Tụt huyết áp có nên uống nước chanh

Bác sĩ giải đáp: Tụt huyết áp có nên uống nước đường không?

BS Nguyễn Công Đức

Nhiều người cho rằng, huyết áp cao là sóng thần cao trào khiến người bệnh có thể đổ gục bất cứ lúc nào, thì huyết áp thấp lại như một con dao nhỏ, dần dần tác động khiến sức khỏe bị suy giảm. Trong trường hợp sức khỏe không được đảm bảo, huyết áp tụt xuống quá sâu dễ khiến người bệnh gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi gặp tình trạng tụt huyết áp, nhiều người cho rằng uống nước đường sẽ giúp cải thiện, giúp người bệnh tỉnh táo hơn. Vậy tụt huyết áp có nên uống nước đường không? Ondinhtieuduong.com sẽ giúp có được câu trả lời chuẩn xác.

Mục lục bài viết

  • 1 Tình trạng tụt huyết áp xảy ra khi nào?
  • 2 Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh hạ huyết áp
    • 2.1 Tụt huyết áp thường xảy ra ở những đối tượng nào?
    • 2.2 Biểu hiện phổ biến khi mắc bệnh tụt huyết áp
  • 3 Tụt huyết áp có nên uống nước đường hay không?
  • 4 Khi tụt huyết áp cần làm gì?
  • 5 Kết luận

Tình trạng tụt huyết áp xảy ra khi nào?

Hiện nay, có rất nhiều người gặp các vấn đề liên quan đến huyết áp. Vậy như thế nào là tụt áp thấp. Cùng ondinhtieuduong.com hiểu hơn về vấn đề này trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tụt huyết áp có nên uống nước đường không nhé!

Tụt huyết áp là tình trạng xảy ra khi chỉ số huyết áp của cơ thể giảm xuống dưới mức bình thường. Hiện nay, huyết áp bình thường là khi chỉ số duy trì ở mức 120/80 mmHg. Tụt huyết áp xảy ra khi chỉ số huyết áp của bạn chỉ còn dưới 90/60 mmHg. Căn bệnh này đôi khi diễn ra đột ngột và nhanh chóng nên người bệnh rất khó có thể xác định trước. Vì vậy, đây được coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có thể cướp đi sinh mạng của một con người.

CÓ THỂ BẠN CÂN BIẾT: Huyết áp thấp là gì?

Hạ huyết áp là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay

Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh hạ huyết áp

Hiện nay, càng ngày càng có nhiều người gặp phải trình trạng tụt huyết áp do cách ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Vậy ai là những người thường gặp phải tình trạng tụt huyết áp và có những biểu hiện nào.

Tụt huyết áp thường xảy ra ở những đối tượng nào?

Càng ngày càng có nhiều người bị tụt huyết áp, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, sẽ có một số đối tượng dễ gặp phải tình trạng này hơn cả.

  • Tụt huyết áp do bẩm sinh: có lẽ bạn chưa biết thông tin có đến khoảng 7% số người bị huyết áp thấp đúng không nào? Những đối tượng này chính là những người dễ bị tụt huyết áp.
  • Tụt huyết áp do suy tim
  • Tụt huyết áp do do loạn trương lực
  • Tụt huyết áp do một số tác dụng phụ của một thuốc như kháng sinh hoặc an thần liều cao
  • Tụt huyết áp do đau bao tử, viêm tụy,
  • Tụt huyết áp do căng thẳng, trầm cảm, suy nhược cơ thể, làm việc quá sức, ăn uống không đầy đủ,

XEM THÊM:

  • Đột quỵ có nguy hiểm hay không và làm thế nào để phòng tránh?
  • Đường glucose có tốt không và vai trò của Glucose là gì?

Biểu hiện phổ biến khi mắc bệnh tụt huyết áp

Mặc dù có khá nhiều biểu hiện cảnh báo trên cơ thể giúp bạn nhận biết căn bệnh này, nhưng qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm, những bệnh nhân bị hạ huyết áp sẽ biểu hiện thông qua một số chịu chứng phổ biến như cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ngủ không sâu giấc hoặc mất ngủ, nhớ trước quên sau, da xanh xao,

Bệnh nhân tụt huyết áp thường choáng váng, mất thăng bằng hoặc ngất xỉu đột ngột

Tụt huyết áp có nên uống nước đường hay không?

Tụt huyết áp rất nguy hiểm, vì vậy nhiều người tìm cách để khắc phục tình trạng này bằng cách uống nước đường. Vậy tụt huyết áp có nên uống nước đường hay không, đây có thực sự là một phương pháp hiệu quả để cải thiện trình trạng này hay không?

Nhiều bác sĩ, chuyên gia nhận định rằng, việc nhiều người cho rằng: tụt huyết áp uống nước đường sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng tức thời là không sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Tùy vào tình trạng bệnh lý, hoàn cảnh khác nhau mà chúng ta nên có cách xử lý khác nhau.

Tụt huyết áp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nên với những người tụt huyết áp do lượng đường huyết trong máu bị giảm thì uống nước đường chính là một giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn bị hạ huyết áp do nguyên nhân khác thì việc uống nước đường không thực sự hiệu quả mà còn có thể gây ra một số tác dụng phụ. Với những người bị tụt huyết áp nhưng lại bị các bệnh lý như tim mạch, đái tháo đường thì một cốc nước đường có thể chính là con dao hai lưỡi khiến tình trạng trở nên phức tạp.

Chính vì vậy, bạn cần theo dõi sức khỏe thường xuyên để tìm ra vấn đề của bản thân. Nếu thường xuyên bị hạ đường huyết trong máu, bạn có thể dùng nước đường ấm khi bị tụt huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn có các bệnh lý khác thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Nên hay không việc uống nước đường khi tụt huyết áp?

Khi tụt huyết áp cần làm gì?

Nhưng đã phân tích trong phần: tụt huyết áp có nên uống nước đường không ở bên trên, nếu bạn không có vấn đề phức tạp về bệnh lí mà lại bị tụt huyết áp do đường huyết xuống thấp, bạn có thể tìm đến nước đường như một giải pháp. Tuy nhiên nếu bị tụt huyết áp hoặc gặp người bị tình trạng này, bạn cần chú ý:

  • Nhẹ nhàng, từ từ đặt người bệnh nằm xuống hoặc ngồi ở bề mặt phẳng. Lấy gối kê đầu và chân sao cho chân cao hơn so đầu.
  • Cho bệnh nhân uống nước sâm, trà gừng ấm, hoặc thức ăn đậm muối giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.
  • Nếu bệnh nhân có thuốc điều trị huyết áp thấp được kê đơn thì giúp bệnh nhân uống thuốc.
  • Nếu tình trạng không được cải thiện sau khi đã áp dụng các cách trên, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế, bệnh viện để có biện pháp xử lý, điều trị kịp thời.

Kết luận

Tụt huyết áp có nên uống nước đường hay không? Đến đây, chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời cho chính mình rồi đúng không nào? Thực chất việc sử dụng nước đường khi tụt huyết áp không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể chữa trị bệnh bằng phương pháp này. Chính vì thế, để bảo vệ tốt cho sức khỏe việc hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ giải pháp điều trị nào là hoàn toàn cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa nhà GIC, Lầu 1, 228B Bạch Đằng, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:093 878 6025 1900 633 004
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:
Share
  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Pinterest

Video liên quan

Chủ Đề