].

- Đề xuất và lập dự trù bệnh viện về các chủng loại ĐV mới cần thiết cho công tác chăm sóc và điều trị.

Cán bộ Hành chính khoa KSNK, khoa KSNK, Hội đồng KSNK

Kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác phục vụ

 

- Tổ Giám sát khoa KSNK kiểm tra định kỳ hàng tháng và đột xuất về chất lượng giặt ĐV và tinh thần, thái độ phục vụ của HL tổ ĐV và HL khoa theo mấu phiễu nhận xét công tác phục vụ ĐV[ xem phụ lục 7].

- Hàng quý, Tổ Giám sát khoa tổng hợp ý kiến phản ánh của các khoa và kết quả đánh giá từ các phiếu nhận xét công tác phục vụ ĐV để báo cáo tới HĐ KSNK.

- HĐ KSNK căn cứ kết quả báo cáo của khoa KSNK để đề xuất can thiệp cải thiện chất lượng công tác phục vụ ĐV trong Bệnh viện.

5.2 . Hồ sơ

STT

Tên chứng từ

Người lưu

Nơi lưu

Thời gian lưu

1

Sổ phiếu giao nhận ĐV

Nhân viên Tổ giặt và HL khoa

Tổ giặt là.

5 năm

2

Sổ theo dõi quy trình giặt ĐV

HL giặt ĐV

Tổ Giặt là

5 năm

3

Phiếu nhận xét công tác phục vụ ĐV

Tổ Hành chính và KSNK

Khoa KSNK

5 năm

VII. PHỤ LỤC

- Lịch thay ĐV

phụ lục 01

- Kỹ thuật thay ĐV

Phụ lục 02

- Tiêu chuẩn đồ vải sạch

Phụ lục 03

- Tiêu chuẩn đồ vải hủy

Phụ lục 04

- Quy trình đền bù ĐV

Phụ lục 05

- Quy định quản lý ĐV

Phụ lục 06

- Phiếu nhận xét công tác phục vụ ĐV

Phụ lục 07

- Sổ Giao – nhận ĐV

BM.01. KSNK.01

- Phiếu mượn ĐV

BM.01. KSNK.02

- Sổ phiếu thay đồ vải tại giường

BM.01. KSNK.03

- Sổ cấp phát ĐV cho BN vào viện

BM.01. KSNK.04

- Sổ thu hồi ĐV của BN ra viện

BM.01. KSNK.05

       Phụ lục 01

LỊCH THAY ĐỒ VẢI

1. Đối với đồ vải nhân viên y tế:

 Thay 2 lần/tuần [ riêng nhân viên các khoa Hồi sức cấp cứu, Nhi sơ sinh, Truyền nhiễm được thay 3 lần/ tuần.

2. Đối với đồ vải bệnh nhân:

2.1. Khi bệnh nhân vào viện: Mỗi bệnh nhân vào viện được mượn:

- 01 bộ quần áo [ được thay tại khoa khám bệnh hoặc khoa Hồi sức cấp cứu].

- 01 ga trải giường [ hoặc chiếu].

- 01 vỏ chăn và ruột chăn [ tùy theo mùa].

- 01 màn.

2.2. Lịch thay đồ vải trong thời gian nằm viện:

- Quần áo bệnh nhân: Thay 02 lần/tuần.

- Ga, vỏ chăn: Thay 02 lần/tuần.

- Màn: Thay 01 lần/tuần.

2.3. Khi bệnh nhân ra viện: Bệnh nhân phải hoàn trả lại toàn bộ quần, áo, chăn, màn, ga .v.v… đang sử dụng.

Sông Mã, ngày        tháng      năm 2016

GIÁM ĐỐC

Đã ký

Đoàn Vũ  Hưng

Phụ lục 02

KỸ THUẬT THAY ĐỒ VẢI BỆNH NHÂN TẠI GIƯỜNG

1. Yêu cầu chung

- Không sử dụng đồ vải rách.

- Không cài kim vào các mảnh vải.

- Sử dụng chủng loại ĐV theo đúng yêu cầu của BV.

- Kiểm tra ĐV trước khi thay, trách để quên tiền, đồ dùng,tư trang của BN.

- Không được rũ ĐV bẩn trên giường.

- Mang giăng tay khi thu gom đồ vải có dính máu, dịch cơ thể hoặc đồ vải trong các buồng cách ly.

- Không để đồ vải bẩn xuống sàn nhà.

- Ga trải giường phải phẳng, căng và giắt kỹ dưới đệm.

