Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến ngành du lịch Việt Nam

Khách du lịch tham quan tháp Niagara của Mỹ. Ảnh minh họa. [Nguồn: THX/TTXVN]

Dù là đồng franc Thụy Sĩ tăng cao, đồng ruble giảm mạnh hay đồng euro trượt giá, những rối loạn trong thị trường tiền tệ gần đây đã khiến ngành du lịch lao đao, khi các du khách tích cực săn lùng những điểm đến ít tốn kém hơn. “Về nguyên tắc, tỷ giá hối đoái luôn tác động tới du lịch,” đó là phát biểu của ông Taleb Rifai, người đứng đầu Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc tại Hội chợ Du lịch Berlin [ITB] trong tuần qua. Quy luật rất đơn giản,“một đồng tiền yếu sẽ thu hút khách du lịch tới đất nước bạn, đồng thời ngăn cản bạn tới nước khác du lịch. Một đồng tiền mạnh sẽ khuyến khích bạn đi du lịch,” Rafai chia sẻ. Khi đồng franc Thụy Sĩ đột nhiên tăng vọt so với đồng euro sau khi Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ từ bỏ nỗ lực ổn định tỷ giá vào tháng Một vừa qua, tập đoàn dịch vụ giải trí và du lịch Pierre & Vancances-Center Parcs Group đã sớm nhận thấy xu hướng “săn” các gói du lịch tính giá theo đồng euro ở Pháp và Đức của du khách Thụy Sĩ. “Đương nhiên chúng tôi đã có phản ứng,” Joachim Quadt, Giám đốc bán hàng tại Đức và Thụy Sĩ cho biết. Trong tháng Hai, công ty đã giảm giá cho các tour du lịch tại Thụy Sĩ, tính giá bằng đồng franc Thụy Sĩ. Ngành du lịch Thụy Sĩ cũng đang tìm cách thuyết phục người Thụy Sĩ dành thời gian nghỉ ngơi trong nước thay vì tới các nước khác. Bế tắc gần đây giữa Nga và Phương Tây về vấn đề Ukraine, cùng với các biện pháp trừng phạt và giá dầu giảm cũng đã làm nảy sinh nhiều tour giá rẻ cho những ai không nản lòng trước những căng thẳng chính trị. Chỉ với 90 euro, du khách có thể mua một gói tour với 3 đêm nghỉ tại khách sạn 4 sao ở Moscow có kèm đồ ăn sáng, một tour du lịch quanh thành phố bằng xe bus và vé vào bảo tàng. Sergei Korneyev thuộc cơ quan du lịch Liên bang Nga cho biết việc sụt giá đồng ruble là “một cơ hội hiếm có” để thu hút khách du lịch tới Moscow, St Petersburg và một loạt các thành phố cổ phía Đông Bắc thủ đô Moskva. “Chúng tôi không biết ngày mai điều gì sẽ xảy ra, vì thế chúng tôi phải tận dụng cơ hội ngay ngày hôm nay,” ông cho biết. Sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái “là một yếu tố có ảnh hưởng nhanh chóng nhất” tới ngành du lịch, ông Dan Nguyễn thuộc cơ quan du lịch cấp vùng Quebec, Canada khẳng định. Quebec cũng đang cố gắng tận dụng lợi thế tỷ giá khi đồng đôla Canada đang giảm giá so với đồng USD. Trong khi đó, Đức cũng trông đợi một lượng lớn du khách đến từ Mỹ, Thụy Sĩ và Anh nhằm tận dụng lợi thế này trong bối cảnh giá đồng euro xuống tới mức thấp nhất trong 11 năm qua so với đồng đôla vào thứ sáu tuần trước. “Nhưng nếu cho rằng nhu cầu chỉ phụ thuộc vào thay đổi tỷ giá thì là quá đơn giản,” Petra Hedorfer, người đứng đầu Hội đồng Du lịch Quốc gia Đức khẳng định. “Chúng tôi có chiến lược phát triển lâu dài, không chạy theo từng biến động lên xuống của đồng euro," Hedorfer cho biết. Ông Rifai đưa ra lời khuyên rằng “những gì bạn cần là một ngành công nghiệp vững chắc để có thể tiếp tục phát triển, tiếp tục điều chỉnh [theo những biến động tiền tệ], nhưng không bao giờ chệch hướng và không bao giờ cố gắng thay đổi chiến lược của bạn một cách đột ngột.”/.

