Uống trà sữa trân châu có tốt không

Chuyên gia dinh dưỡng Singapore vừa đưa ra cảnh báo, trà sữa trân châu đường đen là loại thức uống gây nguy hại đến sức khỏe nhiều nhất trong các loại trà sữa.

Trà tốt cho sức khoẻ, nhưng trà sữa thì không

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trà là thức uống tốt cho cơ thể nhưng các thành phần được pha chế cùng trong ly trà sữa như sữa, creamer, đường đen, trân châu… là những thành phần có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ nếu sử dụng thường xuyên.

Việc thường xuyên sử dụng trà đen hoặc trà xanh giúp giảm nguy cơ về tim mạch, tiểu đường, thậm chí là ung thư… bởi trà có các hàm lượng chất chống oxy hoá cao gọi là polyphenol.

Tuy nhiên, khi các thành phần khác trong ly trà sữa như kem, trân châu các loại toppings được thêm vào làm gia tăng hàm lượng chất béo và đường, thay vì bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ tiểu đường thì việc sử dụng quá nhiều trà sữa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính vừa kể. Ví dụ kem tách béo gây nguy cơ tăng khả năng bị mắc bệnh tim, đột quỵ

Từ lâu, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa trà sữa vào loại thức uống nguy hại đến sức khoẻ. Mới đây, bệnh viện Mount Alvernia – một trong những bệnh viện lớn và có tiếng của Singapore đã cảnh báo về tác hại của trà sữa trân châu đường đen, họ cho đây là thức uống nguy hại nhất trong các loại trà sữa. Bệnh viện cũng đưa khuyến cáo lượng đường sử dụng với người lớn từ 8 đến 11 muỗng đường/ngày trẻ em chỉ từ 5 muỗng đường/ngày.

Mỗi hãng trà tìm cách thay đổi hương vị của ly trà, không như các đồ uống công nghiệp khác như nước ngọt, các thành phần trong một ly trà không được công bố rộng rãi. Các hãng xem tỷ lệ các thành phần trong ly trà sữa là bí quyết kinh doanh riêng cần được bảo mật.

Các hãng trà sữa có lẽ cũng nhận thấy sự nguy hại của đường nên để cho người dùng chọn lượng đường trong ly trà với những con số 75%, 50%, 30%… tuy nhiên khó có thể biết được có bao nhiêu đường trong một ly trà sữa.

Có gì trong ly trà sữa?

“Dù có rất nhiều cảnh báo, trà sữa vẫn là loại thức uống phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á trong đó có Singapore và Việt Nam. Ban đầu, trà sữa trân châu về cơ bản là trà đen hoặc trà xanh pha với sữa, bột sắn dây, đường và thường phục vụ lạnh với đá. Bên cạnh các trái cây tươi tự nhiên, trà sữa hương vị trái cây được thêm các hương vị syrup như xoài, vải, dâu tây, mật ong, táo…” – cô Wong Hui Xin, chuyên gia dinh dưỡng tại Khoa Dinh dưỡng và Trung tâm LIFE, Bệnh viện Đa khoa Singapore chia sẻ.

Nguy hiểm nhất là lượng đường trong ly trà sữa, trung bình 500ml trà sữa chứa khoảng 92g đường, tức gấp 3 lượng đường trong một lon Coca-Cola 320ml. Đây là phát hiện trong thí nghiệm do Channel NewsAsia thực hiện bởi các sinh viên theo học khóa học văn bằng Khoa Học Thực Phẩm và Dinh Dưỡng ứng dụng tại trường Temasek Polytechnic.

Kênh NewsAsia lấy mẫu 6 thương hiệu trà sữa nổi tiếng, kiểm tra bằng thiết bị gọi là khúc xạ kế để đo lượng đường hòa tan trong đó, các sinh viên có thể phát hiện ra mức độ ngọt của từng loại đồ uống, trừ trân châu và toppings.

Thí nghiệm không phân biệt được đường tự nhiên và chất tạo ngọt. Kết quả của thí nghiệm cho thấy nhiều loại trà có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dùng nếu sử dụng thường xuyên.

Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo việc thiếu thông tin về lượng đường trong mỗi ly trà sữa có thể khiến người dùng lầm tưởng đây là loại thức uống về sức khoẻ hơn so với nước ngọt. Bộ y tế Singapore [MOH] bắt đầu tham khảo ý kiến của công chúng về những biện pháp để hạn chế loại thức uống này bao gồm cả đánh thuế những loại thức uống có đường công nghiệp như nước ngọt. Theo MOH, người dân chỉ chú ý đến những loại nước giải khát nhưng những loại sản phẩm như trà sữa với các thành phần không được công bố đầy đủ mới là nguy cơ lớn hơn.