2. Kỹ thuật tiến hành

2.1. Giường đợi bệnh nhân

* Đẩy xe lưu Đv sạch tới giường BN

* Điều chỉnh giường bệnh, đệm ở tư thế ngay ngắn. nếu giường có bánh xe thì chốt lại.

* Trải ga giường

- Trải ga giường lên ¼ về phía đầu giường, sau đó trải đè lên mặt đệm.

- Cách gấp góc ga giường:

+ Buộc hai đầu dây lại với nhau kéo cho vừa với 2 góc  đầu đệm và cuối đệm.

+ Gấp góc ga trải ở phía đầu giường và cuối giường.

+ Nhét phần vải thừa ở giữa giường xuống đệm[ lưu ý kéo căng và nhét sâu].

* Trải chăn

- Trải chăn bằng đầu đệm phía đầu giường.

- Giắt phần chăn còn lại phía cuối giường xuống dưới đệm.

- Mép chăn ở hai bên giường buông thong.

* Xếp gối đặt lên đầu giường.

2.2. Giường có BN nằm

* Đẩy xe lưu giữ ĐV sạch tới giường bệnh.

* Giải thích, hướng dẫn BN, thân nhân trước khi tiến hành thay ĐV.

* Khử khuẩn tay bằng cồn hoặc rửa tay bằng nước và xà phòng.

* Giúp bệnh nhân mặc quần áo và ra khỏi giường đối với bệnh nhân tự đi lại được. Thu gom ga, chăn đang sử dụng vào túi thu gom ĐV bẩn. Trải ga, chăn như kỹ thuật trải giường đợi bệnh nhân.

* BN không tự đi lại được

- Cần có người phụ giúp đặt BN nằm nghiêng hoặc ngửa về một bên giường. Người phụ đứng về phía BN, giữ BN khỏi ngã.

- Tháo ga bẩn ở ½ giường cuộn lại, nhết dưới lưng BN.

- Đặt ga sạch lên mặt đệm, đường giữa của ga nằm dọc theo đường giữa của giường, kéo thẳng nhét 2 đầu bọc lấy đệm, nửa kia cuộn lại nhét dưới lưng BN.

- Cách gấp góc ga như kỹ thuật gấp góc ga đợi BN, nhét sâu phần vải còn lại xuống dưới đệm.

- Giúp BN nằm về phía giường vừa trải xong.

- Sang bên kia giường, tháo phần Đv bẩn cho vào túi đựng ĐV bẩn. Kéo thẳng nửa ga sạch còn lại trải dọc 2 đầu đệm.

- Cách gấp góc ga như kỹ thuật gấp góc ga đợi BN, nhét sâu phần vải còn lại xuống dưới đệm.

- Giúp BN nằm lại giữa giường [ ở tư thế thích hợp], Thay quần áo, đắp chăn cho BN, nhét mép chăn dưới đệm [ không kéo căng để BN dễ dàng trở mình và co duỗi chân].

- Thay vỏ gối như giường đợi BN.

- Thu gom toàn bộ ĐV bẩn vào túi riêng để vận chuyển xuống nhà giặt.

Sông Mã, ngày        tháng      năm 2016

GIÁM ĐỐC

Đã ký

Đoàn Vũ  Hưng

Phụ lục 03

TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ĐỒ VẢI SẠCH

1. Đồ vải phải được giặt khử khuẩn tại khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn[ KSNK] và đat các tiêu chuẩn dưới đây:

- Không có mùi hôi, không có vết bẩn nhìn thấy được.

- Khô.

- Không thủng, rách.

- Đủ khuy, dây buộc.

- Quần áo nhân viên được là phẳng và gấp gọn gàng.

- Ga trải giường được là phẳng, không nhăn nhúm.

2. ĐV sạch khi vận chuyển được gói kín và vận chuyển bằng xe sạch.

3. ĐV sạch được lưu giữ bảo quản trong kho ĐV sạch.

4. ĐV phục vụ phẫu thuật, thủ thuật được đống gói theo bộ và được phát ra dưới dạng vô khuẩn.

Sông Mã, ngày        tháng      năm 2016

GIÁM ĐỐC

Đã ký

Đoàn Vũ  Hưng

Phụ lục 04

TIÊU CHUẨN ĐỒ VẢI HỦY VÀ QUY TRÌNH HỦY ĐỒ VẢI

1. Tiêu chuẩn đồ vải cần hủy:

- Quá cũ nát, không đảm bảo thẩm mỹ.

- Rách không sửa chữa được.

- Thay đổi màu sắc, loang lổ không thể khắc phục được.

- Không đúng quy cách, không đáp ứng nhu cầu chuyên môn.

