Về mô hình thư viện trường học mà em yêu thích

Với mục tiêu phục vụ bạn đọc là giáo viên, học sinh nhà trường và người dân, Trường Tiểu học Vạn Hưng 2 [xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh] đã xây dựng mô hình “Thư viện trường học thân thiện” đạt kết quả tích cực, góp phần duy trì, phát triển văn hóa đọc và xã hội học tập tại địa phương.


Từ năm 2019 đến nay, Trường Tiểu học Vạn Hưng 2 tổ chức chương trình giới thiệu sách đến với giáo viên, học sinh và phụ huynh nhà trường vào buổi chào cờ đầu tuần. Điển hình, trong tháng 12-2020, trường chọn chủ đề “Uống nước, nhớ nguồn” vào đúng dịp kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam [22-12] cho hoạt động giới thiệu sách với câu chuyện kể về sự hy sinh anh dũng của anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu trích từ tác phẩm “Người con gái Đất Đỏ”. Bên cạnh giới thiệu sách, các đội viên, nhi đồng nhà trường còn được nghe cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Vạn Hưng chia sẻ những kỷ niệm về đời sống trong quân ngũ và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Em Nguyễn Quỳnh Anh - học sinh lớp 5B, Trường Tiểu học Vạn Hưng 2 chia sẻ: “Qua hoạt động giới thiệu sách, em thấy tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc. Bản thân em thường xuyên lên thư viện của trường vào giờ giải lao và thứ Bảy để tìm đọc các cuốn sách về lịch sử, văn hóa của nước ta và trên thế giới; nhờ đó, có thêm kiến thức và nâng cao khả năng sử dụng ngôn từ, lời văn phục vụ cho việc học tập tốt hơn”.

Một góc không gian thư viện mở tại Trường Tiểu học Vạn Hưng 2 trong hoạt động đọc sách ngày thứ Bảy.

Đến nay, Thư viện huyện Vạn Ninh đã xây dựng được 7 trạm sách trên địa bàn; trung bình mỗi năm thư viện thực hiện luân chuyển từ 2 đến 3 lượt/trạm với số lượng đầu sách được luân chuyển tổng cộng hơn 2.000 lượt. Năm 2021, trung tâm đề ra mục tiêu xây dựng thêm 1 trạm sách.

Thầy Nguyễn Xuân Duẩn - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vạn Hưng 2 cho biết, xã Vạn Hưng cách trung tâm huyện gần 10km nên điều kiện tiếp cận với nguồn sách, báo từ Thư viện huyện của học sinh, giáo viên nhà trường và kể cả người dân khu vực gặp khó khăn. Do đó, từ đầu năm 2019, nhà trường đã xây dựng mô hình “Thư viện trường học thân thiện” với mục đích phục vụ không chỉ giáo viên, học sinh mà cho cả người dân trong xã. Việc đọc sách, tìm kiếm tài liệu không chỉ gói gọn trong phòng đọc của thư viện trường mà còn được thực hiện tại những không gian nhỏ trong sân trường, góp phần xây dựng trường học thân thiện hơn. Cùng với đó, nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động tương tác tạo sự hứng thú, thu hút học sinh, giáo viên và người dân cùng tham gia như: Đọc sách ngày thứ Bảy, giới thiệu sách, nói chuyện dưới cờ…


Thực hiện mô hình nói trên, nhà trường được Thư viện huyện Vạn Ninh hỗ trợ luân chuyển các đầu sách, báo, tài liệu… và hướng dẫn về nghiệp vụ thư viện giúp cho việc quản lý sách được khoa học, hiệu quả. Việc làm này cũng nhận được sự đồng hành của các bậc phụ huynh với những việc làm thiết thực như: Quyên góp sách, báo, tài liệu… Đến nay, thư viện trường đang quản lý hơn 1.000 đầu sách, báo, tài liệu về nhiều lĩnh vực như: lịch sử, khoa học - kỹ thuật, văn học… Riêng hoạt động đọc sách ngày thứ Bảy, nhà trường đã xây dựng 2 kệ sách và không gian đọc trong khuôn viên sân trường với hơn 500 đầu sách. Hoạt động được duy trì thường xuyên, đều đặn hàng tuần, đến nay thu hút hơn 10.000 lượt người đọc.


