Ứng phó biến đổi khí hậu là gì năm 2024

Biến đổi khí hậu, hay sự nóng lên toàn cầu, là việc gia tăng nhiệt độ bề mặt trung bình trên Trái đất. Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là việc đốt nhiên liệu hóa thạch, như dầu mỏ và than đá, thải khí nhà kính vào trong khí quyền, chủ yếu là khí CO2. Các hoạt động khác của con người như nông nghiệp và phá rừng cũng góp phần làm tăng lượng khí nhà kính, gây ra biến đổi khí hậu. Tác động của biến đổi khí hậu bao gồm tan băng trên biển, đẩy nhanh tiến trình nước biển dâng và các đợt sóng nhiệt...

- Biến đổi khí hậu [BĐKH] là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.

- Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ các tác nhân gây ra BĐKH.

- Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do BĐKH và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.

- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm mục đích giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.

- Khả năng bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu là mức độ mà một hệ thống [tự nhiên, xã hội, kinh tế] có thể bị tổn thương do biến đổi khí hậu, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.

- Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và có tính tin cậy về xu hướng trong tương lai của khí hậu dựa trên mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế - xã hội, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

- Nước biển dâng là sự dâng lên của mực nước đại dương trung bình do tác động của biến đổi khí hậu, trong đó không bao gồm triều cường, nước dâng do bão và các tác động tự nhiên khác.

- Giám sát biến đổi khí hậu là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá, theo dõi diễn biến của khí hậu trong khoảng thời gian dài để xác định các biểu hiện của biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.

- Trạm giám sát biến đổi khí hậu là trạm được lựa chọn trong số các trạm khí tượng thủy văn hoặc được xây dựng riêng theo yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế để thực hiện quan trắc khí hậu, thành phần hóa khí quyển, mực nước biển.

- Hoạt động ưu tiên là những hoạt động cấp bách mà nếu trì hoãn thực hiện sẽ làm gia tăng tính dễ bị tổn thương hoặc sẽ tiêu tốn nhiều chi phí hơn về sau này.

- Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển là hoạt động điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phát triển đó, bao gồm chủ trương, chính sách, cơ chế, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện kế hoạch phát triển, các nhiệm vụ và sản phẩm của kế hoạch cũng như các phương tiện, điều kiện thực hiện kế hoạch phát triển cho phù hợp với xu thế biến đổi khí hậu, các hiện tượng khí hậu cực đoan và những tác động trước mắt và lâu dài của chúng đối với kế hoạch phát triển.

Giảm thiểu biến đổi khí hậu có nghĩa là tránh và giảm lượng khí thải nhà kính giữ nhiệt vào khí quyển để ngăn hành tinh nóng lên đến nhiệt độ khắc nghiệt hơn. Thích ứng với biến đổi khí hậu có nghĩa là thay đổi hành vi, hệ thống và - trong một số trường hợp - lối sống của chúng ta để bảo vệ gia đình, nền kinh tế và môi trường nơi chúng ta đang sống khỏi tác động của biến đổi khí hậu. Chúng ta càng giảm lượng khí thải ngay bây giờ thì càng dễ dàng thích ứng với những thay đổi mà chúng ta không thể tránh được nữa.

Giảm thiểu biến đổi khí hậu

Các hành động giảm thiểu sẽ mất nhiều thập kỷ để tác động đến tình trạng nhiệt độ tăng cao, vì vậy chúng ta phải thích ứng ngay bây giờ với những thay đổi đã xảy ra với chúng ta—và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến chúng ta trong tương lai gần.