- Y phục đã sử dụng trên 3 năm.

2. Quy trình hủy đồ vải:

Hàng năm bệnh viện thành lập Hội đồng hủy đồ vải và thực hiện hủy ĐV theo quy trình sau:

a, Khoa KSNK căn cứ vào tiêu chuẩn ĐV hủy lập danh sách chủng loại và số lượng ĐV cần hủy kèm theo tờ trình thành lập Hội đồng hủy ĐV gửi Ban giám đốc.

b, Ban giám đốc ra Quyết định thành lập Hội đồng hủy ĐV, gồm 1 Lãnh đạo phụ trách kinh tế, phòng Tài chính kế toán, phòng Hành chính tổ chức và khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.

c, Hội đồng tiến hành hủy đồ vải: Kiểm tra thực tế, quyết định chủng loại và số được hủy, quyết định phương thức hủy [ đốt, sử dụng vào mục đích khác hoặc thanh lý và nộp tiền vào phòng TCKT], lập biên bản hủy ĐV.

d, Căn cứ vào biên bản hủy đồ vải, khoa KSNK lập dự trù bổ sung lượng ĐV hủy.

Sông Mã, ngày        tháng      năm 2016

GIÁM ĐỐC

Đã ký

Đoàn Vũ  Hưng

Phụ lục 05

QUY TRÌNH ĐỀN BÙ ĐỒ VẢI

Mọi bệnh nhân, nhân viên y tế nếu làm hư hỏng hoặc thất thoát ĐV bệnh viện đều phải đền bù theo giá quy định của bệnh viện. Quy trình đền bù như sau:

1. Trường hợp các khoa, phòng làm thất thoát đồ vải:

a] Nhân viên được giao quản lý ĐV làm báo cáo số lượng ĐV thất thoát, nêu rõ lý do về từng trường hợp cụ thể. Xin xác nhận của Trưởng khoa, phòng chuyển báo cáo tới khoa KSNK.

b] Lấy xác nhận của Trưởng khoa KSNK.

c] Nộp tiền tại phòng Tài chính kế toán bệnh viện, Lấy phiếu thu.

d] Giao phiếu thu cho thủ kho ĐV khoa KSNK để nhận bổ sung số lượng ĐV đã đền bù.

2. Trường hợp bệnh nhân làm hỏng/ thất thoát đồ vải:

a] Khoa có bệnh nhân làm hỏng/ thất thoát ĐV làm bảng kê chủng loại, số lượng ĐV hỏng/ thất thoát và số tiền cần đền bù để bệnh nhân đền bù. Nhân viên chịu trách nhiệm quản lý ĐV giải thích cho bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân về quy trình đền bù và yêu cầu bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân ký vào bản kê số lượng cần đền bù.

b] Bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân mang bản kê số lượng cần đền bù đến nộp tiền tại phòng Tài chính kế toán[ điểm thu viện phí]. Lấy phiếu thu giao cho nhân viên quản lý ĐV .

c] Thủ kho ĐV khoa KSNK giữ phiếu thu để nhận bổ sung số lượng ĐV đã đền bù.

Sông Mã, ngày        tháng      năm 2016

GIÁM ĐỐC

Đã ký

Đoàn Vũ  Hưng

Phụ lục 06

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐỒ VẢI

1. Yêu cầu đối với nhân viên y tế:

- Mặc quần áo nhân viên y tế theo quy định của Bộ y tế và bệnh viện theo đúng chức danh.

- Giữ gìn quần áo y phục: không để dây mực, quá bẩn và không để đồ vật cứng [ bút, dụng cụ khám bệnh], giấy tờ trong túi khi gửi quần áo đi giặt.

- Chỉ sử dụng y phục còn hạn dùng [trong vòng 3 năm kể từ khi bệnh viện cấp]. Không mặc y phục ra ngoài bệnh viện.

- Chấp hành lịch thay quần áo y phục do bệnh viện quy định.

- Hướng dẫn, nhắc nhở bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân tuân thủ quy định quản lý ĐV  của bệnh viện.

- Phản ánh kiến nghị với khoa KSNK hoặc bệnh viện về chất lượng ĐV, ý kiến của bệnh nhân và tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên ĐV.

2. Yêu cầu với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân:

- Thường xuyên mặc quần áo bệnh viện trong thời gian có mặt tại bệnh viện.

- Chấp hành lịch thay ĐV của bệnh viện.

- Sử dụng ĐV đúng quy định. Giữ gìn bảo quản ĐV trong quá trình sử dụng. Không để ĐV thủng rách, thất lạc hoặc làm dây các chất màu lên ĐV được mượn.