Ông Nguyễn Trường Sinh - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Vạn Ninh đánh giá, qua thời gian đi vào hoạt động, mô hình “Thư viện trường học thân thiện” tại Trường Tiểu học Vạn Hưng 2 đã phát huy hiệu quả, giúp khơi nguồn văn hóa đọc trong trường học và nhân dân địa phương; tạo niềm yêu thích cho người đam mê đọc sách. Đây là mô hình thiết thực, hiệu quả cần được nhân rộng. Thời gian tới, đơn vị sẽ tăng cường làm việc với các trường học để xây dựng thêm các trạm sách và bổ sung sách cho các trạm.


THANH HẢI - PHÚ AN

Chúng ta đều biết: Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá vì nó cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về cuộc sống, văn hóa, lịch sử của tất cả các dân tộc trên hành tinh này. Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người.

Tuy nhiên, ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, điều đó đã ảnh hưởng nhiều đến giới trẻ trong đó có lứa tuổi học sinh tiểu học. Các em bị chi phối nhiều bởi các loại hình giải trí trên Internet, điện thoại thông minh, nhiều em chưa có thói quen đọc sách báo. Nhiều phụ huynh học sinh vì nhiều lý do khác nhau chưa chú ý đến việc đọc của con em. Chính vì vậy, chúng ta phải làm gì để khơi dậy trong các em niềm say mê đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin? Và một yêu cầu đầu tiên mà chúng tôi nghĩ rằng rất quan trọng, đó là nhà trường cần phải đổi mới các hình thức giáo dục học sinh. Nếu việc đọc sách chỉ gói gọn ở phòng thư viện thì sẽ không thể hấp dẫn, lôi cuốn các em và dần dần các em sẽ không có thói quen đọc sách. Từ thực tế đó, Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm xây dựng Thư viện xanh – Thư viện thân thiện với học sinh.

Mô hình Thư viện xanh – Thư viện thân thiện đã bắt đầu hình thành từ học kỳ 2 năm học 2016-2017 và tiếp tục được mở rộng và hoàn thiện vào tháng 9 năm 2017 nhằm kịp thời đáp ứng tốt hơn việc đọc sách của học sinh.

Mô hình Thư viện xanh – Thư viện thân thiện đã được xây dựng thành một hệ thống đồng bộ bao gồm: Thư viện xanh ngoài sân trường; Phòng đọc thân thiện ở Thư viện trường; Tủ sách măng non ở các lớp học và tủ sách “Bác Hồ với thiếu nhi” ở Phòng Đội TNTPHCM.

1. Xây dựng “Thư viện xanh” ngoài sân trường

- Hình thức: Tại các gốc cây, thiết kế tủ sách với nhiều hình khối các nhau để các em trưng bày sách và để sách. Trên mỗi tủ sách trang trí các câu danh ngôn, những lời răn dạy, những hình ảnh hoạt động của Liên đội rất đẹp, hấp dẫn, thu hút các em. Chính vì vậy, các em rất thích đến thư viện xanh trên sân trường để đọc sách và vui chơi.

- Tổ chức hoạt động: Khi đã xây dựng được cơ sở vật chất cho thư viện xanh thì việc tổ chức hoạt động như thế nào cho hiệu quả phải cần lưu ý. Để mang lại hiệu quả thiết thực, tránh trường hợp chủ yếu để trưng bày, nhà trường đã tổ chức triển khai việc đọc sách một cách có kế hoạch, cụ thể và phù hợp với thực tế. Ban giám hiệu nhà trường đã giao nhiệm vụ cho Liên đội phối hợp với nhân viên thư viện và giáo viên chủ nhiệm các lớp để điều hành hoạt động.

  1. lớp khối 4 – 5 được phân công một lớp phụ trách một tủ sách. Mỗi lớp lại có một ban tự quản phụ trách thư viện xanh của lớp mình. Hằng ngày vào giờ ra chơi sáng và chiều, các em đưa sách ra cho các bạn trong lớp và trong trường mượn, có trách nhiệm hướng dẫn các bạn đọc sách, bảo quản sách và thu về sau mỗi ngày. Ban tự quản đã thực hiện rất có nền nếp và đã trở thành thói quen.

2. Đổi mới không gian của phòng đọc của thư viện

- Hình thức: Phòng thư viện của trường rộng 80m2. Nhà trường đã đổi mới không gian bằng cách vẽ tranh về các loài hoa, cây cối với màu sắc tươi sáng, dán tranh ảnh ở các mảng tường. Bàn đọc của học sinh được xếp theo nhóm. Chính vì vậy mỗi khi đến đọc sách ở thư viện các em rất thích và cảm thấy gần gũi, thoải mái hơn. Chúng tôi gọi đó là Thư viện thân thiện.