Phần giảm nhẹ của vấn đề này rất dễ giải thích nhưng lại khó thực hiện. Chúng ta phải chuyển từ cung cấp năng lượng cho thế giới bằng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch, tái tạo. Và chúng ta cần ngừng nạn phá rừng và khôi phục môi trường sống tự nhiên cho đến khi đạt được mức phát thải carbon bằng 0 - nghĩa là việc thải khí nhà kính vào khí quyển được cân bằng với việc thu giữ và lưu trữ những loại khí đó ở những nơi như rễ cây. Giống như đầu tư vào quỹ hưu trí, chúng ta hành động càng sớm để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu thì chúng ta sẽ càng có lợi trong tương lai. Cho đến nay, thế giới vẫn hành động chậm chạp nhưng động lực đang thay đổi. WWF là một trong nhiều tổ chức, thành phố và doanh nghiệp cam kết thực hiện lời hứa trong Thỏa thuận Khí hậu Paris—được 195 bên trên toàn cầu ký kết—nhằm giảm lượng khí thải xuống mức cần thiết để kiểm soát sự nóng lên.

Đối với nông nghiệp, việc giảm thiểu phát thải thông qua khuyến cáo, áp dụng các quy trình cụ thể như: Quy trình canh tác hạn chế làm đất; khuyến cáo hạn chế đốt rơm rạ giảm phát thải CO2. Khuyến các các quy trình giảm phát thải mê tan và Nitrous oxide [N2O] là một trong những khí nhà kính mạnh nhất theo các nhà khoa học khuyến cáo.

Hình: Hoạt động ứng phó với thiên tai của cộng đồng

Thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nơi chúng ta có thể trồng lương thực, lượng nước chúng ta có và nơi chúng ta có thể xây nhà. Và chúng ta sẽ phải đối mặt với những thách thức mới: Những mùa cháy rừng kéo dài hơn và dữ dội hơn xuất hiện trên thế giới; và nhiều vấn đề khác nữa về y tế và lương thực…

Các giải pháp thích ứng khác nhau tùy theo từng nơi, rất khó dự đoán và có nhiều sự đánh đổi. Bước đầu tiên để thích ứng với biến đổi khí hậu là hiểu rõ những rủi ro ở địa phương và xây dựng kế hoạch quản lý chúng. Bước tiếp theo là hành động—thiết lập các hệ thống để ứng phó với những tác động mà chúng ta đang trải qua hôm nay khi chúng ta chuẩn bị cho một ngày mai không chắc chắn. Những hành động này có thể bao gồm đa dạng hóa các loại cây trồng có thể chịu được điều kiện ấm hơn, khô hơn hoặc ẩm ướt hơn; đảm bảo cơ sở hạ tầng có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt hơn; giúp cộng đồng giảm thiểu rủi ro do mực nước biển dâng và lũ lụt gia tăng; và đảm bảo rằng chúng ta quản lý thực phẩm, nước và các tài nguyên thiên nhiên khác một cách khôn ngoan trong bối cảnh khí hậu đang thay đổi.

Được biết trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức biên soạn và phát hành sổ tay các quy trình canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, hiện nay

Tổ chức liên minh Na Uy hỗ trợ nông dân thực hiện "Sinh kế thông minh với biến đổi khí hậu". Cụ thể các mô hình này hướng đến: Có thể chống chịu với tác động tiêu cực của Biến đổi khí hậu. Ví dụ, trồng loại cây có thể chống chịu tốt hơn với xâm nhập mặn; Không gây ô nhiễm môi trường; hoặc góp phần bảo vệ môi trường. Ví dụ, không sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu gây hại cho môi trường hoặc thực phẩm; Mô hình vẫn duy trì khi không có sự hỗ trợ bên ngoài. Điều này có nghĩa là người nông dân phải có thu nhập ổn định từ mô hình và không nhận bất kỳ hỗ trợ nào khác từ dự án; Người nghèo có thể tiếp cận được. Mô hình có thể thực hiện được mà không cần đầu tư nhiều

Đây là các hoạt động nhắm giúp cho những người làm nông nghiệp nâng cao nhận thức và có khả năng lựa chọn các mô hình canh tác phù hợp nhằm thích ứng hoặc đối phó trong điều kiện biến đổi khí hậu và môi trường canh tác không thuận lợi.

Chủ Đề