- Không mặc quần áo bệnh viện ra ngoài bệnh viện.

- Trả ĐV trước khi xuất viện, chuyển khoa, chuyển viện, tử vong.

- Bồi thường bằng tiền mặt nếu làm hư hỏng hoặc thất lạc ĐV theo giá may mới của bệnh viện.

- Phản ánh kiến nghị với bệnh viện về chất lượng ĐV và tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên ĐV.

Sông Mã, ngày        tháng      năm 2016

GIÁM ĐỐC

Đã ký

Đoàn Vũ  Hưng

Phụ lục 07

PHIẾU NHẬN XÉT CÔNG TÁC PHỤC VỤ ĐỒ VẢI

Tháng.........../20.........

Khoa:.............................................................................................................

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn trân trọng cảm ơn quý khoa/phòng về sự hợp tác và những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu trong thời gian qua. Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ ĐV trong bệnh viện của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn trong tháng ..... năm 20.....:

1. Về công tác thay đồ vải tại giường:

Nội dung và thời gian thay

Luôn luôn

Nhiều khi

Thỉnh thoảng

Đôi khi

Không có

Thay đồ vải không đúng lịch quy định

Bệnh nhân phàn nàn về lịch thay ĐV

Nhân viên và bệnh nhân phàn nàn về thái độ

Xin cho biết cụ thể nội dung phàn nàn:.........................................................

…………………………………………………………………………………….

Nhận xét chung

Rất tốt

Tốt

khá

Trung bình

Kém

Công tác thay đồ vải

2. Về chất lượng đồ vải sạch:

Nội dung đánh giá

Luôn luôn

Nhiều khi

Thỉnh thoảng

Đôi khi

Không có

ĐV còn vết bẩn

Đồ vải chưa khô

Đồ vải còn mùi hôi

Đồ vải thủng/rách/thiếu khuy/dây buộc

Đồ vải nhăn nhúm

Nhận xét chung

Rất tốt

Tốt

khá

Trung bình

Kém

Chất lượng đồ vải sạch

3. Những ý kiến và đề nghị khác:

................................................................................................................................

.................................................................................................................................

TRƯỞNG KHOA/PHÒNG

Sông Mã, ngày     tháng      năm 20

ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG KHOA

BM.01.KSNK.01

BVĐK HUYỆN SÔNG MÃ

KHOA/PHÒNG:…………………

SỔ PHIẾU GIAO – NHẬN ĐỒ VẢI

TT

Tên đồ vải

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

                                                      Sông Mã, ngày         tháng           năm 20….

BM.01.KSNK.02

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG MÃ

Khoa/phòng:…………………..

PHIẾU MƯỢN ĐỒ VẢI

Khoa/phòng:………………………………………………………………………

Vào hồi:     giờ    phút, ngày       tháng          năm 20

Đề nghị khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn cho mượn một số đồ vải như sau:

TT

Tên đồ vải

Đơn vị

Số lượng đã mượn

Số lượng mượn bổ sung

Ghi chú

Trưởng khoa

    [Ký tên]

Người nhận

[Ký tên]

Người giao

[Ký tên]

Trưởng khoa KSNK

[Ký tên]

BM.01.KSNK.03

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG MÃ

Khoa/phòng:…………………..

PHIẾU THAY ĐỒ VẢI BỆNH NHÂN TẠI GIƯỜNG

Ngày      tháng      năm 20

Stt

Tên bệnh nhân

Quần áo

[bộ]

Ga [Chiếc]

Chăn

[ Chiếc]

Màn

[ Chiếc]

Ký nhận

Người thay

[Ký tên]

Xác nhận của khoa/phòng

[Ký tên]

BM.01.KSNK.04

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG MÃ

Khoa/phòng:…………………..

SỔ CẤP PHÁT ĐỒ VẢI CHO BỆNH NHÂN VÀO VIỆN

STT

Họ tên BN

Tuổi

Địa chỉ

khoa

Quần[váy]

Áo [bộ]

Ga [Chiếc]

Chăn

 [ Chiếc]

Màn

[ Chiếc]

Ký nhận

BM.01.KSNK.04

BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÔNG MÃ

Khoa/phòng:…………………..

SỔ THU HỒI ĐỒ VẢI CHO BỆNH NHÂN RA VIỆN

STT

Họ tên BN

Tuổi

Địa chỉ

khoa

Quần[váy]

Áo [bộ]

Ga [Chiếc]

Chăn

 [ Chiếc]

Màn

[ Chiếc]

Ký trả

Video liên quan

Chủ Đề