My Nguyễn [Vietnam+]

Khi chọn một địa điểm du lịch, chắc chắn ai cũng phải tính đến yếu tố ngoại tệ, theo nguyên tắc cơ bàn là quốc gia nào có đồng tiền mềm giá, thì thu hút nhiều khách nước ngoài. Còn nếu đồng tiền cao giá, chẳng hạn như đồng franc Thụy Sĩ hiện nay, thì có lợi cho người dân xứ này nếu họ muốn đi ngoại quốc, nhưng lại làm nản lòng những ai muống đến Lausanne hay Genève mua đồng hồ Thụy Sĩ !

Điều đó cũng có nghĩa là ngành du lịch phải liên tục thích nghi với tỷ giá của đơn vị tiền tệ quốc gia so với các ngoại tệ khác. Vào tháng 1/2015, khi đồng franc Thụy Sĩ đột ngột tăng giá 30 % trong một ngày, lập tức đã khiến dân Thụy Sĩ ồ ạt giữ vé máy bay với các hãng của châu Âu, đặt khách sạn tại một trong số 19 nước sử dụng đồng euro.

Giám đốc điều hành hai tập đoàn cho thuê nhà nghỉ mát là Pierre et Vacances /Center Parcs, Joachim Quadt ghi nhận vào thời điểm đó, khách hàng Thụy Sĩ đã đặt cọc, thuê nhà rất nhiều qua các trang mạng của Pháp, hay Đức, Ý. Đó là những nơi có dịch vụ thanh toán bằng đồng euro.

Ngược lại ban quản lý các khu nhà cho mướn của tập đoàn Pierre et Vacances/Center Parcs ở ngay trên đất Thụy Sĩ, từ tháng 2/2015 đã phải hạ giá nhiều lần để giữ khách. Về phần mình tập đoàn du lịch quốc gia Suisse Tourisme đang tung ra nhiều chiến dịch khuyến mãi, để thuyết phục dân Thụy Sĩ đi nghỉ hè năm nay ngay trên quê nhà.

Tại hội chợ du lịch quốc tế tổ chức ở Berlin hồi đầu tháng 3/2015, cơ quan du lịch của Nga dùng lá bài đồng rúp đang mất giá để chiêu dụ khách hàng. Nhiều công ty lữ hành chào mời : 91 euro cho 3 đêm ở khách sạn 4 sao ngay giữa lòng thủ đô Matxcơva, cộng thêm với bữa điểm tâm, phương tiện chuyên chở và vé vào cửa tham quan các viện bảo tàng của thành phố.

Đối với tổng giám đốc cơ quan du lịch quốc gia, Sergei Korneev, hiện tường đồng rúp mất giá 50 % so với euro là một « cơ may » cho ngành du lịch của Nga và đây là cơ hội bằng vàng để khách châu Âu viếng thăm Matxcơva hay thành phố Saint-Petersbourg cổ kính.

Đại diện của Sở du lịch vùng Québec, Canada, Dan Nguyễn nhấn mạnh : đồng tiền mà tăng hay sụt tác động trực tiếp đến sức mua sắm, đến các khoản chi tiêu của du khách nước ngoài. Hiện nay, vùng Québec đang lợi dụng giá đồng đô la Canada thấp so với đô la Mỹ để chiêu dụ du khách Hoa Kỳ.