- Tổ chức hoạt động: Vì số học sinh của trường đông nên hằng tuần nhân viên thư viện phân công lịch đọc sách tại thư viện cho các lớp. Ngoài việc đến thư viện để đọc sách các em còn được chơi cờ vua, cờ tướng, Đôminô, xúc xắc…Học sinh cũng có thể mượn sách về nhà để đọc. Nhiều giáo viên của trường cũng thường xuyên đến thư viện để đọc và mượn sách.

3. Xây dựng “Tủ sách măng non” tại các lớp học

- Hình thức: Tại các lớp học, nhà trường trang bị cho mỗi lớp 1 tủ đựng sách được gọi là “Tủ sách măng non”. Tủ sách làm bằng nhôm kính gắn ở chỗ thuận tiện trong lớp để học sinh dễ dàng sử dụng.

  • Tổ chức hoạt động: Sách, báo trong “Tủ sách măng non” là những sách, báo mà học sinh tự mang đến, tự sắp xếp, tự bảo quản và truyền nhau đọc trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp đỡ để học sinh sử dụng sách có hiệu quả và bảo quản tốt tủ sách của lớp. Hằng tuần, các lớp sẽ liên hệ với lớp bạn để trao đổi với nhau và các em đến thư viện để mượn thêm sách cho lớp của mình. Như vậy các em luôn luôn có sách mới để đọc, Học sinh có thể đọc sách ở bất cứ lúc nào rảnh sau các giờ học trên lớp, tự lựa chọn loại sách mà mình yêu thích, đọc sách xong cất sách vào đúng nơi quy định.

4. Hiệu quả của mô hình Thư viện xanh – Thư viên thân thiện

- Mô hình “Thư viện xanh – Thư viện thân thiện” đã thể hiện được sự đổi mới các hoạt động giáo dục của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động của thư viện đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

- Với các hoạt động đa dạng về hình thức, với không gian thư viện xanh, thân thiện là nơi tạo điều kiện thuận tiện nhất cho học sinh cũng như giáo viên chủ động khám phá và tìm tòi kiến thức, hỗ trợ cho việc dạy và học.

- Đến với thư viện xanh, thân thiện học sinh có thể tự do lựa chọn các cuốn sách yêu thích và tìm kiếm những thông tin bổ trợ cho các bài học trên lớp hoặc các em tham gia vào các hoạt động khác như đọc, viết, làm thơ... Các hoạt động đó làm nền tảng cho sự sáng tạo của học sinh, đồng thời làm cơ sở cho giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học mới.

- Một ưu điểm nổi bật của thư viện xanh, thân thiện là sự tham gia tích cực, chủ động của học sinh, giáo viên, học sinh. Học sinh có trách nhiệm hơn khi các em được tham gia vào các khâu thiết lập và quản lý thư viện. Sự tham gia của các em vào việc bài trí, quản lý và tổ chức thư viện... nhằm đảm bảo vai trò làm chủ của các em.

- Nhà trường đã thu hút được cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường tham gia. Hoạt động thư viện thực sự sôi nổi và tạo ra không khí hào hứng, vui tươi, phấn khởi của cả phụ huynh cũng như CB, GV, NV và học sinh.

- Số lượt giới thiệu sách của cán bộ thư viện cũng nhiều lên vì số sách mới được tăng lên và phương thức tiếp cận sách thuận lợi.

- Các hoạt động vui chơi, thư giãn được học sinh hưởng ứng nhiệt tình, vì thế đã có nhiều hoạt động của nhà trường các em tham gia đạt hiệu quả tốt như: Thi giới thiệu sách, Thi viết về thầy cô và mái trường, thi viết thư cho bộ đội ở hải đảo xa xôi, Tiếng hát Họa Mi…Đặc biệt thư viện xanh, thư viện thân thiện đã hỗ trợ tích cực cho các Câu lạc bộ của nhà trường.

Trên đây là báo cáo Mô hình “Thư viện xanh - Thư viện thân thiện” của Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành. Mô hình này đã phát huy hiệu quả đối với học sinh và giáo viên, được phụ huynh đồng tình ủng hộ. Chính vì vậy mô hình này đã được Đài truyền hình Quảng Trị giới thiệu trong Chương trình Thiếu nhi ngày 11-11-2017. Đây là một sự ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của nhà trường trong phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”. Chúng tôi mong được sự ghi nhận, góp ý, chia sẻ để mô hình ngày càng hoạt động tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần vào đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

HIỆU TRƯỞNG

Ngô Thị Khuyên

Video liên quan

Chủ Đề