Uỷ ban sức khoẻ Singapore [Health Promotion Board] cảnh báo, một phụ nữ có nhu cầu năng lượng khoảng 1.800 calo, giới hạn lượng calo từ đường không quá 180 calo, tương đương 45g đường. Một ly trà sữa dễ dàng cung cấp vượt quá lượng đường cho cả ngày.

Siti Saifa, giảng viên khoa Thực phẩm và dinh dưỡng tại Temasek Polytechnic cho biết: “Ngay cả khi có những lựa chọn về mức độ ngọt, chọn một phần tư hoặc một nửa lượng đường trong ly trà sữa vẫn có thể cung cấp quá nhiều đường trong một ngày”.

Cô Siti Saifa cũng lưu ý lượng đường hạt trân châu, topping, trái cây đã không được tính thêm trong thí nghiệm bên trên. Đáng lo ngại hơn là lượng đường trong một ly trà sữa được bổ sung thêm đường từ các món ăn, thức uống mỗi ngày kết hợp với thói quen lười vận động của trẻ em, giới trẻ… vẽ ra một bức tranh đáng sợ về sức khoẻ của người trẻ trong tương lai gần.

Cạm bẫy của thức uống có đường

Dưới góc nhìn khoa học, bản chất gây nghiện của đường không làm họ ngạc nhiên, điều đáng lo chính là nhiều phụ huynh coi đây là lựa chọn tốt cho sức khoẻ hơn so với nước ngọt đóng chai. Nhiều người vẫn nghĩ trà trong ly trà sữa sẽ giúp họ tỉnh táo và sử dụng thường xuyên hơn.

Nên chọn thức uống có lợi cho sức khoẻ hơn

Nếu một người không ngủ ngon, bị căng thẳng liên tục, phần lớn nguyên nhân do tiêu thụ quá nhiều đường, nghịch lý là những người này lại thèm đường liên tục và trà sữa là lựa chọn ưu tiên của những người trẻ.

Các chuyên gia dinh dưỡng không yêu cầu người dùng từ bỏ hoàn toàn thức uống hấp dẫn này. Hãy chọn ly nhỏ với lượng đường ít hơn 30%, hạn chế thêm topping, trân châu hoặc yêu cầu sữa tươi ít béo hoặc tách béo. Giới hạn 1-2 ly mỗi tuần, những loại trà không sữa như trà xanh, trà đen, trà ôlong là lựa chọn thay thế cho trà sữa, luôn có sẵn và bán cùng các loại trà sữa khác.

Với những người bị nghiện đường, hãy từng bước giảm lượng đường trong khẩu phần, việc giảm dần lượng đường sẽ giúp người dùng lấy lại vị giác và cân bằng lại nhu cầu đường trong khẩu phần mỗi ngày.

Các nhà dinh dưỡng chỉ đưa ra những cảnh báo những nguy hại về sức khoẻ về những nguy hại từ đường trong đó có trà sữa. Việc còn lại, sức khoẻ là trách nhiệm của cá nhân và mọi người phải tự bảo vệ mình.

Ngày nào cũng uống trà sữa có tốt không?

- Do chứa nhiều đường và calo, nên nếu uống quá nhiều trà sữa, thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, thiếu hụt dinh dưỡng. Đặc biệt, các bạn học sinh, đang là lứa tuổi cần tích lũy chất dinh dưỡng, uống quá nhiều trà sữa có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển.

Trà sữa trân châu có tác hại gì?

Vậy nhưng, trà sữa trân châu đường đen lại phá vỡ mức cân bằng đường trong cơ thể, từ đó gây dư thừa năng lượng, dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa và là nguy cơ cho các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường [tiểu đường]… và biến chứng nặng nề nhất là bệnh tim mạch.

Không nên uống trà sữa khi nào?

- Không uống trà sữa khi đói Vì trà sẽ gây tình trạng cồn cào bụng, axit trào ngược; uống sữa khi đói gây tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi do dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh canxi xuống ruột, bài tiết ra ngoài... Bên cạnh đó, uống trà sữa hay nước trái cây khi đói dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Ai không nên uống trà sữa?

Tác hại của trà sữa: Gây thừa cân, béo phì Lời khuyên cho hội những người yêu thích món thức uống gây nghiện này là cần hạn chế lượng topping kem béo, trân châu, sữa đặc, sirô… vào ly trà sữa. Đối với những người đã có cân nặng vượt chuẩn nên tránh dùng trà sữa.

Chủ Đề