Tiền đồng mất giá so với USD, các mặt hàng thiết yếu như xăng, điện... tăng giá nên một mặt bằng giá mới đang được thiết lập tại thị trường Việt Nam. Khi giá cả thị trường tăng ngành du lịch không thể nằm ngoài, tuy nhiên đến thời điểm này các hãng du lịch trong nước vẫn giữ mức giá cũ, có điều gì sau động thái này?Giải thích lý do chưa tăng giá các tour lữ hành, ông Đồng Văn Thức, Giám đốc Công ty du lịch Dấu ấn cho biết, hiện nay các đối tác của công ty như các nhà hàng, khách sạn chưa tăng giá nên công ty vẫn giữ giá cũ. Tuy nhiên công ty đã thông báo với khách hàng của mình mức giá sẽ tăng trong thời gian tới khi các đối tác tăng giá. Bà Đoàn Thị Thanh Trà, Công ty lữ hành Saigontourist cho biết thêm, hiện nay mức giá các tour lữ hành của công ty vẫn giữ nguyên theo mức được xây dựng từ năm 2010, nhưng việc tăng giá chỉ còn là vấn đề thời gian. Khảo sát tại một số công ty du lịch ở Hà Nội thì hiện nay các doanh nghiệp đều đã chuẩn bị cho một mặt bằng giá mới, chỉ đợi một “mắt xích” nào đó trong chuỗi dịch vụ du lịch tăng giá thì tất cả đồng loạt tăng. Tuy giá tour chưa tăng nhưng giá các mặt hàng khác phục vụ khách du lịch đã tăng giá, thậm chí tăng vô tội vạ. Anh Việt, một hướng dẫn viên du lịch cho biết, khi đưa đoàn khách nước ngoài đi Hạ Long dừng chân tại một điểm trên đường anh bị khách phản đối khi mức giá mua hàng cao hơn mức giá anh thông báo. Anh Việt giãi bày, cơ sở này tăng giá bất ngờ ngay sau khi giá xăng tăng nên anh không biết và vẫn thông báo mức giá cũ cho khách. Theo thống kê của ngành du lịch, trung bình một du khách nước ngoài chi tiêu khoảng 80 USD/ngày tại Việt Nam. Hiện nay tỷ giá USD tăng lên thì mức chi tiêu của khách tính bằng USD cũng thấp hơn, đó là điều đáng lo ngại cho những chỉ tiêu mà ngành du lịch đặt ra. Còn theo đại diện một công ty lữ hành tại Hà Nội, lý do các công ty du lịch chưa tăng giá là do khách du lịch mua tour tại Việt Nam bằng USD, tiền đồng mất giá đồng nghĩa với việc khách du lịch nước ngoài sẽ bớt đi được chi phí khi thanh toán bằng USD tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, hiện các hãng du lịch đều niêm yết giá bằng USD nên việc tỷ giá tăng cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của các công ty du lịch. Ông Mathias Tewes, đại diện hãng lữ hành TUI [Đức] lại nhận định, việc tiền đồng mất giá chính là cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam thu hút khách nước ngoài bởi khách sẽ bớt được chi phí khi thanh toán bằng USD tại thị trường Việt Nam. Nếu như trước đây trung bình một du khách nước ngoài tiêu 80 USD/1 ngày cho các dịch vụ tại Việt Nam, cũng với những dịch vụ như vậy nếu thanh toán bằng tiền VND thì tính theo tỷ giá mới khách chỉ cần bỏ ra khoảng 75 USD/1 ngày và điểm này sẽ thu hút khách quốc tế đến Việt Nam.Minh chứng cho việc giá cả tăng không làm ảnh hưởng đến ngành du lịch, bà Đoàn Thị Thanh Trà của Saigontourist cho biết, tính riêng từ đầu năm 2011 đến nay, Chi nhánh Saigontourist tại Quảng Ninh đã đón 9 chuyến tàu du lịch quốc tế, phục vụ gần 13.000 du khách tàu biển quốc tế đến từ châu Âu, Úc, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản... Tuy nhiên kết quả này không phải do tác động của việc USD tăng giá trong thời gian gần đây vì phần lớn các tour này đã được khách đặt trước từ năm 2010. Một đại diện của Công ty du lịch Lửa Việt nhìn nhận, việc tiền đồng mất giá so với USD thực chất không ảnh hưởng nhiều đến quyết định của du khách nước ngoài đến Việt Nam. Thậm chí đây còn là cơ hội cho ngành du lịch hút khách nước ngoài nếu tăng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ.Khi tiền đồng mất giá so với USD thì khách sẽ đổi được nhiều tiền VND hơn. Tuy nhiên trong thời gian ngắn tới khi các mặt hàng đồng loạt tăng giá thì việc đổi được nhiều tiền VND hơn cũng không làm tăng sức mua hàng của khách du lịch tại Việt Nam. Hiện nay đang là mùa thấp điểm của ngành du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam tập trung chủ yếu từ tháng 10 [âm lịch] đến Tết Nguyên đán nên tỷ giá biến động hiện nay không làm biến động lượng khách quốc tế.

Thông thường khách du lịch đặt tour trước khoảng 6 tháng trở lên nên nếu giá phòng, giá dịch vụ bổ trợ của ngành du lịch tăng sẽ làm ảnh hưởng đến các công ty du lịch trong nước khi thanh toán cho đối tác bằng VND nhưng không ảnh hưởng đến chi tiêu của khách quốc tế.

Video liên quan

Chủ Đề